mẫn
mǐn ㄇㄧㄣˇ

mẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xót thương
2. lo lắng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xót thương. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử tử khả mẫn, vi độc sở trúng, tâm giai điên đảo" , , (Như Lai thọ lượng ) Người con này đáng thương, bị trúng độc, tâm đều điên đảo.
2. (Danh) Sự lo buồn. ◇ Khuất Nguyên : "Tích tụng dĩ trí mẫn hề, phát phẫn dĩ trữ tình" , (Cửu chương , Tích tụng ) Than tiếc cho ra hết nỗi lo buồn hề, bung ra niềm phẫn hận để tuôn trào mối cảm tình.
3. (Danh) Tai họa, loạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xót thương.
② Lo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Xót thương;
② Lo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo lắng — Xót thương.
thanh
jīng ㄐㄧㄥ, qīng ㄑㄧㄥ

thanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xanh, màu xanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Màu xanh lục. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thảo sắc nhập liêm thanh" (Lậu thất minh ) Màu cỏ hợp với rèm xanh. (2) Màu lam. ◇ Tuân Tử : "Thanh thủ chi ư lam, nhi thanh ư lam" , (Khuyến học ) Màu xanh lấy từ cỏ lam mà đậm hơn cỏ lam (con hơn cha, trò hơn thầy, hậu sinh khả úy). (3) Màu đen. ◎ Như: "huyền thanh" màu đen đậm.
2. (Danh) Cỏ xanh, hoa màu chưa chín. ◎ Như: "đạp thanh" đạp lên cỏ xanh (lễ hội mùa xuân), "thanh hoàng bất tiếp" mạ xanh chưa lớn mà lúa chín vàng đã hết (ý nói thiếu thốn khó khăn, cái cũ dùng đã hết mà chưa có cái mới).
3. (Danh) Vỏ tre. ◎ Như: "hãn thanh" thẻ tre để viết chữ (người xưa lấy cái thẻ bằng tre dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc chữ).
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Thanh Hải" .
5. (Danh) Châu "Thanh", thuộc vùng Sơn Đông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.
6. (Tính) Xanh lục. ◎ Như: "thanh san lục thủy" non xanh nước biếc.
7. (Tính) Xanh lam. ◎ Như: "thanh thiên bạch nhật" trời xanh mặt trời rạng (rõ ràng, giữa ban ngày ban mặt).
8. (Tính) Đen. ◎ Như: "thanh bố" vải đen, "thanh y" áo đen (cũng chỉ vai nữ trong tuồng, vì những người này thường mặc áo đen). ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
9. (Tính) Tuổi trẻ, trẻ. ◎ Như: "thanh niên" tuổi trẻ, "thanh xuân" tuổi trẻ (xuân xanh).

Từ điển Thiều Chửu

① Màu xanh, một trong năm màu, hòa với màu đỏ thì thành ra màu tía, hòa với màu vàng thì hóa màu lục.
② Người đời xưa cho xanh là cái sắc phương đông, thái tử ở cung phía đông, nên cũng gọi thái tử là thanh cung .
③ Người xưa lấy cái thẻ bằng tre để viết chữ gọi là sát thanh , có khi dùng lửa hơ qua, cho tre nó thấm hết nước, để khắc cho dễ gọi là hãn thanh . Xanh là cái màu cật tre, các quan thái sử ngày xưa dùng cật tre để ghi chép các việc, cho nên sử sách gọi là thanh sử sử xanh.
④ Thanh niên tuổi trẻ, cũng gọi là thanh xuân .
⑤ Thanh nhãn coi trọng, Nguyễn Tịch nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh hay thanh lãm đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy.
⑥ Châu Thanh, thuộc vùng Sơn Ðông Giác đông đạo và Phụng Thiên, Liêu Dương bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xanh: Nước biếc non xanh;
② Cỏ hoặc hoa màu còn xanh: Đạp lên cỏ xanh, đạp thanh (đi tảo mộ trong tiết thanh minh); Lúa còn non; Trông lúa, trông đồng;
③ Sống (chưa chín): Quýt hãy còn sống (còn xanh, chưa chín);
④ Thanh niên, tuổi trẻ, trẻ: Đoàn thanh niên cộng sản; Trẻ, trẻ tuổi;
⑤ (văn) Vỏ tre, thẻ tre (thời xưa dùng để khắc chữ): Thẻ tre để viết chữ; Vỏ tre đã hơ lửa cho tươm mồ hôi và khô đi (để dễ khắc chữ); Sử xanh, sử sách (thời xưa khắc vào thẻ tre xanh);
⑥ Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng;
⑦ [Qing] Tỉnh Thanh Hải hoặc Thanh Đảo (gọi tắt);
⑧ [Qing] (Họ) Thanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu xanh — Cũng chỉ cỏ xanh. Đoạn trường tân thanh : » Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Thanh.

Từ ghép 28

hi, hy
xī ㄒㄧ

hi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ít, hiếm. § Thông "hi" . ◎ Như: "ki hi" hầu ít, hiếm, "hi hãn" hiếm có, "hi kì" lạ lùng ít thấy.
2. (Tính) Lặng lẽ không tiếng động. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thị chi bất kiến danh viết di, thính chi bất văn danh viết hi" , (Chương 14).
3. (Tính) Khô, ráo. § Thông "hi" .
4. (Động) Trông, ngóng, nhìn. ◇ Quản Tử : "Thượng huệ kì đạo, hạ đôn kì nghiệp, thượng hạ tương hi, nhược vọng tham biểu, tắc tà giả khả tri dã" , , , , (Quân thần thượng ).
5. (Động) Mong, cầu. ◎ Như: "hi kí" mong cầu, "hi vọng" mong ngóng.
6. (Động) Nghênh hợp. ◇ Tuân Duyệt : "(Khổng Quang) thủ pháp độ, tu cố sự. Thượng hữu sở vấn, cứ kinh pháp nhi đối, bất hi thượng chỉ cẩu hợp" (), . , , (Hán kỉ , Thành Đế kỉ tam ).
7. (Động) Ngưỡng mộ. ◇ Tả Tư : "Ngô hi Đoàn Can Mộc, Yển tức phiên Ngụy quân; Ngô mộ Lỗ Trọng Liên, Đàm tiếu khước Tần quân" , ; , (Vịnh sử , Chi tam ).
8. (Động) Ngừng, ngớt, thưa dần. ◇ Luận Ngữ : "Cổ sắt hi, khanh nhĩ, xả sắt nhi tác, đối viết: Dị hồ tam tử giả chi soạn" , , , : (Tiên tiến ) Tiếng gảy đàn sắt thưa dần, rồi "keng" một cái, buông đàn mà trả lời rằng: chí của tôi khác với ba anh đó.
9. (Phó) Biểu thị trình độ: rất, quá. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tương hoa mộc tận đả cá hi lạn, phương xuất giá khí" , (Quán viên tẩu vãn phùng tiên nữ ).
10. (Danh) Chỗ trống, không trung. ◇ Tả Tư : "Viên dứu đằng hi nhi cạnh tiệp, hổ báo trường khiếu nhi vĩnh vịnh" , (Thục đô phú ).
11. (Danh) Họ "Hi".

Từ ghép 7

hy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ít
2. mong muốn

Từ điển Thiều Chửu

① Ít, như ki hi hầu ít, hiếm, hi hãn hiếm có, hi kì lạ lùng ít thấy, v.v.
② Mong, như hi kí mong cầu, hi vọng mong ngóng, v.v.
③ Vô hình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếm, ít: Đất rộng người thưa (Sử kí); Vật hiếm là quý; Hầu ít, hiếm;
② Mong, mong cầu: Mong đến dự đúng giờ; Kính mong bạn đọc chỉ giáo;
③ (văn) Chờ xem, xem xét;
④ (văn) Ngưỡng mộ;
⑤ (văn) Đón ý hùa theo: Hoằng làm việc hùa theo thói đời, địa vị lên tới hàng công khanh (Sử kí);
⑥ Ngưng dần;
⑦ Im lặng;
⑧ Rất;
⑨ [Xi] (Họ) Hi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ít — Thưa — Trông mong.

Từ ghép 3

kinh
jīng ㄐㄧㄥ

kinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kinh động
2. kinh sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lồng lên (ngựa sợ hãi, không điều khiển được nữa). ◎ Như: "mã kinh liễu" ngựa lồng lên.
2. (Động) Sợ, hãi. ◎ Như: "kinh hoảng" hoảng sợ, "kinh phạ" sợ hãi. ◇ Sử Kí : "Chí bái đại tướng, nãi Hàn Tín dã, nhất quân giai kinh" , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đến khi phong đại tướng, lại là Hàn Tín, các quân đều giật mình kinh ngạc.
3. (Động) Chấn động, lay động. ◎ Như: "kinh thiên động địa" rung trời chuyển đất, "đả thảo kinh xà" đập cỏ làm cho rắn động, bứt dây động rừng.
4. (Động) Bị xúc động, nhiễu loạn. ◎ Như: "kinh nhiễu" quấy rối. ◇ Đỗ Phủ: "Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm" , (Xuân vọng ) Thương cảm thời thế, hoa đẫm lệ, Oán hận biệt li, chim xúc động trong lòng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa sợ hãi.
② Sợ. Phàm cái gì lấy làm sợ đều gọi là kinh.
③ Chứng sài. Trẻ con phải chứng sài sợ giật mình mẩy, co chân co tay trợn mắt uốn lưng đều gọi là kinh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ hãi: Sợ hãi;
② Làm sợ, làm giật mình, làm hốt hoảng, làm kinh ngạc, làm kinh động: Đập cỏ làm cho rắn sợ, bứt dây động rừng;
③ Lồng: Ngựa lồng lên;
④ (văn) Ngạc nhiên, kinh ngạc;
⑤ Chứng làm kinh (ở trẻ con).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng ngựa sợ hãi — Rất sợ hãi — Bệnh giựt chân tay của trẻ con.

Từ ghép 16

kháp
qiā ㄑㄧㄚ

kháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy móng tay bấm để hái hoa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cấu, véo, nhéo. ◎ Như: "tha kháp nhân khả thống đích ni!" cô ấy nhéo người ta đau quá!
2. (Động) Ngắt (bằng ngón tay hay móng tay). ◎ Như: "tha tòng hoa viên trung kháp liễu nhất đóa mai côi hoa" anh ấy ra vườn hoa ngắt một đóa hoa hồng.
3. (Động) Bóp. ◎ Như: "kháp bột tử" bóp cổ.
4. (Động) Bấm đốt tay. ◎ Như: "kháp chỉ nhất toán" bấm đốt ngón tay tính toán.
5. (Động) Kìm kẹp, bức bách. ◎ Như: "bị hắc xã hội cấp kháp trụ liễu" bị tổ chức bất lương phi pháp kìm kẹp.
6. (Danh) Lượng từ: nhúm, túm. ◎ Như: "nhất kháp nhi cửu thái" một nhúm hẹ.

Từ điển Thiều Chửu

① Bấm lấy móng tay vào gọi là kháp. Bấm đốt ngón tay tính cũng gọi là kháp. Lấy móng tay hái các loài rau cũng gọi là kháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cấu, bấm, bấu, véo, ngắt, vặt, hái, cắt, bóp: Ngắt hoa; Hái đậu; Cắt dây điện; Bóp cổ;
② (đph) Dúm, túm: Một túm hẹ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng móng tay mà bấu, cấu vào.
thiểm, điềm
tiǎn ㄊㄧㄢˇ

thiểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

câu, nhử

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Câu lấy, nhử lấy, thăm dò, lừa gạt. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ vị khả dĩ ngôn nhi ngôn, thị dĩ ngôn thiểm chi" , (Tận tâm hạ ) Kẻ sĩ lúc chưa đáng nói mà nói, là dùng lời nói để thăm dò. ◇ Liêu trai chí dị : "Thành khủng Tống nhân thiểm ngã" (Hồng Ngọc ) Thực tình là sợ nhà họ Tống đến dò la.

Từ điển Thiều Chửu

① Câu lấy, nhử lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Câu nhử;
② Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thè lưỡi ra đỡ lấy đồ ăn mà ăn — Lấy.

điềm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy được. Dùng mưu mô mà vớ được.
diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

xuyết
duō ㄉㄨㄛ, duó ㄉㄨㄛˊ

xuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhặt lấy
2. hứng lấy
3. cướp bóc
4. chọn lựa
5. đâm, xiên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhặt lấy. ◎ Như: "xuyết thập" thu thập, nhặt nhạnh. ◇ Thi Kinh : "Thải thải phù dĩ, Bạc ngôn xuyết chi" , (Chu nam , Phù dĩ ) Hái hái trái phù dĩ, Hãy cứ thu nhặt lấy.
2. (Động) Hái, hứng lấy. ◇ Tào Tháo : "Minh minh như nguyệt, Hà thì khả xuyết?" , (Đoản ca hành ) Vằng vặc như trăng, Bao giờ thì hứng được?
3. (Động) Chọn lựa. ◇ Bạch Cư Dị : "Bác sưu tinh xuyết, biên nhi thứ chi" , (Dữ Nguyên Cửu thư ) Tìm tòi rộng khắp, chọn lựa kĩ càng, thu thập và sắp xếp thứ tự.
4. (Động) Bưng, đem ra. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng xuyết điều đắng tử" (Đệ nhị thập lục hồi) Võ Tòng bưng ra một chiếc ghế.
5. (Động) Dẫn dụ người làm bậy. ◎ Như: "thoán xuyết" xúi giục.
6. (Động) Cướp bóc.
7. (Động) Đâm, xiên.
8. (Tính) Ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhặt lấy.
② Hứng lấy.
③ Dẫn dụ người làm bậy gọi là thoán xuyết .
④ Cướp bóc.
⑤ Chọn lọc lấy.
⑥ Ðâm, xiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lượm lặt, nhặt lấy, dùng, thi hành;
② Bưng (mâm cơm, thau nước v.v.);
③ (văn) Hứng lấy;
④ Dẫn dụ;
⑤ Cướp bóc;
⑥ Chọn lấy;
⑦ Đâm, xiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhặt lên. Lượm — Dùng vật nhọn mà đâm — Cướp đoạt.
lưu
liú ㄌㄧㄡˊ, liǔ ㄌㄧㄡˇ, liù ㄌㄧㄡˋ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lưu giữ, ở lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở lại, dừng lại. ◇ Sử Kí : "Khả tật khứ hĩ, thận vô lưu" , (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Hãy mau đi đi, cẩn thận đừng ở lại.
2. (Động) Cầm giữ, giữ lại không cho đi. ◎ Như: "lưu khách" cầm khách ở lại. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh lai Ngô, cô dục sử Tử Du lưu chi" , 使 (Đệ bát thập nhị hồi) Khổng Minh đến (Đông) Ngô, quả nhân muốn sai Tử Du giữ ông ta ở lại.
3. (Động) Bảo tồn, để chừa lại. ◎ Như: "lưu hồ tử" để râu.
4. (Động) Truyền lại. ◎ Như: "tổ tiên lưu hạ phong phú đích di sản" tổ tiên truyền lại di sản phong phú.
5. (Động) Đình trệ, đọng lại. ◎ Như: "án vô lưu độc" văn thư không ứ đọng.
6. (Động) Chú ý. ◎ Như: "lưu tâm" để ý tới, "lưu ý" chú ý, "lưu thần" để ý cẩn thận.

Từ điển Thiều Chửu

① Lưu lại, muốn đi mà tạm ở lại gọi là lưu.
② Lưu giữ, giữ lại không cho đi.
③ Ðáng đi mà không đi gọi là lưu, như lưu nhậm lại ở làm việc quan.
④ Ðình trệ, như án vô lưu độc văn thư nhanh nhẹn không đọng cái nào.
⑤ Còn lại.
⑥ Lâu.
⑦ Ðợi dịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở lại: Anh ấy đã ở lại làm việc tại nông thôn;
② Cầm lại, bắt giam, giữ lại: Cầm lại; Cầm khách ở lại ăn cơm tối; Bắt giam;
③ Chú ý, cẩn thận: Chú ý; Cẩn thận;
④ Lưu, để, chừa: 稿 Lưu bản nháp; Chừa (để) râu;
⑤ Để lại: Sách anh ấy đều để lại chỗ tôi cả;
⑥ Đọng lại: Văn thư không ứ đọng;
⑦ (văn) Lâu;
⑧ (văn) Đợi dịp;
⑨ [Liú] (Họ) Lưu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết quen thuộc của chữ Lưu .

Từ ghép 22

than
tān ㄊㄢ

than

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đất lở

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lở, sụp, đổ. ◎ Như: "tường than liễu" tường đổ rồi. ◇ Phù sanh lục kí : "Nhi ngoại chi tường than ốc đảo giả bất khả thắng kế" (Khảm kha kí sầu ) Nhưng ở bên ngoài (chùa), tường đổ nhà sập không biết bao nhiêu mà kể.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất lở.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sạt, lở, đổ: Tường đổ rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ đất lỡ vì nước vỗ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.