hùng
xióng ㄒㄩㄥˊ

hùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con chim trống
2. mạnh, khoẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim trống. ◇ Đỗ Phủ : "Hùng phi viễn cầu thực, Thư giả minh tân toan" , (Nghĩa cốt hành ) Chim trống bay xa kiếm ăn, Chim mái kêu than chua xót.
2. (Danh) Chỉ giống đực (động và thực vật). ◇ Tô Thức : "Trúc hữu thư hùng giả đa duẩn, cố chủng trúc đương chủng thư" , (Cừu trì bút kí , Trúc thư hùng ).
3. (Danh) Chỉ đàn ông, nam tử. ◇ Trang Tử : "(Ai Đài Tha) hựu dĩ ác hãi thiên hạ, họa nhi bất xướng, trí bất xuất hồ tứ vực, thả hữu thư hùng hợp hồ tiền, thị tất hữu dị hồ nhân giả dã" (), , , , (Đức sung phù ) (Ai Đài Tha) lại xấu xí làm mọi người phát sợ, họa nhưng không xướng, trí không ra khỏi bốn cõi, vậy mà đàn ông, đàn bà xúm xít lại trước mặt. Chắc hắn phải có gì khác người.
4. (Danh) Người dũng mãnh, tài giỏi, kiệt xuất. ◇ Tả truyện : "Tề Trang Công triều, chỉ Thực Xước, Quách Tối viết: Thị quả nhân chi hùng dã" , , : (Tương Công nhị thập nhất niên ).
5. (Danh) Chỉ quốc gia mạnh lớn. ◎ Như: "Chiến quốc thất hùng" bảy nước mạnh thời Chiến quốc.
6. (Danh) Thắng lợi, chiến thắng. § Thường dùng đi đôi với "thư" . ◇ Sử Kí : "Thiên hạ hung hung sổ tuế giả, đồ dĩ ngô lưỡng nhĩ, nguyện dữ Hán vương thiêu chiến quyết thư hùng, vô đồ khổ thiên hạ chi dân phụ tử vi dã" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Thiên hạ mấy năm nay xáo trộn lao đao, chỉ là tại hai chúng ta, xin cùng Hán vương đánh nhau một phen sống mái (quyết phân thắng bại), để cho bàn dân thiên hạ, lớn bé già trẻ, thoát khỏi cảnh lầm than.
7. (Danh) Người hay vật đứng đầu, ở hàng đầu. ◇ Vương Sung : "Hổ diệc chư cầm chi hùng dã" (Luận hành , Tao hổ ).
8. (Danh) Châu thuộc cấp hạng nhất (dưới đời Đường).
9. (Danh) Họ "Hùng".
10. (Tính) Trống, đực. ◎ Như: "hùng áp" vịt đực, "hùng kê" gà trống.
11. (Tính) Siêu quần, kiệt xuất. ◎ Như: "hùng tư kiệt xuất" 姿 siêu quần kiệt xuất.
12. (Tính) Mạnh mẽ, dũng vũ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du kiến quân thế hùng tráng, tâm thậm bất an" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) (Chu) Du thấy thế quân (của Lưu Bị) mạnh mẽ, trong lòng rất lo lắng không yên.
13. (Tính) Cao lớn, hùng vĩ. ◇ Bắc sử : "(Lô) Tào thân trường cửu xích, tấn diện thậm hùng, tí mao nghịch như trư liệp, lực năng bạt thụ" , , , (Lô Tào truyện ).
14. (Tính) Giỏi, thiện trường. ◇ Quách Mạt Nhược : "Lí Lão hùng ư đàm, âm điệu thậm kích liệt, do hữu đương niên sất trá tam quân chi khái" , 調, (Quy khứ lai , Tại oanh tạc trung lai khứ nhị ).
15. (Tính) Thịnh, dâng tràn. ◇ Tiết Phùng : "Túy xuất đô môn sát khí hùng" (Tống Phong thượng thư tiết chế Hưng Nguyên ).
16. (Tính) Giàu có, phú hữu. ◇ Bào Chiếu : "Ngũ đô căng tài hùng, Tam Xuyên dưỡng thanh lợi" , (Vịnh sử ).
17. (Tính) Hiểm yếu. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Địa hùng cảnh thắng ngôn bất tận" (Trung thu tùng giang tân kiều đối nguyệt hòa liễu lệnh chi tác ).
18. (Động) Xưng hùng (làm nước mạnh). ◇ Chiến quốc sách : "Phương kim duy Tần hùng thiên hạ" (Triệu sách tam ) Nay chỉ có nước Tần xưng hùng trong thiên hạ.
19. (Động) Dựa vào, ỷ thế. ◇ Trang Tử : "Cổ chi chân nhân, bất nghịch quả, bất hùng thành, bất mô sĩ" , , , (Đại tông sư ) Bậc chân nhân ngày xưa không trái nghịch với số ít, không ỷ thế vào thành tích của mình (mà lấn ép người khác), không mưu đồ sự việc. § "Mô sĩ" ở đây dịch thông với "mô sự" . Có thuyết cho rằng "mô sĩ" nghĩa là "mưu tính lôi kéo kẻ sĩ theo về với mình".

Từ điển Thiều Chửu

① Con đực, các loài có lông thuộc về giống đực gọi là hùng, giống thú đực cũng gọi là hùng.
② Mạnh. Như hùng tráng mạnh khoẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Giống) đực, sống, trống;
② (Người hoặc nước) hùng mạnh: Xưng hùng; Bảy nước hùng mạnh thời Chiến Quốc;
③ Hào hùng, mạnh mẽ, oai hùng, hùng dũng, to lớn, kiệt xuất, có khí phách: Hùng tâm, chí lớn; Hùng binh; Mưu lược kiệt xuất; Tài năng kiệt xuất;
④ (văn) Chiến thắng;
⑤ (văn) Mắng nhiếc người khác bằng những lời sỉ nhục;
⑥ [Xióng] (Họ) Hùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ đực — Loài thú đực — Tài sức hơn người — Mạnh mẽ dũng cảm.

Từ ghép 27

tri, trí
zhī ㄓ, zhì ㄓˋ

tri

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. quen nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết, hiểu. ◇ Cổ huấn "Lộ diêu tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm" , Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới thấy lòng người.
2. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Loan tử chi tương tự giả, duy kì mẫu năng tri chi" 孿, (Tu vụ ) Con sinh đôi thì giống nhau, chỉ có mẹ chúng mới phân biệt được.
3. (Động) Biết nhau, qua lại, giao thiệp. ◎ Như: "tri giao" giao thiệp, tương giao.
4. (Động) Nhận ra mà đề bạt, tri ngộ. ◇ Sầm Tham : "Hà hạnh nhất thư sanh, Hốt mông quốc sĩ tri" , (Bắc đình tây giao 西) May sao một thư sinh, Bỗng được nhờ bậc quốc sĩ nhận ra (tài năng).
5. (Động) Làm chủ, cầm đầu, chưởng quản. ◇ Quốc ngữ : "Hữu năng trợ quả nhân mưu nhi thối Ngô giả, ngô dữ chi cộng tri Việt quốc chi chánh" 退, (Việt ngữ ) Ai có thể giúp quả nhân mưu đánh lùi quân Ngô, ta sẽ cùng người ấy cai trị nước Việt.
6. (Danh) Kiến thức, học vấn. ◎ Như: "cầu tri" tìm tòi học hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
7. (Danh) Ý thức, cảm giác. ◇ Tuân Tử : "Thảo mộc hữu sanh nhi vô tri" (Vương chế ) Cây cỏ có sinh sống nhưng không có ý thức, cảm giác.
8. (Danh) Bạn bè, bằng hữu, tri kỉ. ◎ Như: "cố tri" bạn cũ.
9. Một âm là "trí". (Danh) Trí khôn, trí tuệ. § Thông "trí" . ◇ Luận Ngữ : "Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân yên đắc trí?" , (Lí nhân ) Chỗ ở có đức nhân là chỗ tốt, chọn chỗ ở mà không chọn nơi có đức nhân thì sao gọi là sáng suốt được (tức là có trí tuệ)?
10. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, tri thức. Phàm cái gì thuộc về tâm mình nhận biết, biện biệt, phán đoán, toan tính, ghi nhớ được đều gọi là tri.
② Biết nhau, bè bạn chơi với nhau gọi là tri giao .
③ Hiểu biết.
④ Muốn.
⑤ Ghi nhớ.
⑥ Sánh ngang, đôi.
⑦ Khỏi.
⑧ Làm chủ, như tri phủ chức chủ một phủ, tri huyện chức chủ một huyện, v.v.
⑨ Tri ngộ, được người ta biết mà đề bạt mình lên gọi là thụ tri .
⑩ Một âm là trí. Trí khôn, trí tuệ, cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết: Theo (chỗ) tôi biết; Biết lỗi;
② Cho biết: Thông tri, thông báo cho biết;
③ Tri thức, sự hiểu biết: Vô học thức, kém hiểu biết; Tri thức khoa học; ? Ai cho ngươi là có sự biết nhiều? (Liệt tử);
④ (văn) Người tri kỉ: Ngậm nước mắt mà tìm những người tri kỉ mới (Bão Chiếu: Vịnh song yến);
⑤ (văn) Tri giác, cảm giác: Những thứ như tay có thể có cảm giác đau đớn ngứa ngáy nhưng không thể có khả năng phân biệt phải trái được (Phạm Chẩn: Thần diệt luận);
⑥ (văn) Qua lại, giao thiệp: Vì vậy đoạn tuyệt qua lại với các tân khách (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư);
⑦ (văn) Chủ trì, trông coi: Có lẽ Tử Sản sẽ chủ trì chính sự (Tả truyện: Tương công nhị thập lục niên);
⑧ (văn) Biểu hiện ra ngoài, hiện ra: Văn Hầu không vui, hiện ra nét mặt (Lã thị Xuân thu);
⑨ (cũ) Tên chức quan đứng đầu một phủ hay một huyện: Tri phủ, quan phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết — Sự hiểu biết — Một âm là Trí, dùng như chữ Trí .

Từ ghép 42

trí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết, hiểu. ◇ Cổ huấn "Lộ diêu tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm" , Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới thấy lòng người.
2. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Loan tử chi tương tự giả, duy kì mẫu năng tri chi" 孿, (Tu vụ ) Con sinh đôi thì giống nhau, chỉ có mẹ chúng mới phân biệt được.
3. (Động) Biết nhau, qua lại, giao thiệp. ◎ Như: "tri giao" giao thiệp, tương giao.
4. (Động) Nhận ra mà đề bạt, tri ngộ. ◇ Sầm Tham : "Hà hạnh nhất thư sanh, Hốt mông quốc sĩ tri" , (Bắc đình tây giao 西) May sao một thư sinh, Bỗng được nhờ bậc quốc sĩ nhận ra (tài năng).
5. (Động) Làm chủ, cầm đầu, chưởng quản. ◇ Quốc ngữ : "Hữu năng trợ quả nhân mưu nhi thối Ngô giả, ngô dữ chi cộng tri Việt quốc chi chánh" 退, (Việt ngữ ) Ai có thể giúp quả nhân mưu đánh lùi quân Ngô, ta sẽ cùng người ấy cai trị nước Việt.
6. (Danh) Kiến thức, học vấn. ◎ Như: "cầu tri" tìm tòi học hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
7. (Danh) Ý thức, cảm giác. ◇ Tuân Tử : "Thảo mộc hữu sanh nhi vô tri" (Vương chế ) Cây cỏ có sinh sống nhưng không có ý thức, cảm giác.
8. (Danh) Bạn bè, bằng hữu, tri kỉ. ◎ Như: "cố tri" bạn cũ.
9. Một âm là "trí". (Danh) Trí khôn, trí tuệ. § Thông "trí" . ◇ Luận Ngữ : "Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân yên đắc trí?" , (Lí nhân ) Chỗ ở có đức nhân là chỗ tốt, chọn chỗ ở mà không chọn nơi có đức nhân thì sao gọi là sáng suốt được (tức là có trí tuệ)?
10. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khôn ngoan, thông minh, trí tuệ, trí (dùng như , bộ ): Kẻ trí thấy trước được sự việc lúc chưa phát sinh (Thương Quân thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Trí — Xem Tri.

Từ ghép 3

xảo
qiǎo ㄑㄧㄠˇ

xảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khéo léo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thông minh, linh hoạt. ◎ Như: "linh xảo" bén nhạy.
2. (Tính) Khéo, giỏi. ◎ Như: "xảo thủ" khéo tay.
3. (Tính) Tươi, đẹp. ◎ Như: "xảo tiếu" tươi cười.
4. (Tính) Giả dối, hư ngụy. ◎ Như: "xảo ngôn" lời nói dối.
5. (Tính) Giá rẻ. ◇ Lưu Đại Bạch : "Hoa nhi chân hảo, Giá nhi chân xảo, Xuân quang tiện mại bằng nhân yếu" , , (Mại hoa nữ ).
6. (Danh) Tài khéo, tài nghệ. ◇ Nguyễn Du : "Thiên cơ vạn xảo tận thành không" (Đồng Tước đài ) Rốt cuộc muôn khéo nghìn khôn cũng thành không tất cả.
7. (Danh) Tục quen cứ đến ngày 7 tháng 7 làm cỗ bàn cầu cúng hai ngôi sao "Khiên Ngưu" và "Chức Nữ" để xin ban tài khéo cho đàn bà con gái gọi là "khất xảo" . Tục gọi tháng 7 là "xảo nguyệt" là bởi đó.
8. (Phó) Vừa hay, đúng lúc, tình cờ, ngẫu nhiên. ◎ Như: "thấu xảo" không hẹn mà gặp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khả xảo Phượng Thư chi huynh Vương Nhân dã chánh tiến kinh" (Đệ tứ thập cửu hồi) Đúng lúc anh Phượng Thư là Vương Nhân cũng lên kinh đô.

Từ điển Thiều Chửu

① Khéo.
② Tươi, như xảo tiếu cười tươi.
③ Dối giả, như xảo ngôn nói dối giả.
④ Vừa hay, như thấu xảo không hẹn mà gặp.
⑤ Tục quen cứ đến ngày 7 tháng 7 làm cỗ bàn cầu cúng hai ngôi sao Khiên-ngưu Chức-nữ để xin ban tài khéo cho đàn bà con gái gọi là khất xảo . Tục gọi tháng 7 là xảo nguyệt là bởi đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khéo, khéo léo, tài khéo: Anh ấy rất khéo tay; Xin tài khéo (tục lệ đến ngày 7 tháng 7 cầu cúng hai ngôi sao Khiên Ngưu và Chức Nữ, để xin ban tài khéo cho đàn bà con gái);
② Vừa đúng lúc, vừa vặn: Đến vừa đúng lúc;
③ (văn) Tươi xinh: Cười tươi;
④ (văn) Giả dối: Lời nói giả dối;
⑤ 【】xảo nguyệt [qiăo yuè] (Tên gọi khác của) tháng Bảy âm lịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khéo léo — Cái tài khéo — Không hẹn mà gặp. Đúng lúc. Vừa khéo.

Từ ghép 34

hộ
hù ㄏㄨˋ

hộ

phồn thể

Từ điển phổ thông

che chở, bảo vệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp đỡ. ◎ Như: "cứu hộ" cứu giúp.
2. (Động) Che chở, giữ gìn. ◎ Như: "hộ vệ" bảo vệ, "bảo hộ" che chở giữ gìn, "ái hộ" yêu mến che chở. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tinh tiến trì tịnh giới, Do như hộ minh châu" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tinh tiến giữ tịnh giới, Như giữ ngọc sáng.
3. (Động) Che đậy, bênh vực. ◎ Như: "đản hộ" bênh vực che đậy, "hộ đoản" bào chữa, che giấu khuyết điểm.
4. (Tính) Đóng kín, dán kín. ◎ Như: "hộ phong" tờ thư dán kín.

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp đỡ. Như hộ vệ , bảo hộ , v.v.
② Che chở. Như đản hộ bênh vực che chở cho. Tờ bồi phong kín cũng gọi là hộ. Như hộ phong .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữ (gìn), (bảo) hộ: Bảo hộ, giữ gìn;
② Che (chở): Che chở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ — Trông nom, che chở.

Từ ghép 30

ngân, ngôn
yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ, yín ㄧㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngân — Một âm là Ngôn.

ngôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. lời nói

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lời, ngôn (ngữ): Phát ngôn; Cô ấy biết nói ba ngôn ngữ; Lời dẫn;
② Nói: Biết gì nói hết;
③ Ngôn, chữ: Thơ ngũ ngôn, thơ năm chữ; Toàn sách có độ năm trăm ngàn chữ;
④ (văn) Bàn bạc;
⑤ (văn) Trợ từ đầu câu (phát ngữ từ, không dịch): Thưa với bà thầy (Thi Kinh);
⑥ [Yán] (Họ) Ngôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói — Nói — Một âu văn — Một chữ. Td: Thất ngôn ( bảy chữ ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngôn.

Từ ghép 111

ác ngôn 惡言bỉ ngôn 鄙言biện ngôn 弁言cách ngôn 格言cam ngôn 甘言cầm ngôn 禽言cẩu ngôn 苟言chánh ngôn 正言châm ngôn 箴言châm ngôn 針言chân ngôn 真言chân ngôn tông 真言宗chất ngôn 質言chí ngôn 至言chuế ngôn 贅言cổ ngôn 瞽言cuồng ngôn 狂言danh ngôn 名言dao ngôn 謠言dẫn ngôn 引言di ngôn 遺言du ngôn 游言dung ngôn 庸言dự ngôn 豫言dương ngôn 揚言đa ngôn 多言đại ngôn 大言đản ngôn 誕言đạt ngôn 達言đoạn ngôn 断言đoạn ngôn 斷言hí ngôn 戲言hoa ngôn 花言hoa ngôn 華言hư ngôn 虛言khổ ngôn 苦言không ngôn 空言kim ngôn 金言lập ngôn 立言lệ ngôn 例言loạn ngôn 亂言luận ngôn 論言lư ngôn 臚言lưu ngôn 流言mạn ngôn 漫言minh ngôn 明言ngạn ngôn 諺言ngoa ngôn 訛言ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngôn hành 言行ngôn luận 言論ngôn ngữ 言語ngôn từ 言詞ngũ ngôn 五言ngụ ngôn 寓言ngụy ngôn 偽言nhã ngôn 雅言nhất ngôn 一言nhĩ ngôn 邇言oán ngôn 怨言phao ngôn 拋言pháp ngôn 法言phát ngôn 發言phát ngôn nhân 發言人phẫn ngôn 憤言phỉ ngôn 誹言phóng ngôn 放言phù ngôn 浮言phương ngôn 方言quả ngôn 寡言quái ngôn 怪言quát ngôn 括言quần ngôn 羣言sàm ngôn 儳言sàm ngôn 讒言sảng ngôn 爽言sát ngôn 察言sấm ngôn 讖言sô ngôn 芻言sức ngôn 飾言tạo dao ngôn 造謠言tạo ngôn 造言tận ngôn 盡言thác ngôn 託言thận ngôn 慎言thất ngôn 七言thỉ ngôn 矢言thông ngôn 通言tiền ngôn 前言trách ngôn 責言trình thức ngữ ngôn 程式語言trình thức ngữ ngôn 程式语言trung ngôn 忠言trực ngôn 直言tuyên ngôn 宣言tự ngôn 序言tự ngôn 緖言ước ngôn 約言vạn ngôn thư 萬言書vệ ngôn 躗言vi ngôn 微言vi ngôn 違言võng ngôn 誷言vu ngôn 誣言xảo ngôn 巧言xúc ngôn 觸言xương ngôn 昌言ý tại ngôn ngoại 意在言外yêu ngôn 妖言yếu ngôn 要言yêu ngôn 訞言
quan
guān ㄍㄨㄢ

quan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quan, người làm việc cho nhà nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người giữ một chức việc cho nhà nước, công chức. ◎ Như: "huyện quan" quan huyện, "tham quan ô lại" quan lại tham ô.
2. (Danh) Chỗ làm việc của quan lại. ◇ Luận Ngữ : Tử "Bất kiến tông miếu chi mĩ, bách quan chi phú" , (Tử Trương ) Không trông thấy những cái đẹp trong tôn miếu, những cái giàu sang của các cung điện.
3. (Danh) Chức vị. ◎ Như: "từ quan quy ẩn" bỏ chức vị về ở ẩn.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người. ◎ Như: "khán quan" quý khán giả, "khách quan" quý quan khách.
5. (Danh) Bộ phận có nhiệm vụ rõ rệt, công năng riêng trong cơ thể. ◎ Như: "khí quan" cơ quan trong thân thể (tiêu hóa, bài tiết, v.v.), "cảm quan" cơ quan cảm giác, "ngũ quan" năm cơ quan chính (tai, mắt, miệng, mũi, tim).
6. (Danh) Họ "Quan".
7. (Tính) Công, thuộc về nhà nước, của chính phủ. ◎ Như: "quan điền" ruộng công, "quan phí" chi phí của nhà nước.
8. (Động) Trao chức quan, giao phó nhiệm vụ. ◇ Tào Tháo : "Cố minh quân bất quan vô công chi thần, bất thưởng bất chiến chi sĩ" , (Luận lại sĩ hành năng lệnh ) Cho nên bậc vua sáng suốt không phong chức cho bề tôi không có công, không tưởng thưởng cho người không chiến đấu.
9. (Động) Nhậm chức.

Từ điển Thiều Chửu

① Chức quan, mỗi người giữ một việc gì để trị nước gọi là quan.
② Ngôi quan, chỗ ngồi làm việc ở trong triều đình gọi là quan.
⑧ Công, cái gì thuộc về của công nhà nước gọi là quan, như quan điền ruộng công.
④ Cơ quan, như: tai, mắt, miệng, mũi, tim là ngũ quan của người ta, nghĩa là mỗi cái đều giữ một chức trách vậy.
⑤ Ðược việc, yên việc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan: Quan lớn; Làm quan;
② (cũ) Nhà nước, quan, chung, công: Nhà nước lập; Chi phí của chính phủ (nhà nước); Ruộng công;
③ Khí quan: Giác quan; Ngũ quan;
④ (văn) Được việc, yên việc;
⑤ [Guan] (Họ) Quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người làm việc triều đình, việc nước. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Một ngọn đèn xanh một quyển vàng, Bốn con làm lính bố làm quan « — Thuộc về việc chung, việc triều đình quốc gia — Người đứng đầu một công việc — Một bộ phận cơ thể, có sinh hoạt riêng. Td: Ngũ quan , Giác quan — Một tổ chức của quốc gia, lo riêng một công việc gì cho quốc gia. Td: Cơ quan .

Từ ghép 113

âm quan 陰官ấn quan 印官bá quan 百官bách quan 百官bái quan 拜官bãi quan 罷官bài tiết khí quan 排泄器官bản quan 板官cảm quan 感官cảnh quan 警官cao quan 高官châu quan 州官cư quan 居官đạt quan 達官đương quan 當官gia quan 加官hạ quan 下官hoạn quan 宦官học quan 學官huyện quan 縣官khí quan 器官lục quan 六官mãi quan 買官mạt quan 末官miễn quan 免官ngoại quan 外官ngũ quan 五官nhạc quan 樂官nhàn quan 閒官nhũng quan 宂官nội quan 內官pháp quan 法官phó quan 赴官phủ quan 府官quan ấn 官印quan báo 官報quan biện 官辦quan binh 官兵quan bổng 官棒quan chế 官制quan chức 官職quan dạng 官樣quan diêm 官鹽quan đạo 官道quan đẳng 官等quan địa 官地quan điền 官田quan giá 官價quan giai 官階quan hàm 官銜quan huống 官况quan khách 官客quan khóa 官課quan kỹ 官妓quan kỷ 官紀quan lại 官吏quan lang 官郎quan lập 官立quan liêu 官僚quan lộ 官路quan lộc 官祿quan mại 官賣quan năng 官能quan nha 官衙quan pháp 官法quan phẩm 官品quan phiệt 官閥quan phục 官服quan phương 官方quan quân 官軍quan quy 官規quan quyền 官權quan sản 官產quan sự 官事quan tào 官曹quan thân 官紳quan thoại 官話quan thuộc 官屬quan thứ 官次quan thự 官署quan tịch 官籍quan trật 官秩quan trình 官程quan trường 官場quan tuyển 官選quan tư 官資quan tước 官爵quan viên 官员quan viên 官員quan xích 官尺quân quan 軍官quận quan 郡官quy quan 歸官quý quan 貴官quyên quan 捐官sĩ quan 士官sử quan 史官tạ quan 謝官tại quan 在官tản quan 散官thăng quan 升官thiên quan 千官thổ quan 土官thượng quan 上官tiến quan 進官trưởng quan 長官từ quan 辭官văn quan 文官vấn quan 問官vị quan 味官viên quan 園官vũ quan 武官xúc quan 觸官
chương
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

chương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chương (sách)
2. trật tự mạch lạc
3. điều lệ
4. con dấu
5. huy chương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Văn tự viết thành bài, thành thiên. ◎ Như: "văn chương" bài văn, "hạ bút thành chương" viết ra liền thành bài văn.
2. (Danh) Tên thể văn, một loại sớ dâng lên vua. ◇ Thái Ung : "Phàm quần thần thượng thư ư thiên tử giả hữu tứ danh: nhất viết chương, nhị viết tấu, tam viết biểu, tứ viết bác nghị" : , , , (Độc đoán ) Phàm quần thần dâng thư lên thiên tử, có bốn loại: một là chương, hai là tấu, ba là biểu, bốn là bác nghị. ◎ Như: "tấu chương" sớ tâu, "phong chương" sớ tâu kín, "đàn chương" sớ hặc.
3. (Danh) Văn vẻ, màu sắc. ◎ Như: "phỉ nhiên thành chương" rõ rệt nên văn vẻ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương" , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho đoạn, mạch trong bài văn, trong sách. ◎ Như: "toàn thư cộng phân nhị thập ngũ chương" cả cuốn sách chia ra làm hai mươi lăm chương.
5. (Danh) Điều lí, thứ tự. ◎ Như: "tạp loạn vô chương" lộn xộn không có thứ tự.
6. (Danh) Điều lệ. ◇ Sử Kí : "Dữ phụ lão ước, pháp tam chương nhĩ: Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội. Dư tất trừ khử Tần pháp" , : , . (Cao Tổ bản kỉ ) Ta ước định với các vị phụ lão, ba điều mà thôi: Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì theo tội mà xử. Ngoài ra, bỏ hết luật pháp của Tần.
7. (Danh) Con dấu, ấn tín. ◎ Như: "tư chương" dấu cá nhân, "đồ chương" con dấu, ấn tín.
8. (Danh) Huy hiệu, băng, ngù. ◎ Như: "huy chương" huy hiệu, "huân chương" huy hiệu cho người có công, "tí chương" cấp hiệu đeo trên cánh tay, "kiên chương" ngù hiệu đeo ở vai, "mạo chương" lon trên mũ.
9. (Danh) Chữ "chương", lối chữ lệ biến thể.
10. (Danh) Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một "chương".
11. (Danh) Họ "Chương".
12. (Động) Biểu dương, hiển dương. ◇ Sử Kí : "Dĩ chương hữu đức" (Vệ Khang Thúc thế gia ) Để biểu dương người có đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Văn chương, chương mạch.
② Văn vẻ, như phỉ nhiên thành chương rõ rệt nên văn vẻ.
③ Phân minh, đời xưa chế ra quần áo để phân biệt kẻ sang người hèn gọi là chương, như bây giờ gọi những mề đay là huân chương , cái ngù ở vai là kiên chương , cái lon ở mũ là mạo chương đều là noi nghĩa ấy cả.
④ Văn của quần thần dâng cho vua cũng gọi là chương, như tấu chương sớ tâu, phong chương sớ tâu kín, đàn chương sớ hặc, v.v.
⑤ Ðiều, như ước pháp tam chương ước phép ba điều.
⑥ Chương trình, định ra từng điều để coi đó mà làm việc gọi là chương trình .
⑦ In, như đồ chương tranh in.
⑧ Lối chữ chương, lối chữ lệ biến ra.
⑨ Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một chương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chương, bài: Cả bộ sách chia làm 6 chương; Kết cấu của bài văn;
② Chương trình, điều lệ, kế hoạch, trật tự: Điều lệ vắn tắt; Lộn xộn không có kế hoạch (trật tự);
③ Dấu: Dấu cá nhân; Đóng dấu;
④ Huy hiệu, huy chương, băng: Huy chương; Cấp hiệu đeo ở vai; Băng tay;
⑤ (văn) Văn chương, văn vẻ: Rõ rệt thành văn vẻ;
⑥ (văn) Văn của quần thần dâng lên vua: Sớ tâu;
⑦ (văn) Điều: Ba điều;
⑧ Lối chữ chương (từ chữ lệ biến ra);
⑨ Mười chín năm (theo lịch pháp thời xưa);
⑩ [Zhang] (Họ) Chương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa. Chẳng hạn Văn chương ( đẹp sáng ) — Lá thư của bề tôi dâng lên vua — Đường lối sắp đặt trước. Chẳng hạn Chương trình — Một phần trong cuốn sách.

Từ ghép 34

thư
shū ㄕㄨ

thư

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sách
2. thư tín

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách. ◎ Như: "giáo khoa thư" sách giáo khoa, "bách khoa toàn thư" sách từ điển bách khoa.
2. (Danh) Thư tín. ◎ Như: "gia thư" thư nhà. ◇ Đỗ Phủ : "Nhất nam phụ thư chí, Nhị nam tân chiến tử" , (Thạch hào lại ) Một đứa con trai gởi thư đến, (Báo tin) hai đứa con trai kia vừa tử trận.
3. (Danh) Lối chữ Hán. ◎ Như: "thảo thư" chữ thảo, "khải thư" chữ chân, "lệ thư" lối chữ lệ.
4. (Danh) Cách cấu tạo chữ Hán. § Xem "lục thư" .
5. (Danh) Đơn, giấy tờ, văn kiện. ◎ Như: "chứng thư" giấy chứng nhận, "thân thỉnh thư" đơn xin.
6. (Danh) Tên gọi tắt của kinh "Thượng Thư" .
7. (Danh) Họ "Thư".
8. (Động) Viết. ◎ Như: "thỉnh dĩ Trung văn thư tả" xin viết bằng Trung văn.
9. (Động) Ghi chép.

Từ điển Thiều Chửu

① Sách.
② Ghi chép, viết.
③ Thư tín, như thướng thư dâng thơ.
④ Chữ, như thư pháp phép viết chữ, biết tinh tường các lối chữ gọi là thư gia .
⑤ Kinh thư, gọi tắt tên kinh Thượng thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sách: Mua mấy quyển sách;
② Thư: Thư nhà; Viết thư trình lên;
③ Văn kiện, giấy tờ, giấy, đơn: Chứng minh thư, giấy chứng nhận; Đơn xin;
④ Viết: Viết;
⑤ Chữ, kiểu chữ: Kiểu chữ khải;
⑥ Kinh Thư (nói tắt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết ra. Ghi chép — Sách vở — Tên một bộ sách trong Ngũ kinh của Trung Hoa, tức kinh Thư — Lá thơ trao đổi tin tức. Đoạn trường tân thanh : » Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang «.

Từ ghép 101

án thư 案書ánh nguyệt độc thư 映月讀書ánh tuyết độc thư 映雪讀書bạ thư 簿書bạch diện thư sanh 白面書生bách khoa toàn thư 百科全書bạch thư 帛書bàng hành thư 旁行書báng thư 謗書bảo thư 寶書bí thư 祕書binh thư 兵書binh thư yếu lược 兵書要略bộ thư 簿書bội thư 揹書cầm kì thư họa 琴棋書畫cầm thư 琴書cấm thư 禁書chẩm kinh tạ thư 枕經藉書chiến thư 戰書chiếu thư 詔書chúc thư 囑書chứng thư 證書công thư 攻書cựu ước toàn thư 舊約全書dâm thư 淫書dật thư 逸書di thư 遺書đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đồ thư 圖書đồ thư quán 圖書舘đồ thư quán 圖書館độc thư 讀書gia thư 家書giác thư 覺書hà đồ lạc thư 河圖洛書hôn thư 婚書hưu thư 休書khải thư 楷書kháng thư 抗書khánh trúc nan thư 罄竹難書khoán thư 券書lai thư 來書lệ thư 隸書lịch thư 曆書lục thư 六書mật thư 密書ngụy thư 偽書niệm thư 唸書phân thư 分書phần thư 焚書phần thư khanh nho 焚書坑儒phi thư 飛書quân thư 軍書quần thư khảo biện 羣書考辦sái thư 曬書sắc thư 敕書tàng thư viện 藏書院thi thư 詩書thư cục 書局thư diện 書面thư dung 書傭thư điếm 書店thư đố 書蠧thư đồng 書童thư đồng 書筒thư giá 書架thư hàm 書函thư hiên 書軒thư hương 書香thư hương thế gia 書香世家thư khố 書庫thư kí 書記thư kiếm 書劍thư ký 書記thư lại 書吏thư pháp 書法thư phong 書封thư phòng 書房thư quán 書舘thư quyển 書卷thư sinh 書生thư song 書窻thư tịch 書籍thư tín 書信thư trác 書桌thư trai 書齋thư viện 書院thư xã 書社thượng thư 尚書tiễn thư 箭書tiệp thư 捷書tình thư 情書tùng thư 叢書tứ thư 四書tứ thư thuyết ước 四說書約vạn ngôn thư 萬言書văn thư 文書vĩ thư 緯書xá thư 赦書yêu thư 妖書
chuyên
zhuān ㄓㄨㄢ

chuyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chú ý hết cả vào một việc
2. chỉ có một, duy nhất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tập trung tâm chí, chú ý hết sức vào một việc. ◎ Như: "chuyên tâm" tâm chí tập trung vào một việc. ◇ Vương An Thạch : "Phù nhân chi tài, thành ư chuyên nhi hủy ư tạp" , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ).
2. (Tính) Một mình, đơn độc. ◎ Như: "chuyên mĩ" đẹp có một, "chuyên lợi" lợi chỉ một mình được; quyền hưởng lợi cho người phát minh sáng chế (luật).
3. (Tính) Đặc biệt. ◎ Như: "chuyên trường" sở trường chuyên môn, học vấn tài năng đặc biệt về một ngành.
4. (Tính) Chính.
5. (Tính) Nhỏ hẹp. ◇ Diệp Thích : "Địa hiệp nhi chuyên, dân đa nhi bần" , (Túy nhạc đình kí ).
6. (Tính) Trung hậu, thành thật. ◇ Diệp Thích : "Cái kì tục phác nhi chuyên, hòa nhi tĩnh" , (Trường khê tu học kí ).
7. (Tính) Đầy, mãn. ◇ Tư Mã Quang chế chiếu : "Khanh văn học cao nhất thì, danh dự chuyên tứ hải" (Tứ tham tri chánh sự Vương An Thạch khất thối bất duẫn phê đáp 退).
8. (Tính) Béo dày, phì hậu. ◇ Nghi lễ : "Dụng chuyên phu vi chiết trở" (Sĩ ngu lễ ).
9. (Tính) Ngay, đều.
10. (Động) Chủ trì.
11. (Động) Chiếm riêng, nắm trọn hết. ◎ Như: "chuyên chánh" nắm hết quyền chính, độc tài. ◇ Hán Thư : "Quang chuyên quyền tự tứ" (Hoắc Quang truyện ) Quang chiếm riêng hết quyền hành, tự tiện phóng túng.
12. (Phó) Một cách đặc biệt. ◎ Như: "hạn thì chuyên tống" thời hạn phân phát đặc biệt.
13. (Phó) Một cách đơn độc, chỉ một. ◎ Như: "chuyên đoán" độc đoán hành sự.
14. (Danh) Họ "Chuyên".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú: Chuyên (môn) làm công tác nghiên cứu; Người này chuyên lừa lọc người khác; Có người họ Tưởng, chuyên về mối lợi đó đã ba đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); Mong ông chuyên chú vào việc đánh Tề, đừng lo nghĩ gì khác (Chiến quốc sách);
② Riêng, đặc biệt, chỉ có một, độc chiếm;
③ (văn) Chuyên quyền, lộng quyền: Thái Trọng chuyên quyền, Trịnh Bá lo về việc đó (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự mình — Một mình — Riêng về việc gì — Chăm chỉ — Thành thật — Danh từ quân sự thời cổ, một đoàn xe đánh trận, gồm 81 chiếc, gọi là một chuyên.

Từ ghép 35

trương, trướng
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

trương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. treo lên, giương lên
2. sao Trương (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương dây cung, căng dây cung. ◎ Như: "trương cung" giương cung.
2. (Động) Căng dây gắn vào đàn. ◇ Hán Thư : "Cầm sắt bất điều, thậm giả tất giải nhi canh trương chi, nãi khả cổ dã" 調, , (Đổng Trọng Thư truyện ) Đàn không hợp điệu, đến nỗi phải tháo ra thay dây vào, mới gảy được.
3. (Động) Thay đổi, sửa đổi. ◎ Như: "canh trương" sửa đổi.
4. (Động) Mở ra, căng ra, triển khai. ◎ Như: "trương mục" mở to mắt, trợn mắt. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
5. (Động) Khoe khoang, khoa đại. ◎ Như: "khoa trương" khoe khoang.
6. (Động) Làm cho lớn ra, khuếch đại. ◇ Tân Đường Thư : "Đại quân cổ táo dĩ trương ngô khí" (Lí Quang Bật truyện ) Ba quân đánh trống rầm rĩ làm ta hăng hái thêm.
7. (Động) Phô bày, thiết trí. ◎ Như: "trương ẩm" đặt tiệc rượu, "trương nhạc" mở cuộc âm nhạc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đương nhật sát ngưu tể mã, đại trương diên tịch" , (Đệ tam thập tứ hồi) Hôm đó giết bò mổ ngựa, bày tiệc rất to.
8. (Động) Giăng lưới để bắt chim muông.
9. (Động) Dòm, ngó. ◎ Như: "đông trương tây vọng" 西 nhìn ngược nhìn xuôi. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá nhân, tham đầu tham não, tại na lí trương vọng" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ thấy một người, thò đầu vươn cổ, ở trong đó đang dòm ngó rình mò.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho vật gì mở ra, căng ra được. ◎ Như: "nhất trương cung" một cái cung, "lưỡng trương chủy" hai cái mõm. (2) Đơn vị dùng cho vật có mặt phẳng. ◎ Như: "nhất trương chỉ" một tờ giấy, "lưỡng trương trác tử" hai cái bàn.
11. (Danh) Ý kiến, ý chí. ◎ Như: "chủ trương" chủ ý, chủ kiến, "thất trương thất chí" mất hết hồn trí, đầu óc hoang mang.
12. (Danh) Sao "Trương", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
13. (Danh) Họ "Trương".
14. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "kì thế phương trương" cái thế đang lớn. ◇ Thi Kinh : "Tứ mẫu dịch dịch, Khổng tu thả trương" , (Đại nhã , Hàn dịch ) Bốn con ngựa đực, Rất dài lại to.
15. Một âm là "trướng". § Thông "trướng" .
16. (Tính) Bụng đầy, bụng căng. § Thông "trướng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dương, như trương cung dương cung. Căng dây tơ vào đàn cũng gọi là trương. Sự gì cần phải cách gọi là canh trương , nghĩa là phải thay đổi lại như đàn hỏng dây phải căng dây khác.
② Lớn, như kì thế phương trương thửa thế đang lớn.
③ Phô trương, như trương hoàng , phô trương , v.v. Tính tình ngang trái gọi là quai trương , ý khí nông nổi gọi là hiêu trương , dối giả đa đoan gọi là chu trương cùng theo một nghĩa ấy cả.
④ Mở ra, như hấp trương đóng mở.
⑤ Ðặt, như trương ẩm đặt tiệc rượu, trương nhạc mở cuộc âm nhạc. Lấy ý mình mà xếp đặt gọi là chủ trương .
⑥ Vây bắt chim muông, nghĩa là dăng lưới để bắt cái loài chim muông, vì thế nên vơ vét tiền của cũng gọi là trương la .
⑦ Phàm vật gì căng lên lại buông xuống được đều gọi là trương. Như một cái đàn cầm gọi là trương, một mảnh giấy cũng gọi là nhất trương .
⑧ Sao Trương, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑨ Một âm là trướng, cũng như chữ trướng , cung trướng bầy đặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Há, nhe ra, mở ra, giương, trương, căng, giăng: Há mồm; Nhe răng; Giương cung bắn tên; Căng lưới đánh cá. (Ngb) Trương ra, lớn mạnh: Thế đang lớn mạnh;
② Khoe (khoang), (thổi) phồng, (phô) trương: Phô trương thanh thế; Khoa trương, thổi phồng, khoe khoang;
③ Mở: Đóng mở; Mở hàng (cửa hàng), mở đầu, mở ra;
④ Nhìn, dòm: 西 Nhìn ngược nhìn xuôi;
⑤ (loại) Tờ, cái, bức, tấm, chiếc: Hai tờ giấy; Một cái (chiếc) bàn; Hai bức tranh; Một tấm ảnh; Một chiếc chiếu;
⑥ [Zhang] Sao Trương (một ngôi sao trong nhị thập bát tú);
⑦ [Zhang] (Họ) Trương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giương rộng ra. Mở lớn ra. Td: Khai trương — Bày ra. Sắp đặt — Một trang giấy. Một tờ giấy. Đoạn trường tân thanh : » Tiên thề cùng thảo một trương « — Họ người. Thơ Lê Thánh Tông: » Miếu ai như miếu vợ chàng Trương «.

Từ ghép 19

trướng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giương dây cung, căng dây cung. ◎ Như: "trương cung" giương cung.
2. (Động) Căng dây gắn vào đàn. ◇ Hán Thư : "Cầm sắt bất điều, thậm giả tất giải nhi canh trương chi, nãi khả cổ dã" 調, , (Đổng Trọng Thư truyện ) Đàn không hợp điệu, đến nỗi phải tháo ra thay dây vào, mới gảy được.
3. (Động) Thay đổi, sửa đổi. ◎ Như: "canh trương" sửa đổi.
4. (Động) Mở ra, căng ra, triển khai. ◎ Như: "trương mục" mở to mắt, trợn mắt. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
5. (Động) Khoe khoang, khoa đại. ◎ Như: "khoa trương" khoe khoang.
6. (Động) Làm cho lớn ra, khuếch đại. ◇ Tân Đường Thư : "Đại quân cổ táo dĩ trương ngô khí" (Lí Quang Bật truyện ) Ba quân đánh trống rầm rĩ làm ta hăng hái thêm.
7. (Động) Phô bày, thiết trí. ◎ Như: "trương ẩm" đặt tiệc rượu, "trương nhạc" mở cuộc âm nhạc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đương nhật sát ngưu tể mã, đại trương diên tịch" , (Đệ tam thập tứ hồi) Hôm đó giết bò mổ ngựa, bày tiệc rất to.
8. (Động) Giăng lưới để bắt chim muông.
9. (Động) Dòm, ngó. ◎ Như: "đông trương tây vọng" 西 nhìn ngược nhìn xuôi. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá nhân, tham đầu tham não, tại na lí trương vọng" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ thấy một người, thò đầu vươn cổ, ở trong đó đang dòm ngó rình mò.
10. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho vật gì mở ra, căng ra được. ◎ Như: "nhất trương cung" một cái cung, "lưỡng trương chủy" hai cái mõm. (2) Đơn vị dùng cho vật có mặt phẳng. ◎ Như: "nhất trương chỉ" một tờ giấy, "lưỡng trương trác tử" hai cái bàn.
11. (Danh) Ý kiến, ý chí. ◎ Như: "chủ trương" chủ ý, chủ kiến, "thất trương thất chí" mất hết hồn trí, đầu óc hoang mang.
12. (Danh) Sao "Trương", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
13. (Danh) Họ "Trương".
14. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "kì thế phương trương" cái thế đang lớn. ◇ Thi Kinh : "Tứ mẫu dịch dịch, Khổng tu thả trương" , (Đại nhã , Hàn dịch ) Bốn con ngựa đực, Rất dài lại to.
15. Một âm là "trướng". § Thông "trướng" .
16. (Tính) Bụng đầy, bụng căng. § Thông "trướng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dương, như trương cung dương cung. Căng dây tơ vào đàn cũng gọi là trương. Sự gì cần phải cách gọi là canh trương , nghĩa là phải thay đổi lại như đàn hỏng dây phải căng dây khác.
② Lớn, như kì thế phương trương thửa thế đang lớn.
③ Phô trương, như trương hoàng , phô trương , v.v. Tính tình ngang trái gọi là quai trương , ý khí nông nổi gọi là hiêu trương , dối giả đa đoan gọi là chu trương cùng theo một nghĩa ấy cả.
④ Mở ra, như hấp trương đóng mở.
⑤ Ðặt, như trương ẩm đặt tiệc rượu, trương nhạc mở cuộc âm nhạc. Lấy ý mình mà xếp đặt gọi là chủ trương .
⑥ Vây bắt chim muông, nghĩa là dăng lưới để bắt cái loài chim muông, vì thế nên vơ vét tiền của cũng gọi là trương la .
⑦ Phàm vật gì căng lên lại buông xuống được đều gọi là trương. Như một cái đàn cầm gọi là trương, một mảnh giấy cũng gọi là nhất trương .
⑧ Sao Trương, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑨ Một âm là trướng, cũng như chữ trướng , cung trướng bầy đặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bày biện sắp đặt — Tự cho mình là lớn, là giỏi — Dùng như chữ Trướng — Dùng như chữ Trướng — Một âm là Trương. Xem Trương.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.