tiêu
xiāo ㄒㄧㄠ, xiào ㄒㄧㄠˋ

tiêu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoảng trời trống
2. mây

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khoảng trời không, trời. ◎ Như: "cao nhập vân tiêu" cao đến tận trời (ngày xưa, "vân tiêu" cũng chỉ triều đình), "tiêu nhưỡng" trời và đất, ý nói rất xa nhau, cách nhau một trời một vực. ◇ Nguyễn Trãi : "Tĩnh dạ bích tiêu lương tự thủy" (Đề Bá Nha cổ cầm đồ ) Đêm lặng trời biếc mát như nước.
2. (Danh) Mây, sương mù.
3. (Danh) Đêm. § Thông "tiêu" .
4. Cùng nghĩa với chữ "tiêu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khoảng trời không. Như Cao nhập vân tiêu cao đến tận trời.
② Khí bên mặt trời.
③ Cùng nghĩa với chữ tiêu .
④ Ðêm, như chữ tiêu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoảng trời không, trời: Cao đến tận trời; Chín tầng trời;
② (văn) Đêm (dùng như , bộ );
③ (văn) Mây hoặc sương mù;
④ (văn) Vừng hơi bên mặt trời;
⑤ (văn) Làm tan, làm cạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa bay lả tả — Mây trời. Cũng chỉ trời.

Từ ghép 6

công nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

làm một cách công khai, thực hiện công khai

Từ điển trích dẫn

1. Ngang nhiên, không nể nang gì cả. ◇ Đỗ Phủ : "Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc, Công nhiên bão mao nhập trúc khứ" , (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta, Ngang nhiên ôm cỏ tranh vô bụi trúc.
2. Công khai, không che giấu. ☆ Tương tự: "công khai" . ★ Tương phản: "ám lí" . ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Trước tử đích phụ nhân kiến Tư Ôn, tứ mục tương đổ, bất cảm công nhiên chiêu hô" , , (Dương Tư Ôn Yến san phùng cố nhân ) Người đàn bà mặc áo tím trông thấy Tư Ôn, bốn mắt nhìn nhau, không dám công khai lên tiếng gọi.
3. Hoàn toàn. ◇ Tây du kí 西: "Na quái đạo: Nhĩ ngạnh trước đầu cật ngô nhất bính. Đại Thánh công nhiên bất cụ" : . (Đệ nhị thập nhất hồi) Con yêu quái nói: Mi cứng đầu nhỉ, hãy nếm một cán gậy của ta đây. Đại Thánh hoàn toàn không sợ sệt gì cả.
4. Hơn nữa, mà vẫn, cánh nhiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rõ ràng như vậy, ai cũng thấy.
tập
xí ㄒㄧˊ

tập

giản thể

Từ điển phổ thông

1. áo liệm người chết
2. tập kích, lẻn đánh, đánh úp
3. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập kích, đột kích, đánh úp: Tập kích ban đêm. (Ngr) Thâm nhiễm, xâm nhập: Hơi lạnh thâm nhiễm vào người;
② Kế tục, noi theo, rập theo khuôn sáo cũ: Sao chép lại, quay cóp (văn, thơ của người khác), rập khuôn một cách máy móc; Thế truyền, cha truyền con nối;
③ (văn) Áo lót;
④ (văn) Áo liệm người chết;
⑤ (văn) Mặc áo;
⑥ (loại) Bộ, chiếc: Một chiếc áo bông;
⑦ (văn) Chịu nhận;
⑧ (văn) Hợp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. áo liệm người chết
2. tập kích, lẻn đánh, đánh úp
3. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo liệm người chết.
2. (Danh) Lượng từ: bộ, chiếc (đơn vị áo, chăn, đệm, v.v.). ◇ Sử Kí : "Tứ tướng quốc y nhị tập" (Triệu thế gia ) Ban cho tướng quốc hai bộ áo.
3. (Danh) Họ "Tập".
4. (Động) Mặc thêm áo liệm cho người chết.
5. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Lễ Kí : "Hàn bất cảm tập, dưỡng bất cảm tao" , (Nội tắc ) Lạnh không dám mặc thêm áo ngoài, ngứa không dám gãi.
6. (Động) Mặc (quần áo). ◇ Tư Mã Tương Như : "Tập triều phục" (Thượng lâm phú ) Mặc triều phục.
7. (Động) Chồng chất, trùng lập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thử thánh nhân sở dĩ trùng nhân tập ân" (Phiếm luận ) Do đó mà thánh nhân chồng chất đức nhân trùng lập ân huệ.
8. (Động) Noi theo, nhân tuần. ◎ Như: "duyên tập" 沿 noi theo nếp cũ. ◇ Lục Cơ : "Hoặc tập cố nhi di tân, hoặc duyên trọc nhi cánh thanh" , 沿 (Văn phú ) Hoặc theo cũ mà thêm mới, hoặc theo đục mà càng trong.
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp, tiếp nhận. ◎ Như: "thế tập" đời đời nối tiếp chức tước. ◇ Tả truyện : "Cố tập thiên lộc, tử tôn lại chi" 祿, (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Cho nên nhận lộc trời, con cháu cậy nhờ.
10. (Động) Đánh bất ngờ, đánh úp. ◎ Như: "yểm tập" đánh úp. ◇ Tả truyện : "Phàm sư hữu chung cổ viết phạt, vô viết xâm, khinh viết tập" , , (Trang Công nhị thập cửu niên ) Phàm binh có chiêng trống gọi là "phạt", không có gọi là "xâm", gọn nhẹ bất ngờ (dùng khinh binh) gọi là "tập".
11. (Động) Đến với, đập vào. ◎ Như: "xuân phong tập diện" gió xuân phất vào mặt. ◇ Khuất Nguyên : "Lục diệp hề tố chi, phương phỉ phỉ hề tập dư" , (Cửu ca , Thiểu tư mệnh ) Lá xanh cành nõn, hương thơm ngào ngạt hề phả đến ta.
12. (Động) Điều hòa, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Thiên địa chi tập tinh vi âm dương" (Thiên văn ) Trời đất hợp khí làm thành âm dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lót, một bộ quần áo gọi là nhất tập .
② Noi theo, như duyên tập 沿 noi cái nếp cũ mà theo. Đời nối chức tước gọi là thế tập .
③ Đánh lẻn, đánh úp, làm văn đi ăn cắp của người gọi là sao tập .
④ Áo liệm người chết.
⑤ Mặc áo.
⑥ Chịu nhận,
⑦ Hợp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập kích, đột kích, đánh úp: Tập kích ban đêm. (Ngr) Thâm nhiễm, xâm nhập: Hơi lạnh thâm nhiễm vào người;
② Kế tục, noi theo, rập theo khuôn sáo cũ: Sao chép lại, quay cóp (văn, thơ của người khác), rập khuôn một cách máy móc; Thế truyền, cha truyền con nối;
③ (văn) Áo lót;
④ (văn) Áo liệm người chết;
⑤ (văn) Mặc áo;
⑥ (loại) Bộ, chiếc: Một chiếc áo bông;
⑦ (văn) Chịu nhận;
⑧ (văn) Hợp lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo mặc chồng ra ngoài — Nhiều lớp chồng chất — Một cái ( nói về quần áo ). Td: Y nhất tập ( một cái áo ) — Noi theo đời trước — Đánh úp.

Từ ghép 19

cao, cáo
gāo ㄍㄠ, gào ㄍㄠˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dầu, mỡ, cao (thuốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỡ, dầu, chất béo. § Mỡ miếng gọi là "chi" , mỡ nước gọi là "cao" . ◎ Như: "chi cao" mỡ.
2. (Danh) Chất đặc sệt, như sáp, kem, hồ. ◎ Như: "nha cao" kem đánh răng, "lan cao" dầu thơm, "cao mộc" sáp bôi.
3. (Danh) Thuốc đun cho cô đặc để giữ được lâu. ◎ Như: "dược cao" cao thuốc.
4. (Danh) Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành.
5. (Danh) Huyệt ở giữa tim và hoành cách mô (y học cổ truyền). ◎ Như: "cao hoang chi tật" bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan Lưu Kì quá ư tửu sắc, bệnh nhập cao hoang, hiện kim diện sắc luy sấu, khí suyễn ẩu huyết; bất quá bán niên, kì nhân tất tử" , , , ; , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Tôi xem bộ Lưu Kì tửu sắc quá độ, bệnh đã vào cao hoang, nay mặt mày gầy yếu, ho hen thổ ra máu; nhiều lắm nửa năm nữa, người ấy sẽ chết.
6. (Danh) Ân trạch. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là "cao". ◇ Mạnh Tử : "Cao trạch hạ ư dân" Ân trạch thấm tới dân.
7. (Tính) Béo, ngậy. ◎ Như: "cao lương" thịt béo gạo trắng, ý nói ăn ngon mặc sướng.
8. (Tính) Màu mỡ. ◎ Như: "cao du chi địa" đất tốt, đất màu mỡ.
9. (Động) Nhuần thấm. ◎ Như: "cao lộ" móc ngọt, sương móc mát mẻ. ◇ Thi Kinh : "Âm vũ cáo chi" (Tào phong , Hạ tuyền ) Mưa thấm nhuần cho.
10. Một âm là "cáo". (Động) Thấm, chấm. ◎ Như: "cáo bút" chấm bút, "cáo mặc" quẹt mực.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỡ. Mỡ miếng gọi là chi , mỡ nước gọi là cao . Như lan cao dầu thơm, cao mộc sáp bôi, v.v.
② Ðồ ăn béo ngậy gọi là cao. Như cao lương thịt béo gạo trắng, ý nói là kẻ ăn ngon mặc sướng. Chỗ đất tốt mầu gọi là cao du chi địa .
③ Chỗ dưới quả tim gọi là cao hoang chi tật bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng.
④ Nhuần thấm, như cao lộ móc ngọt, sương móc mát mẻ. Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là cao, như cao trạch hạ ư dân (Mạnh Tử ) ân trạch thấm tới dân.
⑤ Thuốc cao, thuốc đun cho cô đặc để lâu không thiu gọi là cao. Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành cũng gọi là cao.
⑥ Một âm là cáo. Thấm. Như âm vũ cáo chi (Thi Kinh ) mưa dầm thấm cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỡ, dầu, màu mỡ, béo ngậy, béo bở: Mưa xuân màu mỡ;
② Kem, bột nhồi, bột nhão, hồ bột, thuốc cao: Kem đánh giày; Kem xoa mặt; Thuốc mỡ;
③ (văn) Phần dưới tim (trong cơ thể);
④ Nhuần thấm, ân huệ: Sương móc mát mẻ; Ân trạch thấm xuống tới dân. Xem [gào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo, mập — Ngon béo — Phần ở dưới tim — Mỡ loài vật — Phì nhiêu ( Nói về đất đai ) — Kẹo lại, cô lại thành chất dẻo.

Từ ghép 18

cáo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỡ, dầu, chất béo. § Mỡ miếng gọi là "chi" , mỡ nước gọi là "cao" . ◎ Như: "chi cao" mỡ.
2. (Danh) Chất đặc sệt, như sáp, kem, hồ. ◎ Như: "nha cao" kem đánh răng, "lan cao" dầu thơm, "cao mộc" sáp bôi.
3. (Danh) Thuốc đun cho cô đặc để giữ được lâu. ◎ Như: "dược cao" cao thuốc.
4. (Danh) Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành.
5. (Danh) Huyệt ở giữa tim và hoành cách mô (y học cổ truyền). ◎ Như: "cao hoang chi tật" bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan Lưu Kì quá ư tửu sắc, bệnh nhập cao hoang, hiện kim diện sắc luy sấu, khí suyễn ẩu huyết; bất quá bán niên, kì nhân tất tử" , , , ; , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Tôi xem bộ Lưu Kì tửu sắc quá độ, bệnh đã vào cao hoang, nay mặt mày gầy yếu, ho hen thổ ra máu; nhiều lắm nửa năm nữa, người ấy sẽ chết.
6. (Danh) Ân trạch. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là "cao". ◇ Mạnh Tử : "Cao trạch hạ ư dân" Ân trạch thấm tới dân.
7. (Tính) Béo, ngậy. ◎ Như: "cao lương" thịt béo gạo trắng, ý nói ăn ngon mặc sướng.
8. (Tính) Màu mỡ. ◎ Như: "cao du chi địa" đất tốt, đất màu mỡ.
9. (Động) Nhuần thấm. ◎ Như: "cao lộ" móc ngọt, sương móc mát mẻ. ◇ Thi Kinh : "Âm vũ cáo chi" (Tào phong , Hạ tuyền ) Mưa thấm nhuần cho.
10. Một âm là "cáo". (Động) Thấm, chấm. ◎ Như: "cáo bút" chấm bút, "cáo mặc" quẹt mực.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỡ. Mỡ miếng gọi là chi , mỡ nước gọi là cao . Như lan cao dầu thơm, cao mộc sáp bôi, v.v.
② Ðồ ăn béo ngậy gọi là cao. Như cao lương thịt béo gạo trắng, ý nói là kẻ ăn ngon mặc sướng. Chỗ đất tốt mầu gọi là cao du chi địa .
③ Chỗ dưới quả tim gọi là cao hoang chi tật bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng.
④ Nhuần thấm, như cao lộ móc ngọt, sương móc mát mẻ. Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là cao, như cao trạch hạ ư dân (Mạnh Tử ) ân trạch thấm tới dân.
⑤ Thuốc cao, thuốc đun cho cô đặc để lâu không thiu gọi là cao. Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành cũng gọi là cao.
⑥ Một âm là cáo. Thấm. Như âm vũ cáo chi (Thi Kinh ) mưa dầm thấm cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tra dầu mỡ, bôi trơn (máy);
② Quẹt, chấm (mực): Quẹt mực;
③ (văn) Làm tươi, làm cho màu mỡ, làm cho ngọt, thấm ngọt: Mưa dầm nhuần thấm. Xem [gao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Một âm khác là Cao.
bệnh
bìng ㄅㄧㄥˋ

bệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh tật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốm, đau. ◎ Như: "tâm bệnh" bệnh tim, "tương tư bệnh" bệnh tương tư, "bệnh nhập cao hoang" bệnh đã vào xương tủy, bệnh nặng không chữa được nữa.
2. (Danh) Khuyết điểm, tì vết, chỗ kém. ◎ Như: "ngữ bệnh" chỗ sai của câu văn. ◇ Tào Thực : "Thế nhân chi trứ thuật, bất năng vô bệnh" , (Dữ Dương Đức Tổ thư ) Những trứ thuật của người đời, không thể nào mà không có khuyết điểm.
3. (Động) Mắc bệnh, bị bệnh. ◇ Hàn Phi Tử : "Quân nhân hữu bệnh thư giả, Ngô Khởi quỵ nhi tự duyện kì nùng" , (Ngoại trữ thuyết tả thượng ) Quân sĩ có người mắc bệnh nhọt, Ngô Khởi quỳ gối tự hút mủ cho.
4. (Động) Tức giận, oán hận. ◇ Tả truyện : "Công vị Hành Phụ viết: "Trưng Thư tự nữ." Đối viết: "Diệc tự quân." Trưng Thư bệnh chi. Tự kì cứu xạ nhi sát chi" : "." : "." . (Tuyên Công thập niên ) (Trần Linh) Công nói với Hành Phụ: "Trưng Thư giống như đàn bà." Đáp rằng: "Cũng giống như ông." Trưng Thư lấy làm oán hận, từ chuồng ngựa bắn chết Công.
5. (Động) Làm hại, làm hư. ◎ Như: "phương hiền bệnh quốc" làm trở ngại người hiền và hại nước. ◇ Chiến quốc sách : "Quân nhược dục hại chi, bất nhược nhất vi hạ thủy, dĩ bệnh kì sở chủng" , , (Đông Chu sách) Nhà vua như muốn hại (Đông Chu), thì không gì bằng tháo nước cho hư hết trồng trọt của họ.
6. (Động) Lo buồn, ưu lự. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bệnh vô năng yên, bất bệnh nhân chi bất kỉ tri dã" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử buồn vì mình không có tài năng, (chứ) không buồn vì người ta không biết tới mình.
7. (Động) Khốn đốn.
8. (Động) Chỉ trích. ◇ Dương Thận : "Thế chi bệnh Trang Tử giả, giai bất thiện độc Trang Tử dã" , (Khang tiết luận Trang Tử ) Những người chỉ trích Trang Tử, đều là những người không khéo đọc Trang Tử vậy.
9. (Động) Xâm phạm, tiến đánh. ◇ Tả truyện : "Bắc Nhung bệnh Tề, chư hầu cứu chi" , (Hoàn Công thập niên ) Bắc Nhung đánh nước Tề, chư hầu đến cứu.
10. (Động) Làm nhục. ◇ Nghi lễ : "Khủng bất năng cộng sự, dĩ bệnh ngô tử" , (Sĩ quan lễ đệ nhất ) E rằng không thể làm việc chung để làm nhục tới ta.
11. (Tính) Có bệnh, ốm yếu. ◎ Như: "bệnh dong" vẻ mặt đau yếu, "bệnh nhân" người đau bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khác đại kinh, tự thừa mã biến thị các doanh, quả kiến quân sĩ diện sắc hoàng thũng, các đái bệnh dong" , , , (Đệ nhất bách bát hồi) (Gia Cát) Khác giật mình, tự cưỡi ngựa diễu xem các trại, quả nhiên thấy quân sĩ mặt xanh xao võ vàng, gầy gò ốm yếu cả.
12. (Tính) Khô héo. ◇ Đỗ Phủ : "Bệnh diệp đa tiên trụy, Hàn hoa chỉ tạm hương" , (Bạc du ) Lá khô nhiều rụng trước, Hoa lạnh chỉ thơm trong chốc lát.
13. (Tính) Mệt mỏi.
14. (Tính) Khó, không dễ. ◇ Luận Ngữ : "Tu kỉ dĩ an bách tính, Nghiêu Thuấn kì do bệnh chư" , (Hiến vấn ) Sửa mình mà trăm họ được yên trị, vua Nghiêu vua Thuấn cũng còn khó làm được.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm.
② Tức giận, như bệnh chi lấy làm giận.
③ Làm hại, như phương hiền bệnh quốc làm trở ngại người hiền và hại nước.
④ Cấu bệnh hổ ngươi.
⑤ Mắc bệnh.
⑥ Lo.
⑦ Làm khốn khó.
⑧ Nhục.
⑨ Chỗ kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ốm, đau, bệnh, bịnh: Đau một trận; Anh ấy ốm rồi; Đau tim;
② Tệ hại, khuyết điểm, sai lầm: Bệnh ấu trĩ; Chỗ sai của câu văn; Sổ sách không rành mạch, thế nào cũng có chỗ sai;
③ Tổn hại, làm hại: Hại nước hại dân;
④ Chỉ trích, bất bình: Bị thiên hạ chỉ trích;
⑤ (văn) Lo nghĩ, lo lắng;
⑥ (văn) Căm ghét;
⑦ (văn) Làm nhục, sỉ nhục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự đau ốm — Làm hại. Tai hại — Cái khuyết điểm — Lo sợ — Nhục nhã.

Từ ghép 70

ái tư bệnh 愛滋病ái tư bệnh 爱滋病bạch huyết bệnh 白血病bão bệnh 抱病bạo bệnh 暴病bát bệnh 八病bệnh bao nhi 病包兒bệnh cách 病革bệnh căn 病根bệnh chứng 病症bệnh dân 病民bệnh độc 病毒bệnh hoạn 病患bệnh khuẩn 病菌bệnh lí 病理bệnh lợi 病利bệnh ma 病魔bệnh miễn 病免bệnh nguyên 病源bệnh nhân 病人bệnh nhập cao hoang 病入皋肓bệnh quốc 病國bệnh quốc ương dân 病國殃民bệnh tật 病疾bệnh tình 病情bệnh tòng khẩu nhập 病從口入bệnh trạng 病狀bệnh viện 病院bệnh xá 病舍cạnh bệnh 競病cáo bệnh 告病chứng bệnh 症病cuồng khuyển bệnh 狂犬病cứu bệnh 救病di bệnh 移病dưỡng bệnh 養病đắc bệnh 得病đoán bệnh 斷病đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đơn tư bệnh 單思病lão bệnh 老病lợi bệnh 利病mao bệnh 毛病ngải tư bệnh 艾滋病ngải tư bệnh bệnh độc 艾滋病病毒ngọa bệnh 卧病ngọa bệnh 臥病nguy bệnh 危病ngữ bệnh 語病nhiệt bệnh 熱病phát bệnh 發病phòng bệnh 防病phong khuyển bệnh 瘋犬病sương lộ chi bệnh 霜露之病tạ bệnh 謝病tàn bệnh 殘病tâm bệnh 心病tật bệnh 疾病tệ bệnh 弊病thấp bệnh 溼病thông bệnh 通病thụ bệnh 受病tính bệnh 性病trá bệnh 詐病trị bệnh 治病trọng bệnh 重病vị bệnh 胃病xuân bệnh 春病y bệnh 醫病
cảo
gǎo ㄍㄠˇ

cảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rơm rạ
2. bản thảo, bản nháp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân lúa, cỏ, rơm, rạ... ◎ Như: "cảo tiến" 稿 đệm chiếu làm bằng rơm rạ. ◇ Sử Kí : "Vô thu cảo vi cầm thú thực" 稿 (Tiêu tướng quốc thế gia ) Đừng lấy rơm rạ làm thức ăn cho cầm thú.
2. (Danh) Văn tự, đồ họa (mới thảo, làm phác) hoặc văn chương, sáng tác (đã hoàn thành). ◎ Như: "thi cảo" 稿 bản thơ mới thảo, "họa cảo" 稿 bức phác họa, "định cảo" 稿 bản văn (đã hoàn thành). ◇ Lỗ Tấn : "Ngã đáo Thượng Hải dĩ hậu, nhật báo thị khán đích, khước tòng lai một hữu đầu quá cảo" , , 稿 (Ngụy tự do thư , Tiền kí ).
3. (Danh) Chỉ kế hoạch, liệu tính. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược phạm xuất lai, tha tâm lí dĩ hữu cảo tử, tự hữu đầu tự, tựu oan khuất bất trước bình nhân liễu" , 稿, , (Đệ lục thập nhị hồi) Lỡ có gì xảy ra, chị ấy đã có cách, tự nhiên tìm được manh mối, không đến nỗi xử oan cho người.
4. (Danh) Hình dạng, dáng điệu. ◇ Thang Hiển Tổ : "Hữu nhất cá tằng đồng tiếu, đãi tưởng tượng sanh miêu trước tái tiêu tường mạc (miêu) nhập kì trung diệu, tắc nữ hài gia phạ lậu tiết phong tình cảo" , , (), 稿 (Mẫu đan đình , Tả chân ).
5. (Động) Làm, tiến hành, khai mở. § Thông "cảo" .
6. (Tính) Khô, héo. § Thông "cảo" .
7. § Tục quen viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Rơm rạ, lấy rơm rạ làm đệm gọi là cảo tiến 稿.
② Bản thảo, như thi cảo 稿 bản thơ mới thảo. Phàm các bản khắc đều gọi là cảo, nghĩa là cứ theo như nguyên bản thảo chưa san sửa lại. Tục quen viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thân lúa, rơm rạ;
② Bản thảo, bản nháp (ráp), bức phác, bài vở: 稿 Bản thảo đầu tiên; 稿 Bản viết tay; 稿 Bản thảo thông qua lần cuối cùng; 稿 Bảo thảo tập thơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cọng lúa. Rơm — Bài văn chưa sửa chữa — Chỉ chung sách vở. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cảo thơm lần giở trước đèn «.

Từ ghép 13

điều, điệu
diào ㄉㄧㄠˋ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ, zhōu ㄓㄡ

điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chuyển, thay đổi
2. điều chỉnh
3. lên dây (đàn)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hòa hợp: 調 Gia vị; 調 Mưa thuận gió hòa;
② Trêu, pha trò, cười cợt: 調 Trêu, chọc ghẹo, tán gái; 調 Nói đùa, pha trò;
③ Hòa giải;
④ Xúi giục. Xem 調 [diào].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm cho hòa hợp — Xem xét, tìm biết — Một âm là Điệu. Xem Điệu.

Từ ghép 19

điệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điệu, khúc
2. nhử, dử (mồi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luật lệ của âm nhạc — Tiếng nhạc lên xuống — Dời chỗ — Sự tài giỏi.

Từ ghép 17

nịnh
nìng ㄋㄧㄥˋ

nịnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tài giỏi
2. nịnh nọt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tài, tài năng (thường dùng làm lời nói tự nhún mình). ◎ Như: "bất nịnh" kẻ bất tài này.
2. (Danh) Kẻ dùng lời khôn khéo nhưng giả dối để khen người. ◎ Như: "gian nịnh" người ton hót gian dối, "tà nịnh" kẻ nịnh bợ gian tà.
3. (Động) Nịnh nọt, bợ đỡ, tâng bốc, siểm mị. ◎ Như: "nịnh siểm" nịnh nọt.
4. (Động) Làm cho mê hoặc. ◇ Nguyên Chẩn : "Gian thanh nhập nhĩ nịnh nhân tâm" (Lập bộ kĩ ) Tiếng gian tà vào tai làm mê hoặc lòng người.
5. (Động) Mê muội, mê đắm vào sự gì. ◎ Như: "nịnh Phật" mê đắm tin Phật, tín ngưỡng Phật giáo một cách mù quáng.
6. (Tính) Khéo ton hót, khéo bợ đỡ. ◎ Như: "nịnh thần" bề tôi tâng bốc vua.

Từ điển Thiều Chửu

① Tài, mình tự nhún mình xưng là bất nịnh kẻ chẳng tài này.
② Ton hót, nịnh nọt, nói khéo phò người gọi là nịnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nịnh: Gian nịnh;
② (cũ) Tài: Bất tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tâng bốc, làm vui lòng người khác để thủ lợi cho mình. Thơ Phan Văn Trị có câu: » Người trung mặt đỏ đôi tròng bạc, đứa nịnh râu hoe mấy sợi còi « — Giả bộ lương thiện, tốt đẹp.

Từ ghép 5

lưỡng, lượng, lạng
liǎng ㄌㄧㄤˇ, liàng ㄌㄧㄤˋ

lưỡng

giản thể

Từ điển phổ thông

hai, 2

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tục dùng như chữ . ◇ Trần Nhân Tông : "Xuân nhập mai hoa chỉ lưỡng tam" (Họa Kiều Nguyên Lãng vận ) Vào xuân, hoa mai chỉ mới hai ba bông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 1

lượng

giản thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

lạng

giản thể

Từ điển phổ thông

lạng (đơn vị đo khối lượng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tục dùng như chữ . ◇ Trần Nhân Tông : "Xuân nhập mai hoa chỉ lưỡng tam" (Họa Kiều Nguyên Lãng vận ) Vào xuân, hoa mai chỉ mới hai ba bông.

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hai (số đếm): Hai cuốn sách; Đi hai chân (ví cách làm việc theo hai cách cùng lúc);
② Đôi bên, cùng lúc hai bên, lưỡng: Đôi bên cùng có lợi, lưỡng lợi; Đôi bên đều bằng lòng; Mắt không thể trông cùng lúc hai bên mà sáng được (Tuân tử: Khuyến học). 【】lưỡng lưỡng [liăng liăng] (văn) Hai bên cùng: Bọn cướp do vậy hai bên cùng nhìn nhau (Hậu Hán thư: Độc Hành liệt truyện);
③ Vài, mấy, đôi chút: Qua mấy (vài) hôm nữa sẽ hay; Nó có đôi chút tài ba đấy; Tôi nói với anh đôi lời;
④ Lạng (lượng). a. Một phần mười sáu cân cũ của Trung Quốc: Kẻ tám lượng, người nửa cân; b. Một phần mười cân mới của Trung Quốc: Hai lạng đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.