tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ

tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. điềm xấu tốt
2. điềm lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiếm chỉ sự vật tốt lành phúc lợi.
2. (Danh) Điềm (tốt hay xấu). ◇ Tả truyện : "Thị hà tường dã? Cát hung yên tại?" ? ? (Hi Công thập lục niên ) Thế là điềm gì? Lành hay gở vậy?
3. (Danh) Tên gọi tang lễ tế tự ngày xưa. ◎ Như: "tiểu tường" tang tế một năm, "đại tường" tang tế hai năm.
4. (Danh) Họ "Tường".
5. (Tính) Tốt lành. ◎ Như: "tường vân" mây lành, "tường thụy" điềm lành. ◇ Đạo Đức Kinh : "Phù giai binh giả bất tường chi khí" (Chương 31) Binh khí tốt là vật chẳng lành.
6. (Tính) Lương thiện. ◎ Như: "tường hòa xã hội" xã hội lương thiện yên ổn.
7. (Động) Thuận theo. ◇ Hoài Nam Tử : "Thuận ư thiên địa, tường ư quỷ thần" , (Phiếm luận ) Thuận với trời đất, thuận theo quỷ thần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðiềm, điềm tốt gọi là tường , điềm xấu gọi là bất tường .
② Tang ba năm, tới một năm gọi là tiểu tường , tới một năm nữa gọi là đại tường .
③ Phúc lành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, lành: Điềm không lành;
② Phúc lành;
③ Xem [xiăoxiáng], [dàxiáng];
④ [Xiáng] (Họ) Tường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt lành — Điều phúc — Tên người, tức Tôn Thọ Tường, 1825-1877, người phủ Tân bình tỉnh Gia định, thi Hương không đậu, sau ra làm quan với Pháp, làm tới Đốc Phủ sứ, từng dạy học tại trường Hậu bổ. Tác phẩm chữ Nôm có 10 bài Tự thuật và một số thơ Đường luật khác, nội dung bào chữa cho chủ trương hợp tác với Pháp.

Từ ghép 10

minh
míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mù mịt
2. ngu dốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) U ám, tối tăm. ◎ Như: "u minh" u ám.
2. (Tính) Ngu tối. ◎ Như: "minh ngoan bất linh" ngu muội không linh lợi.
3. (Tính) Liên quan tới sự sau khi chết. ◎ Như: "minh thọ" sinh nhật kẻ đã chết, "minh khí" đồ vàng mã chôn theo người chết.
4. (Tính) Cao xa, thăm thẳm, bao la, man mác. ◎ Như: "thương minh" , "hồng minh" cao xa, man mác, mắt không trông thấu.
5. (Phó) Thâm sâu. ◎ Như: "minh tưởng" suy nghĩ thâm trầm. ◇ Liêu trai chí dị : "Quy trai minh tưởng" (Hương Ngọc ) Trở về thư phòng suy nghĩ trầm ngâm.
6. (Động) Cách xa. ◇ Đào Uyên Minh : "Nhàn cư tam thập tải, Toại dữ trần sự minh" , (Tân sửu tuế thất nguyệt ) Nhàn cư từ ba chục năm, Thành thử đã xa cách với việc đời bụi bặm.
7. (Động) Kết hợp ngầm.
8. (Danh) Địa ngục, âm phủ. ◇ Hậu Hán Thư : "Tê thử hận nhi nhập minh" (Phùng Diễn truyện ) Ôm hận này đến âm phủ.
9. (Danh) Bể, biển. § Cũng như "minh" . ◇ Trang Tử : "Bắc minh hữu ngư, kì danh vi côn" , (Tiêu dao du ) Bể bắc có loài cá, tên nó là côn.
10. (Danh) Họ "Minh".

Từ điển Thiều Chửu

① Chốn u minh. Chỗ mù mịt không có ánh sáng, như minh trung trong chốn u minh. Tục cho là chỗ người chết ở, vì thế nên ngày sinh nhật kẻ đã chết gọi là minh thọ , đồ mã gọi là minh khí , v.v.
② Ngu tối.
③ Man mác, như thương minh , hồng minh đều là nói chỗ trời cao xa man mác mắt không trông thấu.
④ Nghĩ ngầm, như minh tưởng tưởng ngầm, nghĩ thấu nơi sâu xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tối tăm, chỗ tối tăm, chốn u minh: Tối tăm tịch mịch;
② Sâu kín, sâu xa, sâu sắc, thâm trầm, ngầm: 【】minh tưởng [míngxiăng] Nghĩ thầm: Vắt óc suy nghĩ thầm;
③ Hồ đồ, ngu tối, ngu đần. 【】minh ngoan [míngwán] (văn) Ngu đần: Ngu đần gàn dở;
④ Âm phủ: Âm phủ, cõi âm;
⑤ (văn) Đêm;
⑥ (văn) Xa và cao, thăm thẳm, bao la, man mác: Trời cao xa man mác;
⑦ [Míng] (Họ) Minh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm — Đêm tối — Đầu óc tối tăm dốt nát — Ngầm kín. » Minh dương đôi ngả chắc rồi « ( Kiều ).

Từ ghép 11

quyết
jué ㄐㄩㄝˊ

quyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

của hắn, của anh ta

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Cái ấy, thửa. § Dùng như: "kì" , "chi" . ◎ Như: "duẫn chấp quyết trung" tin chắc giữ đạo trung của mình. ◇ Thi Kinh : "Ý quyết triết phụ" (Đại nhã , Chiêm ngang ) Ôi! người đàn bà hiền trí kia.
2. (Đại) Há, ắt. § Dùng như: "kì" , "khởi" . ◇ Mạnh Tử : : "Thư viết: Nhược dược bất miễn huyễn, quyết tật bất sưu" , (Đằng Văn Công thượng ) Kinh Thư chép: Nếu như thuốc uống vào không làm choáng váng xây xẩm mắt, ắt chẳng trừ khỏi bệnh.
3. (Động) Hôn mê, bất tỉnh, ngất. ◎ Như: "hôn quyết" ngất đi.
4. (Liên) Nên, mới. § Dùng như "tài" , "ư thị" . ◇ Tư Mã Thiên : "Tả Khâu thất minh, quyết hữu Quốc Ngữ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ông Tả Khâu bị mù, mới làm ra sách Quốc Ngữ.
5. (Liên) Dùng như "dĩ" , "chi" . ◇ Thư Kinh : "Tự thì quyết hậu" (Vô dật ) Từ đó về sau.
6. (Trợ) Đặt ở đầu câu hoặc giữa câu, để nhấn mạnh. ◇ Thượng Thư : "Quyết duy gian tai!" (Quân nha ) Thật khó khăn lắm thay!
7. (Danh) Đá. ◇ Tuân Tử : "Hòa chi bích, Tỉnh Lí chi quyết dã" , (Đại lược ). § "Hòa" tên người; "Tỉnh Lí" tên làng.
8. (Danh) Tên bệnh. Chỉ đột nhiên hôn mê.
9. (Danh) Họ "Quyết".

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa.
② Phát quyết, khí nghịch lên chân tay đã lạnh gọi là quyết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí nghịch kéo lên — Chân tay lạnh ngắt — Trợ ngữ từ. Cũng dùng như chữ Kì , chữ Chi .

Từ ghép 2

diệc
yì ㄧˋ

diệc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cũng, lại

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cũng, cũng là. ◎ Như: "trị diệc tiến, loạn diệc tiến" trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tương kiến thì nan biệt diệc nan" (Vô đề kì tứ ) Gặp gỡ nhau khó, chia lìa nhau cũng khó.
2. (Phó) Lại. § Tương đương với "hựu" . ◎ Như: "diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ" lại cũng có lấy lợi nước ta ư?
3. (Phó) Chỉ có, chỉ, chẳng qua. ◇ Đỗ Phủ : "Giang hồ hậu diêu lạc, Diệc khủng tuế tha đà" , (Kiêm gia ) Rồi khi tàn tạ linh lạc ở sông hồ, Chỉ là sợ cho năm tháng lần lữa.
4. (Phó) Đã, rồi. § Tương đương với "dĩ kinh" . ◇ Đỗ Phủ : "Thảo lộ diệc đa thấp, Chu ti nhưng vị thu" , (Độc lập ) Sương móc trên cỏ đã ẩm ướt nhiều rồi, Nhưng tơ nhện vẫn chưa rút về.
5. (Phó) Suy cho cùng, rốt cuộc. § Tương đương với "tất cánh" .
6. (Liên) Dù cho, tuy nhiên. ◇ Đỗ Phủ : "Họa sư diệc vô số, Hảo thủ bất khả ngộ" , (Phụng tiên lưu thiếu phủ tân họa san thủy chướng ca ) Họa sư mặc dù đông vô số, Tay giỏi không thể gặp.
7. (Trợ) Đặt ở giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí.
8. (Tính) Tích lũy, chồng chất, nhiều đời. § Thông "dịch" . ◎ Như: "diệc thế" nhiều đời, lũy thế.
9. (Danh) Họ "Diệc".

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng, tiếng giúp lời nói, như trị diệc tiến, loạn diệc tiến trị cũng tiến lên, loạn cũng tiến lên.
② Lại, lời trợ ngữ, như diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ lại cũng có lấy lợi nước ta ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cũng, cũng là: Cò cũng là một trong những loài có lông vũ (Thơ Nguyễn Công Trứ); , 退 Thế thì tiến cũng lo, thoái cũng lo (Phạm Trọng Yểm: Nhạc Dương lâu kí)
② Trợ từ đầu câu, để tạo sự hài hòa cân xứng cho câu: Ô! Hành vi của người ta có chín đức (Thượng thư); , Đã trông thấy rồi, đã được gặp rồi (người quân tử) (Thi Kinh: Thiệu Nam, Thảo trùng);
③ Trợ từ giữa câu, dùng để thư hoãn ngữ khí: Ta vụng tính (Thượng thư: Bàn Canh thượng); ? Thái tử ra sao? (Hàn Phi tử);
④ [Yì] (Họ) Diệc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lại. Lại nữa — Cũng — Cái nách. Dùng như chữ Dịch .

Từ ghép 4

tầm
xín ㄒㄧㄣˊ, xún ㄒㄩㄣˊ

tầm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tìm kiếm
2. đơn vị đo độ dài (bằng 8 thước Tàu cũ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm. ◎ Như: "trảo tầm" tìm kiếm. ◇ Vi Ứng Vật : "Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích" 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Động) Dùng tới, sử dụng. ◎ Như: "nhật tầm can qua" ngày ngày dùng mộc mác (khí giới để đánh nhau), "tương tầm sư yên" sẽ dùng quân vậy.
3. (Động) Vin vào, dựa vào. ◎ Như: "mạn cát diệc hữu tầm" dây sắn bò lan dựa vào.
4. (Tính) Bình thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "tầm cập" sắp kịp.
6. (Phó) Lại. ◎ Như: "tầm minh" lại đính lời thề cũ.
7. (Phó) Dần dần. ◎ Như: "bạch phát xâm tầm" tóc đã bạc dần.
8. (Phó) Thường, thường hay. ◇ Đỗ Phủ : "Kì Vương trạch lí tầm thường kiến, Thôi Cửu đường tiền kỉ độ văn" , (Giang Nam phùng Lí Quy Niên ) Thường gặp tại nhà Kì Vương, Đã mấy lần được nghe danh ở nhà Thôi Cửu.
9. (Liên) Chẳng bao lâu, rồi. ◇ Hậu Hán Thư : "Phục vi quận Tây môn đình trưởng, tầm chuyển công tào" 西, (Tuân Hàn Chung Trần liệt truyện ) Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, chẳng bao lâu đổi làm Công tào.
10. (Danh) Lượng từ: đơn vị đo chiều dài ngày xưa, bằng tám "xích" (thước). ◇ Lưu Vũ Tích : "Thiên tầm thiết tỏa trầm giang để, Nhất phiến hàng phan xuất Thạch Đầu" , (Tây Tái san hoài cổ 西) (Quân Ngô đặt) nghìn tầm xích sắt chìm ở đáy sông, (Nhưng tướng quân đã thắng trận), một lá cờ hàng (của quân địch) ló ra ở thành Thạch Đầu.
11. (Danh) Họ "Tầm".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm.
② Cái tầm, tám thước gọi là một tầm.
③ Vẫn, như vật tầm can qua ngày vẫn đánh nhau.
④ Bỗng, sắp, như tầm cập sắp kịp, bạch phát xâm tầm tóc đã bạc đầu, nghĩa là sắp già.
⑤ Lại, như tầm minh lại đính lời thề cũ.
⑥ Dùng, như tương tầm sư yên sẽ dùng quân vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tìm. Như [xún] nghĩa ①. Xem [xún].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tìm, kiếm: Tìm người;
② Xét tìm;
③ (văn) Dựa vào, vin vào: Dây sắn bò lan cũng có dựa vào (Lục Cơ: Bi chiến hành);
④ (văn) Dùng: Ba năm sau sẽ dùng quân vậy (Tả truyện: Hi công ngũ niên);
⑤ (văn) Hâm nóng lại (như , bộ );
⑥ (văn) Chẳng bao lâu, rồi: 西 Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, rồi (chẳng bao lâu) đổi làm Công tào (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Sắp: Sắp kịp; Tóc đã bạc dần (sắp già);
⑧ (văn) Lại: Lại đính lời thề cũ;
⑨ (văn) Vẫn: Ngày ngày vẫn đánh nhau;
⑩ Tầm (một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước);
⑪ [Xun] (Họ) Tầm. Xem [xín]

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm — Tên một đơn vị đo chiều dài thời cổ, bằng 8 thước ta — Ta còn hiểu là vóc dáng, bề cao của một người. Td: Tầm vóc — Ta còn hiểu là cái mức đạt tới. Td: Tầm mức.

Từ ghép 21

quyền
quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. quyền lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả cân. ◇ Luận Ngữ : "Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ" , (Nghiêu viết ) Sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc. ◇ Trang Tử : "Vi chi quyền hành dĩ xưng chi" (Khứ khiếp ) Dùng cán cân và quả cân để cân.
2. (Danh) Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là "quyền" . § Đối lại với "kinh" . ◇ Mạnh Tử : "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã" , ; , (Li Lâu thượng ) Nam nữ trao và nhận không được trực tiếp gần gũi với nhau, đó là lễ; chị dâu bị đắm chìm đưa tay ra vớt, đó là quyền.
3. (Danh) Thế lực. ◎ Như: "quyền lực" thế lực, "đại quyền tại ác" thế lực lớn trong tay.
4. (Danh) Lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là "quyền". ◎ Như: "đầu phiếu quyền" quyền bỏ phiếu bầu cử, "thổ địa sở hữu quyền" quyền sở hữu đất đai.
5. (Danh) Xương gò má.
6. (Danh) Họ "Quyền".
7. (Động) Cân nhắc. ◇ Mạnh Tử : "Quyền nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản" , (Lương Huệ Vương thượng ) Cân nhắc rồi sau mới biết nhẹ nặng, liệu chừng rồi sau mới biết dài ngắn.
8. (Phó) Tạm thời, tạm cứ, cứ. ◎ Như: "quyền thả như thử" tạm làm như thế. ◇ Thủy hử truyện : "Đương vãn các tự quyền hiết" (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả cân.
② Cân lường.
③ Quyền biến . Trái đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền , đối với chữ kinh .
④ Quyền bính, quyền hạn, quyền thế.
⑤ Quyền nghi, sự gì hãy tạm làm thế gọi là quyền thả như thử tạm thay việc của chức quan nào cũng gọi là quyền.
⑥ Xương gò má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn: Quyền định đoạt; Quyền sở hữu;
② (văn) Quả cân;
③ (văn) Xương gò má;
④ Tạm thời, tạm cứ, cứ: Tạm thời để anh ấy phụ trách; Tạm cứ như thế; Nếu làm theo kế đó, thì chỉ tạm cứu đói mà thôi (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Xử trí linh hoạt: Biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến;
⑥ Cân nhắc: Cân nhắc hơn thiệt;
⑦ [Quán] (Họ) Quyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả cân — Gò má. Td: Lưỡng quyền ( hai gò má ) — Tạm thay thế. Td: Quyền Thủ tướng ( người đứng ra tạm thay thế vị thủ tướng ) — Điều được có, được làm và được đòi hỏi. Td: Quyền lợi — Quyền: là theo cái tình thế trong một lúc mà làm, chứ không phải là giữ đạo thường. » Có khi biến, có khi thường, Có quyền, nào phải một đường chấp kinh «. ( Kiều ). Đường lối tạm thời, dùng khi biến cố. Nhị độ mai có câu: » Chấp kinh nếu chẳng tòng quyền, Sợ khi muôn một chu tuyền được sao « — Tên người, tức Hà Tôn Quyền, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1798, mất 1839, tự là Tốn Phủ, hiệu là Phương trạch, biệt hiệu là Hải Ông, người xã Cát Động phủ Thanh Oai tỉnh Hà Đông, đậu Tiến sĩ năm 1822, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3, làm quan tới Lại bộ Tham tri. Tác phẩm chữ Hán có Tốn Phủ thi văn tập, Mộng dương tập.

Từ ghép 71

ác quyền 握權bản quyền 版權bản quyền sở hữu 版權所有binh quyền 兵權bình quyền 平權chấp kinh tòng quyền 執經從權chính quyền 政權chủ quyền 主權chuyên quyền 專權chức quyền 職權chưởng quyền 掌權công quyền 公權cơ quyền 機權cường quyền 強權dân quyền 民權đại quyền 大權đặc quyền 特權đệ tứ quyền 第四權đoạt quyền 奪權độc quyền 獨權khí quyền 棄權kinh quyền 經權lạm quyền 濫權lộng quyền 弄權lợi quyền 利權nhân quyền 人權nữ quyền 女權phân quyền 分權phục quyền 復權quan quyền 官權quân quyền 君權quốc quyền 國權quyền biến 權變quyền bính 權柄quyền chế 權制quyền cốt 權骨quyền hạn 權限quyền hành 權衡quyền hoạnh 權橫quyền lợi 權利quyền lực 權力quyền lược 權略quyền môn 權門quyền mưu 權謀quyền năng 權能quyền nghi 權宜quyền nhiếp 權攝quyền quý 權貴quyền quyệt 權譎quyền sử 權使quyền thần 權臣quyền thế 權勢quyền thuật 權術quyền trượng 權杖quyền tước 權爵quyền uy 權威sở hữu quyền 所有權sự quyền 事權tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tập quyền 集權thiện quyền 擅權thụ quyền 授權tiếm quyền 僭權toàn quyền 全權tòng quyền 從權trái quyền 債權tranh quyền 爭權ủy quyền 委權uy quyền 威權việt quyền 越權
lại, lệ
lài ㄌㄞˋ, lì ㄌㄧˋ

lại

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm, nghiêm khắc, nghiêm trang. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử ôn hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
2. (Tính) Mạnh dữ, mãnh liệt. ◎ Như: "lệ thanh" tiếng dữ dội, "tái tiếp tái lệ" lại đánh lại càng hăng dữ. ◇ Văn tuyển : "Lương phong suất dĩ lệ, Du tử hàn vô y" , (Cổ thi thập cửu thủ) Gió lạnh thổi mạnh quá, Người du tử lạnh không có áo.
3. (Tính) Xấu, ác, bạo ngược. ◎ Như: "lệ quỷ" ác quỷ.
4. (Tính) Dáng dây lưng buông xuống.
5. (Danh) Bệnh tật, tai họa. ◎ Như: "dịch lệ" bệnh dịch. ◇ Nguyễn Du : "Lệ thần nhập thất thôn nhân phách" (Ngọa bệnh ) Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn phách người.
6. (Danh) Họ "Lệ".
7. (Danh) Đá mài. § Xưa dùng như chữ "lệ" .
8. (Động) Mài. ◎ Như: "mạt mã lệ binh" cho ngựa ăn mài đồ binh. ◇ Tuân Tử : "Độn kim tất tương đãi lung lệ nhiên hậu lợi" (Tính ác ).
9. (Động) Cân nhắc, suy đoán.
10. (Động) Khuyến khích. § Xưa dùng như chữ "lệ" . ◎ Như: "miễn lệ" khuyên nhủ cố gắng lên, "khích lệ" kích thích cho gắng lên.
11. (Động) Thao luyện, chỉnh sức.
12. (Động) Phấn chấn. ◇ Quản Tử : "Binh nhược nhi sĩ bất lệ, tắc chiến bất thắng nhi thủ bất cố" , (Thất pháp ).
13. (Động) Quất roi.
14. (Động) Bay nhanh, chạy nhanh.
15. (Động) Vùng lên, bay lên. ◇ Trang Tử : "Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên" , (Đại tông sư ) Như ngươi mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, mộng là cá mà lặn dưới vực sâu.
16. (Động) Để cả áo lội qua nước cũng gọi là "lệ".
17. (Giới) Trên. ◎ Như: "tại bỉ kì lệ" ở trên sông Kì.
18. Một âm là "lại". (Danh) Bệnh hủi. ◇ Sử Kí : "Dự Nhượng hựu tất thân vi lại, thôn thán vi ách, sử hình trạng bất khả tri" (Dự Nhượng truyện ) , , 使 Dự Nhượng lại bôi sơn vào mình làm như người bệnh hủi, nuốt than cho mất tiếng, để khỏi ai nhận ra hình tích của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, thường dùng chữ lệ .
② Mài, như mạt mã lệ binh cho ngựa ăn, mài đồ binh.
③ Gắng gỏi. Như miễn lệ khuyên nhủ cố gắng lên, khích lệ chọc tức cho gắng lên, v.v.
④ Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ lại đánh lại càng hăng dữ.
⑤ Ác, bạo ngược.
⑥ Bệnh dịch lệ .
⑦ Ðể cả áo lội qua nước cũng gọi là lệ.
⑧ Trên, như tại bỉ kì lệ ở trên sông Kì.
⑨ Thắt lưng buông múi xuống.
⑩ Một âm là lại. Bệnh hủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh hủi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hủi ( cùi ) — Bệnh rụng tóc — Một âm là Lệ.

lệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mài
2. gắng sức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm, nghiêm khắc, nghiêm trang. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử ôn hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
2. (Tính) Mạnh dữ, mãnh liệt. ◎ Như: "lệ thanh" tiếng dữ dội, "tái tiếp tái lệ" lại đánh lại càng hăng dữ. ◇ Văn tuyển : "Lương phong suất dĩ lệ, Du tử hàn vô y" , (Cổ thi thập cửu thủ) Gió lạnh thổi mạnh quá, Người du tử lạnh không có áo.
3. (Tính) Xấu, ác, bạo ngược. ◎ Như: "lệ quỷ" ác quỷ.
4. (Tính) Dáng dây lưng buông xuống.
5. (Danh) Bệnh tật, tai họa. ◎ Như: "dịch lệ" bệnh dịch. ◇ Nguyễn Du : "Lệ thần nhập thất thôn nhân phách" (Ngọa bệnh ) Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn phách người.
6. (Danh) Họ "Lệ".
7. (Danh) Đá mài. § Xưa dùng như chữ "lệ" .
8. (Động) Mài. ◎ Như: "mạt mã lệ binh" cho ngựa ăn mài đồ binh. ◇ Tuân Tử : "Độn kim tất tương đãi lung lệ nhiên hậu lợi" (Tính ác ).
9. (Động) Cân nhắc, suy đoán.
10. (Động) Khuyến khích. § Xưa dùng như chữ "lệ" . ◎ Như: "miễn lệ" khuyên nhủ cố gắng lên, "khích lệ" kích thích cho gắng lên.
11. (Động) Thao luyện, chỉnh sức.
12. (Động) Phấn chấn. ◇ Quản Tử : "Binh nhược nhi sĩ bất lệ, tắc chiến bất thắng nhi thủ bất cố" , (Thất pháp ).
13. (Động) Quất roi.
14. (Động) Bay nhanh, chạy nhanh.
15. (Động) Vùng lên, bay lên. ◇ Trang Tử : "Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên" , (Đại tông sư ) Như ngươi mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, mộng là cá mà lặn dưới vực sâu.
16. (Động) Để cả áo lội qua nước cũng gọi là "lệ".
17. (Giới) Trên. ◎ Như: "tại bỉ kì lệ" ở trên sông Kì.
18. Một âm là "lại". (Danh) Bệnh hủi. ◇ Sử Kí : "Dự Nhượng hựu tất thân vi lại, thôn thán vi ách, sử hình trạng bất khả tri" (Dự Nhượng truyện ) , , 使 Dự Nhượng lại bôi sơn vào mình làm như người bệnh hủi, nuốt than cho mất tiếng, để khỏi ai nhận ra hình tích của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, thường dùng chữ lệ .
② Mài, như mạt mã lệ binh cho ngựa ăn, mài đồ binh.
③ Gắng gỏi. Như miễn lệ khuyên nhủ cố gắng lên, khích lệ chọc tức cho gắng lên, v.v.
④ Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ lại đánh lại càng hăng dữ.
⑤ Ác, bạo ngược.
⑥ Bệnh dịch lệ .
⑦ Ðể cả áo lội qua nước cũng gọi là lệ.
⑧ Trên, như tại bỉ kì lệ ở trên sông Kì.
⑨ Thắt lưng buông múi xuống.
⑩ Một âm là lại. Bệnh hủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm ngặt: Cấm ngặt;
② Nghiêm khắc, nghiêm nghị: Giọng nghiêm khắc;
③ (văn) Mạnh dữ: Lại đánh lại càng hăng dữ;
④ (văn) Khích lệ: Khuyến khích; Khích lệ;
⑤ (văn) Xấu, ác, bạo ngược;
⑥ (văn) Bệnh dịch: Bệnh dịch;
⑦ (văn) Để cả áo lội qua nước;
⑧ (văn) Trên: Ở trên sông Kì (Thi Kinh);
⑨ (văn) Đá mài (như , bộ );
⑩ (văn) Mài: Cho ngựa ăn và mài đồ binh (võ khí); [Lì] (Họ) Lệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đá mài — Mài cho sắc — Nghiêm khắc — Có hại — Ác quỷ — Bệnh truyền nhiễm. Td: Dịch lệ — Cũng dùng như chữ Lệ — Chết mà không có con cái, gọi là Lệ — Một âm là Lại.

Từ ghép 10

phao
pāo ㄆㄠ

phao

phồn thể

Từ điển phổ thông

ném đi, vứt đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vứt bỏ. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng trung phù tục, sự kham phao" (Lâm cảng dạ bạc ) Kiếp phù sinh trong mộng, việc đáng bỏ đi.
2. (Động) Ném, quăng. ◎ Như: "phao miêu" thả neo, "phao cầu" ném bóng, "phao chuyên dẫn ngọc" đưa ngói lấy ngọc (lời khiêm tốn ý nói đưa ra ý kiến tầm thường hoặc văn chương kém cỏi mà được người khác dẫn thành lời bàn cao xa hoặc văn chương tuyệt tác).
3. (Động) Bỏ rơi. ◎ Như: "bào đáo đệ tứ quyển, tha dĩ kinh bả kì tha nhân viễn viễn đích phao tại hậu đầu" , chạy tới vòng thứ tư, anh ấy đã bỏ rơi những người khác ở xa mãi đằng sau.
4. (Động) Ló ra, hiển lộ. ◎ Như: "phao đầu lộ diện" xuất đầu lộ diện.

Từ điển Thiều Chửu

① Ném đi, vứt đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quăng, ném, tung: Ném (tung) bóng;
② Bỏ, vứt, vứt bỏ: Bỏ vợ bỏ con; Anh ấy đã bỏ xa các vận động viên khác;
③ Bán tống, bán tháo, bán phá giá: Bán tống số hàng này đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném xuống. Liệng đi — Bỏ đi. Không dùng nữa.

Từ ghép 5

kiến, thứ
qù ㄑㄩˋ

kiến

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Kiến .

thứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

rình mò, xem trộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn, coi. ◎ Như: "tiểu thứ" coi rẻ. ◇ Lí Ngư : "Thí thứ tha thần khí tiêu diêu, tu tấn phiêu diêu" , (Ý trung duyên , Quyển liêm ).
2. (Động) Rình, trông trộm. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nữ bất tại, tắc thiết quyển lưu lãm" , (Thư si ) Rình lúc cô gái không ở đó, là lén lấy sách ra lướt đọc.
3. (Động) Giòm chừng, xem xét. ◇ Vô danh thị : "Nhĩ tại môn ngoại thứ giả, khán hữu na nhất vị lão da hạ mã, tiện lai báo cha tri đạo" , , 便 (Trần Châu thiếu mễ , Tiết tử ).
4. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú. ◇ Thủy hử truyện : "Hoa Vinh đáp thượng tiễn, duệ mãn cung, thứ đắc thân thiết, vọng không trung chỉ nhất tiễn xạ khứ" , 滿, , (Đệ tam thập ngũ hồi) Hoa Vinh lắp tên, giương căng cung, nhắm thật kĩ, hướng lên trời chỉ bắn một mũi tên.
5. (Động) Nheo mắt, híp mắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Bảo Ngọc) nhất thủ cử khởi đăng lai, nhất thủ già trước đăng nhi, hướng Đại Ngọc kiểm thượng chiếu liễu nhất chiếu, thứ trước tiều liễu nhất tiều, tiếu đạo: Kim nhi khí sắc hảo liễu ta" , , , , : (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Bảo Ngọc) một tay giơ cái đèn lên, một tay che ánh đèn, soi vào mặt Đại Ngọc, nheo mắt nhìn một lúc, rồi cười nói: Hôm nay thần sắc khá rồi đấy.
6. (Động) Đối đãi, trông nom, coi sóc. ◇ Thủy hử truyện : "Ân chủ thì thường thứ lão hán, hựu mông dữ chung thân thọ cụ, lão tử kim thế bất năng báo đáp, hậu thế tố lư tố mã, báo đáp áp ti" , , , , (Đệ nhị thập nhất hồi) Ân chủ vẫn trông nom coi sóc đến già này, lại còn nghĩ đến cả việc chung thân, kiếp này lão chẳng đền ơn, thì kiếp sau làm ngựa làm trâu báo đáp áp ti.
7. § Cũng viết là "thứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ thứ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thứ .

phong lưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

phong lưu

Từ điển trích dẫn

1. Gió thổi. ◎ Như: "phong lưu vân tán" gió thổi mây tan.
2. Đưa đi xa, lưu truyền. ◎ Như: "phong lưu vạn quốc" .
3. Tập tục, phong hóa. ◇ Trần Canh : "Lưỡng Tấn sùng huyền hư, Phong lưu biến Hoa Hạ" , (Tử Du phỏng Đái đồ ).
4. Phong cách còn truyền lại, lưu phong dư vận. ◇ Hán Thư : "Kì phong thanh khí tục tự cổ nhi nhiên, kim chi ca dao khảng khái, phong lưu do tồn nhĩ" , , (Triệu Sung Quốc tân khánh kị đẳng truyện tán ).
5. Sái thoát phóng dật, phong nhã tiêu sái. ◇ Liêu trai chí dị : "(Lâm Tứ Nương) hựu mỗi dữ công bình chất thi từ, hà tắc tì chi; chí hảo cú, tắc mạn thanh kiều ngâm. ý tự phong lưu, sử nhân vong quyện" (), ; , . , 使 (Lâm Tứ Nương ).
6. Hình dung tác phẩm văn chương siêu dật tuyệt diệu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược luận phong lưu biệt trí, tự thị giá thủ; nhược luận hàm súc hồn hậu, chung nhượng Hành cảo" , ; , 稿 (Đệ tam thập thất hồi) Nói về siêu dật cao xa riêng biệt thì là bài này; nhưng về hàm súc hồn hậu thì rốt cuộc phải nhường cho bài của Hành (Vu Quân).
7. Kiệt xuất, phi thường. ◇ Tô Thức : "Bộc tuy vãn sanh, do cập kiến quân chi vương phụ dã. Truy tư nhất thì phong lưu hiền đạt, khởi khả phục mộng kiến tai!" , . , (Dữ Giang Đôn Lễ tú tài thư , Chi nhất ).
8. Thú vị, vận vị. ◇ Tư Không Đồ : "Bất trứ nhất tự, Tận đắc phong lưu" , (Thi phẩm , Hàm súc ).
9. Chỉ người kiệt xuất, bất phàm.
10. Phong độ.
11. Tiết tháo, phẩm cách.
12. Vinh sủng. ◇ Trương Thuyết : "Lộ thượng thiên tâm trọng dự du, Ngự tiền ân tứ đặc phong lưu" , (Phụng Hòa Đồng hoàng thái tử quá Từ Ân tự ứng chế ).
13. Phong cách, trường phái.
14. Chỉ người xinh đẹp, phong vận, quyến rũ. ◇ Hoa Nhị Phu Nhân : "Niên sơ thập ngũ tối phong lưu, Tân tứ vân hoàn sử thượng đầu" , 使 (Cung từ , Chi tam thập ).
15. Phong tình. § Liên quan về tình ái nam nữ. ◎ Như: "phong lưu án kiện" .
16. Chơi bời, trai lơ, hiếu sắc. ◎ Như: "tha niên khinh thì phi thường phong lưu, hỉ hoan tại ngoại niêm hoa nhạ thảo" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ cuộc sống dư giả nhàn hạ, êm đềm như gió thổi như nước chảy. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phong lưu rất mực hồng quần, xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê « — Cũng chỉ sự ăn chơi phóng đãng. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu: » Mang danh tài sắc cho nên nợ, quan thói phong lưu hóa phải vay «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.