kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

thấu, tấu
zòu ㄗㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp lại — Một âm là Tấu. Xem Tấu.

tấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tâu lên
2. tấu nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng lên, tiến hiến. ◇ Hán Thư : "Sổ tấu cam thuế thực vật" (Bính Cát truyện ) Mấy lần dâng lên thức ăn ngon ngọt.
2. (Động) Tâu. § Ngày xưa đại thần dâng thư hoặc trình với vua gọi là "tấu". ◎ Như: "khải tấu" bẩm cáo với vua. ◇ Bạch Cư Dị : "Bất tri hà nhân tấu hoàng đế, Đế tâm trắc ẩn tri nhân tệ" , (Đỗ Lăng tẩu ) Không biết ai đã tâu lên vua, Vua động lòng thương xót và biết được người làm chuyện xấu ác.
3. (Động) Cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiền thanh cung chủy tấu Ngu cầm" (Hạ nhật mạn thành ) Tiếng ve trầm bổng như tấu điệu đàn vua Ngu Thuấn.
4. (Động) Lập nên, đạt được. ◎ Như: "đại tấu kì công" lập nên công lớn.
5. (Động) Tiến hành, vận dụng. ◎ Như: "tấu đao" vận dụng dao.
6. (Động) Đi, chạy. § Thông "tẩu" .
7. (Danh) Văn thư do đại thần dâng lên vua. ◎ Như: "tấu trạng" , "tấu điệp" .
8. (Danh) Tiết phách cao thấp trầm bổng trong âm nhạc. ◎ Như: "tiết tấu khinh khoái" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tâu, kẻ dưới trình bầy với người trên gọi là tấu.
② Cử âm nhạc lên cũng gọi là tấu.
③ Sự gì tiến hành được cũng gọi là tấu. Như tấu hiệu dùng có hiệu, tấu đao vận dùng con dao.
④ Chạy.
⑤ Cũng như chữ tấu .
⑥ Cũng dùng như chữ tấu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấu (nhạc), cử (nhạc): Độc tấu; Cử quốc ca;
② Tâu (lên vua), tấu: Tiên trảm hậu tấu;
③ Lập nên, làm nên, đạt được: Lập nên công lớn;
④ (văn) Chạy;
⑤ (văn) Như (bộ );
⑥ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng lên — Dâng lời nói lên vua. Tâu vua — Đánh nhạc lên. Td: Hòa tấu — Một âm là Thầu. Xem Thầu.

Từ ghép 20

liễu
liǔ ㄌㄧㄡˇ

liễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây liễu
2. sao Liễu (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây liễu. ◇ Nguyễn Du : "Thành nam thùy liễu bất câm phong" (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Thành nam liễu rủ khôn ngăn gió.
2. (Danh) Sao "Liễu", một sao trong nhị thập bát tú.
3. (Danh) Cái trướng bên xe tang.
4. (Danh) Họ "Liễu".

Từ điển Thiều Chửu

① Cây liễu.
② Sao liễu, một sao trong nhị thập bát tú.
③ Xe liễu.
④ Cái trương bên xe đám ma.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cây liễu;
② Xe liễu;
③ (văn) Tấm trướng trên xe tang;
④ [Liư] Sao Liễu;
⑤ [Liư] (Họ) Liễu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây, cành lá mềm yếu, rủ xuống rất đẹp. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lơ thơ liễu buông mành, Con oanh học nói trên cành mỉa mai « — Cũng chỉ đàn bà con gái, chân yếu tay mềm — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Liễu: Là cây liễu. Điển: Đời Chiến quốc có người Hàn Bằng chức Xá nhân ở nước Tống , vợ là Hà thị có sắc đẹp, vua Tống muốn đoạt, bèn giam Bằng và cướp Hà thị, Hà thị không chịu thất tiết với chồng, bèn tự tử và để lời xin cho hai vợ chồng được hợp táng với nhau một mồ. Hàn Bằng cũng chết. Vua Tống không cho hợp táng, bắt phải chôn hai mồ cách xa nhau chừng vài trượng. Được ít lâu trên hai mồ đều mọc một cây liễu, trên liền cành mà dưới đất liền rễ, thường có đôi chim uyên ở trên cây ấy đêm kêu tiếng nghe rất thảm thương. » Liễu, Sen là thức có cây, Đôi hoa cùng dính, đôi cây cùng liền « ( Chinh Phụ Ngâm ).

Từ ghép 13

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

hữu, hựu
yòu ㄧㄡˋ

hữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vườn nuôi thú để chơi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vườn có tường bao quanh, thường để nuôi các giống thú. ◎ Như: "viên hữu" vườn tược, "lộc hữu" 鹿 vườn hươu.
2. (Danh) Nơi sự vật tụ tập. ◇ Kính hoa duyên : "Môn thượng hữu phó đối liên, tả đích thị: Ưu du đạo đức chi tràng, Hưu tức thiên chương chi hữu" , : , (Đệ nhị thập tam hồi) Trên cửa có một bộ câu đối, viết rằng: Vui thú nơi trường đạo đức, Nghỉ ngơi chỗ hội văn chương.
3. (Động) Hạn chế, câu thúc. ◎ Như: "hữu ư nhất ngung" nhốt vào một xó. ◇ Trang Tử : "Biện sĩ vô đàm thuyết chi tự, tắc bất lạc, sát sĩ vô lăng tối chi sự, tắc bất lạc, giai hữu ư vật giả dã" , , , , (Từ Vô Quỷ ) Kẻ biện thuyết không có chỗ để biện luận thì không vui, kẻ xem xét không việc lấn hiếp chỉ trích thì không vui, (những người này) đều bị ngoại vật ràng buộc cả.
4. (Động) Tụ tập.

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi các giống thú để chơi.
② Hẹp hòi, như hữu ư nhất ngung rốt chặt vào một xó.
③ Vườn tược.
④ Chỗ mà mọi sự vật họp nhiều ở đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vườn nuôi thú (để chơi), vườn thú: 鹿 Vườn nuôi hươu;
② Vườn tược;
③ Bị hạn chế, bị câu thúc, bị ràng buộc, bị đóng khung, hẹp hòi;
④ (văn) Chỗ tụ họp của nhiều sự vật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thửa vườn có tường xây xung quanh — Khu đất bốn bề biệt lập — Vườn nuôi gia súc — Kiến thức nhỏ bé, có giới hạn hẹp hòi.

hựu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vườn nuôi thú (để chơi), vườn thú: 鹿 Vườn nuôi hươu;
② Vườn tược;
③ Bị hạn chế, bị câu thúc, bị ràng buộc, bị đóng khung, hẹp hòi;
④ (văn) Chỗ tụ họp của nhiều sự vật.
xū ㄒㄩ, xǔ ㄒㄩˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỉ chức quan coi việc bắt giặc cướp. Sau chỉ chức quan nhỏ. ◎ Như: "tư lại" thơ lại. ◇ Bạch Cư Dị : "Tạc nhật lí tư phương đáo môn" (Đỗ Lăng tẩu ) Hôm qua viên lại làng vừa mới đến cửa.
2. (Danh) Họ "Tư".
3. (Động) Chờ, đợi. ◎ Như: "thiểu tư" đợi một chút, "tư mệnh" đợi mệnh lệnh.
4. (Động) Coi xét, thị sát. ◇ Thi Kinh : "Vu tư tư nguyên" (Đại nhã , Công lưu ) Coi xét cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
5. (Phó) Lẫn nhau, hỗ tương. ◇ Thi Kinh : "Huynh đệ hôn nhân, Vô tư viễn hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Anh em thân thích nội ngoại, Không nên xa cách nhau.
6. (Phó) Đều. ◎ Như: "tư khả" đều khá. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ chi giáo hĩ, Dân tư hiệu hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Ngài dạy bảo thế nào, Thì dân đều bắt chước theo như vậy.
7. (Trợ) Đặt cuối câu: biểu thị ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Quân tử lạc tư, Vạn bang chi bình" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Chư hầu vui mừng thay, (Vì) muôn nước được sự che chở.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều, như tư khả đều khá.
② Ðợi, như thiểu tư đợi một chút, tư mệnh đợi mệnh lệnh, v.v.
③ Cùng coi, dò xét, như vu tư tư nguyên (Thi Kinh ) cùng coi cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
④ Thứ nhân làm quan gọi là tư. Ðời sau gọi thơ lại là tư lại là bởi đó (tức ta gọi là nhà tơ).
⑤ Giúp.
⑥ Sơ, xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đều: Đều khá; Muôn sự đều đã sẵn sàng; Dân đều như thế cả (Thi Kinh);
② Quan lại nhỏ (cấp thấp): Viên quan nhỏ trong làng rất giảo hoạt gian trá (Liêu trai chí dị: Xúc chức). 【 】tư lại [xulì] (văn) Quan chức nhỏ;
③ Đợi: Đợi một chút; Đợi mệnh lệnh; Đợi (chờ) lệnh mà làm (Quản tử);
④ Cùng coi, dò xét: Cùng coi cánh đồng (để định chỗ dân ở) (Thi Kinh);
⑤ Lẫn nhau: Anh em là chỗ ruột rà, không nên xa (sơ) nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Giác cung);
⑥ Người ấy, ông ấy (dùng như đại từ): Vua Bàn Canh dời đô, những kẻ oán hận ông ấy lại là dân chúng (Vương An Thạch: Đáp Tư mã Gián nghị thư);
⑦ Trợ từ dùng cuối câu cảm thán, biểu thị sự tán tụng: Quân tử vui thay, được phúc của trời (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tang hỗ);
⑧ [Xu] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chức quan nhỏ — Đều. Cùng — Giúp đỡ — Chờ đợi.

Từ ghép 1

ba
bēi ㄅㄟ, bì ㄅㄧˋ, bō ㄅㄛ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sóng nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sóng (nước). ◇ Tô Thức : "Thanh phong từ lai, thủy ba bất hưng" , (Tiền Xích Bích phú ) Gió mát từ từ lại, sóng nước lặng lờ.
2. (Danh) Sự vật có làn sóng (khoa học Vật lí, ...). ◎ Như: "điện ba" sóng điện, "âm ba" sóng âm thanh, "quang ba" sóng ánh sáng.
3. (Danh) Dòng nước chảy mạnh, sông. ◎ Như: "ba lộ" đường thủy, "ba thần" thần sông, thủy thần. ◇ Đỗ Mục : "Trường kiều ngọa ba" (A Phòng cung phú ) Cầu dài vắt ngang sông.
4. (Danh) Sóng gió, sự tình biến hóa bất ngờ. ◎ Như: "nhất ba vị bình, nhất ba hựu khởi" , nạn này chưa yên, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia.
5. (Danh) Ánh mắt long lanh. ◎ Như: "nhãn ba" sóng mắt (chỉ ánh mắt long lanh), "thu ba" làn sóng mùa thu (chỉ ánh mắt long lanh của người đẹp như sóng nước mùa thu).
6. (Danh) Tên gọi tắt của "Ba Lan" quốc gia ở Âu Châu (tiếng Anh: Poland).
7. (Động) Nổi sóng. ◇ Khuất Nguyên : "Động đình ba hề mộc diệp hạ" (Cửu ca , Tương Phu nhân ) Hồ Động Đình nổi sóng hề cây lá rụng.
8. (Động) Dần đến. ◎ Như: "ba cập" trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, "ba lụy" liên lụy.
9. (Động) Chạy vạy, bôn tẩu. ◎ Như: "bôn ba" sóng nước chảy xiết, ý nói bôn tẩu vất vả.

Từ điển Thiều Chửu

① Sóng nhỏ, sóng nhỏ gọi là ba , sóng lớn gọi là lan . Văn bài gì có từng thứ nẩy ra cũng gọi là ba lan .
② Một cái nổi lên một cái im đi cũng gọi là ba. Như âm nhạc phát ra tiếng, thì những tiếng còn dư lại gọi là âm ba . Viết văn viết chữ thì chỗ tàng nên gò gập lại gọi là ba chích .
③ Dần đến, như ba cập trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, ba lụy nhân người khác mà lụy đến mình.
④ Bôn ba bôn tẩu vất vả.
⑤ Tia sáng của con mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sóng (nhỏ): Sóng biếc; Nơi khói sóng xa xôi;
② (lí) Chỉ vật hình sóng: Sóng điện; Sóng âm, âm ba; Sóng ánh sáng;
③ Bôn ba, chạy vạy: Bôn ba, chạy vạy;
④ Ví với việc xảy ra bất ngờ: Phong ba, sóng gió; Nạn này chưa hết, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia;
⑤ Tia sáng của mắt (ví với mắt long lanh của người con gái đẹp): Thu ba, sóng thu, làn thu thủy;
⑥ (văn) Dần dần lan đến: Dần lan tới; Liên lụy;
⑦ Nước Ba Lan (nói tắt): Nước Ba Lan (ở châu Âu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng nước — Chỉ ánh mắt long như sóng nước. Chẳng hạn Thu ba ( ánh mắt long lanh như sóng nước mùa thu ) — Chạy tới ( như sóng nước xô nhau chạy tới ).

Từ ghép 48

tuyệt
jué ㄐㄩㄝˊ

tuyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắt đứt, dứt, cự tuyệt
2. hết, dứt
3. rất, cực kỳ
4. có một không hai

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứt, cắt đứt. ◎ Như: "đoạn tuyệt" cắt đứt. ◇ Sử Kí : "Vị chí thân, Tần vương kinh, tự dẫn nhi khởi, tụ tuyệt" , , , (Kinh Kha truyện ) (Mũi chủy thủ) chưa đến người, vua Tần sợ hãi vùng dậy, tay áo đứt.
2. (Động) Ngưng, dừng, đình chỉ. ◎ Như: "lạc dịch bất tuyệt" liền nối không dứt, "thao thao bất tuyệt" nói tràng giang đại hải, nói không ngừng.
3. (Đông) Cạn, hết, kiệt tận. ◇ Hoài Nam Tử : "Giang hà tuyệt nhi bất lưu" , (Bổn kinh ) Sông nước cạn kiệt không chảy nữa.
4. (Động) Bất tỉnh. ◇ Phong thần diễn nghĩa : "Huyết nhiễm y khâm, hôn tuyệt vu địa" , (Đệ thất hồi) Máu nhuộm vạt áo, hôn mê bất tỉnh trên mặt đất.
5. (Động) Không có đời sau (để tiếp nối). ◎ Như: "tuyệt tử" không có con nối dõi, "tuyệt tôn" không có cháu nối dõi.
6. (Động) Chống, cưỡng lại. ◎ Như: "cự tuyệt" chống lại.
7. (Động) Rẽ ngang, xuyên qua. ◎ Như: "tuyệt lưu nhi độ" rẽ ngang dòng nước mà qua.
8. (Động) Cao vượt, siêu việt. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Kì nhân thân trường thập xích, vũ lực tuyệt luân" , (Bổn tính giải ) Người đó thân cao mười thước, sức lực vượt trội.
9. (Tính) Xuất chúng, trác việt, có một không hai. ◎ Như: "tuyệt thế mĩ nữ" người đàn bà đẹp tuyệt trần, đẹp có một không hai.
10. (Tính) Xa xôi hẻo lánh. ◎ Như: "tuyệt địa" nơi xa xôi khó lai vãng. ◇ Lí Lăng : "Xuất chinh tuyệt vực" (Đáp Tô Vũ thư ) Xuất chinh vùng xa xôi.
11. (Tính) Cùng, hết hi vọng. ◎ Như: "tuyệt lộ" đường cùng, "tuyệt xứ" chỗ không lối thoát.
12. (Tính) Quái lạ, đặc thù (hình dung, cử chỉ).
13. (Phó) Hoàn toàn. ◎ Như: "tuyệt đối tán thành" hoàn toàn tán thành.
14. (Phó) Rất, hết sức, vô cùng. ◎ Như: "tuyệt trọng kì nhân" rất trọng người ấy.
15. (Danh) Nói tắt của "tuyệt cú" . ◎ Như: "tứ tuyệt" thơ bốn câu, "ngũ tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu năm chữ, "thất tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu bảy chữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứt, phàm cái gì sấn đứt ngang đều gọi là tuyệt, nhì tuyệt lưu nhi độ rẽ ngang dòng nước mà sang.
② Dứt, hết. Như tuyệt mệnh chết mất, tuyệt tự không có con cháu gì, v.v.
③ Tuyệt vô, như tuyệt đối tán thành hết sức tán thành, ý nói tán thành đến kì cùng.
④ Có một không hai, như tuyệt sắc đẹp lạ.
⑤ Cách tuyệt không thông, như tuyệt địa nơi cách tuyệt không thông ra đâu cả.
⑥ Cự tuyệt, tuyệt hẳn không chơi với nữa là tuyệt giao .
⑦ Rất, tiếng trợ từ, như tuyệt trọng kì nhân rất trọng người ấy.
⑧ Tuyệt cú , lối thơ có bốn câu, cũng gọi là tứ tuyệt . Câu có bảy chữ gọi là thất tuyệt . Câu có năm chữ gọi là ngũ tuyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dứt, đứt, ngớt: Ùn ùn không ngớt; Rẽ ngang dòng nước mà qua;
② Bặt: Bặt tin từ lâu;
③ Hết, sạch, tiệt: Nghĩ hết cách; Chém sạch giết sạch;
④ Rất, hết sức, vô cùng, có một không hai, tuyệt: Rất sớm; Hết sức sai lầm; Rất trọng người ấy; Tuyệt sắc;
⑤ Cùng, hết (hi vọng): Đường cùng; Tuyệt vọng, hết hi vọng;
⑥ Tuyệt đối, tuyệt nhiên, hoàn toàn: Tuyệt đối không phải như thế; Tuyệt nhiên không có ý định ấy. 【】tuyệt đối [jué duì] Tuyệt đối: Tuyệt đối an toàn; Tuyệt đối không cho phép; Sự lãnh đạo tuyệt đối; Tuyệt đối phục tùng;
⑦ Cách tuyệt, cách biệt;
⑧ Cắt đứt, đoạn tuyệt: Cắt đứt mối quan hệ, đoạn tuyệt giao du; Về đi thôi hề, xin đoạn tuyệt giao du (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑨ Thể cơ cổ: Thơ tứ tuyệt; Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Từ ghép 21

thuyên
quán ㄑㄩㄢˊ

thuyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khỏi bệnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Nguyễn Du : "Trạo đầu cựu chứng y thuyên vị" (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ ) Chứng bệnh lắc đầu ngày trước, bây giờ đã khỏi chưa?

Từ điển Thiều Chửu

① Khỏi, bệnh khỏi rồi gọi là thuyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khỏi bệnh: Bệnh cảm chưa khỏi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khỏi bệnh. Td: Thuyên giảm.
tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ ghép 1

tận

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, tận: Lấy không hết; Vô tận; Nghĩ hết mọi cách;
② Hết sức, vô cùng: Hết sức tốt đẹp. 【】tận lực [jìnlì] Tận lực, hết sức: Hết sức giúp đỡ mọi người;
③ Dốc hết, hết, tận: Dốc hết toàn lực; Tận tâm, hết lòng;
④ Làm tròn, tận: Làm tròn nghĩa vụ của mình; Tận trung;
⑤ Đều, toàn, hoàn toàn, hết, tất cả, hết thảy, suốt, mọi, đủ mọi: Trong vườn trồng rất nhiều cây, không thể kể hết ra được; Trong gian nhà nhỏ của anh ấy toàn là sách; Đây toàn là hàng ngoại; Nếm đủ mùi cay đắng; Mọi người đều biết; Bọn bề tôi ngăn cản công việc và làm hại những người có tài, hết thảy đều được làm vạn hộ hầu (Lí Lăng); Suốt tháng mười hai, trong quận không có một tiếng động (Hán thư). 【】tận giai [jìnjie] (văn) Tất cả đều, thảy đều, hết cả: Kĩ nữ ba trăm người, tất cả đều hạng quốc sắc (Lạc Dương già lam kí); Đất bằng và gò cao, đều làm ngập hết cả (Lã thị Xuân thu); 【】tận thị [jìnshì] Toàn bộ là, đều là: Toàn là sản phẩm mới; Quan san khó vượt, ai thương cho kẻ lạc đường; bèo nước gặp nhau, thảy đều là người đất khách (Vương Bột: Đằng vương các tự);
⑥【】đại tận [dàjìn] Tháng đủ 30 ngày; 【】 tiểu tận [xiăo jìn] Tháng thiếu (chỉ có 29 ngày). Xem [jên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết không còn gì. Thành ngữ năm cùng tháng tận — Tất cả — Cùng cực, không tới thêm được nữa — Ta còn hiểu là tới cùng, tới chỗ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay « — Chết. Td: Tự tận.

Từ ghép 40

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.