minh
míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mù mịt
2. ngu dốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) U ám, tối tăm. ◎ Như: "u minh" u ám.
2. (Tính) Ngu tối. ◎ Như: "minh ngoan bất linh" ngu muội không linh lợi.
3. (Tính) Liên quan tới sự sau khi chết. ◎ Như: "minh thọ" sinh nhật kẻ đã chết, "minh khí" đồ vàng mã chôn theo người chết.
4. (Tính) Cao xa, thăm thẳm, bao la, man mác. ◎ Như: "thương minh" , "hồng minh" cao xa, man mác, mắt không trông thấu.
5. (Phó) Thâm sâu. ◎ Như: "minh tưởng" suy nghĩ thâm trầm. ◇ Liêu trai chí dị : "Quy trai minh tưởng" (Hương Ngọc ) Trở về thư phòng suy nghĩ trầm ngâm.
6. (Động) Cách xa. ◇ Đào Uyên Minh : "Nhàn cư tam thập tải, Toại dữ trần sự minh" , (Tân sửu tuế thất nguyệt ) Nhàn cư từ ba chục năm, Thành thử đã xa cách với việc đời bụi bặm.
7. (Động) Kết hợp ngầm.
8. (Danh) Địa ngục, âm phủ. ◇ Hậu Hán Thư : "Tê thử hận nhi nhập minh" (Phùng Diễn truyện ) Ôm hận này đến âm phủ.
9. (Danh) Bể, biển. § Cũng như "minh" . ◇ Trang Tử : "Bắc minh hữu ngư, kì danh vi côn" , (Tiêu dao du ) Bể bắc có loài cá, tên nó là côn.
10. (Danh) Họ "Minh".

Từ điển Thiều Chửu

① Chốn u minh. Chỗ mù mịt không có ánh sáng, như minh trung trong chốn u minh. Tục cho là chỗ người chết ở, vì thế nên ngày sinh nhật kẻ đã chết gọi là minh thọ , đồ mã gọi là minh khí , v.v.
② Ngu tối.
③ Man mác, như thương minh , hồng minh đều là nói chỗ trời cao xa man mác mắt không trông thấu.
④ Nghĩ ngầm, như minh tưởng tưởng ngầm, nghĩ thấu nơi sâu xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tối tăm, chỗ tối tăm, chốn u minh: Tối tăm tịch mịch;
② Sâu kín, sâu xa, sâu sắc, thâm trầm, ngầm: 【】minh tưởng [míngxiăng] Nghĩ thầm: Vắt óc suy nghĩ thầm;
Hồ đồ, ngu tối, ngu đần. 【】minh ngoan [míngwán] (văn) Ngu đần: Ngu đần gàn dở;
④ Âm phủ: Âm phủ, cõi âm;
⑤ (văn) Đêm;
⑥ (văn) Xa và cao, thăm thẳm, bao la, man mác: Trời cao xa man mác;
⑦ [Míng] (Họ) Minh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm — Đêm tối — Đầu óc tối tăm dốt nát — Ngầm kín. » Minh dương đôi ngả chắc rồi « ( Kiều ).

Từ ghép 11

bằng
péng ㄆㄥˊ

bằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bạn bè

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bạn, bạn bè. ◎ Như: "thân bằng hảo hữu" bạn bè thân hữu. ◇ Tây du kí 西: "Giao bằng kết nghĩa" (Đệ ngũ hồi) Giao du bè bạn, kết nghĩa.
2. (Danh) Bầy, đàn, đám đông người. ◇ Phương Nhạc : "Cửu trụ Tây Hồ mộng diệc giai, Lộ bằng âu lữ tự yên sa" 西, (Tống Sử Tử Quán quy cận thả nghênh phụ dã ).
3. (Danh) Nhóm, bọn, tổ (tạm thời thành bọn chơi đùa, tranh đua). ◇ Vương Kiến : "Phân bằng nhàn tọa đổ anh đào, Thu khước đầu hồ ngọc oản lao" , (Cung từ , Chi thất thất ).
4. (Danh) Bè đảng, bằng đảng. ◇ Đông Phương Sóc : "Quần chúng thành bằng hề, thượng tẩm dĩ hoặc" , (Thất gián , Sơ phóng ).
5. (Danh) Lượng từ: Đơn vị tiền tệ ngày xưa, năm vỏ sò hoặc hai vỏ sò là một "bằng". § Tạ ơn người ta cho nhiều tiền gọi là "bách bằng chi tích" .
6. (Danh) Hai chén rượu.
7. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh ngày xưa. § Hai mươi bốn "gia" là một "bằng" .
8. (Danh) Họ "Bằng".
9. (Động) Cấu kết, kết làm bè đảng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thập nhân bằng tị vi gian" (Đệ nhất hồi ) Mười người kết bè đảng làm gian.
10. (Động) Sánh bằng, sánh tày. ◇ Thi Kinh : "Thạc đại vô bằng" (Đường phong , Tiêu liêu ) To lớn không gì sánh tày.
11. (Phó) Cùng nhau, nhất khởi. ◇ San hải kinh : "Hữu điểu yên, quần cư nhi bằng phi" , (Bắc san kinh ).

Từ điển Thiều Chửu

① Bè bạn.
② Ðảng, như bằng tị vi gian kết đảng làm gian.
③ Sánh tầy, như thạc đại vô bằng to lớn không gì sánh tầy.
④ Năm vỏ sò là một bằng. Ðời xưa dùng vỏ sò làm tiền, cho nên tạ ơn người ta cho nhiều của gọi là bách bằng chi tích .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bạn: Lắm bè lắm bạn, bạn bè đàn đúm; ? Có bạn từ phương xa đến, chẳng vui lắm sao? (Luận ngữ);
② Tụ họp nhau, kéo cánh, kết bè;
③ (văn) Sánh bằng, sánh tày: To lớn không gì sánh tày;
④ (văn) Bằng (đơn vị để tính số vỏ sò [tức là tiền thời thượng cổ], bằng 5 vỏ sò): Sự cho nhiều tiền của (ý nói mang ơn người khác cho mình nhiều tiền của).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè — Phe đảng — Bầy, Bọn — Cùng nhau. Chẳng hạn Bằng tâm hợp lực ( đồng lòng góp sức ).

Từ ghép 15

xa
shā ㄕㄚ, shē ㄕㄜ

xa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mua chịu trả dần
2. xa xôi
3. lâu dài
4. xa xỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mua chịu. ◎ Như: "xa trướng" tính sổ mua chịu. ◇ Nguyễn Trãi : "Đồ giác hồ trung phong nguyệt hảo, Niên niên bất dụng nhất tiền xa" , (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng ) Chỉ biết gió trăng trong bầu là đẹp, Mỗi năm không mất đồng tiền nào để mua.
2. (Động) Khoan thứ. ◇ Giang Yêm : "Thử nhi khả xa, thục bất khả hựu" , (Thượng thư phù ) Cái đó còn khoan thứ được thì điều gì mà chẳng dung thứ.
3. (Tính) Xa xôi. ◇ Vương Bột : "Bắc Hải tuy xa, phù dao khả tiếp" , (Đằng Vương Các tự ) Bắc Hải tuy xa xôi, nhưng cỡi gió có thể đi tới.
4. (Tính) Lâu dài. ◎ Như: "tuế nguyệt xa" năm dài tháng rộng.
5. (Tính) Thưa, ít. ◇ Tiền Khởi : "Bất úy tâm kì trở, Duy sầu diện hội xa" , (Tống Phí tú tài quy Hành Châu ) Không ngại lòng cách trở, Chỉ buồn vì gặp mặt thưa thớt.
6. (Danh) Hành vi xa xỉ. § Thông "xa" . ◇ Hậu Hán Thư : "Luận viết: Sở sở y phục, giới tại cùng xa" : , (Vương Sung đẳng truyện ) Luận rằng: Áo quần đẹp đẽ, răn ở chỗ xa xỉ quá mức.
7. § Còn viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Mua chịu trả dần.
② Xa xôi.
③ Lâu dài. Trải qua một hồi đã lâu đã xa, gọi là xa.
④ Xa xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mua chịu: Mua chịu; Chịu, thiếu;
② (văn) Xa xôi;
③ (văn) Chậm, chầm chậm;
④ (văn) Hoãn lại;
⑤ (văn) Xa xí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mua chịu. Mua mà chưa trả tiền ngay — Xa. Dài — Thong thả, chậm rãi — Dùng như chữ Xa .

Từ điển trích dẫn

1. Bơi, lội. ◇ Bắc sử : "Kiến nhị đại điểu, cao trượng dư, hạo thân chu túc, du vịnh tự nhược" , , , (Tùy kỉ hạ , Dương Đế ).
2. Môn thể dục bơi lội.
3. Mượn chỉ động vật trong nước. ◇ Nhan Diên Chi : "Du vịnh chi sở toàn tụy, Tường sậu chi sở vãng hoàn" , (Tam nguyệt tam nhật Khúc thủy thi tự ) Chỗ cá tôm tụ tập, Nơi điểu thú đi về.
4. Thấm nhuần. ◇ Vương Phân : "Đỗ Phủ thị tri kì nhiên dã, cố kì vi thi dã, đạo nguyên ư Phong, Nhã, du vịnh hồ Li Tao, tẩm dâm hồ Hán, Ngụy, phiếm lạm ư Lục Triều, nhi dĩ kỉ chi vi hải yên" , , , , , , (Dữ hữu nhân thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bơi lội.
tự
zì ㄗˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tự mình, riêng tư
2. tự nhiên, tất nhiên
3. từ, do (liên từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ khởi đầu. ◎ Như: "kì lai hữu tự" sự vật hình thành hoặc sinh ra đều có nguồn gốc.
2. (Danh) Họ "Tự".
3. (Đại) Mình, của mình. ◎ Như: "tự cấp tự túc" tạo cho mình những cái cần dùng, lo đủ lấy mình, "tự dĩ vi thị" cho mình là đúng, "các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương" , mỗi người quét tuyết trước cửa nhà mình, đừng lo chuyện sương trên mái ngói nhà người khác.
4. (Phó) Chủ động, chính mình, đích thân. ◎ Như: "tự giác" chính mình biết lấy, "tự nguyện" chính mình mong muốn.
5. (Phó) Vốn là, sẵn có. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhiên bộc quan kì vi nhân, tự thủ kì sĩ" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Nhưng tôi xét người ấy, thấy vốn là một kẻ sĩ khác thường.
6. (Phó) Không miễn cưỡng, đương nhiên. ◎ Như: "bất chiến tự nhiên thành" không đánh mà thành công. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngã vô vi nhi dân tự hóa" (Chương 57) Ta vô vi mà dân tự nhiên cải hóa.
7. (Phó) Cứ, vẫn. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
8. (Giới) Từ, do. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "tự viễn nhi cận" từ xa đến gần. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
9. (Liên) Nếu, nếu như, như quả. ◇ Tả truyện : "Tự phi thánh nhân, ngoại ninh tất hữu nội ưu" , (Thành Công thập lục niên ) Nếu không phải là bậc thánh, yên ổn bên ngoài ắt có mối lo bên trong.
10. (Liên) Mặc dù, tuy. ◇ Sử Kí : "Phù tự thượng thánh hoàng đế tác vi lễ nhạc pháp độ, thân dĩ tiên chi, cận dĩ tiểu trị" , , (Tần bổn kỉ ) Dù bậc thượng thánh là Hoàng Đế đặt ra phép tắc cho lễ nhạc, lấy mình làm gương mẫu, cũng chỉ yên trị chẳng bao lâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Bởi, từ. Như sinh hữu tự lai sinh có từ đâu mà sinh ra.
② Mình, chính mình. Như tự tu tự sửa lấy mình.
③ Tự nhiên, không phải miễn cưỡng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tự, tự mình, mình: Không tự lường sức mình; Người ta ắt tự khinh mình thì người khác mới khinh mình được (Mạnh tử);
② Từ: Từ xưa đến nay; Từ Hà Nội đến Bắc Kinh; Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】tự tòng [zìcóng] Từ..., từ khi: Từ mùa thu năm ngoái đến nay; Từ khi tôi đến đây, sức khỏe tốt lắm;
③ Tự nhiên. 【】 tự nhiên [zìrán] a. Thiên nhiên, (giới) tự nhiên: Giới thiên nhiên, thiên nhiên, tự nhiên; Chinh phục thiên nhiên; Điều kiện thiên nhiên; b. Tự khắc, tự nhiên: Đừng hỏi vội, đến lúc thì anh tự khắc rõ; Để mặc (cho) tự nhiên; c. Tất nhiên, đương nhiên, khắc (ắt) sẽ: Miễn là chịu khó học tập, ắt sẽ tiến bộ; 【】tự nhiên [zìran] Không miễn cưỡng, tự nhiên: Thái độ rất tự nhiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từ đó. Từ. Td: Tự cổ chí kim — Chính mình.

Từ ghép 79

ám tự 暗自bất chiến tự nhiên thành 不戰自然成cố ảnh tự liên 顧影自憐lai tự 來自lai tự 来自siêu tự nhiên 超自然tác pháp tự tễ 作法自斃tự ái 自愛tự ải 自縊tự cao 自高tự cấp 自給tự cấp 自给tự chế 自制tự chủ 自主tự chuyên 自專tự cường 自强tự dĩ vi thị 自以為是tự do 自由tự do mậu dịch 自由貿易tự dụng 自用tự đại 自大tự động 自动tự động 自動tự động xa 自動車tự đương 自當tự giác 自覺tự giác 自觉tự hành 自行tự hành xa 自行車tự hào 自豪tự khí 自棄tự khiêm 自謙tự kỉ 自己tự kỷ 自己tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水tự lập 自立tự lợi 自利tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生tự lượng 自量tự mãn 自满tự mãn 自滿tự nguyện 自愿tự nguyện 自願tự nhiên 自然tự như 自如tự nhược 自若tự phách 自拍tự phát 自发tự phát 自發tự phụ 自負tự phụ 自负tự quyết 自決tự sát 自杀tự sát 自殺tự tại 自在tự tận 自盡tự thị 自恃tự thú 自首tự tiện 自便tự tín 自信tự trầm 自沈tự trị 自治tự trọng 自重tự truyện 自传tự truyện 自傳tự túc 自足tự tử 自死tự tư 自私tự tư tự lợi 自私自利tự ty 自卑tự ủy 自慰tự vẫn 自刎tự vệ 自卫tự vệ 自衛tự xưng 自称tự xưng 自稱tự ý 自意
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

vệ
wèi ㄨㄟˋ

vệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bảo vệ, phòng giữ
2. nước Vệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo hộ, phòng thủ. ◎ Như: "phòng vệ" giữ gìn, ngăn ngừa, "tự vệ" dùng sức của chính mình để ngăn xâm nhập, không bị làm hại.
2. (Động) Thừa thị, thị phụng.
3. (Động) Che, đóng.
4. (Danh) Tên một nước thời Chu.
5. (Danh) Người giữ việc phòng hộ. ◎ Như: "thị vệ" , "cảnh vệ" đều là những chức vụ giữ việc phòng bị.
6. (Danh) Ngày xưa gọi nơi đóng binh canh giữ ở biên giới là "vệ". ◎ Như: "kim san vệ" . § Vua "Minh Thái Tổ" chọn những chỗ hiểm yếu, một quận thì đặt một sở, mấy quận liền nhau thì đặt một vệ, mỗi vệ đóng 3600 binh.
7. (Danh) Một loại y phục ngày xưa. § Một loại trong "cửu phục" . Cũng chỉ một trong "ngũ phục" .
8. (Danh) Lông mao bên cạnh mũi tên.
9. (Danh) Tên gọi khác của con lừa. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nhật, hữu khách lai yết, trập hắc vệ ư môn" , , (Hồ thị ) Hôm sau, có khách đến xin gặp, buộc con lừa đen ở cổng.
10. (Danh) Chân tay, tứ chi.
11. (Danh) Tên khí "vệ" (đông y).
12. (Danh) Bề ngoài của sự vật. ◇ Trần Sư Đạo : "Ngụy Văn Đế viết: Văn dĩ ý vi chủ, dĩ khí vi phụ, dĩ từ vi vệ" : , , (Hậu san thi thoại ).
13. (Danh) Tên sông.
14. (Danh) Họ "Vệ".
15. (Tính) Sắc, nhọn. ◇ Hoài Nam Tử : "Xạ giả hãn ô hào chi cung, loan Kì vệ chi tiễn" , (Nguyên đạo ) Người bắn chim cầm cánh cung cứng (ô hào), giương mũi tên nhọn (đất Kì làm ra). § Theo một truyền thuyết: "Ô hào" chỉ cây dâu tang chá, lấy cành làm cung rất chắc. Đất "Kì" sản xuất một loại tên rất tốt.
16. (Tính) Tốt, đẹp. § Thông .
17. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán quân 500 người gọi là một Vệ, theo chế độ binh bị Trung Hoa thời cổ. Đoạn trường tân thanh : » Quân trung gươm lớn dáo dài, Vệ trong thị lập cơ ngoài song phi « — Che chở giữ gìn. Td: Hộ vệ — Tên một nước chư hầu đời nhà Chu, đất cũ thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay.

Từ ghép 21

san, sơn
shān ㄕㄢ

san

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. núi
2. mồ mả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi. ◎ Như: "hỏa san" núi lửa.
2. (Danh) Mồ mả. ◎ Như: "san lăng" , "san hướng" đều là tên gọi mồ mả cả.
3. (Danh) Né tằm. ◎ Như: "thượng san" tằm lên né.
4. (Danh) Họ "San".
5. (Tính) Ở trong núi. ◎ Như: ◎ Như: "san thôn" làng xóm trong núi, "san trại" trại trong núi.
6. § Ghi chú: Cũng đọc là "sơn".

Từ điển Thiều Chửu

① Núi, giữa chỗ đất phẳng có chỗ cao gồ lên, hoặc toàn đất, hoặc toàn đá, hoặc lẫn cả đất cả đá nữa, cao ngất gọi là núi, thuần đất mà thấp gọi là đồi. Vì trong tim đất phun lửa ra mà thành núi gọi là hỏa sơn núi lửa.
② Mồ mả, như san lăng , san hướng đều là tên gọi mồ mả cả.
③ Né tằm, tằm lên né gọi là thượng san . Cũng đọc là chữ sơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Núi, non: Núi lửa; Rừng sâu núi thẳm; Non cao đèo dốc;
② Hình dạng như núi: Núi băng;
③ Né tằm: Tằm đã lên né (dụm lại như quả núi);
④ Đầu hồi (của ngôi nhà): Đầu hồi, đầu chái nhà. Cg. [fángshan];
⑤ (văn) Mồ mả: Mồ mả;
⑥ [Shan] (Họ) Sơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái núi, hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Dưới thiều quang thấp thoáng bóng nam san, ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ « — Cũng đọc Sơn. Xem Sơn.

Từ ghép 9

sơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. núi
2. mồ mả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Núi. ◎ Như: "hỏa san" núi lửa.
2. (Danh) Mồ mả. ◎ Như: "san lăng" , "san hướng" đều là tên gọi mồ mả cả.
3. (Danh) Né tằm. ◎ Như: "thượng san" tằm lên né.
4. (Danh) Họ "San".
5. (Tính) Ở trong núi. ◎ Như: ◎ Như: "san thôn" làng xóm trong núi, "san trại" trại trong núi.
6. § Ghi chú: Cũng đọc là "sơn".

Từ điển Thiều Chửu

① Núi, giữa chỗ đất phẳng có chỗ cao gồ lên, hoặc toàn đất, hoặc toàn đá, hoặc lẫn cả đất cả đá nữa, cao ngất gọi là núi, thuần đất mà thấp gọi là đồi. Vì trong tim đất phun lửa ra mà thành núi gọi là hỏa sơn núi lửa.
② Mồ mả, như san lăng , san hướng đều là tên gọi mồ mả cả.
③ Né tằm, tằm lên né gọi là thượng san . Cũng đọc là chữ sơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Núi, non: Núi lửa; Rừng sâu núi thẳm; Non cao đèo dốc;
② Hình dạng như núi: Núi băng;
③ Né tằm: Tằm đã lên né (dụm lại như quả núi);
④ Đầu hồi (của ngôi nhà): Đầu hồi, đầu chái nhà. Cg. [fángshan];
⑤ (văn) Mồ mả: Mồ mả;
⑥ [Shan] (Họ) Sơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn núi. Trái núi — Ngôi mộ cao, to — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Sơn — Cũng đọc San.

Từ ghép 102

á lịch sơn đại 亞歷山大bác sơn hương lô 博山香爐bạch sơn 白山bạt sơn cử đỉnh 拔山舉鼎băng sơn 冰山bồng sơn 蓬山cao sơn lưu thủy 高山流水côn sơn 崑山côn sơn ca 崑山歌cử đỉnh bạt sơn 舉鼎拔山cựu kim sơn 舊金山danh sơn 名山du sơn 遊山đường sơn 唐山giả sơn 假山giang sơn 江山hỏa diệm sơn 火焰山hỏa sơn 火山hoành sơn 橫山khai sơn 開山lam sơn 藍山lam sơn thực lục 藍山實錄lạng sơn 諒山mi sơn 眉山minh sơn 盟山na sơn 那山ngọc sơn 玉山nùng sơn 濃山phún hỏa sơn 噴火山quá sơn pháo 過山礮quế sơn 桂山quế sơn thi tập 桂山詩集sầm sơn 岑山sơn cao thủy trường 山高水長sơn căn 山根sơn chúng 山衆sơn cốc 山谷sơn công 山公sơn cùng thủy tận 山窮水盡sơn cư 山居sơn cước 山脚sơn cước 山腳sơn cước 山踋sơn dã 山野sơn dân 山民sơn dược 山藥sơn dương 山羊sơn đẩu 山斗sơn đỉnh 山頂sơn đỉnh 山顶sơn động 山洞sơn hà 山河sơn hải 山海sơn hào 山餚sơn hệ 山系sơn hô 山呼sơn hồ 山湖sơn kê 山雞sơn khê 山溪sơn lăng 山陵sơn lâm 山林sơn lĩnh 山嶺sơn lộc 山麓sơn mạch 山脈sơn man 山蠻sơn minh 山明sơn minh 山盟sơn môn 山門sơn nhạc 山嶽sơn nhai 山崖sơn nhân 山人sơn phong 山峰sơn phong 山風sơn quân 山君sơn quynh 山扃sơn tây 山西sơn thanh 山青sơn thần 山神sơn thù du 山茱萸sơn thủy 山水sơn thủy họa 山水畫sơn trà 山茶sơn tra tử 山查子sơn trang 山莊sơn trân 山珍sơn viên 山園sơn vu 山芋sơn xuyên 山川sùng sơn 崇山suy sơn bại thủy 衰山敗水sử văn phụ sơn 使蚊負山tam sơn 三山tây sơn 西山thái sơn 泰山thanh sơn 青山thệ hải minh sơn 誓海盟山thiên sơn 千山thiên sơn vạn thủy 千山萬水tiên sơn tập 仙山集vu sơn 巫山xuân sơn 春山xuyên sơn giáp 穿山甲
chỉ
zhī ㄓ, zhǐ ㄓˇ

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngón tay
2. chỉ, trỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngón (tay, chân). ◎ Như: tay có năm ngón, ngón tay cái gọi là "cự chỉ" hay "mẫu chỉ" , ngón tay trỏ gọi là "thực chỉ" , ngón tay giữa gọi là "tướng chỉ" , ngón tay đeo nhẫn gọi là "vô danh chỉ" , ngón tay út gọi là "tiểu chỉ" .
2. (Danh) Độ cao hoặc chiều dài khoảng một ngón tay. ◎ Như: "tam chỉ khoan đích cự li" cách khoảng độ ba ngón.
3. (Danh) Ý hướng, ý đồ, dụng ý. § Cũng như "chỉ" . ◇ Mạnh Tử : "Nguyện văn kì chỉ" (Cáo tử hạ ) Mong được nghe ý chỉ.
4. (Động) Chỉ, trỏ. ◎ Như: "chỉ điểm" trỏ cho biết, "chỉ sử" 使 sai khiến, "chỉ giáo" dạy bảo.
5. (Động) Chĩa, hướng về. ◎ Như: "thì châm chánh chỉ cửu điểm" kim đồng hồ chỉ đúng chín giờ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Xạ ngư chỉ thiên" (Thẩm phân lãm , Tri độ ) Bắn cá (mà lại) chĩa lên trời.
6. (Động) Dựa vào, trông mong. ◎ Như: "chỉ vọng" trông chờ, "giá lão thái thái tựu chỉ trước tha nhi tử dưỡng hoạt ni" bà cụ đó chỉ trông vào con cái nuôi sống cho thôi.
7. (Động) Khiển trách, quở trách. ◇ Hán Thư : "Thiên nhân sở chỉ, vô bệnh nhi tử" , (Vương Gia truyện ) Nghìn người quở trách, không bệnh cũng chết.
8. (Động) Dựng đứng, đứng thẳng. ◇ Sử Kí : "Sân mục thị Hạng Vương, đầu phát thượng chỉ, mục tí tận liệt" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Phàn Khoái) quắc mắt nhìn Hạng Vương, tóc dựng ngược, kẽ mắt như muốn rách.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngón tay. Tay có năm ngón, ngón tay cái gọi là cự chỉ hay mẫu chỉ , ngón tay trỏ gọi là thực chỉ , ngón tay giữa gọi là tướng chỉ , ngón tay đeo nhẫn gọi là vô danh chỉ , ngón tay út gọi là tiểu chỉ .
② Trỏ bảo, lấy tay trỏ cho biết gọi là chỉ, như chỉ điểm , chỉ sử 使, v.v. Phàm biểu thị ý kiến cho người biết đều gọi là chỉ.
③ Ý chỉ, cũng như chữ chỉ .
④ Chỉ trích.
⑤ Tính số người bao nhiêu cũng gọi là chỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [zhê] nghĩa ①. Xem [zhi], [zhê].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngón tay, ngón chân: (hay ) Ngón tay cái; Bấm ngón tay cũng đếm được;
② Ngón: Mảnh giấy rộng bằng hai ngón (tay); Mưa được năm ngón tay nước;
③ Chỉ, trỏ, chĩa: Mũi tên chỉ về hướng bắc; Hắn trỏ ngay vào mũi mà chất vấn tôi; Chỉ ra con đường phải đi;
④ Dựa vào, trông cậy vào, trông mong vào: Không nên sống dựa vào người khác; Chỉ trông cậy vào một người thì không thể làm tốt công việc; Chúng tôi chỉ trông vào số tiền này để sống qua ngày;
⑤ Mong mỏi, trông ngóng: Rất mong anh giúp đỡ;
⑥ Dựng đứng: Tóc dựng lên (Sử kí); Khiến ai nấy đều dựng (rợn) tóc gáy;
⑦ (văn) Chỉ trích, quở trách: Ngàn người quở trách thì không bệnh cũng chết (Hán thư);
⑧ (văn) Ý, ý tứ, ý chỉ, ý hướng, ý đồ (như , bộ ): Ai có thể hợp với ý của bệ hạ (Vương An Thạch: Thượng hoàng đế vạn ngôn thư);
⑨ (văn) Chỉ số người;
⑩ (văn) Ngon (như , bộ );
⑪ (văn) Thẳng, suốt: Thông thẳng đến phía nam Châu Dự (Liệt tử: Thang vấn). Xem [zhi], [zhí].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zhê] nghĩa ①. Xem [zhí], [zhê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngón tay, ngón chân — Dùng ngón tay mà trỏ — Hướng về — Cái ý hướng, ý định — Chê trách.

Từ ghép 55

di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mọi rợ
2. công bằng
3. bị thương
4. giết hết (khi bị tội, giết 3 họ hay 9 họ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ một dân tộc đông bộ Trung Quốc thời nhà "Ân" , nhà "Thương" , ở vào khoảng Sơn Đông, Giang Tô ngày nay. Sau phiếm chỉ các dân tộc ở phía đông Trung Quốc.
2. (Danh) Rợ, mọi. § Ngày xưa, tiếng gọi khinh miệt các dân tộc ở ngoài "Trung Nguyên" . ◎ Như: "Man Di Nhung Địch" .
3. (Danh) Một nông cụ thời xưa, như cái cuốc, cái cào. ◇ Quốc ngữ : "Ác kim dĩ chú sừ, di, cân, trọc" , , , (Tề ngữ ) Kim loại xấu lấy đúc cuốc, bừa, rìu, trọc.
4. (Danh) Vết thương. § Thông "di" . ◇ Tả truyện : "Sát di thương" (Thành Công thập lục niên ) Xem xét vết thương.
5. (Danh) Thái bình, yên ổn.
6. (Danh) Bình an. ◎ Như: "hóa hiểm vi di" biến nguy thành an.
7. (Danh) Đạo thường. § Thông "di" .
8. (Danh) Bọn, nhóm, đồng bối.
9. (Danh) Họ "Di".
10. (Động) Làm cho bằng phẳng. ◎ Như: "di vi bình địa" làm thành đất bằng phẳng.
11. (Động) Giết hết, tiêu diệt. ◇ Nguyễn Du : "Bạo nộ nhất sính di thập tộc" (Kì lân mộ ) Để hả giận, giết cả mười họ.
12. (Động) Làm hại, thương tổn.
13. (Động) Phát cỏ, cắt cỏ. ◇ Chu Lễ : "Xuân thủy sanh nhi manh chi, hạ nhật chí nhi di chi" , (Thu quan , Thế thị ) Mùa xuân bắt đầu sinh ra nẩy mầm, ngày hè đến phát cỏ.
14. (Động) Hạ thấp, giáng xuống.
15. (Động) Ngang bằng.
16. (Động) Đặt, để. ◇ Lễ Kí : "Nam nữ phủng thi di vu đường, hàng bái" , (Tang đại kí ) Nam nữ khiêng thi thể đặt tại gian nhà chính, cúi lạy.
17. (Động) Suy vi, suy lạc.
18. (Tính) Bằng phẳng. ◇ Vương An Thạch : "Phù di dĩ cận, tắc du giả chúng; hiểm dĩ viễn, tắc chí giả thiểu" , ; , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Chỗ phẳng mà gần thì kẻ đến chơi nhiều; chỗ hiểm mà xa thì người đến chơi ít.
19. (Tính) Đẹp lòng, vui vẻ. § Thông "di" . ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Vân hồ bất di" , (Trịnh phong , Phong vũ ) Đã gặp chàng rồi, Rằng sao mà chẳng vui.
20. (Tính) To, lớn.
21. (Tính) Ngạo mạn vô lễ.

Từ điển Thiều Chửu

① Rợ mọi.
② Công bằng, như di khảo kì hành lấy lòng công bằng mà xét sự hành vi của người.
③ Bị thương.
④ Giết hết, xưa ai có tôi nặng thì giết cả chín họ gọi là di.
⑤ Ðẹp lòng.
⑥ Ngang, bằng.
⑦ Bầy biện.
⑧ Thường, cùng nghĩa với chữ di .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên, bình yên: Biến nguy thành yên;
② Di, mọi rợ (tiếng thời xưa Trung Quốc dùng để gọi các dân tộc phương Đông);
③ (cũ) Người ngoại quốc, người nước ngoài;
④ San bằng (phẳng): San phẳng. (Ngr) Tiêu hủy, tiêu diệt, giết;
⑤ (văn) Công bằng: Xét một cách công bằng hành vi của người khác;
⑥ (văn) Bị thương;
⑦ (văn) Ngang, bằng;
⑧ (văn) Bày biện;
⑨ (văn) Thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Làm cho yên ổn — Vui vẻ — Làm bị thương. Làm tổn hại — Giết chết — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ chung những dân tộc phía Bắc.

Từ ghép 18

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.