tôn
zūn ㄗㄨㄣ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tôn trọng, kính
2. cái chén (như chữ )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén uống rượu. § Nay thông dụng chữ "tôn" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bề trên. ◎ Như: "tôn trưởng" người bậc trên.
3. (Danh) Quan địa phương mình ở. ◎ Như: "phủ tôn" quan phủ tôi.
4. (Danh) Lượng từ: pho (tượng), cỗ (đại bác). ◎ Như: "thập tôn đại pháo" mười cỗ đại bác, "nhất tôn phật tượng" một pho tượng Phật.
5. (Động) Kính trọng. ◎ Như: "tôn kính" kính trọng, "tôn sư trọng đạo" kính thầy trọng đạo.
6. (Tính) Dùng để kính xưng. ◎ Như: "tôn xứ" chỗ ngài ở, "tôn phủ" phủ ngài, "tôn phu nhân" phu nhân của ngài, "tôn tính đại danh" quý họ quý tên. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Giai ư Phật tiền, nhất tâm hợp chưởng, chiêm ngưỡng tôn nhan" , , (Như Lai thần lực phẩm đệ nhị thập nhất ) Đều ở trước Phật, một lòng chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của ngài.
7. (Tính) Cao. ◇ Dịch Kinh : "Thiên tôn địa ti" (Hệ từ thượng ) Trời cao đất thấp.
8. (Tính) Quý, cao quý, hiển quý. ◎ Như: "tôn quý" cao quý, "tôn ti" cao quý và hèn hạ, "tôn khách" khách quý.

Từ điển Thiều Chửu

① Tôn trọng, như tôn trưởng người tôn trưởng, tôn khách khách quý, v.v.
② Kính, như tôn xứ chỗ ngài ở, tôn phủ phủ ngài, lệnh tôn cụ ông nhà ngài, v.v.
③ Cái chén, nay thông dụng chữ tôn .
④ Một pho tượng thần hay Phật cũng gọi là nhất tôn .
⑤ Quan địa phương mình cũng gọi là tôn, như phủ tôn quan phủ tôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao quý: Cao quý và hèn hạ; Khách quý;
② Tôn trọng, kính trọng: Kính thầy yêu trò;
③ Tiếng tôn xưng: Chỗ ngài ở; Phủ ngài; (Tiếng tôn xưng cha của người khác): Cụ ông nhà ngài; (Tiếng khi hỏi họ người khác một cách tôn trọng): Ngài họ gì;
④ (văn) Quan địa phương mình ở: Quan phủ tôi;
⑤ (loại) Pho, cỗ, cái...: Một pho tượng Phật; Một cỗ đại bác;
⑥ Như [zun] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chén uống rượu — Cao quý — Coi là cao quý, kính trọng lắm — Tiếng kính trọng dùng để gọi người khác.

Từ ghép 27

nhiễm
rǎn ㄖㄢˇ

nhiễm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiễm, mắc, lây
2. nhuộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm. ◎ Như: "nhiễm bố" nhuộm vải.
2. (Động) Vẩy màu, rắc mực (khi viết vẽ). ◇ Tương Phòng : "Sanh tố đa tài tư, thụ bút thành chương. (...) nhiễm tất, mệnh tàng ư bảo khiếp chi nội" , . (...) , (Hoắc Tiểu Ngọc truyện ) Sinh ra vốn nhiều tài năng, cầm bút thành văn. (...) vẩy mực xong, sai cất giữ trong tráp quý.
3. (Động) Vấy, thấm, dính bẩn. ◎ Như: "nhất trần bất nhiễm" không dính một hạt bụi nào. ◇ Vương An Thạch : "Hoang yên lương vũ trợ nhân bi, Lệ nhiễm y cân bất tự tri" , (Tống Hòa Phủ ) Khói hoang mưa lạnh làm cho người buồn thêm, Nước mắt thấm vào khăn áo mà không hay.
4. (Động) Lây, mắc phải. ◎ Như: "truyền nhiễm" truyền lây, "nhiễm bệnh" lây bệnh.
5. (Danh) Quan hệ nam nữ không chính đính. ◎ Như: "lưỡng nhân hữu nhiễm" hai người có dây dưa.
6. (Danh) Họ "Nhiễm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm, dùng các thuốc mùi mà nhuộm các thứ đồ gọi là nhiễm.
② Nhiễm dần, ở với những người hay rồi mình cũng hay, ở với những kẻ hư rồi mình cũng hư gọi là nhiễm.
③ Lây, một kẻ bị bệnh lây sang kẻ khác gọi là truyền nhiễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhuộm: Nhuộm vải; Nhà máy in mhuộm;
② Lây, lây nhiễm, tiêm nhiễm, mắc: Truyền nhiễm, lây; Nhiễm bệnh, bị lây bệnh; Tiêm nhiễm thói xấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm vải lụa cho có màu — Lâu dần thành quen, như nhuốm vào người — Nhuốm bệnh. Lây bệnh.

Từ ghép 21

mạch
mài ㄇㄞˋ, mò ㄇㄛˋ

mạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mạch máu
2. mạch, thớ, gân
3. liền nhau
4. nhìn đăm đắm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Huyết quản, đường máu chảy. ◎ Như: "động mạch" mạch máu đỏ, "tĩnh mạch" mạch máu đen. § Ngày xưa viết là . Tục viết là .
2. (Danh) Dòng nước chảy dưới mặt đất. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Thổ cao mạch động tri xuân tảo, Ôi úc âm thâm trường đài thảo" , (Tạp ngôn Vô Tích Huệ san tự lưu tuyền ca ).
3. (Danh) Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là "mạch". ◎ Như: "sơn mạch" mạch núi, "toàn mạch" mạch nước, "diệp mạch" gân lá.
4. (Danh) Sự liên hệ huyết thống. ◎ Như: "nhất mạch tương truyền" cùng một huyết thống truyền lại.
5. (Danh) Nhịp đập của mạch máu. ◎ Như: "mạch chẩn" chẩn mạch, "bả mạch" bắt mạch. ◇ Vương Phù : "Phàm trị bệnh giả tất tiên tri mạch chi hư thật" (Tiềm phu luận ) Phàm người trị bệnh, thì trước hết phải biết mạch hư thật.
6. (Danh) Lá cây, cánh côn trùng có đường ngấn giống như huyết quản, cũng gọi là "mạch". ◎ Như: "diệp mạch" thớ lá, gân lá.
7. (Động) Bắt mạch (để khám bệnh).
8. (Động) Nhìn, xem xét, quan sát. § Thông "mạch" .
9. (Phó) "Mạch mạch" trông nhau đăm đắm. ◇ Cổ thi : "Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ" , (Điều điều khiên ngưu tinh ) Tràn trề một dòng sông, Đăm đăm nhìn không nói. § Cũng viết là "mạch mạch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mạch máu, mạch máu đỏ gọi là động mạch , mạch máu đen gọi là tĩnh mạch . Ngày xưa viết là . Tục viết là .
② Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là mạch. Như sơn mạch mạch núi, toàn mạch mạch nước, v.v.
③ Mạch, thầy thuốc xem mạch động ở vệ cổ tay để phân biệt chứng bệnh.
④ Xương lá, các đường gân trên lá cây gọi là diệp mạch .
⑤ Mạch mạch trông nhau đăm đắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Mạch máu: Động mạch; Tĩnh mạch;
② Mạch: Bắt mạch;
③ Mạch (gân lá của thực vật hoặc gân cánh của động vật);
④ Rặng, mạch: Rặng núi; Mạch mỏ. Xem [mò].

Từ điển Trần Văn Chánh

】mạch mạch [mòmò] Say đắm, đắm đuối: Say mê, tình tứ; Nhìn nhau đắm đuối; Chị đắm đuối nhìn người chồng đi khuất ở phía xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống dẫn máu trong cơ thể. Tức mạch máu — Đường đi, đường nước chảy, đường chạy dài của núi. Hoa Tiên có câu: » Là điều thuận miệng vắng đây, mạch rừng bưng bít cho hay mới là «.

Từ ghép 15

thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

thu, thâu
qiū ㄑㄧㄡ

thu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùa thu

Từ điển phổ thông

dây thắng đái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùa thu. § Theo lịch tây thì từ mồng 8 tháng 8 đến mồng 8 tháng 11 là mùa "thu". Theo lịch ta thì từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa "thu". ◇ Đỗ Phủ : "Vạn lí bi thu thường tác khách" (Đăng cao ) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
2. (Danh) Năm. ◎ Như: "thiên thu" nghìn năm.
3. (Danh) Lúc, buổi. ◎ Như: "đa sự chi thu" lúc đang nhiều việc. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Sanh ư nhiễu nhương chi thu" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Sinh ra phải thời loạn lạc.
4. (Danh) Họ "Thu".
5. (Tính) Tỉ dụ già cỗi. ◇ Lục Du : "Tam thập niên lai chân nhất mộng, kham sầu. Khách lộ tiêu tiêu lưỡng tấn thu" , . (Tảo tuế nhập Hoàng Châu từ ) Ba mươi năm nay thật là một giấc mơ, chịu đựng buồn rầu. Khách trên đường phơ phơ hai mấn tóc cằn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mùa thu. Theo lịch tây thì từ mồng 8 tháng 8 đến mồng 8 tháng 11 là mùa thu. Theo lịch ta thì từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu. Ðến mùa thu thì muôn vật điêu linh, khí trời sầu thảm, cho nên ai có dáng thương xót thê thảm thì gọi là thu khí . Ðỗ Phủ : Vạn lí bi thu thường tác khách ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
② Mùa màng lúa chín gọi là hữu thu .
③ Năm, như thiên thu nghìn năm.
④ Lúc, buổi. Như đa sự chi thu lúc đang nhiều việc.
⑤ Tả cái dáng bay lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mùa thu: Gió thu;
② Năm: Nghìn năm, ngàn thu;
③ Lúc, thời buổi: Lúc nguy ngập mất còn; Thời buổi rối ren; Trong lúc họ chưa can hệ gì đến ta (Nguyễn Lộ Trạch: Thời vụ sách);
④ Mùa màng;
⑤ (văn) Bay nhảy, bay múa, bay lượn, múa lượn: Rồng bay múa lượn, rong chơi trên trời cao (Hán thư: Lễ nhạc chí). 【】thu thu [qiuqiu] (văn) Múa lượn: Phượng hoàng múa lượn (Tuân tử: Giải tế);
⑥ [Qiu] (Họ) Thu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín. Mùa lúa chín — Mùa thứ ba trong bốn mùa của một năm. Đoạn trường tân thanh: "Một trời thu để riêng ai một người" — Chỉ một năm. Đoạn trường tân thanh: "Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu".

Từ ghép 19

thâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùa thu
thành
chéng ㄔㄥˊ

thành

giản thể

Từ điển phổ thông

thật thà, thành thật

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành, thành thực: Chân thành; Lòng dạ không thành thực; Thành thực là đạo của trời (Đại học);
② (văn) Thật, thật sự, nếu thật: Thật có việc ấy; Thật là không may; Thật biết rằng mối hận ấy mọi người đều có; ? Tướng quốc thật sự quan hệ tốt với thái tử nước Sở ư? (Sử kí: Xuân Thân Quân liệt truyện); Nếu thật như thế, thì dân sẽ theo về, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng).【】 thành nhiên [chéngrán] Quả nhiên, thật: Quả nhiên không sai, thật không sai; Phong tục tập quán nơi đó thật giống như anh đã nói trong thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

yǔ ㄩˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mái hiên
2. tòa nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hiên nhà. ◇ Dịch Kinh : "Thượng cổ huyệt cư nhi dã xử, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ cung thất, thượng đống hạ vũ, dĩ đãi phong vũ" , , , (Hệ từ hạ ) Thời thượng cổ, người ta ở trong hang và giữa đồng, thánh nhân đời sau mới thay bằng nhà cửa, trên có đòn nóc dưới có mái hiên, để phòng lúc mưa gió.
2. (Danh) Nghĩa rộng chỉ viền của vật dùng để che trùm.
3. (Danh) Nhà cửa, chỗ ở. ◎ Như: "quỳnh lâu ngọc vũ" lầu quỳnh nhà ngọc.
4. (Danh) Cương vực, lãnh thổ. ◇ Mai Thừa : "Kim thì thiên hạ an ninh, tứ vũ hòa bình" , (Thất phát ) Thời nay thiên hạ yên ổn, bốn cõi hòa bình.
5. (Danh) Đồng bằng khoáng dã.
6. (Danh) Bốn phương trên dưới, chỉ chung không gian. ◎ Như: "vũ nội" thiên hạ, "hoàn vũ" trong gầm trời. ◇ Nguyễn Trãi : "Thanh dạ bằng hư quan vũ trụ" (Chu trung ngẫu thành ) Đêm thanh cưỡi lên hư không mà ngắm xem vũ trụ.
7. (Danh) Phong cách, khí độ, dáng vẻ. ◎ Như: "khí vũ hiên ngang" phong cách hiên ngang, "mi vũ" đầu lông mày, chỉ dung mạo.
8. (Danh) Họ "Vũ".
9. (Động) Mở rộng, khoách đại.
10. (Động) Che chở, bao trùm. ◇ Trương Hành : "Đức vũ thiên phú, huy liệt quang chúc" , (Đông Kinh phú ).

Từ điển Thiều Chửu

① Dưới mái hiên, nhà ở cũng gọi là vũ, như quỳnh lâu ngọc vũ lầu quỳnh nhà ngọc.
② Bốn phương trên dưới, như gọi thiên hạ là vũ nội , hoàn vũ nghĩa là ở trong gầm trời vậy.
③ Có nghĩa chỉ về riêng từng bộ, như khí vũ khí cục, mi vũ đầu lông mày, v.v.
④ Vũ trụ vũ là chỉ về khoảng không gian, trụ là chỉ về khoảng thời gian, ý nói là hết thẩy trong khoảng trời đất vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà (cửa), hiên nhà: Nhà cửa; Nhà ngọc;
② Bốn phương trên dưới, không gian, thế giới.【】vũ trụ [yưzhòu] Vũ trụ;【】vũ nội [yưnèi] Trong gầm trời, trong nước, trong thế giới, trong thiên hạ.【】hoàn vũ [huányư] a. Hoàn cầu, toàn thế giới; b. Hoàn vũ, vũ trụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mái nhà — Khắp hết cả không gian.

Từ ghép 15

minh
méng ㄇㄥˊ, mèng ㄇㄥˋ, míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. uống máu thề
2. liên minh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thề. ◇ Sử Kí : "Dữ kì mẫu quyết, niết tí nhi minh viết: Khởi bất vi khanh tướng, bất phục nhập Vệ" , : , (Tôn Tử Ngô Khởi truyện ) Từ biệt mẹ, cắn vào cánh tay mà thề: Khởi này không làm khanh tướng thì không trở về nước Vệ nữa.
2. (Danh) Lời thề ước. ◇ Nguyễn Du : "Trúc thạch đa tàm phụ nhĩ minh" (Tống nhân ) Rất thẹn cùng trúc đá vì ta đã phụ lời thề.
3. (Danh) Một thể văn ngày xưa, bài từ ghi lời thề ước.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh ở Mông Cổ , gồm một số bộ lạc họp lại.
5. (Tính) Có quan hệ tín ước. ◎ Như: "đồng minh quốc" nước đồng minh.
6. Một âm là "mạnh". (Danh) "Mạnh Tân" : tên khác của huyện "Mạnh Tân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thề, giết các muông sinh đem lễ thần rồi cùng uống máu mà thề với nhau gọi là đồng minh .
② Ở xứ Mông Cổ họp vài ba bộ lạc lại làm một đoàn thể gọi là minh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồng minh, liên minh: Công nông liên minh; Hiệp ước đồng minh;
② Kết nghĩa (anh em);
③ Đơn vị hành chính của khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc (tương đương với huyện). Xem [míng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Thề. Xem [méng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thề ước. Td: Đồng minh ( cùng thề với nhau, chỉ các quốc gia liên kết, thề giúp đỡ nhau ).

Từ ghép 19

thành
chéng ㄔㄥˊ

thành

phồn thể

Từ điển phổ thông

thật thà, thành thật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng chân thực. ◇ Vương Bột : "Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn" , (Đằng Vương Các tự ) Xin hết lòng thành quê kệch, cung kính làm bài từ ngắn này.
2. (Tính) Thật, không dối. ◎ Như: "thành phác" thật thà, chân thật, "thành chí" khẩn thiết, thật tình.
3. (Phó) Quả thật, thật sự. ◎ Như: "thành nhiên" quả nhiên. ◇ Sử Kí : "Tướng quốc thành thiện Sở thái tử hồ?" (Xuân Thân Quân truyện ) Tướng quốc thật sự giao hiếu với thái tử nước Sở ư?
4. (Liên) Giả như, nếu thật. ◇ Sử Kí : "Thành năng thính thần chi kế, mạc nhược lưỡng lợi nhi câu tồn" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nếu quả chịu nghe theo kế của thần, thì không gì bằng làm lợi cho cả đôi bên, để đôi bên cùng tồn tại.

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực, chân thực.
② Tin, như thành nhiên tin thực thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành, thành thực: Chân thành; Lòng dạ không thành thực; Thành thực là đạo của trời (Đại học);
② (văn) Thật, thật sự, nếu thật: Thật có việc ấy; Thật là không may; Thật biết rằng mối hận ấy mọi người đều có; ? Tướng quốc thật sự quan hệ tốt với thái tử nước Sở ư? (Sử kí: Xuân Thân Quân liệt truyện); Nếu thật như thế, thì dân sẽ theo về, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng).【】 thành nhiên [chéngrán] Quả nhiên, thật: Quả nhiên không sai, thật không sai; Phong tục tập quán nơi đó thật giống như anh đã nói trong thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật lòng. Không dối trá. Đoạn trường tân thanh : » Cúi dâng một lễ xa đem tấc thành «.

Từ ghép 14

hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.