viên, vân
yuán ㄩㄢˊ, yùn ㄩㄣˋ

viên

phồn thể

Từ điển phổ thông

người, kẻ, gã

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình tròn. § Thông "viên" . ◇ Hoài Nam Tử : "Viên giả thường chuyển" (Nguyên đạo ) Hình tròn thì hay xoay vần.
2. (Danh) Chu vi. ◎ Như: "phúc viên quảng đại" bề ngang và chu vi rộng lớn (đất đai rộng lớn).
3. (Danh) Số người hay vật. ◎ Như: "thiết quan nhược can viên" đặt ngần này số quan.
4. (Danh) Người làm nghề nghiệp hoặc công việc nào đó. ◎ Như: "giáo viên" , "phục vụ viên" , "công vụ viên" .
5. (Danh) Người thuộc trong một đoàn thể. ◎ Như: "đảng viên" , "hội viên" , "đoàn viên" .
6. (Danh) Lượng từ: viên, người. ◎ Như: "lưỡng viên kiện tướng" hai người kiện tướng.
7. (Động) Làm lợi, tăng thêm lợi ích. ◇ Thi Kinh : "Vô khí nhĩ phụ, Viên vu nhĩ bức" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Chớ bỏ hai đòn xe của mi, (Thì) có lợi cho nan hoa bánh xe của mi.
8. Một âm là "vân". (Trợ) Ngữ khí cuối câu. Cũng như "vân" . ◇ Thi Kinh : "Cảo y kì cân, Liêu lạc ngã vân" , (Trịnh phong , Xuất kì đông môn , ) Áo trắng khăn xám, (Nhưng cũng làm) ta vui thích vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Số quan, như thiết quan nhược can viên đặt ngần này viên quan.
② Bức viên cõi đất rộng hẹp. Tục quen viết là .
③ Một âm là vân, cùng nghĩa như chữ vân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, viên (nhân viên, học viên, thành viên của tổ chức): Diễn viên; Người chỉ huy; Đảng viên;
② Viên (chỉ số người): Một viên đại tướng; Đặt ra ba mươi chức quan; Số quan lại từ tá sử đến thừa tướng có tới mười hai vạn hai trăm tám mươi lăm người (Hán thư);
③ (văn) Hình tròn (như , bộ ). Xem [yún], [Yùn].

Từ điển Trần Văn Chánh

(Họ) Viên. Xem [yuán], [yún].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng để đếm số vật — Tiếng để đếm số người. Truyện Hoa Tiên : » Tinh binh mười vạn thuộc tùy trăm viên « — Tiếng để gọi người có chức phận, hoặc giữ một việc gì. Td: Quan viên.

Từ ghép 28

vân

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình tròn. § Thông "viên" . ◇ Hoài Nam Tử : "Viên giả thường chuyển" (Nguyên đạo ) Hình tròn thì hay xoay vần.
2. (Danh) Chu vi. ◎ Như: "phúc viên quảng đại" bề ngang và chu vi rộng lớn (đất đai rộng lớn).
3. (Danh) Số người hay vật. ◎ Như: "thiết quan nhược can viên" đặt ngần này số quan.
4. (Danh) Người làm nghề nghiệp hoặc công việc nào đó. ◎ Như: "giáo viên" , "phục vụ viên" , "công vụ viên" .
5. (Danh) Người thuộc trong một đoàn thể. ◎ Như: "đảng viên" , "hội viên" , "đoàn viên" .
6. (Danh) Lượng từ: viên, người. ◎ Như: "lưỡng viên kiện tướng" hai người kiện tướng.
7. (Động) Làm lợi, tăng thêm lợi ích. ◇ Thi Kinh : "Vô khí nhĩ phụ, Viên vu nhĩ bức" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Chớ bỏ hai đòn xe của mi, (Thì) có lợi cho nan hoa bánh xe của mi.
8. Một âm là "vân". (Trợ) Ngữ khí cuối câu. Cũng như "vân" . ◇ Thi Kinh : "Cảo y kì cân, Liêu lạc ngã vân" , (Trịnh phong , Xuất kì đông môn , ) Áo trắng khăn xám, (Nhưng cũng làm) ta vui thích vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Số quan, như thiết quan nhược can viên đặt ngần này viên quan.
② Bức viên cõi đất rộng hẹp. Tục quen viết là .
③ Một âm là vân, cùng nghĩa như chữ vân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Dùng làm tên người;
② (văn) Như (bộ ), làm đầu ngữ cho động từ: Người quân tử đi săn bắn ngao du (Thạch cổ văn); Nhà ngươi chớ đến (Thượng thư: Tần thệ);
④ (văn) Như (bộ ), làm trợ từ cuối câu: Để làm vui ta vậy (Thi Kinh: Trịnh phong, Xuất kì đông môn). Xem [yuán], [Yùn].
dật
yì ㄧˋ

dật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lầm lỗi
2. ẩn dật
3. nhàn rỗi
4. buông thả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy trốn. ◇ Bắc sử : "Kiến nhất xích thố, mỗi bác triếp dật" , (Tề Cao tổ thần vũ đế bổn kỉ ) Thấy một con thỏ màu đỏ, mỗi lần định bắt, nó liền chạy trốn.
2. (Động) Xổng ra. ◇ Quốc ngữ : "Mã dật bất năng chỉ" (Tấn ngữ ngũ ) Ngựa xổng chẳng ngăn lại được.
3. (Động) Mất, tán thất.
4. (Động) Thả, phóng thích. ◇ Tả truyện : "Nãi dật Sở tù" (Thành Công thập lục niên ) Bèn thả tù nhân nước Sở.
5. (Tính) Phóng túng, phóng đãng. ◇ Chiến quốc sách : "Chuyên dâm dật xỉ mĩ, bất cố quốc chánh, Dĩnh đô tất nguy hĩ" , , (Sở sách tứ, Trang Tân vị Sở Tương Vương ) Chuyên dâm loạn, phóng túng, xa xỉ, không lo việc nước, Dĩnh đô tất nguy mất.
6. (Tính) Đi ẩn trốn, ở ẩn. ◇ Hán Thư : "Cố quan vô phế sự, hạ vô dật dân" , (Thành đế kỉ ) Cho nên quan trên không bỏ bê công việc, thì dưới không có dân ẩn trốn.
7. (Tính) Vượt hẳn bình thường, siêu quần. ◎ Như: "dật phẩm" phẩm cách khác thường, vượt trội, tuyệt phẩm, "dật hứng" hứng thú khác đời.
8. (Tính) Rỗi nhàn, an nhàn. ◇ Mạnh Tử : "Dật cư nhi vô giáo" (Đằng Văn Công thượng ) Rỗi nhàn mà không được dạy dỗ.
9. (Tính) Nhanh, lẹ. ◇ Hậu Hán Thư : "Do dật cầm chi phó thâm lâm" (Thôi Nhân truyện ) Vẫn còn chim nhanh đến rừng sâu.
10. (Danh) Lầm lỗi. ◇ Thư Kinh : "Dư diệc chuyết mưu, tác nãi dật" , (Bàn Canh thượng ) Ta cũng vụng mưu tính, làm cho lầm lỗi.
11. (Danh) Người ở ẩn. ◎ Như: "cử dật dân" cất những người ẩn dật lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Lầm lỗi. Như dâm dật dâm dục quá độ.
② Sổng ra. Như mã dật bất năng chỉ ngựa sổng chẳng hay hãm lại.
③ Ẩn dật. Như cử dật dân cất những người ẩn dật lên. Phàm cái gì không câu nệ tục đời đều gọi là dật. Như dật phẩm phẩm cách khác đời. Dật hứng hứng thú khác đời.
④ Rỗi nhàn. Như dật cư nhi vô giáo (Mạnh Tử ) rỗi nhàn mà không được dạy dỗ.
⑤ Buông thả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy thoát, sổng ra, chạy trốn: Chạy trốn; Ngựa sổng không ngăn lại được;
② Tản mát, thất lạc: Sách đó đã thất lạc;
③ Nhàn, thanh nhàn, nhàn hạ: Ở nhàn mà không được dạy dỗ (Mạnh tử);
④ Sống ẩn dật, ở ẩn;
⑤ Vượt lên, hơn hẳn; Phẩm cách khác đời;
⑥ Thả lỏng, buông thả;
⑦ (văn) Lầm lỗi, sai lầm;
⑧ (văn) Nhanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Thất lạc — Quá độ. Vượt quá — Yên vui — Ở ẩn — Lầm lỗi.

Từ ghép 23

cống
gàng ㄍㄤˋ

cống

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái phông (để đo phương thẳng đứng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đòn, gậy. ◎ Như: "thiết cống" đòn sắt.
2. (Danh) Xà (thể dục, điền kinh). ◎ Như: "song cống" xà đôi.
3. (Danh) Đường gạch (để xóa bỏ, chỉ chỗ sai trong bài, ...). ◎ Như: "tha đích văn chương thác ngộ bách xuất, bị lão sư hoạch liễu hứa đa hồng cống" , bài làm của nó sai be bét, bị giáo sư ngoạch lên bao nhiêu là gạch đỏ.
4. (Động) Mài (cho sắc). ◎ Như: "cống đao" mài dao.
5. (Động) Gạch (đường bút), gạch bỏ. ◎ Như: "tha bả văn ý bất thông đích cú tử cống điệu liễu" ông ấy gạch bỏ hết những câu viết ý không xuôi.
6. (Động) Tranh cãi. ◎ Như: "tha kim thiên thị hòa ngã cống thượng liễu" hôm nay tôi và nó cãi cọ với nhau rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cống hãn cái kích (levier), một thứ đồ nghề để giúp sức trong môn trọng học .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đòn bẩy. Như [gang];
② Xà ngang. Như [gang];
③ Mài (dao);
④ Tranh cãi: Cô ta lại tranh cãi với tôi nữa rồi;
⑤ Xóa bỏ. Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cống can . Cái đòn bẫy ( lever ).

Từ ghép 1

lâu, lậu
lóu ㄌㄡˊ, lòu ㄌㄡˋ

lâu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xí — Một âm là Lậu.

Từ ghép 1

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rò rỉ, dột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấm, nhỏ, rỉ, dột. ◇ Đỗ Phủ : "Sàng đầu ốc lậu vô can xứ" (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Đầu giường, nhà dột, không chỗ nào khô.
2. (Động) Để lộ. ◎ Như: "tiết lậu" tiết lộ, "tẩu lậu tiêu tức" tiết lộ tin tức. ◇ Vương Thao : "Kiến song khích do lậu đăng quang, tri quân vị miên" , (Yểu nương tái thế ) Thấy khe cửa sổ còn ánh đèn le lói, biết chàng chưa ngủ.
3. (Động) Bỏ sót. ◎ Như: "di lậu" để sót, "giá nhất hàng lậu liễu lưỡng cá tự" dòng này sót mất hai chữ.
4. (Động) Trốn tránh. ◎ Như: "lậu thuế" trốn thuế.
5. (Danh) Đồng hồ nước. § Ghi chú: Ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào, nhỏ giọt, mực nước dâng cao, cái thẻ khắc giờ nổi lên, xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn. ◇ Nguyễn Trãi : "Kim môn mộng giác lậu thanh tàn" (Thứ vận Trần Thượng Thư đề Nguyễn Bố Chánh thảo đường ) Nơi kim môn tỉnh giấc mộng, đồng hồ đã điểm tàn canh.
6. (Danh) Canh (thời gian). ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thìn dĩ hất tứ lậu, kế các tận bách hồ" , (Hoàng Anh ) Từ giờ Thìn tới hết canh tư, tính ra mỗi người uống cạn một trăm hồ.
7. (Danh) Ô nhiễm, phiền não (thuật ngữ Phật giáo, tiếng Phạn "āśrava"). ◎ Như: "lậu tận" trừ sạch mọi phiền não.
8. (Danh) "Ốc lậu" xó nhà. Xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là "thượng bất quý vu ốc lậu" (Thi Kinh ).
9. (Danh) Chỗ hở, lỗ hổng.
10. (Danh) Bệnh đi đái rặn mãi mới ra từng giọt, có chất mủ rớt. Bệnh có chất lỏng rỉ ra.
11. (Danh) Họ "Lậu".
12. (Tính) Đổ nát, sơ sài, quê mùa. ◎ Như: "lậu bích" tường đổ nát. ◇ Tuân Tử : "Tuy ẩn ư cùng diêm lậu ốc, nhân mạc bất quý chi" , , (Nho hiệu ) Tuy ở ẩn nơi ngõ cùng nhà quê, không ai là không quý trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấm ra, nhỏ ra, rỉ.
② Tiết lậu, để sự bí mật cho bên ngoài biết gọi là lậu.
③ Khắc lậu, ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào lâu lâu lại nhỏ một giọt, nước đầy thì cái thẻ khắc giờ nổi lên xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn.
④ Ốc lậu xó nhà về phía tây bắc, xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là bất quý ốc lậu (Thi Kinh ).
⑤ Bệnh lậu. Ði đái rặn mãi mới ra từng giọt mà hay đi ra chất mủ rớt gọi là bệnh lậu. Bệnh gì có chất lỏng rỉ ra đều gọi là lậu.
⑥ Thối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy, rỉ: Nước trong ấm đã chảy sạch; Cái nồi bị rỉ;
② Lậu hồ, khắc lậu, đồng hồ cát: Lậu tận canh tàn;
③ Tiết lộ: Tiết lộ bí mật;
④ Thiếu sót: Nói một sót mười; Dòng này sót mất hai chữ;
⑤ (y) Bệnh lậu;
⑥ (văn) Xó: Xó nhà;
⑦ (văn) Thối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước rỉ ra. Nhỏ giọt — Làm lộ việc kín. » Cùng nhau lặn chẳng dám hô. Thầm toan mưu kế chẳng cho lậu tình « ( Lục Vân Tiên ). Xuyên thủng — Tên bệnh hoa liễu, làm chảy mũ tại cơ quan sinh dục. Ta cũng gọi là bệnh Lậu — Dụng cụ để đo thời giờ ngày xưa, cho nước nhỏ giọt rồi xem mực nước còn lại mà biết giờ giấc. Chỉ giờ giấc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đêm thu khắc lậu canh tàn. Gió tây trút lá trăng ngàn dặm sương «.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ đất chỗ Phật ở, chỉ "Thiên Trúc" , tức Ấn Độ cổ. ◇ Duy Ma Kinh lược sớ : "Ngôn Phật quốc giả, Phật sở cư vực, cố danh Phật quốc" , , (Quyển nhất).
2. Thế giới do Phật hóa độ. ◇ Đại Bảo Tích Kinh : "Phục thứ, Xá Lợi Phất, bỉ Phật thế giới công đức trang nghiêm, vô lượng Phật quốc tất vô dữ đẳng" , , , (Phật sát công đức trang nghiêm phẩm ).
3. Quốc gia lấy Phật giáo làm quốc giáo.
4. Chỉ ngôi chùa. ◇ Đái Thúc Luân : "Phật quốc tam thu biệt, Vân đài ngũ sắc liên" , (Kí thiền sư tự hoa thượng nhân thứ vận ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi Phật ở. Nước Phật — Củng chỉ nước Ấn Độ, quê hương của đức Phật.
huấn
xùn ㄒㄩㄣˋ

huấn

phồn thể

Từ điển phổ thông

dạy dỗ, răn bảo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dạy dỗ, dạy bảo. ◎ Như: "giáo huấn" dạy bảo.
2. (Động) Luyện tập, thao luyện. ◎ Như: "huấn luyện" .
3. (Động) Thuận theo, phục tòng.
4. (Động) Giải thích ý nghĩa của văn tự. ◎ Như: "huấn hỗ" chú giải nghĩa văn.
5. (Danh) Lời dạy bảo, lời răn. ◎ Như: "cổ huấn" lời răn dạy của người xưa.
6. (Danh) Phép tắc, khuôn mẫu. ◇ Thư Kinh : "Thánh hữu mô huấn" (Dận chinh ) Thánh có mẫu mực phép tắc.
7. (Danh) Họ "Huấn".

Từ điển Thiều Chửu

① Dạy dỗ.
② Nói giải nghĩa cho rõ ra. Vì thế nên chữa nghĩa sách cũng gọi là huấn.
③ Lời nói có thể làm phép được gọi là huấn. Như cổ huấn lời người xưa dạy.
④ Thuận theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Huấn, lời dạy: Gia huấn; Lời dạy của người xưa;
② Dạy bảo, dạy dỗ, giáo huấn, huấn luyện: Được huấn luyện;
③ Quở trách, trách mắng, la mắng: Bị mắng một trận;
④ Giải thích ngữ nghĩa.【】huấn hỗ [xùngư] Giải thích (chú giải) ngữ nghĩa (trong sách cổ);
⑤ (văn) Thuận theo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dạy bảo, răn dạy — Phép tắc phải theo — Giải nghĩa cho rõ.

Từ ghép 17

thiên đàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thiên đường

thiên đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thiên đường

Từ điển trích dẫn

1. (Tôn giáo) Chỉ thế giới tốt đẹp sung sướng cho linh hồn người chết đến ở. § Tương đối với "địa ngục" . ◇ Huệ Năng : "Nhất thiết thảo mộc, ác nhân thiện nhân, ác pháp thiện pháp, thiên đường địa ngục, tận tại không trung" , , , , (Đàn kinh ).
2. Tỉ dụ hoàn cảnh đời sống sung sướng. ◇ Tiết Phúc Thành : "Phù thi thư chi vị, san thủy chi ngu, diệu cảnh lương thần, thưởng tâm lạc sự, giai thiên đường dã" , , , , (Thiên đường địa ngục thuyết ).
3. (Thuật số) Nhà tướng số gọi đầu người ta từ trán trở lên là "thiên đường" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà trời. Nơi Trời ở. Chỉ nơi cực sung sướng. Đoạn trường tân thanh : » Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu «.

Từ điển trích dẫn

1. Gây hấn, kết oán. ◇ Sơ khắc phách án kinh: "Triệu Hiếu cấu hấn vô đoan" (Quyển thập).
2. Phát sinh tranh chấp, đánh nhau. ◇ Tôn Trung San : "Anh Pháp liên quân nhân nha phiến sự kiện dữ Trung Quốc cấu hấn" (Quân nhân tinh thần giáo dục , Đệ nhất chương).

chú trọng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chú trọng, chú tâm, để ý, chú ý

Từ điển trích dẫn

1. Đặt nặng, nhấn mạnh một phương diện coi là quan trọng. ◇ Hoàng Trung Hoàng : "Nguyên thư nãi dĩ nhất nhân chi kinh nghiệm quan sát đại cục, cố tác giả hoặc biệt hữu sở chú trọng" , (Tôn Dật Tiên , Phàm lệ ).
2. Coi trọng. ◇ Từ Đặc Lập : "Hậu bán niên hoán liễu cá mông sư, tha ngận chú trọng giáo ngã tố nhân đích đạo lí" , (Ngã đích sanh hoạt ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Để ý vào việc gì, đặt nặng việc gì.
lặc
lè ㄌㄜˋ, lēi ㄌㄟ

lặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đè ép, bắt buộc
2. chạm khắc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa. ◎ Như: "mã lặc" dây cương ngựa.
2. (Danh) Họ "Lặc".
3. (Động) Ghì, gò. ◎ Như: "lặc mã" ghì cương ngựa.
4. (Động) Đè nén, ước thúc, hạn chế. ◇ Hậu Hán Thư : "Bất năng giáo lặc tử tôn" (Mã Viện truyện ) Không biết (dạy dỗ) kềm chế con cháu.
5. (Động) Cưỡng bách, cưỡng chế. ◎ Như: "lặc lịnh giải tán" bắt ép phải giải tán.
6. (Động) Thống suất, suất lĩnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả triệu tứ phương anh hùng chi sĩ, lặc binh lai kinh" , (Đệ nhị hồi) Nên triệu anh hùng các nơi, cầm đầu quân sĩ về kinh.
7. (Động) Khắc. ◎ Như: "lặc thạch" khắc chữ lên đá, "lặc bi" tạc bia. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu mệnh tại Đại Quan viên lặc thạch, vi thiên cổ phong lưu nhã sự" , (Đệ nhị thập tam hồi) Lại sai người khắc lên đá (những bài vịnh) ở vườn Đại Quan, để ghi nhớ cuộc chơi phong nhã hiếm có xưa nay.
8. (Động) Buộc, siết, bó. ◎ Như: "lặc khẩn" buộc chặt, "lặc tử" bóp hoặc thắt cổ cho nghẹt thở đến chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dàm, để chằng đầu và mõm ngựa.
② Ðè nén, như lặc lịnh giải tán bắt ép phải giải tán.
③ Khắc, khắc chữ vào bia gọi là lặc thạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghìm (gò) cương ngựa: Ghìm cương trước vực thẳm. (Ngr) Phải dừng bước trước sự nguy hiểm;
② Cái dàm (để khớp mõm ngựa);
③ Cưỡng bức, bắt ép;
④ Tạc, chạm, khắc: Tạc đá; Tạc bia, khắc bia. Xem [lei].

Từ điển Trần Văn Chánh

Siết, buộc, bó: Hành lí chưa buộc chặt, riết thêm tí nữa; Buộc thêm một sợi dây ở đoạn giữa thì khỏi sổ. Xem [lè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây buộc hàm ngựa — Ngăn chặn. Gò bó — Khắc vào, dùng dao khắc sâu vào.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.