tốn
xùn ㄒㄩㄣˋ

tốn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quẻ Tốn (hạ đoạn) trong Kinh Dịch (chỉ có vạch dưới đứt, tượng Phong (gió), tượng trưng cho con gái trưởng, hành Mộc, tuổi Thìn và Tỵ, hướng Đông Nam)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Là một quẻ trong bát quái kinh Dịch, tượng cho gió. (2) Là một trong sáu mươi bốn quẻ, nghĩa là nhún thuận.
2. (Động) Nhường, từ nhượng. § Thông "tốn" .
3. (Tính) Nhún thuận, khiêm cung. ◇ Luận Ngữ : "Tốn dữ chi ngôn, năng vô duyệt hồ?" , (Tử Hãn ) Người ta lấy lời kính thuận mà nói với mình, thì làm sao mà không vui lòng được?

Từ điển Thiều Chửu

① Quẻ tốn, là một quẻ trong bát quái nghĩa là nhún thuận.
② Nhường, cùng nghĩa với chữ tốn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Quẻ tốn (trong bát quái);
② Nhường (dùng như , bộ );
③ Khiêm tốn, nhũn nhặn (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, chỉ về cây cối, gió và con gái lớn — Dùng như chữ Tốn .

Từ ghép 1

cầu
qiú ㄑㄧㄡˊ

cầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầu xin

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm, tìm tòi. ◎ Như: "sưu cầu" tìm tòi, "nghiên cầu" nghiền tìm.
2. (Động) Trách, đòi hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử trách ở mình, kẻ tiểu nhân trách ở người.
3. (Động) Xin giúp, nhờ. ◎ Như: "cầu trợ" nhờ giúp, "khẩn cầu" khẩn xin.
4. (Động) Tham. ◇ Luận Ngữ : "Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang" , (Tử Hãn ) Chẳng ganh ghét chẳng tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp.
5. (Động) Dẫn đến, chiêu dẫn. ◎ Như: "tự cầu họa" tự mình chiêu họa đến. ◇ Dịch Kinh : "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" , (Kiền quái ) Cùng tiếng thì ứng hợp với nhau, cùng khí chất thì dẫn đến nhau.
6. (Danh) Họ "Cầu".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm, phàm muốn được cái gì mà hết lòng tìm tòi cho được đều gọi là cầu, như sưu cầu lục tìm, nghiên cầu nghiền tìm, v.v.
② Trách, như quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân người quân tử trách ở mình, kẻ tiểu nhân trách ở người.
③ Xin.
④ Tham, như bất kĩ bất cầu chẳng ghen ghét chẳng tham lam.
⑤ Ngang bực, ngang nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ: Nhờ hàng xóm trông nhà hộ;
② Xin, cầu: Xin người khác giúp đỡ mình; Cầu cứu;
③ Yêu cầu, mong cầu: Không thể yêu cầu thành công ngay được;
④ Tìm tòi: Cần phải đi sâu tìm tòi;
⑤ Hám, tham, cầu, tìm: Không hám danh cầu lợi; Chẳng ganh ghét chẳng tham lam (Thi Kinh); Hai hạng người hiền và người ngu không so sánh được với nhau, cũng là đều tự tìm điều mong muốn của mình (Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca);
⑥ (văn) Ngang bực, ngang nhau;
⑦ Nhu cầu: Cung cấp đáp ứng nhu cầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm — Xin xỏ.

Từ ghép 52

tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
tả
xiě ㄒㄧㄝˇ

tả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. viết, chép
2. dốc hết ra, tháo ra
3. đúc tượng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đặt để.
2. (Động) Viết. ◎ Như: "tả tự" viết chữ, "mặc tả" viết thuộc lòng, "tả cảo tử" 稿 viết bản thảo, "tả đối liên" viết câu đối.
3. (Động) Sao chép, sao lục. ◇ Hán Thư : "Trí tả thư chi quan" (Nghệ văn chí ) Đặt quan sao lục sách.
4. (Động) Miêu tả. ◎ Như: "tả cảnh" miêu tả cảnh vật (bằng thơ, văn hoặc tranh vẽ), "tả sanh" vẽ theo cảnh vật thật, sống động.
5. (Động) Đúc tượng. ◇ Quốc ngữ : "Vương lệnh công dĩ lương kim tả Phạm Lãi chi trạng, nhi triều lễ chi" , (Việt ngữ ) Vua ra lệnh cho thợ dùng vàng tốt đúc tượng Phạm Lãi để lễ bái.
6. (Động) Dốc hết ra, tháo ra, trút ra. ◎ Như: "tả ý nhi" thích ý. ◇ Thi Kinh : "Giá ngôn xuất du, Dĩ tả ngã ưu" , (Bội phong , Tuyền thủy ) Thắng xe ra ngoài dạo chơi, Để trút hết nỗi buồn của ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Dốc hết ra, tháo ra, như kinh Thi nói dĩ tả ngã ưu để dốc hết lòng lo của ta ra. Nay thường nói sự ưu du tự đắc là tả ý nghĩa là ý không bị uất ức vậy.
② Viết, sao chép.
③ Phỏng theo nét bút, như vẽ theo tấm ảnh đã chụp ra gọi là tả chân vẽ theo hình vóc loài vật sống gọi là tả sinh .
④ Ðúc tượng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Viết, biên, sáng tác: Viết thư; Viết câu đối; Viết (sáng tác) tiểu thuyết;
② Tả, miêu tả: Tả cảnh;
③ Vẽ.【】tả sinh [xiâsheng] Vẻ cảnh vật thật;
④ (văn) Đúc tượng;
⑤ (văn) Dốc hết ra, tháo ra, làm cho tan: Để làm tan nỗi lo của ta (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết ra — Bày tỏ ra.

Từ ghép 22

phiên, phiến, phản
fān ㄈㄢ, fǎn ㄈㄢˇ, fàn ㄈㄢˋ

phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lật lại: Lật lại vụ án;
② Phiên thiết (một trong những phương pháp chú âm chữ Hán). Xem (2) nghĩa ⑥ (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại. Xét lại — Một âm là Phản. Xem Phản.

phiến

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mua bán (dùng như , bộ ): Tích trữ hàng bán mà trở thành thương nhân (Tuân tử: Nho hiệu).

phản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyển biến, lật lại, lật qua: Chuyển bại thành thắng; Dễ như lật bàn tay; Trở tay;
② Đảo ngược: Mũ đội ngược rồi; Để ngược rồi;
③ Trái lại: Anh ấy chẳng những không giận, mà trái lại còn cười vang; Đó là lí do khiến cho kẻ mạnh trái lại thành yếu (Tuân tử). 【】phản nhi [făn'ér] Lại, trái lại: Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; 【】 phản chi [fănzhi] Trái lại;
④ Trả, trở lại: Phản kích, đánh trả; Phản công; Ăn năn, hối lỗi. 【】phản phục [fănfù] a. Nhiều lần nhiều lượt: Nghĩ đi nghĩ lại; Giải thích nhiều lần; b. Nuốt lời: Tôi nói sao làm vậy, quyết không nuốt lời. Cv. ;
⑤ Bội phản: Phản bội; Làm phản; Quan bức dân phản;
⑥ Chống lại, phản đối: Chống gián điệp;
⑦ (văn) Đi trở lại, trở về (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Nghĩ lại, xét lại: Tự xét lại mình;
⑨ 【】 phản chính [fănzheng] Dù sao, dù thế nào: Bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi; Dù anh có nói gì đi nữa, anh ấy cũng không đồng ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại — Trở về, quay về — Tự xét mình. Td: Phản tỉnh — Làm ngược lại. Td: Phản bội — Mặt trái, bề trái — Một âm là Phiên. Xem Phiên.

Từ ghép 58

ban, biếm, biến, biện
bān ㄅㄢ, bàn ㄅㄢˋ, biǎn ㄅㄧㄢˇ, biàn ㄅㄧㄢˋ, piàn ㄆㄧㄢˋ

ban

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phân tích, phân biệt, nhận rõ. ◎ Như: "bất biện thúc mạch" không phân biệt lúa đỗ (chỉ người ngu tối). ◇ Dịch Kinh : "Biện thị dữ phi" (Hệ từ hạ ) Phân biệt phải trái.
2. (Động) Tranh luận, biện bác. § Thông "biện" . ◇ Thương quân thư : "Khúc học đa biện" (Canh pháp ) Cái học khúc mắc thì hay tranh cãi.
3. Một âm là "biến". (Phó) Khắp.
4. Một âm là "ban". (Động) Ban bố. § Thông "ban" . ◇ Hán Thư : "Lại dĩ văn pháp giáo huấn ban cáo" (Cao Đế kỉ hạ ) Quan lại dùng văn pháp dạy dỗ ban bố cho biết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Ban cáo — Các âm khác là Biếm, Biến, Phiến. Xem các âm này.

Từ ghép 1

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thoát lui — Các âm khác là Ban, Biến, Biện, Phiến. Xem các âm này.

Từ ghép 1

biến

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phân tích, phân biệt, nhận rõ. ◎ Như: "bất biện thúc mạch" không phân biệt lúa đỗ (chỉ người ngu tối). ◇ Dịch Kinh : "Biện thị dữ phi" (Hệ từ hạ ) Phân biệt phải trái.
2. (Động) Tranh luận, biện bác. § Thông "biện" . ◇ Thương quân thư : "Khúc học đa biện" (Canh pháp ) Cái học khúc mắc thì hay tranh cãi.
3. Một âm là "biến". (Phó) Khắp.
4. Một âm là "ban". (Động) Ban bố. § Thông "ban" . ◇ Hán Thư : "Lại dĩ văn pháp giáo huấn ban cáo" (Cao Đế kỉ hạ ) Quan lại dùng văn pháp dạy dỗ ban bố cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân tích, biện xét. Xét các sự vật rồi chia rành ra xấu tốt phải chăng gọi là biện. Kẻ ngu gọi là bất biện thúc mạch không phân biệt lúa đỗ.
② Cùng nghĩa với chữ biện nghĩa là tranh biện, biện bác.
③ Một lối văn tranh biện về sự lí cũng gọi là biện.
④ Một âm là biến. Khắp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vòng quanh, khắp. Như hai chữ Biến , — Các âm khác là Ban, Biếm, Biện, Phiến.

biện

phồn thể

Từ điển phổ thông

phân biệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phân tích, phân biệt, nhận rõ. ◎ Như: "bất biện thúc mạch" không phân biệt lúa đỗ (chỉ người ngu tối). ◇ Dịch Kinh : "Biện thị dữ phi" (Hệ từ hạ ) Phân biệt phải trái.
2. (Động) Tranh luận, biện bác. § Thông "biện" . ◇ Thương quân thư : "Khúc học đa biện" (Canh pháp ) Cái học khúc mắc thì hay tranh cãi.
3. Một âm là "biến". (Phó) Khắp.
4. Một âm là "ban". (Động) Ban bố. § Thông "ban" . ◇ Hán Thư : "Lại dĩ văn pháp giáo huấn ban cáo" (Cao Đế kỉ hạ ) Quan lại dùng văn pháp dạy dỗ ban bố cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân tích, biện xét. Xét các sự vật rồi chia rành ra xấu tốt phải chăng gọi là biện. Kẻ ngu gọi là bất biện thúc mạch không phân biệt lúa đỗ.
② Cùng nghĩa với chữ biện nghĩa là tranh biện, biện bác.
③ Một lối văn tranh biện về sự lí cũng gọi là biện.
④ Một âm là biến. Khắp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phân biệt, biện biệt, nhận rõ: Phân biệt rõ phải trái; Không phân biệt đậu hay mì;
② Tranh biện, biện bác (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phân biệt rõ ràng — Xét rõ, không nghi ngờ gì nữa — Đầy đủ, soạn đủ — Tranh luận, cãi cọ — Các âm khác là Ban, Biếm, Biến, Phiến.

Từ ghép 14

thát
tà ㄊㄚˋ

thát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh bằng roi
2. nhanh chóng, mau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh bằng roi hoặc gậy. ◎ Như: "tiên thát" đánh roi.
2. (Động) Đánh, đập. ◇ Liêu trai chí dị : "Thát tì, tì tự ải tử, thử án vị kết" , , (Chương A Đoan ) Đánh đập đứa hầu gái, nó thắt cổ tự tử, vụ kiện chưa xong.
3. (Động) Công kích. ◎ Như: "thát trách" công kích chỉ trích.
4. (Tính) Nhanh chóng, mau mắn. ◇ Thi Kinh : ◇ Thi Kinh : "Thát bỉ Ân vũ, Phấn phạt Kinh Sở" , (Thương tụng , Ân vũ ) Mau lẹ thay, oai võ nhà Ân, Phấn chấn đánh phạt (nước) Kinh Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, đánh bằng roi gọi là thát.
② Nhanh chóng, mau mắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Quật, quất, vụt, đánh (bằng roi hay gậy): Quật, vụt, quất (bằng roi);
② (văn) Nhanh chóng, mau mắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh đập — Cực mau lẹ.
khả, khắc
kě ㄎㄜˇ, kè ㄎㄜˋ

khả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

có thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 (Lí Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

】khả hãn [kèhán] Khả hãn, khan (danh hiệu của một số vua ở Trung Á thời xưa). Xem [kâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có thể, ... được: Cho là được; Lớn nhỏ đều được.【】khả kiến [kâjiàn] a. Trong tầm mắt: Mục tiêu trong tầm mắt; b. Đủ thấy: Đủ thấy anh ấy còn chưa biết;【】khả năng [kânéng] a. Có thể, ... được: Đoàn kết tất cả mọi lực lượng có thể đoàn kết được; b. Có lẽ, hoặc giả: Anh ấy có lẽ không biết là hôm nay họp; c. Khả năng: Có hai khả năng;
② Đáng, đáng được, phải: Đáng thương; Đáng xem; Đáng tiếc, đáng tiếc là, tiếc là...; Đến khi Trần Bình lớn lên, phải lấy vợ, các nhà giàu không ai chịu gả con cho (Sử kí: Trần thừa tướng thế gia);
③ Nhưng, song: Mọi người khá mệt, nhưng đều rất vui vẻ. 【】khả thị [kâshì] (lt) Nhưng, nhưng mà, song. Như [dànshì];
④ Hợp, vừa: Hợp lòng (vừa ý) mọi người; Phen này thì vừa lòng anh ấy lắm rồi; Vật có sự thích nghi lẫn nhau (Hán thư);
⑤ Tỏ ý nhấn mạnh: Anh ấy viết chữ nhanh lắm; ? Chuyện này có thật thế không?; ? Phải đấy!;
⑥ (văn) Chỗ được, chỗ khá, chỗ hay, cái hay: ? Như thế chả lẽ ta chẳng có cái hay (ưu điểm) nào ư? (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Ưng cho, đồng ý: Mọi người không đồng ý (Tả truyện: Hi công thập bát niên);
⑧ (văn) Hết bệnh, khỏi bệnh: Trị hết các cách cuối cùng vẫn khó hết bệnh (Tây sương kí);
⑨ (văn) Khen ngợi: Ngài yêu đạo của thầy mà khen văn tôi, có lẽ vì văn tôi cũng không xa đạo thầy lắm (Liễu Tôn Nguyên: Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư);
⑩ (văn) Vì sao, sao lại (biểu thị sự phản vấn): Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, vẫn còn chưa được phong hầu (Sầm Tham: Bắc đình tác); Làm kẻ bề tôi, vì sao lời nói ắt phải được dùng, chỉ là do lòng tận trung mà thôi (Chiến quốc sách); (văn) Có chưa, có không, phải không, phải chăng: ? Em có từng đọc sách không? (Hồng lâu mộng, hồi 3); ? Ta chưa thành danh còn em thì chưa chồng, phải chăng cả hai anh em ta đều không bằng người? (La Ẩn tập: Trào Chung Lăng kĩ Vân Anh); Khoảng, độ chừng: Con gái nhỏ của Chương chừng mười hai tuổi (Hán thư: Vương Chương truyện). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có thể — Thích nghi. Nên — Vào khoảng, ước chừng.

Từ ghép 53

khắc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 (Lí Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

cổ xuy

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Nhạc đội đánh trống thổi sáo, cử hành thể lệ nghi trượng vua nhà Hán (yến tiệc, xuất du, thưởng tứ công thần, v.v.).
2. Chỉ chung nhạc đội nghi trượng. ◇ Sơ khắc phách án kinh: "Xuất nhập trần tinh kì, minh cổ xuy, uyển nhiên tượng cá tiểu quốc chư hầu" , , (Quyển tam thập nhất).
3. Âm nhạc. ◇ Đàm Hiến : "Thải kì thuyền phảng, hoa đăng cổ xuy, vô phục tiêu tức" , , (Quế chi hương , Dao lưu tự bích ).
4. Đề xướng cổ động. ◎ Như: "cổ xúy cách mệnh" .
5. Tán dương, tuyên truyền. ◇ Tấn Thư : "Tam Đô, Nhị Kinh, Ngũ Kinh chi cổ xúy dã" , , (Vương Nhung truyện ).

cổ xúy

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Nhạc đội đánh trống thổi sáo, cử hành thể lệ nghi trượng vua nhà Hán (yến tiệc, xuất du, thưởng tứ công thần, v.v.).
2. Chỉ chung nhạc đội nghi trượng. ◇ Sơ khắc phách án kinh: "Xuất nhập trần tinh kì, minh cổ xuy, uyển nhiên tượng cá tiểu quốc chư hầu" , , (Quyển tam thập nhất).
3. Âm nhạc. ◇ Đàm Hiến : "Thải kì thuyền phảng, hoa đăng cổ xuy, vô phục tiêu tức" , , (Quế chi hương , Dao lưu tự bích ).
4. Đề xướng cổ động. ◎ Như: "cổ xúy cách mệnh" .
5. Tán dương, tuyên truyền. ◇ Tấn Thư : "Tam Đô, Nhị Kinh, Ngũ Kinh chi cổ xúy dã" , , (Vương Nhung truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh trống và thổi sáo, chỉ dàn nhạc hợp tấu — Làm cho mọi nơi đều nghe biết. Chỉ sự tuyên truyền — Đánh trống, thổi tù và thúc quân tiến đánh. Chỉ sự thúc giục khuyến khích, Làm cho phấn khởi. Ta thường hiểu theo nghĩa này.
hiển
xiǎn ㄒㄧㄢˇ

hiển

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rõ rệt
2. vẻ vang

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biểu lộ, bày tỏ. ◎ Như: "đại hiển thân thủ" bày tỏ bản lĩnh.
2. (Động) Làm cho vẻ vang, vinh diệu. ◎ Như: "hiển dương" làm cho rực rỡ, vẻ vang. ◇ Hiếu Kinh : "Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu" , , (Khai tông minh nghĩa chương ) Lập thân hành đạo, rạng danh ở đời sau, làm vẻ vang cha mẹ.
3. (Tính) Rõ rệt, sáng tỏ. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" rõ ràng dễ thấy.
4. (Tính) Vẻ vang, có danh vọng, có địa vị. ◎ Như: "hiển quý" sang trọng, "hiển đạt" thành tựu, có danh vọng vẻ vang, "hiển giả" kẻ phú quý. ◇ Mạnh Tử : "Vấn kì dữ ẩm thực giả, tận phú quý dã, nhi vị thường hữu hiển giả lai" , , (Li Lâu hạ ) Hỏi (chồng) cùng với những người nào ăn uống, (thì nói rằng) hết thảy là những người phú quý, mà chưa từng có người danh vọng nào lại nhà.
5. (Tính) Tiếng tôn xưng tổ tiên. ◎ Như: "hiển khảo" cha đã chết, "hiển tỉ" mẹ đã chết.
6. (Danh) Họ "Hiển".

Từ điển Thiều Chửu

① Rõ rệt. Như hiển nhi dị kiến rõ rệt dễ thấy.
② Vẻ vang. Như hiển quý , hiển đạt đều nghĩa là sang trọng vẻ vang cả. Vì thế nên kẻ phú quý cũng gọi là hiển giả .
③ Con cháu gọi tổ tiên cũng xưng là hiển. Như bố đã chết gọi là hiển khảo , mẹ đã chết gọi là hiển tỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiển nhiên, tỏ ra, lộ rõ, rõ rệt, rõ ràng: Rõ ràng dễ thấy; Hiệu quả điều trị rõ ràng;
② Hiển hách, hiển đạt, vẻ vang, có danh vọng.【】hiển hách [xiănhè] Hiển hách, vinh quang lừng lẫy: Chiến công hiển hách; Vang dội một thời;
③ Từ đặt trước một danh xưng để chỉ tổ tiên: Cha đã qua đời; Mẹ đã qua đời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rõ ràng — Vẻ vang, có địa vị cao.

Từ ghép 16

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.