ngân, ngôn
yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ, yín ㄧㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngân — Một âm là Ngôn.

ngôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. lời nói

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lời, ngôn (ngữ): Phát ngôn; Cô ấy biết nói ba ngôn ngữ; Lời dẫn;
② Nói: Biết gì nói hết;
③ Ngôn, chữ: Thơ ngũ ngôn, thơ năm chữ; Toàn sách có độ năm trăm ngàn chữ;
④ (văn) Bàn bạc;
⑤ (văn) Trợ từ đầu câu (phát ngữ từ, không dịch): Thưa với bà thầy (Thi Kinh);
⑥ [Yán] (Họ) Ngôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói — Nói — Một âu văn — Một chữ. Td: Thất ngôn ( bảy chữ ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngôn.

Từ ghép 111

ác ngôn 惡言bỉ ngôn 鄙言biện ngôn 弁言cách ngôn 格言cam ngôn 甘言cầm ngôn 禽言cẩu ngôn 苟言chánh ngôn 正言châm ngôn 箴言châm ngôn 針言chân ngôn 真言chân ngôn tông 真言宗chất ngôn 質言chí ngôn 至言chuế ngôn 贅言cổ ngôn 瞽言cuồng ngôn 狂言danh ngôn 名言dao ngôn 謠言dẫn ngôn 引言di ngôn 遺言du ngôn 游言dung ngôn 庸言dự ngôn 豫言dương ngôn 揚言đa ngôn 多言đại ngôn 大言đản ngôn 誕言đạt ngôn 達言đoạn ngôn 断言đoạn ngôn 斷言hí ngôn 戲言hoa ngôn 花言hoa ngôn 華言hư ngôn 虛言khổ ngôn 苦言không ngôn 空言kim ngôn 金言lập ngôn 立言lệ ngôn 例言loạn ngôn 亂言luận ngôn 論言lư ngôn 臚言lưu ngôn 流言mạn ngôn 漫言minh ngôn 明言ngạn ngôn 諺言ngoa ngôn 訛言ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngôn hành 言行ngôn luận 言論ngôn ngữ 言語ngôn từ 言詞ngũ ngôn 五言ngụ ngôn 寓言ngụy ngôn 偽言nhã ngôn 雅言nhất ngôn 一言nhĩ ngôn 邇言oán ngôn 怨言phao ngôn 拋言pháp ngôn 法言phát ngôn 發言phát ngôn nhân 發言人phẫn ngôn 憤言phỉ ngôn 誹言phóng ngôn 放言phù ngôn 浮言phương ngôn 方言quả ngôn 寡言quái ngôn 怪言quát ngôn 括言quần ngôn 羣言sàm ngôn 儳言sàm ngôn 讒言sảng ngôn 爽言sát ngôn 察言sấm ngôn 讖言sô ngôn 芻言sức ngôn 飾言tạo dao ngôn 造謠言tạo ngôn 造言tận ngôn 盡言thác ngôn 託言thận ngôn 慎言thất ngôn 七言thỉ ngôn 矢言thông ngôn 通言tiền ngôn 前言trách ngôn 責言trình thức ngữ ngôn 程式語言trình thức ngữ ngôn 程式语言trung ngôn 忠言trực ngôn 直言tuyên ngôn 宣言tự ngôn 序言tự ngôn 緖言ước ngôn 約言vạn ngôn thư 萬言書vệ ngôn 躗言vi ngôn 微言vi ngôn 違言võng ngôn 誷言vu ngôn 誣言xảo ngôn 巧言xúc ngôn 觸言xương ngôn 昌言ý tại ngôn ngoại 意在言外yêu ngôn 妖言yếu ngôn 要言yêu ngôn 訞言

Từ điển trích dẫn

1. Tình cảm biểu hiện. ◎ Như: "nan quái tha thương tâm, giá dã thị nhân tình chi thường" , chẳng lấy làm lạ anh ấy đau lòng, đó chỉ là sự bày tỏ tình cảm bình thường của người ta.
2. Thế tình, tình thường của người đời. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thế sự đỗng minh giai học vấn, Nhân tình luyện đạt tức văn chương" , (Đệ ngũ hồi ) Thế sự tinh thông đều (nhờ vào) học vấn, Nhân tình lịch duyệt mới (đạt tới) văn chương.
3. Tình nghĩa, giao tình, tình bạn. ◇ Tây du kí 西: "Tha hựu thị phụ đích cố nhân, nhiêu liễu tha, dã thị phụ đích nhân tình" , , (Đệ nhị thập ngũ hồi) Vả lại họ là bạn cũ của phụ, tha cho họ hay không, đó là tùy theo tình nghĩa của phụ (đối với họ).
4. Lễ vật đem tặng. ◇ Thông tục biên : "Dĩ lễ vật tương di viết tống nhân tình" (Nghi tiết ) Đem lễ vật tặng nhau gọi là tống "nhân tình".
5. Ứng thù, giao tiếp (cưới hỏi, tang điếu, lễ mừng...). ◇ Thủy hử truyện : "Chúng lân xá đấu phân tử lai dữ Vũ Tùng nhân tình" (Đệ nhị thập tứ hồi) Hàng xóm láng giềng góp tiền đặt tiệc thết đãi Võ Tòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Những điều cảm thấy trong lòng người. Hát nói của Tản Đà có câu: » Vị tất nhân tình giai bạch thủy « ( chưa hẳn tình người đều như giòng nước bạc ). Đừng lầm Nhân tình với tình nhân ( người yêu ) — Nhân tâm thư thiết, quan pháp như lôi: Lòng người là sắt phép công là lò.( Nhị độ mai ).
gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cô đơn, lẻ loi, cô độc
2. mồ côi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mồ côi. § Ít tuổi mất cha hoặc cha mẹ đều mất. ◎ Như: "cô nhi" trẻ mồ côi. ◇ Quản Tử : "Dân sanh nhi vô phụ mẫu, vị chi cô tử" , (Khinh trọng ) Dân sinh không có cha mẹ gọi là mồ côi.
2. (Tính) Lẻ loi, đơn độc. ◎ Như: "cô nhạn" con chim nhạn đơn chiếc. ◇ Vương Duy : "Đại mạc cô yên trực, Trường hà lạc nhật viên" , (Sử chí tắc thượng 使) Sa mạc sợi khói thẳng đơn chiếc, Sông dài mặt trời tròn lặn.
3. (Tính) Cô lậu, không biết gì cả. ◎ Như: "cô thần" .
4. (Tính) Hèn kém, khinh tiện.
5. (Tính) Độc đặc, đặc xuất. ◎ Như: "cô tuấn" (tướng mạo) thanh tú, cao đẹp.
6. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "cô đồn" .
7. (Tính) Xa. ◇ Hán Thư : "Thần niên thiếu tài hạ, cô ư ngoại quan" , (Chung Quân truyện ).
8. (Tính) Quái dị, ngang trái. ◎ Như: "cô tích" khác lạ, gàn dở. § Ghi chú: cũng có nghĩa là hẻo lánh.
9. (Danh) Đặc chỉ con cháu người chết vì việc nước.
10. (Danh) Chỉ người không có con cái.
11. (Danh) Quan "cô". § Dưới quan Tam Công có quan "Tam cô" , tức "Thiếu " , "Thiếu phó" , "Thiếu bảo" .
12. (Danh) Vai diễn quan lại trong hí kịch.
13. (Danh) Họ "Cô".
14. (Đại) Tiếng nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là nói tự khiêm là kẻ đức độ kém. Đời sau gọi các vua là "xưng cô đạo quả" là theo ý ấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh lai Ngô, cô dục sử Tử Du lưu chi" , 使 (Đệ bát thập nhị hồi) Khổng Minh đến (Đông) Ngô, quả nhân muốn sai Tử Du giữ ông ta ở lại.
15. (Động) Làm cho thành cô nhi.
16. (Động) Thương xót, cấp giúp. ◇ Pháp ngôn : "Lão nhân lão, cô nhân cô" , (Tiên tri ).
17. (Động) Nghĩ tới, cố niệm.
18. (Động) Phụ bạc. § Cũng như "phụ" . ◎ Như: "cô ân" phụ ơn. ◇ Tây du kí 西: "Nhất tắc bất cô tha ngưỡng vọng chi tâm, nhị lai dã bất phụ ngã viễn lai chi ý" , (Đệ tam thập hồi) Một là khỏi phụ tấm lòng ngưỡng vọng của người, hai là không uổng cái ý của tôi từ xa đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Mồ côi, mồ côi cha sớm gọi là cô.
② Cô độc, như cô lập vô trợ trọi một mình không ai giúp. Học thức dốt nát hẹp hòi gọi là cô lậu , tính tình ngang trái gọi là cô tịch đều là cái ý nghĩa không cùng hòa hợp với chúng cả.
③ Trọi trót, vật gì vượt ra hơn các vật khác gọi là cô, như cô sơn núi trọi, cô thụ cây trọi, v.v.
④ Quan cô, dưới quan Tam-công có quan tam cô , tức thiếu , thiếu phó , thiếu bảo .
⑤ Tiếng nói nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là mình tự khiêm mình là kẻ đức độ kém. Ðời sau gọi các vua là xưng cô đạo quả là theo ý ấy.
⑥ Phụ bạc, như cô ân phụ ơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồ côi;
② Một mình, trơ trọi, cô đơn, lẻ loi: Trơ trọi một mình không ai giúp; Núi trọi; Cây trọi;
③ Ta (vương hầu thời phong kiến tự xưng): Xưng vua xưng chúa; Ta có được Khổng Minh cũng giống như cá có nước vậy (Tam quốc chí); Thật hợp với ý ta (Tư trị thông giám);
④ (cũ) Quan cô (tên chức quan, nằm khoảng giữa chức Tam công và Lục khanh, gồm Thiếu , Thiếu phó, Thiếu bảo);
⑤ (văn) Cô Phụ, phụ bạc, bội bạc, phụ: Phụ ơn;
⑥ (văn) Quy tội (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có cha. Cha chết — Một mình — Bỏ đi. Phụ rẫy. Ruồng bỏ — Quê mùa thấp kém — Tiếng tự xưng khiêm nhường của bậc Vương hầu thời trước.

Từ ghép 47

câu, cú, cấu
gōu ㄍㄡ, jù ㄐㄩˋ

câu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Câu. ◎ Như: "thi cú" câu thơ, "ngữ cú" câu nói. ◇ Văn tâm điêu long : "Nhân tự nhi sanh cú, tích cú nhi thành chương" , (Chương cú ) Từ chữ mà ra câu, gom câu mà thành bài.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho lời. ◎ Như: "tam cú thoại" ba câu nói.
3. (Danh) Lời bề dưới nói với bề trên (trong lễ chế thời xưa). ◇ Nhan Cổ : "Thượng truyền ngữ cáo hạ vi lư, hạ cáo thượng vi cú dã" , Bề trên truyền lời cho bề dưới biết gọi là "lư", bề dưới nói với bề trên là "cú".
4. Một âm là "câu". (Động) Cong lại, khuất khúc. ◇ Phó Huyền : "Câu trảo huyền mang, túc như khô kinh" , (Ưng phú ) Cong móng treo vuốt, chân như cây kinh khô.
5. (Động) Kính, khiêm cung.
6. (Động) Tìm bắt. ◎ Như: "câu hồn" bắt hồn.
7. (Danh) Móc câu. § Cũng như "câu" . ◎ Như: "điếu câu" móc câu.
8. (Danh) Cũng như "câu" .
9. (Danh) Họ "Câu".
10. (Phó) Ràng buộc, đình trệ. ◇ Bạch Cư Dị : "Vị năng phao đắc Hàng Châu khứ, Nhất bán câu lưu thị thử hồ" , (Xuân đề hồ thượng ) Chưa thể bỏ đi Hàng Châu, Là do nửa phần lưu luyến ràng buộc với hồ này.

Từ điển Thiều Chửu

① Câu. Hết một lời văn gọi là nhất cú một câu.
② Một âm là câu, nguyên là chữ câu nghĩa là cong, là móc.
③ Một âm là cấu. Như cấu đương người phải liệu biện mọi việc công gọi là cấu đương. Ta quen gọi là câu đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như ;
② (Họ) Câu. Xem [jù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Câu đương — Dùng như chữ Câu — Các âm khác là Cấu, Cú.

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

câu nói

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Câu. ◎ Như: "thi cú" câu thơ, "ngữ cú" câu nói. ◇ Văn tâm điêu long : "Nhân tự nhi sanh cú, tích cú nhi thành chương" , (Chương cú ) Từ chữ mà ra câu, gom câu mà thành bài.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho lời. ◎ Như: "tam cú thoại" ba câu nói.
3. (Danh) Lời bề dưới nói với bề trên (trong lễ chế thời xưa). ◇ Nhan Cổ : "Thượng truyền ngữ cáo hạ vi lư, hạ cáo thượng vi cú dã" , Bề trên truyền lời cho bề dưới biết gọi là "lư", bề dưới nói với bề trên là "cú".
4. Một âm là "câu". (Động) Cong lại, khuất khúc. ◇ Phó Huyền : "Câu trảo huyền mang, túc như khô kinh" , (Ưng phú ) Cong móng treo vuốt, chân như cây kinh khô.
5. (Động) Kính, khiêm cung.
6. (Động) Tìm bắt. ◎ Như: "câu hồn" bắt hồn.
7. (Danh) Móc câu. § Cũng như "câu" . ◎ Như: "điếu câu" móc câu.
8. (Danh) Cũng như "câu" .
9. (Danh) Họ "Câu".
10. (Phó) Ràng buộc, đình trệ. ◇ Bạch Cư Dị : "Vị năng phao đắc Hàng Châu khứ, Nhất bán câu lưu thị thử hồ" , (Xuân đề hồ thượng ) Chưa thể bỏ đi Hàng Châu, Là do nửa phần lưu luyến ràng buộc với hồ này.

Từ điển Thiều Chửu

① Câu. Hết một lời văn gọi là nhất cú một câu.
② Một âm là câu, nguyên là chữ câu nghĩa là cong, là móc.
③ Một âm là cấu. Như cấu đương người phải liệu biện mọi việc công gọi là cấu đương. Ta quen gọi là câu đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

Câu: Đặt câu; Tôi xin nói vài câu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại — Chỗ ngừng lại ở lời văn. Tức câu văn — Một âm khác là Câu.

Từ ghép 16

cấu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Câu. ◎ Như: "thi cú" câu thơ, "ngữ cú" câu nói. ◇ Văn tâm điêu long : "Nhân tự nhi sanh cú, tích cú nhi thành chương" , (Chương cú ) Từ chữ mà ra câu, gom câu mà thành bài.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho lời. ◎ Như: "tam cú thoại" ba câu nói.
3. (Danh) Lời bề dưới nói với bề trên (trong lễ chế thời xưa). ◇ Nhan Cổ : "Thượng truyền ngữ cáo hạ vi lư, hạ cáo thượng vi cú dã" , Bề trên truyền lời cho bề dưới biết gọi là "lư", bề dưới nói với bề trên là "cú".
4. Một âm là "câu". (Động) Cong lại, khuất khúc. ◇ Phó Huyền : "Câu trảo huyền mang, túc như khô kinh" , (Ưng phú ) Cong móng treo vuốt, chân như cây kinh khô.
5. (Động) Kính, khiêm cung.
6. (Động) Tìm bắt. ◎ Như: "câu hồn" bắt hồn.
7. (Danh) Móc câu. § Cũng như "câu" . ◎ Như: "điếu câu" móc câu.
8. (Danh) Cũng như "câu" .
9. (Danh) Họ "Câu".
10. (Phó) Ràng buộc, đình trệ. ◇ Bạch Cư Dị : "Vị năng phao đắc Hàng Châu khứ, Nhất bán câu lưu thị thử hồ" , (Xuân đề hồ thượng ) Chưa thể bỏ đi Hàng Châu, Là do nửa phần lưu luyến ràng buộc với hồ này.

Từ điển Thiều Chửu

① Câu. Hết một lời văn gọi là nhất cú một câu.
② Một âm là câu, nguyên là chữ câu nghĩa là cong, là móc.
③ Một âm là cấu. Như cấu đương người phải liệu biện mọi việc công gọi là cấu đương. Ta quen gọi là câu đương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ dừng lại ở câu văn. Các âm khác là Câu, Cú.
lạc, nhạc, nhạo
lè ㄌㄜˋ, liáo ㄌㄧㄠˊ, luò ㄌㄨㄛˋ, yào ㄧㄠˋ, yuè ㄩㄝˋ

lạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

sung sướng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhạc. § Tức là thanh âm có quy luật hài hòa làm xúc động lòng người. ◇ Tả truyện : "Cố hòa thanh nhập ư nhĩ nhi tàng ư tâm, tâm ức tắc nhạc" , (Chiêu Công nhị thập nhất niên ) Cho nên tiếng nhịp nhàng vào tai và giữ ở trong lòng, lòng thấy yên vui tức là nhạc.
2. (Danh) Kinh "Nhạc" (một trong sáu kinh).
3. (Danh) Họ "Nhạc".
4. Một âm là "lạc". (Tính) Vui, thích. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
5. (Danh) Niềm vui hoặc thái độ vui thích. ◇ Luận Ngữ : "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu, Hồi dã bất cải kì lạc" ! , , , , (Ung dã ) Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.
6. (Danh) Thú vui âm nhạc, sắc đẹp và tình dục. ◇ Quốc ngữ : "Kim Ngô vương dâm ư lạc nhi vong kì bách tính" (Việt ngữ hạ ).
7. (Động) Cười. ◎ Như: "bả nhất ốc tử đích nhân đô đậu lạc liễu!" !
8. (Động) Lấy làm vui thích, hỉ ái. ◎ Như: "lạc ư trợ nhân" .
9. Lại một âm là "nhạo". (Động) Yêu thích, ưa, hân thưởng (văn ngôn). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chí nhạo ư tĩnh xứ, Xả đại chúng hội nháo, Bất nhạo đa sở thuyết" , , (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ ) Ý thích ở chỗ vắng, Bỏ đám đông ồn ào, Không ưa nói bàn nhiều.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạc, ngũ âm bát thanh đều gọi là âm nhạc cả.
② Một âm là lạc. Vui, thích.
③ Lại một âm là nhạo. Yêu thích, như trí giả nhạo thủy kẻ trí thích nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vui, vui mừng, mừng: Chuyện vui; Mừng như nở hoa trong bụng; Vui thì không gì vui bằng sống mà được biết nhau;
② Thích thú: Thích thú quên cả mệt mỏi;
③ (khn) Cười: Anh ấy nói câu chuyện đùa, làm cho mọi người đều bật cười;
④ [Lè] (Họ) Lạc. Xem [yuè], [yào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui mừng — Yên ổn. Td: Khang lạc — Các âm khác là Nhạc, Nhạo. Xem các âm này — Tên người, tức Nguyễn Văn Lạc, không rõ năm sinh năm mất, biệt hiệu là Sầm Giang, quê ở Mĩ Tho nam phần Việt Nam là học sinh được triều Nguyễn cấp lương, do đó còn gọi là Học lạc. Ông không đậu đạt gì, chỉ ở nhà dạy học và bốc thuốc chữa bệnh. Ông có óc khôi hài và lòng yêu nước, thường làm những bài thơ trào phúng có tính cách thời sự.

Từ ghép 31

nhạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhạc (trong ca nhạc, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhạc. § Tức là thanh âm có quy luật hài hòa làm xúc động lòng người. ◇ Tả truyện : "Cố hòa thanh nhập ư nhĩ nhi tàng ư tâm, tâm ức tắc nhạc" , (Chiêu Công nhị thập nhất niên ) Cho nên tiếng nhịp nhàng vào tai và giữ ở trong lòng, lòng thấy yên vui tức là nhạc.
2. (Danh) Kinh "Nhạc" (một trong sáu kinh).
3. (Danh) Họ "Nhạc".
4. Một âm là "lạc". (Tính) Vui, thích. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
5. (Danh) Niềm vui hoặc thái độ vui thích. ◇ Luận Ngữ : "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu, Hồi dã bất cải kì lạc" ! , , , , (Ung dã ) Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.
6. (Danh) Thú vui âm nhạc, sắc đẹp và tình dục. ◇ Quốc ngữ : "Kim Ngô vương dâm ư lạc nhi vong kì bách tính" (Việt ngữ hạ ).
7. (Động) Cười. ◎ Như: "bả nhất ốc tử đích nhân đô đậu lạc liễu!" !
8. (Động) Lấy làm vui thích, hỉ ái. ◎ Như: "lạc ư trợ nhân" .
9. Lại một âm là "nhạo". (Động) Yêu thích, ưa, hân thưởng (văn ngôn). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chí nhạo ư tĩnh xứ, Xả đại chúng hội nháo, Bất nhạo đa sở thuyết" , , (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ ) Ý thích ở chỗ vắng, Bỏ đám đông ồn ào, Không ưa nói bàn nhiều.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạc, ngũ âm bát thanh đều gọi là âm nhạc cả.
② Một âm là lạc. Vui, thích.
③ Lại một âm là nhạo. Yêu thích, như trí giả nhạo thủy kẻ trí thích nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Âm nhạc: Cử nhạc, tấu nhạc, chơi nhạc;
② [Yuè] (Họ) Nhạc. Xem [lè], [yào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh và tiết điệu, nói lên một ý nghĩa gì. Nhạc chỉ chung ngũ thanh và Bát âm — Các âm khác là Lạc, Nhạo. Xem các âm này.

Từ ghép 24

nhạo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhạc. § Tức là thanh âm có quy luật hài hòa làm xúc động lòng người. ◇ Tả truyện : "Cố hòa thanh nhập ư nhĩ nhi tàng ư tâm, tâm ức tắc nhạc" , (Chiêu Công nhị thập nhất niên ) Cho nên tiếng nhịp nhàng vào tai và giữ ở trong lòng, lòng thấy yên vui tức là nhạc.
2. (Danh) Kinh "Nhạc" (một trong sáu kinh).
3. (Danh) Họ "Nhạc".
4. Một âm là "lạc". (Tính) Vui, thích. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
5. (Danh) Niềm vui hoặc thái độ vui thích. ◇ Luận Ngữ : "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu, Hồi dã bất cải kì lạc" ! , , , , (Ung dã ) Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.
6. (Danh) Thú vui âm nhạc, sắc đẹp và tình dục. ◇ Quốc ngữ : "Kim Ngô vương dâm ư lạc nhi vong kì bách tính" (Việt ngữ hạ ).
7. (Động) Cười. ◎ Như: "bả nhất ốc tử đích nhân đô đậu lạc liễu!" !
8. (Động) Lấy làm vui thích, hỉ ái. ◎ Như: "lạc ư trợ nhân" .
9. Lại một âm là "nhạo". (Động) Yêu thích, ưa, hân thưởng (văn ngôn). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Chí nhạo ư tĩnh xứ, Xả đại chúng hội nháo, Bất nhạo đa sở thuyết" , , (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ ) Ý thích ở chỗ vắng, Bỏ đám đông ồn ào, Không ưa nói bàn nhiều.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhạc, ngũ âm bát thanh đều gọi là âm nhạc cả.
② Một âm là lạc. Vui, thích.
③ Lại một âm là nhạo. Yêu thích, như trí giả nhạo thủy kẻ trí thích nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Yêu thích: Người trí thì thích nước. Xem [lè], [yuè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yêu mến, ưu thích. Thiên Ung dã, sách Luận ngữ có câu » Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn « ( người trí thích nước, người nhân thích núi ) — Các âm khác là Lạc, Nhạc. Xem các âm này.
sự
shì ㄕˋ

sự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. việc
2. làm việc
3. thờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc, công việc, chức vụ. ◇ Luận Ngữ : "Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí dã" , , , (Tử Lộ ) Ở nhà phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).
2. (Danh) Chỉ chung những hoạt động, sinh hoạt con người. ◇ Trần Nhân Tông : "Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thúy vi" , (Xuân cảnh ) Khách đến không hỏi việc đời, Cùng tựa lan can ngắm khí núi xanh.
3. (Danh) Việc xảy ra, biến cố. ◎ Như: "đa sự chi thu" thời buổi nhiều chuyện rối ren, "bình an vô sự" yên ổn không có gì.
4. (Động) Làm việc, tham gia. ◎ Như: "vô sở sự sự" không làm việc gì.
5. (Động) Thờ phụng, phụng dưỡng, tôn thờ. ◎ Như: "tử sự phụ mẫu" con thờ cha mẹ. ◇ Sử Kí : "Tín nãi giải kì phược, đông hướng đối, tây hướng đối, sự chi" ,, 西, (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cởi trói (cho Quảng Vũ Quân), mời ngồi ngoảnh về hướng đông, (Hàn Tín) đối mặt ngoảnh về hướng tây, và đãi ngộ như bậc thầy.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc.
② Làm việc, như vô sở sự sự không làm việc gì.
③ Thờ, như tử sự phụ mẫu con thờ cha mẹ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, sự việc: Việc đời; ? Việc thiên hạ có khó có dễ không? (Bành Đoan Thục);
② (văn) Sự nghiệp: Nếu sự nghiệp không thành, đó là do ý trời (Tư trị thông giám);
③ Công việc: ? Hiện nay anh ấy làm việc gì?;
④ Liên quan hoặc trách nhiệm: Vụ án này không liên quan gì tới nó; Bọn bây coi như không có trách nhiệm gì cả (Nho lâm ngoại sử);
⑤ Chuyện, việc (xảy ra, sự cố, biến cố): Xảy ra chuyện; Bình yên vô sự; Thiên hạ thường không có biến cố (xảy ra) thì thôi, nếu có biến cố, thì Lạc Dương ắt phải chịu nạn binh lửa trước nhất (Lí Cách Phi);
⑥ (văn) Chức vụ: Không có công lao mà nhận được chức vụ, không có tước vị mà được hiển vinh (Hàn Phi tử: Ngũ đố);
⑦ Làm: Không tham gia sản xuất;
⑧ (cũ) Thờ phụng: Thờ phụng cha mẹ; Tôi được thờ ông ấy như thờ bậc huynh trưởng (Sử kí);
⑨【】sự tiên [shìxian] Trước hết, trước tiên, trước: Bàn trước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm — Nghề nghiệp — Làm việc — Tôn kính thờ phụng — Chỉ chung các việc xảy ra. Cung oán ngâm khúc có câu: » Lò cừ nung nấu sự đời, bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương «.

Từ ghép 167

án sự 案事ảnh sự 影事âm sự 陰事băng hồ sự lục 冰壺事錄bất hiểu sự 不曉事bất kinh sự 不經事bất tỉnh nhân sự 不省人事bỉ sự 鄙事biện sự 辦事biệt sự 別事cán sự 干事cán sự 幹事canh sự 更事cát sự 吉事cận sự 近事chấp sự 執事chấp sự 执事chỉ sự 指事chiến sự 战事chiến sự 戰事chính sự 政事chủ sự 主事chủng sự tăng hoa 踵事增華cố sự 故事cộng sự 共事cơ sự 機事cung sự 供事cử sự 舉事cựu sự 舊事dân sự 民事dật sự 軼事dĩ sự 已事dị sự 異事dụng sự 用事đa sự 多事đại nam hội điển sự lệ 大南會典事例đại sự 大事điều trần thời sự 條陳時事đồng sự 同事đổng sự 懂事đương sự 當事giá hồi sự 這回事gia sự 家事hại sự 害事háo sự 好事hận sự 恨事hậu sự 後事hỉ sự 喜事hiếu sự 好事hình sự 刑事hồi sự 回事hôn sự 婚事hung sự 凶事hư sự 虛事khải sự 啟事khởi sự 起事kỉ sự 紀事kí sự 記事kỳ sự 奇事lạc sự 樂事lâm sự 臨事lí sự 理事lịch sự 歴事liễu sự 了事lĩnh sự 領事lục sự 錄事mật sự 密事mộng sự 夢事mưu sự 謀事náo sự 鬧事nghị sự 議事ngoại sự 外事ngộ sự 誤事nguyệt sự 月事ngưỡng sự phủ súc 仰事俯畜nhàn sự 閒事nhậm sự 任事nhân sự 人事nhân sự bất tỉnh 人事不省nhiệm sự 任事phán sự 判事pháp sự 法事phẫn sự 僨事phận sự 分事phòng sự 房事phóng sự 訪事phóng sự 访事phục sự 服事phụng sự 奉事quan sự 官事quản sự 管事quân sự 軍事quốc sự 國事quốc sự phạm 國事犯sảnh sự 廳事sấm sự 闖事sinh sự 生事sự biến 事變sự chủ 事主sự cố 事故sự cơ 事機sự do 事由sự duyên 事緣sự hạng 事項sự kiện 事件sự lí 事理sự loại 事類sự lược 事略sự nghi 事宜sự nghiệp 事业sự nghiệp 事業sự quá 事過sự quá cảnh thiên 事過境遷sự quân 事君sự quyền 事權sự súc 事畜 sự 師事sự thái 事态sự thái 事態sự thần 事神sự thân 事親sự thân chí hiếu 事親至孝sự thật 事实sự thật 事實sự thế 事世sự thế 事勢sự thể 事體sự thực 事实sự thực 事實sự tích 事跡sự tích 事迹sự tiên 事先sự tình 事情sự trạng 事狀sự tử 事死sự vật 事物sự vụ 事务sự vụ 事務sự vụ sở 事務所tạ sự 藉事tàm sự 蠶事tạp sự 雜事tâm sự 心事tế sự 濟事tham sự 參事thảm sự 惨事thảm sự 慘事thất sự 失事thật sự 實事thế sự 世事thiêm sự 僉事thời sự 時事tiểu sự 小事tỏa sự 瑣事tòng sự 从事tòng sự 從事tổng lĩnh sự 總領事trị sự 治事tự sự 敍事tư sự 私事vạn sự 萬事vãng sự 往事vận sự 韻事vô sự 無事xiển sự 蕆事xử sự 處事yếm sự 饜事
nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nguyên nhân
2. nhân tiện
3. tùy theo
4. phép toán nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa, dựa vào. ◎ Như: "nhân địa chế nghi" lấy biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, "nhân lậu tựu giản" liệu cơm gắp mắm. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhân Phật quang sở chiếu, Tất kiến bỉ đại chúng" , (Tự phẩm đệ nhất ) Nhờ vào ánh sáng của Phật chiếu soi mà mà thấy rõ cả đại chúng ấy.
2. (Động) Noi theo. ◎ Như: "nhân tập" mô phỏng, bắt chước. ◇ Luận Ngữ : "Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích, khả tri dã" , , (Vi chánh ) Nhà Ân theo lễ nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được.
3. (Động) Tăng gia, tích lũy. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian, gia chi dĩ lữ, nhân chi dĩ cơ cận, Do dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử hữu dũng thả tri phương dã" , , , , , , 使 (Tiên tiến ) (Ví như) một nước có một ngàn cỗ xe, bị ép giữa những nước lớn, có thêm nạn chiến tranh, tăng thêm đói khổ, Do này cầm quyền nước ấy, thì vừa ba năm, có thể khiến cho dân dũng cảm mà biết đạo lí nữa.
4. (Danh) Nguyên do, duyên cớ. ◎ Như: "sự xuất hữu nhân" mọi việc xảy ra đều có nguyên do. § Ghi chú: Nhà Phật cho phần đã làm ra là "nhân", phần phải chịu lấy là "quả", làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là "nhân quả" .
5. (Danh) Phép tính nhân.
6. (Giới) Do, từ.
7. (Giới) Bởi, vì rằng. ◇ Lí Bạch : "Nhân quân thụ đào lí, Thử địa hốt phương phỉ" , (Tặng thu phổ liễu thiểu phủ ) Bởi ông trồng đào mận, Đất này bỗng thơm tho.
8. (Trợ) Thừa dịp, thừa cơ. ◇ Sử Kí : "Thử thiên vong Sở chi thì dã, bất như nhân kì ki nhi toại thủ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Chính là lúc trời làm mất nước Sở, chi bằng thừa cơ hội này mà đánh lấy.
9. (Liên) Do đó, theo đó, nên. ◇ Sử Kí : "Lương nghiệp vi thủ lí, nhân trường quỵ lí chi" , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương đã nhặt giày, nên cũng quỳ xuống xỏ (cho ông cụ).
10. (Phó) Bèn, liền. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tức nhật nhân lưu Bái Công dữ ẩm" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương hôm đó bèn giữ Bái Công ở lại uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhưng, vẫn thế.
② Nương tựa.
③ Nguyên nhân.
④ Tính nhân, tính gấp lên gọi là tính nhân.
⑤ Chỗ duyên theo đó mà phát ra, như nhân quả . Nhà Phật cho phần đã làm ra là nhân, phần phải chịu lấy là quả, làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là nhân quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên nhân, căn do: Sự việc xảy ra là có nguyên nhân;
② Bởi, do, vì: Xin nghỉ vì bệnh. 【】 nhân thử [yincê] Vì vậy, do vậy, bởi vậy, bởi thế, vì thế: Anh ấy làm việc công bằng, vì thế được mọi người ủng hộ; 【】nhân nhi [yin'ér] Vì vậy, bởi thế, nên, cho nên: Anh ấy từng là giáo viên, nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy; 【】nhân vị [yinwèi] Bởi, vì, bởi vì, vì rằng: Vì mưa nên không đi ra ngoài;
③ (văn) Theo, thể theo, y theo, tùy theo: Hiệu quả chữa bệnh khác nhau tùy theo từng người;
④ (văn) Kế tiếp, tiếp theo, theo: Theo nếp cũ không thay đổi;
⑤ Nương theo, nương tựa;
⑥ Tính nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lí do. Td: Nguyên nhân — Bởi vì — Vì việc này mà làm việc khác. Nhân vì. Hoa Tiên có câu: » Nghe lời như dẹp cơn nồng, nhân kì phó cử quyết lòng tầm phương « Nhân cơ tàng sự : Nhân cơ trời dấu nhiều việc. » Nhân cơ tàng sự dặn rằng, việc người chẳng khác việc trăng trên trời « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 23

bồ, phù
fú ㄈㄨˊ

bồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phù hiệu, thẻ bài
2. cái bùa trừ ma

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phù hiệu, thẻ bài
2. cái bùa trừ ma

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật để làm tin. § Ngày xưa dùng thẻ bằng tre, viết chữ vào rồi chẻ làm đôi, mỗi người giữ một mảnh. Khi nào sóng vào nhau mà đúng thì coi là phải. § Ngày xưa, phong các chư hầu hay sai các đại thần đi, đều lấy thẻ làm tin, cho nên gọi các phan (phiên) , trấn là "phân phù" hay "phẩu phù" .
2. (Danh) Bằng chứng. ◇ Nhan Chi Thôi : "Ngã mẫu tố oán ư thiên, kim đắc thiên tào phù" , (Oan hồn chí ) Mẹ tôi cáo oan trên trời, nay có được bằng chứng của phủ nhà trời.
3. (Danh) Điềm tốt lành.
4. (Danh) Bùa chú để trừ tà ma. ◎ Như: "phù lục" sách bùa, "phù chú" bùa chú, "đào phù" tục xưa ngày Tết, cắm cành đào lên mái nhà để trừ ma. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na tăng tiện niệm chú thư phù, đại triển huyễn thuật" 便, (Đệ nhất hồi) Nhà đó liền niệm chú viết bùa, thi triển hết phép thuật ra.
5. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◎ Như: "âm phù" kí hiệu biểu âm, "phù hiệu" dấu hiệu.
6. (Động) Hợp, đúng. ◎ Như: "tương phù" hợp nhau, "bất phù" chẳng đúng. ◇ Liêu trai chí dị : "Tính tự giai phù" (Ngưu Thành Chương ) Tên họ đều phù hợp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ, làm bằng tre viết chữ vào rồi chẻ làm đôi, mỗi người giữ một mảnh khi nào sóng vào nhau mà đúng thì phải, là một vật để làm tin, ngày xưa phong các chư hầu hay sai các đại thần đi, đều lấy cái thẻ làm tin, cho nên gọi các phan (phiên) các trấn là phân phù hay phẩu phù , v.v.
② Ðiềm tốt lành.
③ Cái bùa, các thầy cúng vẽ son vẽ mực vào giấy để trừ ma gọi là phù, như phù lục , phù chú , v.v. Tục xưa cứ tết thì cắm cành đào lên mái nhà để trừ ma gọi là đào phù .
④ Hợp, đúng, như tương phù cùng hợp, bất phù chẳng đúng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre để làm tin (ấn tín do chủ tướng giữ): Hổ phù (binh phù có khắc hình con hổ);
② Dấu hiệu, kí hiệu;
③ Phù hợp, ăn khớp, đúng: Khớp nhau, hợp nhau; Anh ấy nói không đúng với sự thật;
④ Bùa: Vẽ một lá bùa; Bùa hộ thân;
⑤ (văn) Điềm tốt;
⑥ [Fú] (Họ) Phù.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ lằm bằng — Lá bùa — Hợp nhau — Bùa chú. » Pháp rằng: Có khó chi sao, người nằm ta chữa rối trao phù về «. ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 14

thiền, thiện
chán ㄔㄢˊ, shàn ㄕㄢˋ, tán ㄊㄢˊ

thiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lặng nghĩ suy xét
2. thiền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc niệm, tĩnh lặng, thiền: Ngồi mặc niệm, ngồi thiền;
② Thiền, Phật: Xem . Xem [shàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, phiên âm của tiếng Phạn ( Dhyana tức Thiền na ), chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lí nhà Phật. Cung oán ngâm khúc : » Liệu thân này với cơ thiền phải nao « — Một âm là Thiện. Xem Thiện.

Từ ghép 13

thiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quét đất để tế
2. trao cho, truyền cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên tử) nhường ngôi, truyền ngôi (cho người khác): Nhường ngôi;
② (văn) Quét đất để tế. Xem [chán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền lại. Đưa lại — Xem Thiền.

Từ ghép 2

tọa
zuò ㄗㄨㄛˋ

tọa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngồi, ngồi xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi. ◎ Như: "tọa tại y tử thượng" ngồi trên ghế dựa, "các tọa kì sở" ai ngồi vào chỗ nấy.
2. (Động) Ở lại, cư lưu, đình lưu. ◇ Quy Trang : "Phụ tử tọa lữ trung, thảng hoảng lũy nhật, nhân lưu quá tuế" , , (Hoàng Hiếu Tử truyện) Cha con ở lại nhà trọ, thấm thoát ngày lại ngày, thế mà lần lữa qua một năm rồi.
3. (Động) Nằm tại, ở chỗ (nhà cửa, núi non, ruộng đất). ◎ Như: "tọa lạc" .
4. (Động) Đi, đáp (xe, tàu, v.v.). ◎ Như: "tọa xa" đi xe, "tọa thuyền" đáp thuyền.
5. (Động) Xử đoán, buộc tội. ◎ Như: "tọa tử" buộc tội chết, "phản tọa" buộc tội lại.
6. (Động) Vi, phạm. ◎ Như: "tọa pháp đáng tử" phạm pháp đáng chết.
7. (Động) Giữ vững, kiên thủ. ◎ Như: "tọa trấn" trấn giữ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thừa tướng tọa trấn Trung Nguyên, phú quý dĩ cực, hà cố tham tâm bất túc, hựu lai xâm ngã Giang Nam" , , , (Đệ lục thập nhất hồi) Thừa tướng trấn giữ Trung Nguyên, phú quý đến thế là cùng, cớ sao lòng tham không đáy, lại muốn xâm phạm Giang Nam tôi?
8. (Động) Đặt nồi soong lên bếp lửa. Cũng chỉ nấu nướng. ◇ Lão Xá : "Nhị Xuân, tiên tọa điểm khai thủy" , (Long tu câu , Đệ nhất mạc) Nhị Xuân, trước hết nhóm lửa đun nước.
9. (Động) Giật lùi, lún, nghiêng, xiêu. ◎ Như: "giá phòng tử hướng hậu tọa liễu" ngôi nhà này nghiêng về phía sau.
10. (Giới) Nhân vì, vì thế. ◎ Như: "tọa thử thất bại" vì thế mà thất bại. ◇ Đỗ Mục : "Đình xa tọa ái phong lâm vãn, Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa" , (San hành ) Dừng xe vì yêu thích rừng phong buổi chiều, Lá đẫm sương còn đỏ hơn hoa tháng hai.
11. (Tính) Tự dưng, vô cớ. ◎ Như: "tọa hưởng kì thành" ngồi không hưởng lộc, ngồi mát ăn bát vàng.
12. (Phó) Ngay khi, vừa lúc. ◇ Lâm Bô : "Tây Thôn độ khẩu nhân yên vãn, Tọa kiến ngư chu lưỡng lưỡng quy" 西, (Dịch tòng san đình ) Ở núi Tây Thôn (Hàng Châu) người qua bến nước khi khói chiều lên, Vừa lúc thấy thuyền đánh cá song song trở về.
13. (Phó) Bèn, thì, mới. § Dùng như: "toại" , "nãi" . ◇ Bạch Cư Dị : "Đồng tâm nhất nhân khứ, Tọa giác Trường An không" , (Biệt Nguyên Cửu hậu vịnh sở hoài ) Một người đồng tâm đi khỏi, Mới hay Trường An không còn ai cả.
14. (Phó) Dần dần, sắp sửa. ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Thanh xuân tọa nam di, Bạch nhật hốt tây nặc" , 西 (Họa đỗ lân đài nguyên chí xuân tình ) Xuân xanh sắp dời sang nam, Mặt trời sáng vụt ẩn về tây.
15. (Phó) Hãy, hãy thế. § Dùng như: "liêu" , "thả" . ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Tài tử thừa thì lai sính vọng, Quần công hạ nhật tọa tiêu ưu" , (Đăng An Dương thành lâu ) Bậc tài tử thừa dịp đến ngắm nhìn ra xa, Các ông ngày rảnh hãy trừ bỏ hết lo phiền.
16. (Phó) Đặc biệt, phi thường. ◇ Trương Cửu Linh : "Thùy tri lâm tê giả, Văn phong tọa tương duyệt" , (Cảm ngộ ) Ai ngờ người ở ẩn nơi rừng núi, Nghe thấy phong tiết (thanh cao của hoa lan hoa quế) mà lấy làm thân ái lạ thường.
17. § Thông "tọa" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngồi.
② Buộc tội. Tội xử đúng luật không thay đổi được gọi là tọa, như phản tọa buộc tội lại, kẻ vu cáo người vào tội gì, xét ra là oan lại bắt kẻ vu cáo phải chịu tội ấy.
③ Nhân vì.
④ Cố giữ.
⑤ Ðược tự nhiên, không nhọc nhằn gì mà được.
⑥ Cùng nghĩa với chữ tọa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngồi: Ngồi trên ghế; Mời ngồi; Ngồi không yên nữa;
② Đi (xe), đáp: Đi xe hơi; Đáp máy bay đi Hà Nội;
③ Quay lưng về: Ngôi nhà này (quay lưng về bắc) hướng nam;
④ Nghiêng, xiêu: Ngôi nhà này nghiêng về phía sau;
⑤ Đặt: Đặt ấm nước lên bếp;
⑥ (văn) Vì: Vì thế mà thất bại; Vì phạm lỗi trong công việc mà bị giết (Tam quốc chí: Vương Xán truyện);
⑦ Xử tội, buộc tội: Xử tội giết người; Buộc tội lại;
⑧ (văn) Tự nhiên mà được, ngồi không (không phải mất công sức).【】tọa hưởng kì thành [zuò xiăng qíchéng] Ngồi không hưởng lộc, ngồi không hưởng thành quả;
⑨ Như [zuò] nghĩa ①.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi — Mắc tội.

Từ ghép 33

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.