tầm
xín ㄒㄧㄣˊ, xún ㄒㄩㄣˊ

tầm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tìm kiếm
2. đơn vị đo độ dài (bằng 8 thước Tàu cũ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm. ◎ Như: "trảo tầm" tìm kiếm. ◇ Vi Ứng Vật : "Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích" 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Động) Dùng tới, sử dụng. ◎ Như: "nhật tầm can qua" ngày ngày dùng mộc mác (khí giới để đánh nhau), "tương tầm sư yên" sẽ dùng quân vậy.
3. (Động) Vin vào, dựa vào. ◎ Như: "mạn cát diệc hữu tầm" dây sắn bò lan dựa vào.
4. (Tính) Bình thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "tầm cập" sắp kịp.
6. (Phó) Lại. ◎ Như: "tầm minh" lại đính lời thề cũ.
7. (Phó) Dần dần. ◎ Như: "bạch phát xâm tầm" tóc đã bạc dần.
8. (Phó) Thường, thường hay. ◇ Đỗ Phủ : "Kì Vương trạch lí tầm thường kiến, Thôi Cửu đường tiền kỉ độ văn" , (Giang Nam phùng Lí Quy Niên ) Thường gặp tại nhà Kì Vương, Đã mấy lần được nghe danh ở nhà Thôi Cửu.
9. (Liên) Chẳng bao lâu, rồi. ◇ Hậu Hán Thư : "Phục vi quận Tây môn đình trưởng, tầm chuyển công tào" 西, (Tuân Hàn Chung Trần liệt truyện ) Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, chẳng bao lâu đổi làm Công tào.
10. (Danh) Lượng từ: đơn vị đo chiều dài ngày xưa, bằng tám "xích" (thước). ◇ Lưu Vũ Tích : "Thiên tầm thiết tỏa trầm giang để, Nhất phiến hàng phan xuất Thạch Đầu" , (Tây Tái san hoài cổ 西) (Quân Ngô đặt) nghìn tầm xích sắt chìm ở đáy sông, (Nhưng tướng quân đã thắng trận), một lá cờ hàng (của quân địch) ló ra ở thành Thạch Đầu.
11. (Danh) Họ "Tầm".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm.
② Cái tầm, tám thước gọi là một tầm.
③ Vẫn, như vật tầm can qua ngày vẫn đánh nhau.
④ Bỗng, sắp, như tầm cập sắp kịp, bạch phát xâm tầm tóc đã bạc đầu, nghĩa là sắp già.
⑤ Lại, như tầm minh lại đính lời thề cũ.
⑥ Dùng, như tương tầm sư yên sẽ dùng quân vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tìm. Như [xún] nghĩa ①. Xem [xún].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tìm, kiếm: Tìm người;
② Xét tìm;
③ (văn) Dựa vào, vin vào: Dây sắn bò lan cũng có dựa vào (Lục Cơ: Bi chiến hành);
④ (văn) Dùng: Ba năm sau sẽ dùng quân vậy (Tả truyện: Hi công ngũ niên);
⑤ (văn) Hâm nóng lại (như , bộ );
⑥ (văn) Chẳng bao lâu, rồi: 西 Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, rồi (chẳng bao lâu) đổi làm Công tào (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Sắp: Sắp kịp; Tóc đã bạc dần (sắp già);
⑧ (văn) Lại: Lại đính lời thề cũ;
⑨ (văn) Vẫn: Ngày ngày vẫn đánh nhau;
⑩ Tầm (một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước);
⑪ [Xun] (Họ) Tầm. Xem [xín]

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm — Tên một đơn vị đo chiều dài thời cổ, bằng 8 thước ta — Ta còn hiểu là vóc dáng, bề cao của một người. Td: Tầm vóc — Ta còn hiểu là cái mức đạt tới. Td: Tầm mức.

Từ ghép 21

uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uẩn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

ôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hòa, điềm đạm, êm dịu: Ôn hòa và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp ( trái với lạnh ). Thơ Bà Huyện Thanh quan có câu: » Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn « — Sưởi ấm — Tìm kiếm, nhắc lại việc cũ — Chỉ tính êm đềm — Bệnh sống sót — Danh từ Đông y, chỉ sự bổ dưỡng — Tên người, tức Phan Huy Ôn, 1755 – 1786, danh sĩ đời Lê, tự là Hòa Phủ, hiệu là Chỉ Am, người xã Thu hoạch, huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh, đậu tiến sĩ năm 1780, niên hiệu Cảnh hưng thứ 41 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc đồng tại các tỉnh Sơn Tây, rồi Thái nguyên, được phong tước Mĩ xuyên Bá. Các tác phẩm biên khảo bằng chữ Hán có Thiên nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, và Khoa bảng tiêu kì.

Từ ghép 31

nghiêm
yán ㄧㄢˊ

nghiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kín, chặt chẽ
2. nghiêm khắc
3. rất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khẩn cấp, cấp bách, gấp rút. ◎ Như: "sự thái nghiêm trọng" sự tình quan trọng gấp rút. ◇ Mạnh Tử : "Sự nghiêm, Ngu bất cảm thỉnh" , (Công Tôn Sửu hạ ) Việc khẩn cấp, Ngu này không dám mời.
2. (Tính) Kín, chặt, khẩn mật. ◎ Như: "môn cấm sâm nghiêm" cửa lối ra vào canh giữ chặt chẽ.
3. (Tính) Khe khắt, gắt gao. ◇ Tây sương kí 西: "Yêm phu nhân trị gia nghiêm túc" (Đệ nhất bổn , Đệ nhị chiết) Bà lớn nhà tôi coi giữ phép nhà rất ngặt.
4. (Tính) Hà khắc, tàn ác. ◎ Như: "nghiêm hình" hình phạt tàn khốc. ◇ Hán Thư : "Pháp gia nghiêm nhi thiểu ân" (Tư Mã Thiên truyện ) Pháp gia (chủ trương dùng hình pháp) khắc nghìệt mà ít ân đức.
5. (Tính) Cung kính, đoan trang. ◎ Như: "nghiêm túc" trang nghiêm kính cẩn, "trang nghiêm" cung kính chỉnh tề.
6. (Tính) Dữ, mạnh, mãnh liệt. ◎ Như: "nghiêm hàn" lạnh dữ dội. ◇ Lí Hạ : "Vi quân khởi xướng trường tương tư, Liêm ngoại nghiêm sương giai đảo phi" , (Dạ tọa ngâm ) Vì chàng ca lên bài trường tương tư, Ngoài rèm sương buốt cùng bay loạn.
7. (Danh) Sự ngay ngắn oai nghi. ◎ Như: "uy nghiêm" oai nghi.
8. (Danh) Tiếng gọi cha mình. ◎ Như: "gia nghiêm" , "lệnh nghiêm" .
9. (Danh) Tình trạng canh phòng chặt chẽ. ◎ Như: "giới nghiêm" .
10. (Danh) Họ "Nghiêm".
11. (Động) Sợ, úy cụ. ◇ Mạnh Tử : "Vô nghiêm chư hầu, ác thanh chí, tất phản chi" , , (Công Tôn Sửu thượng ) Không sợ chư hầu, lời nói xấu đến, tất phản lại.
12. (Động) Tôn kính, tôn sùng. ◇ Lễ Kí : "Nghiêm sư vi nan" (Học kí ) Tôn kính thầy là điều khó làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêm, có cái oai nghi đáng sợ.
② Sợ.
③ Nghiêm ngặt, như cẩn nghiêm , nghiêm mật , v.v.
④ Nghiêm phong, giặc đến phải phòng bị kĩ gọi là giới nghiêm , giặc lui lại thôi gọi là giải nghiêm .
⑤ Dữ lắm, như nghiêm sương sương xuống buốt dữ, nghiêm hàn rét dữ, v.v.
⑥ Tôn kính, như tục gọi bố là nghiêm, như gia nghiêm , cha tôi, nghiêm mệnh mệnh cha, v.v.
⑦ Hành trang.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm ngặt, nghiêm khắc, gắt gao: Kỉ luật rất nghiêm ngặt;
② Kín: Bịt kín miệng chai lại; Anh ấy kín mồm kín miệng, không hề nói bậy;
③ Phòng bị nghiêm ngặt: Giới nghiêm;
④ (văn) Gay gắt, dữ lắm: Sương xuống rất buốt; Rét dữ;
⑤ (văn) Hành trang;
⑥ (cũ) Nghiêm đường, bố, cha: Bố (cha) tôi, nghiêm phụ, nghiêm đường;
⑦ [Yán] (Họ) Nghiêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có vẻ ngoài khiến người khác nể sợ — Gấp rút — Gắt gao — Chỉ người cha.

Từ ghép 41

hưởng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ

hưởng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thết đãi long trọng
2. tế tập thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lễ thết khách trọng thể nhất gọi là "hưởng" , thứ nữa gọi là "yến" . ◇ Sử Kí : "Bách lí chi nội, ngưu tửu nhật chí, dĩ hưởng sĩ đại phu dịch binh" , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Trong vòng trăm dặm, hằng ngày, mổ bò khui rượu, thết đãi các nhân sĩ, khao thưởng quân lính.
2. (Danh) Tế hợp đồng, tế chung cả làm một gọi là "hưởng".
3. (Động) Hưởng thụ. § Thông "hưởng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thết. Lễ thết khách trọng thể nhất gọi là hưởng , thứ nữa gọi là yến .
② Tế hợp đồng, tế chung cả làm một gọi là hưởng.
③ Hưởng thụ, cùng nghĩa với chữ hưởng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thết đãi (rượu và thức ăn). (Ngr) Thỏa mãn nhu cầu (của người khác): Để thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc;
② Lễ tế chung;
③ Hưởng thụ (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiệc rượu trong làng sau khi cúng tế — Làm tiệc thết khách — Dùng như chữ Hưởng.

Từ ghép 2

cương, cường, cưỡng
jiāng ㄐㄧㄤ, jiàng ㄐㄧㄤˋ, qiáng ㄑㄧㄤˊ, qiǎng ㄑㄧㄤˇ

cương

phồn thể

Từ điển phổ thông

ranh giới đất đai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cung cứng.
2. (Danh) Họ "Cường".
3. (Tính) Mạnh khỏe, tráng kiện. § Cũng như "cường" .
4. (Động) Tăng thêm. § Cũng như "cường" .
5. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, cưỡng bách. § Cũng như "cưỡng" . ◎ Như: "cưỡng nhân sở nan" bắt ép người làm sự khó kham nổi.
6. (Phó) Hết sức, tận lực. § Cũng như "cưỡng" .
7. Lại một âm là "cương". (Danh) § Cũng như "cương" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cung cứng. Phàm cái gì có sức mạnh đều gọi là cường.
② Hơn, như sai cường nhân ý chút hơn ý người.
③ Dư sức. Phàm cái gì có thừa đều gọi là cường, như thưởng tứ bách thiên cường thưởng cho hơn trăm nghìn.
④ Không chịu theo, cùng nghĩa với chữ .
⑤ Một âm là cưỡng. gắng, miễn cưỡng, như cưỡng nhân sở nan bắt ép người làm sự khó kham nổi.
⑥ Lại một âm là cương. Cùng nghĩa với chữ cương .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức cứng của cây cung, cây nỏ — Mạnh mẽ, hưng thịnh — Thừa sức — Một âm khác là Cưỡng.

Từ ghép 5

cường

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cung cứng.
2. (Danh) Họ "Cường".
3. (Tính) Mạnh khỏe, tráng kiện. § Cũng như "cường" .
4. (Động) Tăng thêm. § Cũng như "cường" .
5. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, cưỡng bách. § Cũng như "cưỡng" . ◎ Như: "cưỡng nhân sở nan" bắt ép người làm sự khó kham nổi.
6. (Phó) Hết sức, tận lực. § Cũng như "cưỡng" .
7. Lại một âm là "cương". (Danh) § Cũng như "cương" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cung cứng. Phàm cái gì có sức mạnh đều gọi là cường.
② Hơn, như sai cường nhân ý chút hơn ý người.
③ Dư sức. Phàm cái gì có thừa đều gọi là cường, như thưởng tứ bách thiên cường thưởng cho hơn trăm nghìn.
④ Không chịu theo, cùng nghĩa với chữ .
⑤ Một âm là cưỡng. gắng, miễn cưỡng, như cưỡng nhân sở nan bắt ép người làm sự khó kham nổi.
⑥ Lại một âm là cương. Cùng nghĩa với chữ cương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cây cung mạnh;
② Hơn một chút, hơi hơn: Chút hơn ý người; Ban thưởng ngàn trăm hơn (Mộc Lan thi);
③ Như [qiáng].

Từ ghép 2

cưỡng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cung cứng.
2. (Danh) Họ "Cường".
3. (Tính) Mạnh khỏe, tráng kiện. § Cũng như "cường" .
4. (Động) Tăng thêm. § Cũng như "cường" .
5. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, cưỡng bách. § Cũng như "cưỡng" . ◎ Như: "cưỡng nhân sở nan" bắt ép người làm sự khó kham nổi.
6. (Phó) Hết sức, tận lực. § Cũng như "cưỡng" .
7. Lại một âm là "cương". (Danh) § Cũng như "cương" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cung cứng. Phàm cái gì có sức mạnh đều gọi là cường.
② Hơn, như sai cường nhân ý chút hơn ý người.
③ Dư sức. Phàm cái gì có thừa đều gọi là cường, như thưởng tứ bách thiên cường thưởng cho hơn trăm nghìn.
④ Không chịu theo, cùng nghĩa với chữ .
⑤ Một âm là cưỡng. gắng, miễn cưỡng, như cưỡng nhân sở nan bắt ép người làm sự khó kham nổi.
⑥ Lại một âm là cương. Cùng nghĩa với chữ cương .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [jiàng].
thiết
qiè ㄑㄧㄝˋ

thiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

ăn cắp, ăn trộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ăn cắp, ăn trộm. ◇ Sử Kí : "Doanh văn Tấn Bỉ chi binh phù thường tại vương ngọa nội, nhi Như cơ tối hạnh, xuất nhập vương ngọa nội, lực năng thiết chi" , , , (Ngụy Công Tử truyện ) Doanh tôi nghe binh phù của Tấn Bỉ thường để trong buồng ngủ của (Ngụy) vương, mà nàng Như cơ là người được vua yêu hơn hết, được ra vào buồng ngủ của vua, có thể lấy trộm (binh phù).
2. (Động) Chiếm cứ, chiếm giữ. ◎ Như: "thiết chiếm" chiếm cứ.
3. (Danh) Kẻ cắp. ◎ Như: "tiểu thiết" tên trộm cắp. § Cũng nói là "tiểu thâu" .
4. (Phó) Khiêm từ: riêng. ◎ Như: "thiết tỉ" riêng ví, "thiết tưởng" riêng tưởng. ◇ Luận Ngữ : "Thuật nhi bất tác, tín nhi hảo cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành" , , (Thuật nhi ) Ta truyền thuật mà không sáng tác, tin và hâm mộ (đạo lí) người xưa, ta trộm ví với ông Lão Bành của ta.
5. (Phó) Lén, ngầm, vụng, lặng lẽ. ◎ Như: "thiết thính" lén nghe, "ám tự thiết tiếu" lặng lẽ cười thầm. ◇ Sử Kí : "Tề sứ dĩ vi kì, thiết tại dữ chi Tề" 使, (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ Tề nhận thấy (Tôn Tẫn) là một kì tài, (bèn) lén chở cùng xe về Tề.
6. (Tính) Nông.

Từ điển Thiều Chửu

① Ăn cắp, ăn trộm.
② Kẻ cắp.
③ Riêng, như thiết tỉ riêng ví, thiết tưởng riêng tưởng (lời nói khiêm), v.v.
④ Chiếm cứ, không phải vật của mình được giữ mà cứ giữ.
⑤ Nông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trộm, cắp: Ăn trộm, ăn cắp, đánh cắp;
② Kẻ trộm, kẻ cắp;
③ (văn) Riêng: Riêng ví;
④ (văn) Nông;
⑤ Tiếm đoạt, chiếm đoạt: Tên cướp đoạt quyền hành Nhà nước;
⑥ (văn) Tôi trộm (khiêm từ), thầm (một mình): Tôi trộm cho là; Cười thầm; Khổng tử nói: Ta chỉ truyền thuật chứ không sáng tác, ta tin tưởng và ham thích việc xưa, ta trộm ví mình với ông Lão Bành của ta (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn trộm — Riêng tư.

Từ ghép 4

tễ, tệ
bì ㄅㄧˋ

tễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngã sấp, chết giữa đường
2. xử bắn, bắn chết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngã sấp, ngã gục. ◇ Tả truyện : "Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung" , , , (Thành Công nhị niên ) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe.
2. (Động) Sụp đổ, thất bại. ◇ Tả truyện : "Đa hành bất nghĩa, tất tự tễ" , (Ẩn Công nguyên niên ) Làm nhiều điều bất nghĩa, ắt tự thất bại.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Cập phác nhập thủ, dĩ cổ lạc phúc liệt, tư tu tựu tễ" , , (Xúc chức ) Tới khi chụp được, thì (con dế) gãy chân vỡ bụng, một lát thì chết.
4. (Động) Giết. ◇ Liêu trai chí dị : "Dĩ đao phách lang thủ, hựu sổ đao tễ chi" , (Lang ) Dùng dao bửa đầu con lang, lại đâm cho mấy nhát giết chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngã sấp, ngã chết giữa đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngã sấp, ngã chết giữa đường, chết, bỏ mạng, mất mạng: Chết toi;
② (khn) Bắn chết, xử bắn, bắn bỏ: Bắn chết và làm bị thương hơn 100 quân địch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chết.

Từ ghép 2

tệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngã sấp, chết giữa đường
2. xử bắn, bắn chết
zhì ㄓˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cờ hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cờ, tinh kì. ◇ Sử Kí : "Triệu kiến ngã tẩu, tất không bích trục ngã, nhược tật nhập Triệu bích, bạt Triệu xí, lập Hán xích xí" , , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Triệu thấy ta chạy, tất đổ hết quân ra đuổi ta, các người lập tức xông vào doanh trại quân Triệu, nhổ cờ Triệu, cắm cờ đỏ của Hán.
2. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◇ Hậu Hán Thư : "Dĩ thải diên phùng kì quần vi xí" (Ngu Hủ truyện ) Lấy dải mũ lụa màu khâu vào xiêm của mình để làm dấu hiệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Cờ hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cờ hiệu, ngọn (cờ), (cờ) xí: Ngọn cờ thắng lợi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lá cờ dùng trong quân đội — Chỉ chung các loại cờ. Td: Kì xí ( các lá cờ, ta thường đọc trại là Cờ xí ).

Từ ghép 3

thảng
tǎng ㄊㄤˇ

thảng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giả sử
2. bất ngờ, không mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Nếu, ví, hoặc giả, như quả. Thường viết là "thảng" . ◇ Sử Kí : "Dư thậm hoặc yên, thảng sở vị thiên đạo, thị tà, phi tà?" , , (Bá Di liệt truyện ) Tôi rất nghi hoặc: nếu như vậy gọi là thiên đạo, đúng chăng, trái chăng?
2. (Phó) Ngẫu nhiên, tình cờ. ◇ Trang Tử : "Hiên miện tại thân, phi tính mệnh dã, vật chi thảng lai, kí giả dã" , , , (Thiện tính ) Xe và mũ ở thân ta, không phải là tính mệnh, (đó là) những vật tình cờ mà đến, gởi tạm mà thôi.
3. (Tính) § Xem "thích thảng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thảng. Thích thảng lỗi lạc.
② Hoặc giả thế, không kì thế mà lại thế gọi là thảng. Thường viết là thảng , như thảng lai chi vật vật đến bỗng dưng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [tăng];
② (văn) Ngẫu nhiên, tình cờ, bất ngờ: Vật ở ngoài đến bất ngờ, đó là vật tạm gởi vậy (Trang tử: Thiện tính);
③ Xem [tìtăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ chán nản — Hoặc giả. Dùng như chữ Thảng — Thình lình. Td: Thảng lai ( tới thình lình ).

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Lửa thiêu đốt cỏ hoang. ◇ Tào Thực : "Nguyện vi trung lâm thảo, Thu tùy dã hỏa phần" , (Hu ta thiên ).
2. Ma trơi. § Cũng gọi là: "lân hỏa" , "quỷ hỏa" . ◇ Liệt Tử : "Dương can hóa vi địa cao, mã huyết chi vi chuyển lân dã, nhân huyết chi vi dã hỏa dã" , , (Thiên thụy ).
3. Kiếm chuyện đòi hỏi thêm, vòi vĩnh. ◇ Thủy hử truyện : "(Vũ Tùng) vấn đạo: "Quá mại, nhĩ na chủ nhân gia tính thậm ma?" Tửu bảo đáp đạo: "Tính Tưởng." Vũ Tùng đạo: "Khước như hà bất tính Lí?" Na phụ nhân thính liễu đạo: "Giá tư na lí cật túy liễu, lai giá lí thảo dã hỏa ma"" (): ", ?" : "." : "?" : , (Đệ nhị thập cửu hồi) (Vũ Tùng) hỏi: "Này anh bán hàng, chủ anh họ là gì?" Tửu bảo đáp: "Họ Tưởng." Vũ Tùng hỏi: "Sao không họ Lí?" Người đàn bà (chủ quán) nghe thấy, nói (với tửu bảo): "Tên này say rượu rồi, hay là lại muốn tới vòi vĩnh".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa ở cánh đồng, chỉ chất lân tinh ban đêm phát sáng lên chỗ gò mã ngoài đồng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.