đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, tòng ㄊㄨㄥˋ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hội họp, tụ tập. ◎ Như: "hội đồng" hội họp. ◇ Tiền Khởi : "Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai kì nan tái đồng" , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh : "Đồng luật độ lượng hành" (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du : "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" chấp nhận, "đồng ý" có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" cùng loài, "tương đồng" giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
② Cùng nhau, như đồng học cùng học, đồng sự cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 祿 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống nhau, như nhau: Tình hình khác nhau; Giống nhau về căn bản; Cùng một lứa bên trời lận đận, gặp gỡ nhau lọ phải quen nhau? (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
② Cùng: Bạn học; Cùng đi thăm; Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem [tòng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Chung nhau — Họp lại. Chẳng hạn Hội đồng — Hòa hợp yên ổn. Chẳng hạn Hòa đồng — Như nhau. Giống nhau. Chẳng hạn Tương đồng.

Từ ghép 97

ám đồng 暗同bất đồng 不同biểu đồng tình 表同情công đồng 公同cộng đồng 共同cộng đồng áp đạo giới diện 共同閘道介面cộng đồng áp đạo giới diện 共同闸道介靣dị đồng 異同đại đồng 大同đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại đồng tiểu dị 大同小異đảng đồng công dị 黨同攻異đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助đồng âm 同音đồng bạn 同伴đồng bào 同胞đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đồng bộ 同步đồng bối 同輩đồng bối 同辈đồng canh 同庚đồng chất 同質đồng chất 同质đồng chí 同志đồng cư 同居đồng dạng 同樣đồng đảng 同黨đồng đạo 同道đồng đẳng 同等đồng điệu 同調đồng hàng 同行đồng hành 同行đồng hóa 同化đồng học 同学đồng học 同學đồng huyệt 同穴đồng hương 同鄉đồng khánh 同慶đồng khánh dư địa chí lược 同慶輿地志略đồng khí 同氣đồng kỳ 同期đồng liêu 同僚đồng linh 同齡đồng linh 同龄đồng loại 同類đồng mẫu 同母đồng mệnh 同命đồng minh 同盟đồng môn 同門đồng mưu 同謀đồng mưu 同谋đồng nai 同狔đồng nghĩa 同義đồng nghiệp 同業đồng nhất 同一đồng niên 同年đồng quận 同郡đồng sàng 同牀đồng sàng các mộng 同床各夢đồng sàng dị mộng 同床異夢đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đồng song 同窗đồng song 同窻đồng sự 同事đồng tâm 同心đồng tâm hiệp lực 同心協力đồng thanh 同聲đồng thân 同親đồng thất 同室đồng thì 同時đồng thời 同時đồng tịch 同席đồng tính 同性đồng tình 同情đồng tộc 同族đồng tông 同宗đồng tuế 同歲đồng vị 同位đồng ý 同意hiệp đồng 協同hồ đồng 胡同hội đồng 會同hợp đồng 合同lôi đồng 雷同ngô việt đồng chu 吳越同舟nhất đồng 一同như đồng 如同tán đồng 讚同tán đồng 贊同thông đồng 通同toàn đồng 全同tử hồ đồng 死胡同tương đồng 相同
san, sán
shàn ㄕㄢˋ

san

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chê cười
2. quở trách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chê bai, phỉ báng, trào phúng, giễu cợt. ◎ Như: "san tiếu" chê cười. ◇ Luận Ngữ : "Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả" (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.
2. (Tính) "San san" bẽ mặt, xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hương Lân phản thảo liễu một thú, liên Tần Chung dã san san đích, các quy tọa vị khứ liễu" , , (Đệ nhất hồi) Hương Lân thành thử mất hứng thú, Tần Chung cũng bẽ mặt, đều đi về chỗ ngồi.
3. § Còn đọc là "sán".

Từ điển Thiều Chửu

① Chê, quở trách, kẻ dưới chê người trên gọi là san. Như san tiếu chê cười. Có khi đọc là sán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chê trách: Chê cười;
② Xấu hổ, ngượng ngập: Xấu hổ, thẹn mặt, bẽ mặt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói xấu. Chê bai.

Từ ghép 1

sán

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chê bai, phỉ báng, trào phúng, giễu cợt. ◎ Như: "san tiếu" chê cười. ◇ Luận Ngữ : "Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả" (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.
2. (Tính) "San san" bẽ mặt, xấu hổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hương Lân phản thảo liễu một thú, liên Tần Chung dã san san đích, các quy tọa vị khứ liễu" , , (Đệ nhất hồi) Hương Lân thành thử mất hứng thú, Tần Chung cũng bẽ mặt, đều đi về chỗ ngồi.
3. § Còn đọc là "sán".

Từ điển Thiều Chửu

① Chê, quở trách, kẻ dưới chê người trên gọi là san. Như san tiếu chê cười. Có khi đọc là sán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chê trách: Chê cười;
② Xấu hổ, ngượng ngập: Xấu hổ, thẹn mặt, bẽ mặt.
đán, đãn
dàn ㄉㄢˋ

đán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ
2. song, những, nhưng mà
3. hễ, nếu như

đãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ
2. song, những, nhưng mà
3. hễ, nếu như

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Nhưng mà, song, những. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải" (Vô đề ) Sớm mai soi gương, những buồn cho tóc mây đã đổi.
2. (Liên) Hễ, phàm, nếu. ◇ Thủy hử truyện : "Đãn hữu quá vãng khách thương, nhất nhất bàn vấn, tài phóng xuất quan" , , (Đệ thập nhất hồi) Hễ có khách thương qua lại, đều phải xét hỏi, rồi mới cho ra cửa ải.
3. (Phó) Chỉ. ◎ Như: "bất đãn như thử" chẳng những chỉ như thế. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn nhất tâm niệm Phật" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ một lòng niệm Phật.

Từ điển Thiều Chửu

① Những. Lời nói chuyển câu.
② Chỉ, như bất đãn như thử chẳng những chỉ như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ, chỉ cần: , Trên cánh đồng bát ngát chỉ thấy sóng lúa nhấp nhô theo chiều gió; , Mọi người đều cho khanh chỉ biết có sách vở, không hiểu việc đời (Tống sử); , Trượng phu chỉ cần ngồi yên, không cần phải phân biệt đục trong (Đỗ Phủ);
② (văn) Không, suông, vô ích: , ? Chạy xa trốn tránh làm chi cho vô ích ở phía bắc sa mạc, nơi lạnh lẽo không có đồng cỏ gì cả (Hán thư);
③ Nhưng, nhưng mà, song: , Công việc tuy bận, nhưng không hề sao lãng việc học tập; , , ! Vốn nghe nghĩa lí cao siêu của tiên sinh, mong được làm đệ tử đã lâu, song chỉ không chịu ở chỗ tiên sinh cho rằng ngựa trắng không phải là ngựa mà thôi (Công Tôn Long Tử). 【】đãn thị [dànshì] Song, nhưng, nhưng mà: , Quê tôi ở Cà Mau, nhưng trước giờ tôi chưa từng đi qua đó;
④ [Dàn] (Họ) Đãn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vén tay áo lên — Chỉ. Chỉ có — Trong Bạch thoại có nghĩa là Chẳng qua — Không. Không có gì.

Từ ghép 3

chích, chỉ
zhī ㄓ, zhǐ ㄓˇ

chích

giản thể

Từ điển phổ thông

1. chiếc, cái
2. đơn chiếc, lẻ loi

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Trợ từ giữa câu hoặc cuối câu: Biểu thị cảm thán hoặc xác định. ◇ Thi Kinh : "Nhạc chỉ quân tử" (Tiểu nhã , Nam san hữu đài ) Vui vậy thay người quân tử.
2. (Phó) Chỉ có. § Nghĩa như "cận" . ◎ Như: "chỉ thử nhất gia" chỉ một nhà ấy.
3. (Phó) Chỉ, chỉ ... mà thôi. ◎ Như: "chỉ quản khứ tố" .
4. (Liên) Nhưng, nhưng mà. § Dùng như "đãn" , "nhi" . ◎ Như: "tha bất thị bất hội, chỉ thị bất dụng tâm bãi liễu" , .
5. (Danh) Họ "Chỉ".
6. § Giản thể của "chích" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) Con, cái, chiếc, bàn: Một con mắt; Một con chim; Một cái đồng hồ đeo tay; Một chiếc giầy; Một bàn tay; Một con mắt càn khôn coi cõi trần là nhỏ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn);
② Lẻ loi, một mình, đơn độc, chiếc: Bóng chiếc, lẻ bóng; Lẻ loi đơn chiếc; Không nhắc đến một lời. Xem [zhê].

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỉ, mỗi một

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Trợ từ giữa câu hoặc cuối câu: Biểu thị cảm thán hoặc xác định. ◇ Thi Kinh : "Nhạc chỉ quân tử" (Tiểu nhã , Nam san hữu đài ) Vui vậy thay người quân tử.
2. (Phó) Chỉ có. § Nghĩa như "cận" . ◎ Như: "chỉ thử nhất gia" chỉ một nhà ấy.
3. (Phó) Chỉ, chỉ ... mà thôi. ◎ Như: "chỉ quản khứ tố" .
4. (Liên) Nhưng, nhưng mà. § Dùng như "đãn" , "nhi" . ◎ Như: "tha bất thị bất hội, chỉ thị bất dụng tâm bãi liễu" , .
5. (Danh) Họ "Chỉ".
6. § Giản thể của "chích" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lời trợ ngữ. Như lạc chỉ quân tử vui vậy người quân tử.
② Chỉ, như chỉ thử nhất gia chỉ một nhà ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỉ, chỉ... (mà) thôi: Chỉ biết nói mà không biết làm; Cái này chỉ đáng giá hai đồng bạc; Chỉ còn mình anh ấy thôi.【】chỉ bất quá [zhêbúguò] Chẳng qua chỉ... mà thôi: Không có người, máy móc dù tốt mấy chẳng qua chỉ là một đống sắt vụn mà thôi; 【】chỉ đắc [zhêdé] Đành phải, buộc lòng phải: Đành phải như vậy, đành phải thế; Trên sông không có cầu, đành phải lội nước đi qua; 【】chỉ cố [zhê gù] a. Cứ...: Anh ấy cứ cắm đầu cặm cụi với công việc của mình; b. Chỉ biết: Việc gì cũng không làm, chỉ biết ngồi đấy xem báo; 【】 chỉ quản [zhêguăn] Như nghĩa a;【】chỉ hảo [zhêhăo] Đành phải, buộc lòng phải: Đành phải thôi; 【】chỉ thị [zhêshì] Chỉ là, nhưng (mà) chỉ vì, hiềm vì, hiềm một nỗi: Nhưng chỉ vì anh, công việc mới hỏng bét; 【】chỉ yếu [zhêyào] Miễn là, chỉ cần: Chỉ cần khiêm tốn là có thể tiến bộ; Miễn là anh nói, chúng tôi sẽ làm giúp anh ngay;【】chỉ hữu [zhê yôu] Chỉ có...;
② (văn) Trợ từ giữa câu hoặc cuối câu (biểu thị ý cảm thán hoặc xác định): ! Vui vậy thay người quân tử! (Thi Kinh); ! Kìa mẹ là trời, chẳng chịu tha thứ cho người ta! (Thi Kinh). Xem [zhi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một phía. Một thứ. Chỉ có — Tiếng trợ từ.

Từ ghép 5

tưởng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ

tưởng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhớ, nghĩ tới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, suy nghĩ. ◎ Như: "tưởng biện pháp" nghĩ cách.
2. (Động) Mong, muốn, hi vọng, dự định. ◎ Như: "tưởng kết hôn" dự định kết hôn, "tưởng xuất quốc" muốn ra nước ngoài.
3. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm. ◇ Đỗ Phủ : "Lãm vật tưởng cố quốc, Thập niên biệt hoang thôn" , (Khách cư ) Nhìn vật nhớ nước cũ, Mười năm cách biệt làng xa.
4. (Động) Lường, liệu, suy đoán. ◎ Như: "liệu tưởng" liệu lường, "thôi tưởng" suy đoán. ◇ Hậu Hán Thư : "Tưởng đương nhiên nhĩ" (Khổng Dung truyện ) Đoán là hẳn như thế vậy.
5. (Động) Cho rằng. ◎ Như: "nhĩ tưởng giá dạng đối bất đối?" anh cho rằng cái đó đúng hay không đúng?
6. (Động) Tựa như, giống như. ◇ Lí Bạch: "Vân tưởng y thường hoa tưởng dong" (Thanh bình điệu 調) Mây tựa xiêm áo, hoa giống như dáng người.
7. (Danh) Ý nghĩ, ý niệm. ◎ Như: "mộng tưởng" niềm mơ, "bất tác thử tưởng" đừng có ý nghĩ đó. ◇ Khổng Trĩ Khuê : "Tiêu sái xuất trần chi tưởng" (Bắc san di văn ) Ý nghĩ tiêu dao tự tại thoát khỏi trần tục.

Từ điển Thiều Chửu

① Tưởng tượng. Lòng muốn cái gì nghĩ vào cái ấy gọi là tưởng.
② Tưởng nhớ. Phàm sự vật gì đã qua mà nhớ lại hay chưa tới mà đã dự tính đến đều gọi là tưởng. Như hồi tưởng đương niên nghĩ lại năm ấy, miện tưởng lai nhật tưởng xa đến ngày sau, v.v.
③ Liệu định, như tưởng đương nhiên nhĩ tưởng lẽ phải như thế vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghĩ, suy nghĩ, nghĩ ngợi: Dám nghĩ dám nói dám làm; Để tôi nghĩ ngợi cái đã;
② Nghĩ rằng, cho rằng, đoán chừng, chắc rằng: Tôi chắc cô ta hôm nay không đến; Chắc đương nhiên thế;
③ Mong, muốn, ước ao, dự định: Ai mà chẳng muốn tiến bộ;
④ Tưởng nhớ, nhớ nhung, nhớ: Nhớ nhà; Chúng tôi rất nhớ anh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới — Nhớ tới. Đoạn trường tân thanh : » Tưởng người dưới nguyệt chén đồng «.

Từ ghép 36

y, ý
yì ㄧˋ

y

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng tán thán. Tiếng than thở. Như chữ Y — Một âm là Ý. Xem Ý.

Từ ghép 3

ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý, ý nghĩ
2. dự tính, ý định
3. lòng dạ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Thiều Chửu

① Ý chí. trong lòng toan tính gì gọi là ý. Trong văn thơ có chỗ để ý vào mà không nói rõ gọi là ngụ ý .
② Ức đạc. Như bất ý không ngờ thế, ý giả sự hoặc như thế, v.v.
③ Ý riêng.
④ Nước Ý (Ý-đại-lợi).
⑤ Nhà Phật cho ý là phần thức thứ bảy, tức là Mạt-na-thức, nó hay phân biệt nghĩ ngợi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều suy nghĩ trong lòng, ý, ý tưởng: Ý hợp nhau lòng phục nhau;
② Ý muốn, ý hướng, ý nguyện, nguyện vọng: Ý muốn của con người; Đây là lòng tốt của anh ấy;
③ Ý, ý nghĩa: Từ không diễn được ý nghĩa;
④ Sự gợi ý, vẻ: Khí trời khá gợi nên ý mùa thu, khí hậu có vẻ thu;
⑤ Ngờ, tưởng nghĩ: Bất ngờ;
⑥ [Yì] Nước Ý, nước I-ta-li-a.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều nghĩ ngợi trong óc — Điều mong muốn. Đoạn trường tân thanh : » Kiều vâng lĩnh ý đề bài, Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm « — Lo liệu. Ước lượng trước — làm theo điều mình nghĩ — Tên gọi tắt của nước Ý Đại Lợi — Một âm là Y. Xem Y.

Từ ghép 94

ác ý 恶意ác ý 惡意bất giới ý 不戒意bất kinh ý 不經意bất ý 不意bổn ý 本意bút ý 筆意chấp ý 執意chỉ ý 旨意chủ ý 主意chú ý 注意chúc ý 屬意chung ý 鍾意cố ý 故意cưỡng gian dân ý 強姦民意đại ý 大意đắc ý 得意địch ý 敌意địch ý 敵意đồng ý 同意giới ý 介意hàm ý 含意hợp ý 合意hữu ý 有意hữu ý tứ 有意思lưu ý 畱意nã chủ ý 拿主意nguyện ý 願意phật ý 咈意quá ý bất khứ 過意不去sinh ý 生意sơ ý 初意sơ ý 疏意súc ý 蓄意tại ý 在意tâm ý 心意thâm ý 深意thất ý 失意thích ý 適意thụ ý 授意thụy ý 睡意tiểu sinh ý 小生意tình ý 情意toại ý 遂意trí ý 致意trung ý 中意trước ý 著意tư ý 私意tự ý 自意tửu ý 酒意ưng ý 應意xuân ý 春意xuất kì bất ý 出其不意xứng ý 稱意ý biểu 意表ý căn 意根ý chí 意志ý chỉ 意旨ý dã 意也ý đại lợi 意大利ý đồ 意图ý đồ 意圖ý giả 意者ý hoặc 意或ý hội 意會ý hợp 意合ý hướng 意向ý khí 意气ý khí 意氣ý kiến 意見ý kiến 意见ý liệu 意料ý mã 意馬ý nghĩa 意义ý nghĩa 意義ý nghiệp 意業ý ngoại 意外ý nguyện 意愿ý nguyện 意願ý nhi 意而ý nhị 意蘃ý niệm 意念ý tại ngôn ngoại 意在言外ý thái 意態ý thú 意趣ý thức 意識ý thức 意识ý trí 意智ý trung 意中ý trung nhân 意中人ý tứ 意思ý tự 意緖ý tưởng 意想ý vị 意味
sứ, sử
shǐ ㄕˇ, shì ㄕˋ

sứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sứ giả, đi sứ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, sai phái. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ chẩm đích bất tôn Tam Bảo, bất kính Phật Pháp, bất khứ khán kinh bái sám, khước chẩm ma dữ đạo sĩ dong công, tác nô tì sử hoán?" , , , , 使 (Đệ tứ thập tứ hồi) Tại sao các ngài không tôn Tam Bảo, không kính Phật Pháp, không chịu đọc kinh sám hối, lại đi làm mướn cho đạo sĩ, chịu sai bảo như tôi tớ như thế này?
2. (Động) Sai làm việc nặng nhọc, dịch sử. ◇ Luận Ngữ : "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" , 使 (Học nhi ) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
3. (Động) Khiến cho. ◇ Đỗ Phủ : "Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, Trường sử anh hùng lệ mãn khâm" , 使滿 (Thục tướng ) Xuất quân, chưa báo tin thắng trận, thân đã chết, Khiến cho khách anh hùng mãi mãi nước mắt đầy vạt áo.
4. (Động) Dùng tới, vận dụng. ◎ Như: "sử dụng" 使. ◇ Văn minh tiểu sử : "Chí thiểu dã đắc ki bách khối tiền, thiếu liễu bất cú sử đích" , 使 (Đệ nhất ngũ hồi).
5. (Động) Ra dấu (bằng động tác, vẻ mặt...) cho người bên kia biết ý. ◇ Kim Bình Mai : "Nhân hướng phụ nhân sử thủ thế, phụ nhân tựu tri Tây Môn Khánh lai liễu" 使, 西 (Đệ tứ hồi).
6. (Động) Được, làm được. ◎ Như: "sử bất đắc" 使 không được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết phục lí thú thân, đương chân sử bất đắc" , 使 (Đệ cửu thập lục hồi) Còn như trong khi có tang mà nói chuyện cưới vợ, thì thật là không được.
7. (Động) Mặc ý, phóng túng. ◇ Sử Kí : "Quán Phu vi nhân cương trực sử tửu, bất hiếu diện du" 使, (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Quán Phu là người cương trực, nát rượu, không thích bợ đỡ trước mặt.
8. (Liên) Giả sử, ví phỏng, nếu. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu Chu Công chi tài chi mĩ, sử kiêu thả lận, kì dư bất túc quan dã dĩ" , 使, (Thái Bá ) Như có tài năng tốt đẹp của Chu Công, nếu mà kiêu ngạo, biển lận thì những tài đức gì khác cũng không xét nữa.
9. Một âm là "sứ". (Động) Đi sứ. ◇ Luận Ngữ : "Hành kỉ hữu sỉ, sứ vu tứ phương, bất nhục quân mệnh, khả vị sĩ hĩ" , 使, , (Tử Lộ ) Hành vi của mình thì biết hổ thẹn (không làm điều xấu), đi sứ bốn phương không làm nhục mệnh vua, (như vậy) có thể gọi là kẻ sĩ.
10. (Danh) Sứ giả, người phụng mệnh làm nhiệm vụ (thường chuyên về ngoại giao, ở ngoại quốc hoặc nơi xa). ◎ Như: "công sứ" 使 quán sứ, "sứ quân" 使 chức quan đi sứ.

Từ điển Thiều Chửu

① Khiến, sai khiến người ta gọi là sử.
② Giả sử, lời đặt điều ra, như sách Mạnh Tử nói như sử nhân chi sở dục thậm vu kì sinh 使 giá khiến lòng muốn của người hơn cả sự sống.
③ Một âm là sứ. Ði sứ, như công sứ 使 quan sứ, sứ quân 使 chức quan đi sứ, v.v. Chức quan thứ sử cũng gọi là sứ quân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng: 使 Dùng sức, cố sức;
② Sai, cử, cho: 使 Cử người đến;
③ Khiến cho, làm cho, để: 使 Làm cho người ta phấn khởi;
④ Nếu: 使, Nếu có việc gì trục trặc xin đến báo cho tôi biết; 使, ! Than ôi! Nếu nước có thể giữ được lâu dài mà truyền cho con cháu, thì há chẳng vui ư? (Án tử Xuân thu);
⑤ Sứ: 使 Đại sứ; 使 Công sứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người do vua sai đi lọc việc ở nơi xa. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Sứ trời sớm giục đường mây, phép công là trọng niềm tay sá nào « — Viên chức thay mặt triều đình hoặc chính phủ tới cư ngụ tại nước ngoài để lo việc ngoại giao. Ngày nay gọi là Đại sứ — Vị thuốc phụ thuộc trong một đơn thuốc của ngành Đông y. Đông y tùy theo tầm quan trọng chánh phụ của các vị thuốc đối với một bệnh, mà phân các vị thuốc đó làm Quân, Thần, Tá, Sứ.

Từ ghép 41

sử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khiến cho
2. sai khiến
3. giả sử

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, sai phái. ◇ Tây du kí 西: "Nhĩ chẩm đích bất tôn Tam Bảo, bất kính Phật Pháp, bất khứ khán kinh bái sám, khước chẩm ma dữ đạo sĩ dong công, tác nô tì sử hoán?" , , , , 使 (Đệ tứ thập tứ hồi) Tại sao các ngài không tôn Tam Bảo, không kính Phật Pháp, không chịu đọc kinh sám hối, lại đi làm mướn cho đạo sĩ, chịu sai bảo như tôi tớ như thế này?
2. (Động) Sai làm việc nặng nhọc, dịch sử. ◇ Luận Ngữ : "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" , 使 (Học nhi ) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
3. (Động) Khiến cho. ◇ Đỗ Phủ : "Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, Trường sử anh hùng lệ mãn khâm" , 使滿 (Thục tướng ) Xuất quân, chưa báo tin thắng trận, thân đã chết, Khiến cho khách anh hùng mãi mãi nước mắt đầy vạt áo.
4. (Động) Dùng tới, vận dụng. ◎ Như: "sử dụng" 使. ◇ Văn minh tiểu sử : "Chí thiểu dã đắc ki bách khối tiền, thiếu liễu bất cú sử đích" , 使 (Đệ nhất ngũ hồi).
5. (Động) Ra dấu (bằng động tác, vẻ mặt...) cho người bên kia biết ý. ◇ Kim Bình Mai : "Nhân hướng phụ nhân sử thủ thế, phụ nhân tựu tri Tây Môn Khánh lai liễu" 使, 西 (Đệ tứ hồi).
6. (Động) Được, làm được. ◎ Như: "sử bất đắc" 使 không được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết phục lí thú thân, đương chân sử bất đắc" , 使 (Đệ cửu thập lục hồi) Còn như trong khi có tang mà nói chuyện cưới vợ, thì thật là không được.
7. (Động) Mặc ý, phóng túng. ◇ Sử Kí : "Quán Phu vi nhân cương trực sử tửu, bất hiếu diện du" 使, (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Quán Phu là người cương trực, nát rượu, không thích bợ đỡ trước mặt.
8. (Liên) Giả sử, ví phỏng, nếu. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu Chu Công chi tài chi mĩ, sử kiêu thả lận, kì dư bất túc quan dã dĩ" , 使, (Thái Bá ) Như có tài năng tốt đẹp của Chu Công, nếu mà kiêu ngạo, biển lận thì những tài đức gì khác cũng không xét nữa.
9. Một âm là "sứ". (Động) Đi sứ. ◇ Luận Ngữ : "Hành kỉ hữu sỉ, sứ vu tứ phương, bất nhục quân mệnh, khả vị sĩ hĩ" , 使, , (Tử Lộ ) Hành vi của mình thì biết hổ thẹn (không làm điều xấu), đi sứ bốn phương không làm nhục mệnh vua, (như vậy) có thể gọi là kẻ sĩ.
10. (Danh) Sứ giả, người phụng mệnh làm nhiệm vụ (thường chuyên về ngoại giao, ở ngoại quốc hoặc nơi xa). ◎ Như: "công sứ" 使 quán sứ, "sứ quân" 使 chức quan đi sứ.

Từ điển Thiều Chửu

① Khiến, sai khiến người ta gọi là sử.
② Giả sử, lời đặt điều ra, như sách Mạnh Tử nói như sử nhân chi sở dục thậm vu kì sinh 使 giá khiến lòng muốn của người hơn cả sự sống.
③ Một âm là sứ. Ði sứ, như công sứ 使 quan sứ, sứ quân 使 chức quan đi sứ, v.v. Chức quan thứ sử cũng gọi là sứ quân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng: 使 Dùng sức, cố sức;
② Sai, cử, cho: 使 Cử người đến;
③ Khiến cho, làm cho, để: 使 Làm cho người ta phấn khởi;
④ Nếu: 使, Nếu có việc gì trục trặc xin đến báo cho tôi biết; 使, ! Than ôi! Nếu nước có thể giữ được lâu dài mà truyền cho con cháu, thì há chẳng vui ư? (Án tử Xuân thu);
⑤ Sứ: 使 Đại sứ; 使 Công sứ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến — Dùng tới. Tiêu dùng — Ví phỏng. Td: Giả sử — Một âm là Sứ. Xem Sứ.

Từ ghép 23

tính
xìng ㄒㄧㄥˋ

tính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tính tình, tính cách
2. tính chất, giới tính
3. mạng sống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản chất, bản năng vốn có tự nhiên của người hoặc vật. ◎ Như: "bổn tính" , "nhân tính" , "thú tính" . § Ghi chú: Nhà Phật nói cái tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng, "từ, bi, hỉ, xả" , mầu nhiệm tinh thần, chỉ vì vật dục làm mê mất chân tính ấy đi, nên mới tham lam, giận dữ, ngu si mà gây nên hết mọi tội. Nếu nhận tỏ bản tính ("kiến tính" ) của mình thì bao nhiêu sự sằng bậy đều sạch hết mà chứng được như Phật ngay.
2. (Danh) Công năng hoặc bản chất riêng của sự vật. ◎ Như: "độc tính" tính độc, "dược tính" tính thuốc, "từ tính" tính có sức hút như nam châm.
3. (Danh) Mạng sống. ◎ Như: "tính mệnh" .
4. (Danh) Giống, loại, phái. ◎ Như: "nam tính" phái nam, "thư tính" giống cái, "âm tính" loại âm, "dương tính" loại dương.
5. (Danh) Bộ phận liên quan về sinh dục, tình dục. ◎ Như: "tính khí quan" bộ phận sinh dục, "tính sanh hoạt" đời sống tình dục.
6. (Danh) Tính tình, tính khí. ◎ Như: "nhất thì tính khởi" bỗng nổi giận. ◇ Thủy hử truyện : "Huynh trưởng tính trực. Nhĩ đạo Vương Luân khẳng thu lưu ngã môn?" . ? (Đệ thập cửu hồi) Huynh trưởng tính thẳng. Huynh bảo Vương Luân bằng lòng thu nhận chúng mình ư?
7. (Danh) Phạm vi, phương thức. ◎ Như: "toàn diện tính" phạm vi bao quát mọi mặt, "tống hợp tính" tính cách tổng hợp, "lâm thì tính" tính cách tạm thời.

Từ điển Thiều Chửu

① Tính, là một cái lẽ chân chính trời bẩm phú cho người, như tính thiện tính lành.
② Mạng sống, như tính mệnh .
③ Hình tính, chỉ về công dụng các vật, như dược tính tính thuốc, vật tính tính vật, v.v.
④ Yên nhiên mà làm không có chấp chước gì cả, như Nghiêu Thuấn tính chi dã vua Nghiêu vua Thuấn cứ như chân tính mà làm vậy. Nhà Phật nói cái tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng từ bi hỉ xả mầu nhiệm tinh thần, chỉ vì vật dục làm mê mất chân tính ấy đi, nên mới tham lam giận dữ ngu si mà gây nên hết thẩy mọi tội. Nếu nhận tỏ bản tính (kiến tính ) của mình thì bao nhiêu sự sằng bậy đều sạch hết mà chứng được như Phật ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tính, tính chất, đặc tính: Dược tính; Tính sáng tạo; Bệnh mãn tính;
② Tính nết, tính tự nhiên của con người, bản tính: Cá tính; Người ta có bản tính giống và khác nhau (Tả Tư: Ngụy đô phú);
③ Giận dữ, nóng nảy: Bỗng nổi cơn giận;
④ Giới tính, giới, giống: Nữ giới; Giống đực;
⑤ Chỉ những việc hoặc bộ phận liên quan đến sinh dục và sự giao hợp của sinh vật nói chung.【】tính dục [xìngyù] Tình dục (đòi hỏi về sinh lí); 【】tính khí quan [xìngqìguan] Cơ quan sinh dục, bộ phận sinh dục;
⑥ (văn) Sống, đời sống (dùng như , bộ ): Dân vui với cuộc sống của mình mà lại không có kẻ thù (Tả truyện: Chiêu công thập cửu niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trời cho sẵn trong mỗi người. Đoạn trường tân thanh : » Văn chương nết đất, thông minh tính trời «. — Ta còn hiểu là nết riêng của mỗi người, cũng thường gọi là tính nết. Tục ngữ: » Cha sinh con, trời sinh tính «. — Cái giống ( giống đực, giống cái ) — Cũng đọc Tánh.

Từ ghép 68

bản tính 本性bẩm tính 稟性biến tính 變性bỉnh tính 秉性bổn tính 本性bút tính 筆性cá tính 个性cá tính 個性cảm tính 感性căn tính 根性cấp tính 急性cẩu toàn tính mệnh 苟全性命chân tính 真性cương tính 剛性dị tính 異性diên tính 延性dược tính 藥性đàn tính 彈性đặc tính 特性đồng tính 同性đơn tính 單性đơn tính hoa 單性花đức tính 德性hỏa tính 火性huyết tính 血性khí tính 氣性kí tính 記性kiến tính 見性linh tính 靈性mạn tính 慢性nam tính 男性nguyên tính 原性nhân tính 人性nhiệt tính 熱性nhu tính 柔性nữ tính 女性pháp tính 法性phẩm tính 品性phú tính 賦性quán tính 慣性quần tính 羣性quốc tính 國性sách tính 索性sinh tính 生性suất tính 帥性suất tính 率性tâm tính 心性thiên tính 天性thú tính 獸性thuộc tính 属性thuộc tính 屬性tính bệnh 性病tính biệt 性別tính biệt 性别tính cách 性格tính chất 性質tính chất 性质tính dục 性慾tính dục 性欲tính giao 性交tính hành 性行tính khí 性氣tính mệnh 性命tính năng 性能tính tình 性情trung tính 中性trực tính 直性vật tính 物性
hữu, hựu
yòu ㄧㄡˋ

hữu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, vừa... lại..., vừa... vừa...: Làm xong bài tập, nó lại còn xem kĩ lại lần nữa; Hôm nay lại mưa; 便 Vừa rẻ lại tốt; Muốn nói, nhưng lại nói không ra lời;
② Lại (thêm), còn (thêm), và: Hai năm và ba tháng;
③ Tỏ ý nhấn mạnh (dùng trong câu phủ định): Nó có phải trẻ con đâu.

hựu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũng, lại còn

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Lại, nữa (nhiều lần). ◎ Như: "nhất thiên hựu nhất thiên" một ngày lại một ngày, "khán liễu hựu khán" xem đi xem lại.
2. (Phó) Có ý nhấn mạnh. ◎ Như: "nhĩ hựu bất thị tam tuế tiểu hài tử, chẩm ma bất đổng giá cá?" , anh đâu phải là đứa bé lên ba, mà sao không hiểu điều đó? ◇ Sử Kí : "Yêu dĩ công ngôn kiến ngôn tín, hiệp khách chi nghĩa hựu hạt khả thiểu tai" , (Du hiệp liệt truyện ) Nếu xét đến chỗ làm nổi việc, nói giữ lời, thì những người nhân hiệp hành nghĩa kia, làm sao có thể xem thường được.
3. (Phó) Thêm, lại thêm. ◎ Như: "tha đích bệnh hựu gia trọng liễu" bệnh của ông ấy lại nặng thêm.
4. (Phó) Mà lại, nhưng lại. Tương đương với "khước" . ◇ Mặc Tử : "Dục dĩ can thượng đế quỷ thần chi phúc, hựu đắc họa yên" , (Tiết táng hạ ) Muốn cầu lấy cái phúc của trời và quỷ thần, nhưng lại mắc phải họa vậy.
5. (Liên) Vừa... vừa... ◎ Như: "hựu xướng hựu khiêu" vừa ca vừa nhảy múa, "hựu thị thất vọng, hựu thị kì quái" , vừa thấy thất vọng, vừa thấy kì quái.
6. (Liên) Cộng thêm (số lượng). ◎ Như: "nhất hựu nhị phân chi nhất" một cộng thêm một nửa.

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, vừa... lại..., vừa... vừa...: Làm xong bài tập, nó lại còn xem kĩ lại lần nữa; Hôm nay lại mưa; 便 Vừa rẻ lại tốt; Muốn nói, nhưng lại nói không ra lời;
② Lại (thêm), còn (thêm), và: Hai năm và ba tháng;
③ Tỏ ý nhấn mạnh (dùng trong câu phủ định): Nó có phải trẻ con đâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tay — Lại. Lại nữa — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.
giáp
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỏ cứng của động vật
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can ).
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" , "nhị giáp" , "tam giáp" để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" . Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" , chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" , (2) "Bảng nhãn" , (3) "Thám hoa" .
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" , , (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" móng tay, "cước chỉ giáp" móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" hay "miết" .
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi : "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" : (Hoàn hồn chí ) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" hạng nhất, "giáp cấp" bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" giầu nhất một làng.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Giáp, một can đầu trong mười can. Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là giáp, như phú giáp nhất hương giầu nhất một làng.
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp , nhị giáp , tam giáp để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng . Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên , (2) Bảng nhãn , Thám hoa gọi là đỉnh giáp .
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp mai rùa.
⑥ Bảo giáp kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Can Giáp (can thứ nhất trong 10 thiên can, tương đương với ngôi thứ nhất hoặc "A");
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: Mai rùa;
④ Móng: Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như , bộ );
⑪ (văn) Thân gần (dùng như , bộ ): Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn Quy giáp ( mu rùa ) — Cái vỏ ngoài của thực vật khi mới sinh — Loại áo của binh sĩ mặc khi ra trận — Vị thứ nhất trong Thập can — Chỉ thứ nhất, hạng nhất.

Từ ghép 22

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.