phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. đi không trở lại
3. chết, tạ thế
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Chảy. ◇ Lịch Đạo Nguyên 酈道元: "Nhị xuyên tịnh thệ, câu vi nhất thủy, nam dữ Hoành thủy hợp" 二川並逝, 俱為一水, 南與橫水合 (Thủy kinh chú 水經注, Vị thủy nhị 渭水二) Hai sông cùng chảy thành một dòng, phía nam hợp với sông Hoành.
3. (Động) Bay. ◇ Trang Tử 莊子: "Dực ân bất thệ, mục đại bất đổ" 翼殷不逝, 目大不睹 (San mộc 山木) Cánh lớn khó bay xa, mắt to không thấy xa.
4. (Động) Chạy. ◇ Sử Kí 史記: "Lực bạt san hề khí cái thế, Thì bất lợi hề chuy bất thệ" 力拔山兮氣蓋世, 時不利兮騅不逝 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời, Thời không gặp chừ, ngựa Chuy không chạy.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "trường thệ" 長逝 hay "thệ thế" 逝世 qua đời, mất (chết). ◇ Thiền Uyển Tập Anh 禪苑集英: "Kệ tất điệt già nhi thệ" 偈畢跌跏而逝 (Khuông Việt Đại sư 匡越大師) Nói kệ xong, ngồi kiết già mà mất.
6. (Động) Tiêu mất. ◇ Lỗ Tấn 魯迅: "Ngã hữu hứa đa tiểu tiểu đích tưởng đầu hòa ngôn ngữ, thì thì tùy phong nhi thệ" 我有許多小小的想頭和言語, 時時隨風而逝 (Thư tín tập 書信集, Trí lí tễ dã 致李霽野).
7. (Danh) Lời thề, lời hứa quyết tâm không đổi. § Thông "thệ" 誓. ◇ Thi Kinh 詩經: "Thệ tương khứ nhữ, Thích bỉ lạc thổ" (逝將去女, 適彼樂土 (Ngụy phong 魏風, Thạc thử 碩鼠) (Con chuột lớn kia ơi), ta lấy quyết tâm sẽ bỏ mày đi, Để đến một đất an vui kia.
8. (Trợ) Tiếng phát ngữ đầu câu. ◇ Thi Kinh 詩經: "Nãi như chi nhân hề, Thệ bất cổ xử" 乃如之人兮, 逝不古處 (Bội phong 邶風, Nhật nguyệt 日月) Nay lại có người như thế, Chẳng lấy đạo nghĩa xưa mà cư xử với ta.
Từ điển Thiều Chửu
② Dùng làm tiếng phát ngữ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Chết: 不幸病逝 Không may bệnh chết; 一時俱逝,痛可言邪! Cùng chết hết một lượt, đau đớn không sao nói nổi (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư);
③ (văn) Nhất quyết: 逝將去汝 Quyết bỏ mày đi (Thi Kinh).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 6
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Khả năng, trí tuệ. ◇ Vương Sung 王充: "Thân tài hữu cao hạ, tri vật do học, học chi nãi tri, bất vấn bất thức" 人才有高下, 知物由學, 學之乃知, 不問不識 (Luận hành 論衡, Thật tri 實知) Khả năng người ta có cao có thấp, biết sự vật là nhờ ở học, học mới biết, không hỏi không hay.
3. (Danh) Người có khả năng, trí tuệ. ◎ Như: "thiên tài" 天才 người có tài năng thiên phú, "anh tài" 英才 bậc tài hoa trác việt.
4. (Danh) Tiếng gọi đùa cợt, nhạo báng người nào đó. ◎ Như: "xuẩn tài" 蠢才, "nô tài" 奴才.
5. (Danh) Họ "Tài".
6. (Phó) Vừa mới. ◎ Như: "cương tài" 剛才 vừa mới. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Nhĩ muội muội tài thuyết" 你妹妹才說 (Đệ lục thập thất hồi) Em con vừa mới nói.
7. (Phó) Thì mới. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Cai thiết trác tửu tịch thỉnh thỉnh tha môn, thù thù lao phạp tài thị" 該設桌酒席請請他們, 酬酬勞乏才是 (Đệ lục thập thất hồi) Nên bày bữa tiệc thết mấy người đó, đáp trả công lao họ mới phải.
8. (Phó) Gần, mới chỉ. ◎ Như: "tha kim niên tài ngũ tuế" 他今年才五歲 cháu nay mới chỉ năm tuổi.
9. (Phó) Chỉ. ◇ Đào Uyên Minh 陶淵明: "Sơ cực hiệp, tài thông nhân" 初極狹, 才通人 (Đào hoa nguyên kí 桃花源記) Mới đầu (hang) rất hẹp, chỉ vừa lọt một người.
10. § Thông "tài" 裁.
11. § Thông "tài" 纔.
12. § Thông "tài" 材.
Từ điển Thiều Chửu
② Chất, như tài liệu 才料, cũng một nghĩa như chữ tài 材.
③ Vừa mới, như cương tài 剛才 vừa rồi, tài khả 才可 mới khá.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Chất liệu (như 材, bộ 木): 才料 Tài liệu;
③ Mới, mới vừa, mới đây (như 纔, bộ 糸): 昨天才來 Hôm qua mới đến; 他過去家裡窮,十五六歲才開始學文化 Trước đây nhà anh ấy nghèo, mười lăm mười sáu tuổi mới bắt đầu học văn hóa; 他才退燒,就去上班了 Anh ấy mới khỏi sốt đã đi làm ngay; 救之,少發則不足多發,遠縣才至,則胡又已去 Nếu muốn cứu dân ở vùng biên giới xa, gởi binh đi ít thì không đủ; gởi nhiều, quân ở các huyện xa vừa mới đến thì quân rợ (Hung Nô) đã bỏ đi rồi (Hán thư);
④ Mới, thì mới (biểu thị kết quả): 認眞學習,才有收獲 Chăm chỉ học tập mới có thu hoạch; 發展生產,才能提高人民的生活水平 Có phát triển sản xuất thì mới nâng cao được mức sống của nhân dân;
⑤ Chỉ, mới chỉ: 才用兩元錢 Chỉ tiêu có hai đồng thôi; 這孩子才十來歲,懂得事情可多呢! Đứa bé này mới chỉ độ mười tuổi mà đã hiểu được khá nhiều chuyện; 初極狹,才通人 Mới đầu hang rất hẹp, chỉ vừa lọt một người đi qua (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí); 然身死才數月耳,天下四面而攻之,宗廟滅絕矣 Nhưng bản thân ông ta chết chỉ vài tháng thôi thì thiên hạ bốn bên đều tiến đánh, khiến cho tông miếu phải tuyệt diệt (Hán thư).
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 78
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. hình thể
3. dạng
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" 肢體 tay chân mình mẩy, "tứ thể" 四體 hai tay hai chân. ◇ Sử Kí 史記: "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" 乃自刎而死. 王翳取其頭, (...) 最其後, 郎中騎楊喜, 騎司馬呂馬童, 郎中呂勝, 楊武各得其一體 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" 固體 chất dắn, "dịch thể" 液體 chất lỏng, "chủ thể" 主體 bộ phận chủ yếu, "vật thể" 物體 cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" 駢體 lối văn biền ngẫu, "phú thể" 賦體 thể phú, "quốc thể" 國體 hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" 君主國 nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" 共和國 nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" 草體 chữ thảo, "khải thể" 楷體 chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" 正方體 hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" 體. § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" 用. ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" 故聖人以身體之 (Phiếm luận 氾論) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" 體諒 đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" 體恤民情 đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" 體己 riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" 體驗 tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" 體會 thân mình tận hiểu, "thể nhận" 體認 chính mình chân nhận.
Từ điển Thiều Chửu
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể 文體 thể văn, tự thể 字體 thể chữ, chính thể 政體, quốc thể 國體, v.v. Lại nói như thể chế 體制 cách thức văn từ, thể tài 體裁 thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát 體察 đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất 體恤 đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể 一體 suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng 用 dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể 體. Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thể, hình thể, chất: 物體 Vật thể; 全體 Toàn thể; 液體 Chất lỏng; 個體 Cá thể;
③ Thể, lối: 字體 Thể chữ, lối chữ; 文 體 Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: 體驗 Thể nghiệm, nghiệm thấy; 體察 Đặt mình vào đấy để xét; 體恤 Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng 用), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem 體 [ti].
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 68
phồn & giản thể
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. phong nhã, thanh cao
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Sự lo lắng, lo buồn. ◇ Sử Kí 史記: "Li Tao giả, do li ưu dã" 離騷者, 猶離憂也 (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện 屈原賈生傳) Tập Li Tao, do ưu sầu mà làm ra vậy.
3. (Danh) Lòng uất ức, sự bất mãn. ◎ Như: "mãn phúc lao tao" 滿腹牢騷 sự bồn chồn, uất ức, bất đắc chí chất chứa trong lòng.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Li Tao" 離騷. ◇ Văn tâm điêu long 文心雕龍: "Tích Hán Vũ ái Tao" 昔漢武愛騷 (Biện Tao 辨騷) Xưa Hán Vũ yêu thích tập Li Tao.
5. (Danh) Phiếm chỉ thơ phú. ◇ Lưu Trường Khanh 劉長卿: "Tiếu ngữ họa phong tao, Ung dong sự văn mặc" 笑語和風騷, 雍容事文墨 (Tặng Tể Âm Mã 贈濟陰馬) Cười nói họa thơ phú, Ung dung làm văn chương.
6. (Danh) Mùi hôi tanh. § Thông "tao" 臊. ◎ Như: "tao xú" 騷臭 mùi hôi thối.
7. (Tính) Dâm đãng, lẳng lơ. ◎ Như: "tao phụ" 騷婦 người đàn bà dâm đãng.
8. (Tính) Phong nhã. ◎ Như: "tao nhân mặc khách" 騷人墨客 người phong nhã khách văn chương.
Từ điển Thiều Chửu
② Ðời Chiến quốc 戰國 có ông Khuất Nguyên 屈原 làm ra thơ Li tao 離騷, nói gặp sự lo lắng vậy. Người bất đắc chí gọi là lao tao 牢騷 bồn chồn, cũng là noi cái ý ấy. Lại sự phong nhã cũng gọi là phong tao 風騷. Vì thế gọi các làng thơ là tao nhân 騷人.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Như 臊 [sao] (bộ 肉);
③ (văn) Buồn rầu, lo lắng;
④ Thể văn li tao (chỉ tập thơ Li tao của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên thời Chiến quốc của Trung Quốc);
⑤ Giới văn thơ (chỉ văn học nói chung và nhà thơ, nhà văn thời xưa. 【騷客】tao khách [saokè] (văn) Nhà thơ, khách thơ;
⑥ Lẳng lơ, lăng nhăng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 10
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Trời phú cho, thuộc về bổn năng sẵn có. ◎ Như: "lương tri" 良知 tri thức thiện năng tự nhiên, "lương năng" 良能 khả năng thiên phú.
3. (Danh) Người tốt lành. ◎ Như: "trừ bạo an lương" 除暴安良 diệt trừ kẻ ác dữ, giúp yên người lương thiện.
4. (Danh) Sự trong sạch, tốt lành. ◎ Như: "tòng lương" 從良 trở về đời lành.
5. (Danh) Đàn bà gọi chồng mình là "lương nhân" 良人.
6. (Danh) Họ "Lương".
7. (Phó) Đúng, quả thật, xác thực, quả nhiên. ◇ Lí Bạch 李白: "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" 古人秉燭夜遊, 良有以也 (Xuân dạ yến đào lý viên tự 春夜宴桃李園序) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "lương cửu" 良久 lâu lắm, "cảm xúc lương đa" 感觸良多 rất nhiều cảm xúc, "huyền hệ lương thâm" 懸系良深 mong nhớ thâm thiết.
Từ điển Thiều Chửu
② Tốt, vật gì hoàn toàn tốt đẹp gọi là lương.
③ Sâu, thâm. Như huyền hệ lương thâm 懸系良深 mong nhớ thâm thiết. Sự gì hơi lâu gọi là lương cửu 良久 hồi lâu.
④ Dùng làm trợ ngữ, nghĩa là tin. Như lương hữu dĩ dã 良有以也 tin rằng có vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Người lương thiện: 除暴安良 Trừ kẻ bạo ngược để người lương thiện được sống yên ổn;
③ Rất, lắm, thật là: 良久 Rất lâu; 獲益良多 Được lắm cái hay; 良有以也 Thật là có lí do;
④ [Liáng] (Họ) Lương.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 38
phồn thể
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 2
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. xuyên qua, chọc thủng
3. thông xuốt
4. quê quán
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Lượng từ: một ngàn tiền gọi là "nhất quán" 一貫. ◎ Như: "vạn quán gia tư" 萬貫家私 nhà giàu có muôn nghìn tiền.
3. (Danh) Nguyên tịch, chỗ ở đã nhiều đời. ◎ Như: "tịch quán" 籍貫 quê quán (gốc ở đó), "hương quán" 鄉貫 quê quán. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Tha nhạc trượng danh hoán Phong Túc, bổn quán Đại Như châu nhân thị" 他岳丈名喚封肅, 本貫大如州人氏 (Đệ nhất hồi) Cha vợ tên là Phong Túc, người quê quán ở châu Đại Như.
4. (Danh) Họ "Quán".
5. (Động) Thông, suốt. ◎ Như: "quán thông" 貫通 xuyên suốt. ◇ Luận Ngữ 論語: "Ngô đạo nhất dĩ quán chi" 吾道一以貫之 (Lí nhân 里仁) Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
6. (Động) Nối nhau, liên tiếp, liên tục. ◎ Như: "ngư quán nhi tiến" 魚貫而進 cứ lần lượt nối nhau mà tiến lên.
7. (Động) Mặc, đội. ◇ Tây du kí 西遊記: "Đái thượng tử kim quan, quán thượng hoàng kim giáp, đăng thượng bộ vân hài" 戴上紫金冠, 貫上黃金甲, 登上步雲鞋 (Đệ tứ hồi) Đội mũ Tử kim quan, mặc áo giáp vàng, xỏ hài Bộ vân.
8. (Động) Rót, trút vào. § Thông "quán" 灌. ◎ Như: "như lôi quán nhĩ" 如雷貫耳 như sấm nổ bên tai (danh tiếng lẫy lừng).
9. (Động) Giương, kéo ra. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Hữu dũng lực, năng quán tam bách cân cung" 有勇力, 能貫三百斤弓 (Tế Tuân truyện 祭遵傳) Có sức mạnh, có thể giương cung ba trăm cân.
10. (Động) Quen. § Thông "quán" 慣. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Ngã bất quán dữ tiểu nhân thừa, thỉnh từ" (Đằng Văn Công hạ 滕文公上) Ta không quen cùng kẻ tiểu nhân đi xe, xin từ.
11. (Danh) Tập quán. ◇ Luận Ngữ 論語: "Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà tất cải tác" 仍舊貫, 如之何? 何必改作 (Tiên tiến 先進) Noi theo tập quán cũ, chẳng được sao? Cần gì phải sửa đổi.
Từ điển Thiều Chửu
② Suốt thông, xâu qua, như quán châu 貫珠 xâu hạt châu. Phàm đi đâu mà không có gì ngăn trở được đều gọi là quán, như trung quán nhật nguyệt 忠貫日月 lòng trung suốt qua mặt trời mặt trăng, nghĩa quán kim thạch 義貫金石 nghĩa suốt qua cả vàng đá, v.v. Thông hiểu văn nghĩa gọi là yêm quán 淹貫 hay điều quán 條貫 v.v.
③ Liền suốt, như ngư quán nhi tiến 魚貫而進 cứ lần lượt liền nối mà tiến lên.
④ Quê quán. Như hương quán 鄉貫.
⑤ Quen, như ngã bất quán dữ tiểu nhân thặng 我不貫與小人乘 (Mạnh Tử 孟子) tôi không quen cùng kẻ tiểu nhân cưỡi xe.
⑥ Hiểu thông suốt.
⑦ Tin, trúng.
⑧ Sự, như Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà cảm cải tác 仍舊貫,如之何?何必改作 (Luận ngữ 論語) vẫn sự cũ, chẳng được sao? cần gì phải sửa đổi.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nối nhau: 魚貫而入 Nối nhau (lần lượt) đi vào;
③ (cũ) Quan tiền;
④ Quê quán: 鄉貫 Quê hương; 本貫 Quê hương bản quán; 籍貫 Quê quán;
⑤ Quen (như 慣, bộ 忄): 我不貫與小人乘 Ta không quen đi cùng xe với kẻ tiểu nhân (Mạnh tử);
⑥ [Guàn] (Họ) Quán.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 17
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" 造化, "hóa dục" 化育.
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" 教化 dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" 物化 chết, "vũ hóa" 羽化 đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" 消化.
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西遊記: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" 獻過了種種香火, 化了眾神紙馬, 燒了薦亡文疏, 佛事已畢, 又各安寢 (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" 化募, "hóa duyên" 化緣 nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" 綠化, "ác hóa" 惡化, "điện khí hóa" 電氣化, "khoa học hóa" 科學化, "hiện đại hóa" 現代化.
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" 風化 tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" 黃霸, 汲黯之化 (Phong kiến luận 封建論) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" 化學. ◎ Như: "lí hóa" 理化 môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" 化子 người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" 叫花子.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" 造化, "hóa dục" 化育.
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" 教化 dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" 物化 chết, "vũ hóa" 羽化 đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" 消化.
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西遊記: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" 獻過了種種香火, 化了眾神紙馬, 燒了薦亡文疏, 佛事已畢, 又各安寢 (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" 化募, "hóa duyên" 化緣 nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" 綠化, "ác hóa" 惡化, "điện khí hóa" 電氣化, "khoa học hóa" 科學化, "hiện đại hóa" 現代化.
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" 風化 tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" 黃霸, 汲黯之化 (Phong kiến luận 封建論) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" 化學. ◎ Như: "lí hóa" 理化 môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" 化子 người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" 叫花子.
Từ điển Thiều Chửu
② Hóa sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hóa 造化, là hóa công 化工 nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
③ Cảm hóa. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hóa. Như giáo hóa 教化 nghĩa là dẫn bảo chúng, cấm ngăn chúng, khiến cho chúng thuận tòng vậy. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hóa 德化, lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hóa 風化, lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hóa 文化. Cho nên kẻ ở cõi ngoài, không theo sự giáo hóa của mình gọi là hóa ngoại 化外, bị mình cảm hóa cũng như theo mình gọi là đồng hóa 同化.
④ Cầu xin, như hóa mộ 化募, hóa duyên 化緣 nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hóa, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Sinh hóa, sinh thành (vạn vật);
③ Dạy dỗ, sửa đổi phong tục cho tốt lên, cảm hóa: 教化 Giáo hóa; 德化 Cảm hóa bằng ân nghĩa;
④ Tan: 雪化了 Tuyết tan rồi;
⑤ Hóa học: 理化 Vật lí và hóa học;
⑥ Chảy: 鐵燒化了 Sắt nung đã chảy;
⑦ Hóa, làm cho biến thành: 農業機械化 Cơ giới (khí) hóa nông nghiệp;
⑧ 【化募】hóa mộ [huàmù]; 【化緣】 hóa duyên [huàyuán] (tôn) Đi quyên, đi khất thực (của nhà chùa).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 65
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 5
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" 捨本逐末 bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" 一本萬利 một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" 奏本 sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" 刻本 bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" 劇本 vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" 五本書 năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương kí đệ tứ bổn" 西廂記第四本 Tây sương kí, phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long 文心雕龍: "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" 本陰陽之化, 究列代之變 (Nghị đối 議對) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư 漢書: "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" 是時 絳侯為太尉, 本兵柄 (Viên Áng truyện 爰盎傳) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" 本政策辦事 theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" 校本部 trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" 本意 ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" 本月 tháng này, "bổn niên" 本年 năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" 本身 thân mình, "bổn quốc" 本國 nước mình, "bổn vị" 本位 cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" 本領 cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử Kí 史記: "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" 本定天下, 諸將及(項)籍也 (Cao Tổ bổn kỉ 高祖本紀) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" 奔.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. vốn có, từ trước, nguồn gốc
3. mình (từ xưng hô)
4. tập sách, vở
5. tiền vốn
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" 捨本逐末 bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" 一本萬利 một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" 奏本 sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" 刻本 bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" 劇本 vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" 五本書 năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương kí đệ tứ bổn" 西廂記第四本 Tây sương kí, phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long 文心雕龍: "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" 本陰陽之化, 究列代之變 (Nghị đối 議對) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư 漢書: "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" 是時 絳侯為太尉, 本兵柄 (Viên Áng truyện 爰盎傳) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" 本政策辦事 theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" 校本部 trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" 本意 ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" 本月 tháng này, "bổn niên" 本年 năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" 本身 thân mình, "bổn quốc" 本國 nước mình, "bổn vị" 本位 cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" 本領 cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử Kí 史記: "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" 本定天下, 諸將及(項)籍也 (Cao Tổ bổn kỉ 高祖本紀) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" 奔.
Từ điển Thiều Chửu
② Cỗi rễ, cỗi nguồn, cái cỗi rễ của một sự gì gọi là bổn, như xả bổn trục mạt 捨本逐末 bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
③ Trước, vốn, như bổn ý 本意 ý trước của tôi.
④ Vốn lại (nguyên lai) dùng làm lời trợ từ, như bổn cai như thử 本該如此 vốn lại phải như thế.
⑤ Của mình, bổn thân 本身 thân mình, bổn quốc 本國 nước mình, bổn vị 本位 cái địa vị của mình, bổn lĩnh 本領 cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài, v.v.
⑥ Tiền vốn, tiền gốc, như nhất bổn vạn lợi 一本萬利 một vốn muôn lời.
⑦ Phép ngày xưa các tập sớ tâu vua cũng gọi là bổn.
⑧ Tập, sách vở tranh vẽ bìa thiếp đều gọi là bổn cả, như khắc bổn 刻本 bản chữ khắc. Một quyển sách cũng gọi là nhất bổn 一本. Ta quen đọc là chữ bản.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thân cây, cọng: 草本植物 Loài cây thân cỏ, loài cây thuộc thảo;
③ Bộ phận chính, trung tâm: 營本部 Tiểu đoàn bộ;
④ Tiếng để tự xưng (của tôi, của ta, của chúng tôi, của chúng ta, của mình v.v...): 本國 Nước mình, nước chúng tôi;
⑤ Nay, này: 本年 Năm nay, 本月 Tháng này;
⑥ Tiền vốn: 夠本兒 Đủ vốn; 一本萬利 Một vốn muôn lời;
⑦ 【本着】bản trước [bânzhe] Căn cứ, dựa vào, theo: 雙方本着平等互利的原則簽訂了技術合作協定 Hai bên đã kí hiệp định hợp tác kĩ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; 本着上級的指示去做 Làm theo chỉ thị của cấp trên;
⑧ Vốn, vốn dĩ: 本該如此 Vốn phải như thế; 孔子本未知孝悌忠順之道也 Khổng Tử vốn chưa biết đạo hiếu đễ trung thuận (Hàn Phi tử: Trung hiếu).【本來】bản lai [bân lái] a. Nguyên lúc đầu là, nguyên là, vốn, vốn là, vốn dĩ: 他本來姓張,後來才改姓李的 Anh ấy vốn họ Trương, sau mới đổi thành họ Lí; b. Vẫn như cũ: 咱們倆本來在一起工作,怎麼不熟悉? Hai chúng tôi vẫn làm việc chung, sao không am hiểu nhau được?; c. Lẽ ra, đáng lẽ: 這孩子本來可以升學,因爲有病給耽誤了 Đứa bé này lẽ ra được lên lớp, nhưng vì bệnh mà bị chậm trễ;
⑨ (cũ) Tập sớ tâu vua;
⑩ Cuốn sổ, quyển vỡ: 筆記本 Cuốn sổ tay; 日記本 Quyển nhật kí, sổ nhật kí;
⑪ Bản: 抄本 Bản sao, bản chép; 劇本兒 Kịch bản;
⑫ (loại) Cuốn, quyển: 一本書 Một quyển sách.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 82
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. vốn có, từ trước, nguồn gốc
3. mình (từ xưng hô)
4. tập sách, vở
5. tiền vốn
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" 捨本逐末 bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" 一本萬利 một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" 奏本 sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" 刻本 bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" 劇本 vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" 五本書 năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương kí đệ tứ bổn" 西廂記第四本 Tây sương kí, phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long 文心雕龍: "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" 本陰陽之化, 究列代之變 (Nghị đối 議對) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư 漢書: "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" 是時 絳侯為太尉, 本兵柄 (Viên Áng truyện 爰盎傳) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" 本政策辦事 theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" 校本部 trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" 本意 ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" 本月 tháng này, "bổn niên" 本年 năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" 本身 thân mình, "bổn quốc" 本國 nước mình, "bổn vị" 本位 cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" 本領 cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử Kí 史記: "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" 本定天下, 諸將及(項)籍也 (Cao Tổ bổn kỉ 高祖本紀) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" 奔.
Từ điển Thiều Chửu
② Cỗi rễ, cỗi nguồn, cái cỗi rễ của một sự gì gọi là bổn, như xả bổn trục mạt 捨本逐末 bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
③ Trước, vốn, như bổn ý 本意 ý trước của tôi.
④ Vốn lại (nguyên lai) dùng làm lời trợ từ, như bổn cai như thử 本該如此 vốn lại phải như thế.
⑤ Của mình, bổn thân 本身 thân mình, bổn quốc 本國 nước mình, bổn vị 本位 cái địa vị của mình, bổn lĩnh 本領 cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài, v.v.
⑥ Tiền vốn, tiền gốc, như nhất bổn vạn lợi 一本萬利 một vốn muôn lời.
⑦ Phép ngày xưa các tập sớ tâu vua cũng gọi là bổn.
⑧ Tập, sách vở tranh vẽ bìa thiếp đều gọi là bổn cả, như khắc bổn 刻本 bản chữ khắc. Một quyển sách cũng gọi là nhất bổn 一本. Ta quen đọc là chữ bản.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thân cây, cọng: 草本植物 Loài cây thân cỏ, loài cây thuộc thảo;
③ Bộ phận chính, trung tâm: 營本部 Tiểu đoàn bộ;
④ Tiếng để tự xưng (của tôi, của ta, của chúng tôi, của chúng ta, của mình v.v...): 本國 Nước mình, nước chúng tôi;
⑤ Nay, này: 本年 Năm nay, 本月 Tháng này;
⑥ Tiền vốn: 夠本兒 Đủ vốn; 一本萬利 Một vốn muôn lời;
⑦ 【本着】bản trước [bânzhe] Căn cứ, dựa vào, theo: 雙方本着平等互利的原則簽訂了技術合作協定 Hai bên đã kí hiệp định hợp tác kĩ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; 本着上級的指示去做 Làm theo chỉ thị của cấp trên;
⑧ Vốn, vốn dĩ: 本該如此 Vốn phải như thế; 孔子本未知孝悌忠順之道也 Khổng Tử vốn chưa biết đạo hiếu đễ trung thuận (Hàn Phi tử: Trung hiếu).【本來】bản lai [bân lái] a. Nguyên lúc đầu là, nguyên là, vốn, vốn là, vốn dĩ: 他本來姓張,後來才改姓李的 Anh ấy vốn họ Trương, sau mới đổi thành họ Lí; b. Vẫn như cũ: 咱們倆本來在一起工作,怎麼不熟悉? Hai chúng tôi vẫn làm việc chung, sao không am hiểu nhau được?; c. Lẽ ra, đáng lẽ: 這孩子本來可以升學,因爲有病給耽誤了 Đứa bé này lẽ ra được lên lớp, nhưng vì bệnh mà bị chậm trễ;
⑨ (cũ) Tập sớ tâu vua;
⑩ Cuốn sổ, quyển vỡ: 筆記本 Cuốn sổ tay; 日記本 Quyển nhật kí, sổ nhật kí;
⑪ Bản: 抄本 Bản sao, bản chép; 劇本兒 Kịch bản;
⑫ (loại) Cuốn, quyển: 一本書 Một quyển sách.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 49
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.