trúy, trùy
zhuì ㄓㄨㄟˋ

trúy

phồn thể

Từ điển phổ thông

buông dây, thòng dây từ trên xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy dây, buộc người hoặc vật, buông thòng xuống hoặc rút lên. ◇ Tả truyện : "Dạ trúy nhi xuất" (Hi Công tam thập niên ) Đêm buộc dây (trèo thành) đi xuống. ◇ Tả truyện : "Tử Chiêm sử sư dạ trúy nhi đăng" 使 (Chiêu Công thập cửu niên ) Tử Chiêm sai quân đêm buộc dây đu lên (thành).
2. (Động) Rủ xuống. ◇ Lưu Vũ Tích : "Lâm mật thiêm tân trúc, Chi đê trúy vãn đào" , (Thù Lạc Thiên vãn hạ nhàn cư ) Rừng rậm thêm tre mới, Buổi chiều cành đào rủ xuống thấp.
3. (Động) Lôi, kéo, dắt. ◇ Kỉ Quân : "Ngưu tri vị đồ dã, trúy, bất khẳng tiền" , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Bò biết bị đem giết, lôi kéo, không chịu đi tới.
4. (Danh) Dây, thừng. ◇ Tả truyện : "Đăng giả lục thập nhân, trúy tuyệt" , (Chiêu Công thập cửu niên ) Trèo lên sáu mươi người, dây đứt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy dây buộc vật gì thòng từ trên cao xuống dưới (buông dây).

Từ điển Trần Văn Chánh

Thòng, thả (bằng dây từ trên) xuống: Thòng cái thùng không từ trên xuống.

trùy

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thòng dây xuống.
oát, oạt
wā ㄨㄚ

oát

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đào, khoét, khơi: Đào hầm trú ẩn (bom); Khoét tường; Khơi rãnh;
② (văn) Móc ra xem.

oạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

móc, thò tay

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đào, khoét. ◎ Như: "oạt đỗng" đào hang. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Khứ địa hạ oạt liễu nhất cá khanh" (Đệ tam thập bát hồi) Đào xuống đất một cái hố.
2. (Động) Moi, móc. ◎ Như: "tiểu tâm hà bao lí đích tiền, bất yếu bị tiểu thâu oạt liễu" , coi chừng tiền trong túi xách, đừng để kẻ trộm móc lấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Móc, thò tay vào trong hang mà móc thử xem gọi là oạt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đào, khoét, khơi: Đào hầm trú ẩn (bom); Khoét tường; Khơi rãnh;
② (văn) Móc ra xem.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thò tay vào. Thọc tay sâu vào.

Từ ghép 2

cân, cấn
jīn ㄐㄧㄣ

cân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái rìu
2. cân (đơn vị khối lượng)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái rìu. ◇ Trang Tử : "Tiêu dao hồ tẩm ngọa kì hạ, bất yểu cân phủ, vật vô hại giả" , , (Tiêu dao du ) Tiêu dao ta nằm (ngủ) khểnh ở dưới (cây), không chết yểu với búa rìu, không (sợ) có giống gì làm hại.
2. (Danh) Một thứ binh khí ngày xưa.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị trọng lượng. Một "cân" xưa bằng 16 lạng. Ngày nay, một "công cân" (1 kg) bằng "thiên công khắc" (1000 g).
4. (Động) Chặt, bổ, đẵn, đốn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái rìu.
② Cân, cân ta 16 lạng là một cân.
③ Một âm là cấn. Cấn cấn xét rõ (tường tất).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cân: ? Mấy cân một gói?;
② (văn) Cái rìu;
③ 【】cân cân kế giảo [jinjin jìjiào] Tính toán thiệt hơn, suy bì từng tí, so hơn quản thiệt: Anh ấy hay tính toán thiệt hơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái rìu chặt gỗ. Tên một đơn vị trọng lượng, bằng 16 lạng. Ta cũng gọi là một cân — Tên một bộ chữ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 6

cấn

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Cái rìu.
② Cân, cân ta 16 lạng là một cân.
③ Một âm là cấn. Cấn cấn xét rõ (tường tất).
khám
kàn ㄎㄢˋ

khám

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhìn, xem, dòm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn, coi. ◇ Mạnh Tử : "Vương sử nhân khám phu tử, quả hữu dĩ dị ư nhân hồ?" 使, (Li Lâu hạ ) Vua sai người nhìn phu tử xem quả thật là có gì khác người không?
2. (Động) Từ trên cao nhìn xuống, cúi xuống mà dòm. ◇ Hậu Hán Thư : "Vân xa thập trượng dư, khám lâm thành trung" (Quang Vũ kỉ thượng ) Vân xa (xe có chòi cao ở trên) hơn mười trượng dòm xuống trong thành.
3. (Động) Nhìn ra xa. ◇ Thẩm Quát : "Tiền khám đại hải" (Mộng khê bút đàm ) Phía trước nhìn ra xa biển lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhìn, coi.
② Nhìn xuống, cúi xuống mà dòm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Coi, nhìn, nhìn xuống: 1. (Cảnh) trên cao nhìn xuống; 2. Tình hình chung (của sự vật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa mắt nhìn.
lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
⑥ Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

gió tốc lên, bay đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gió thổi. ◇ Hứa Hồn : "Giang phong dương phàm cấp, San nguyệt há lâu trì" , (Tống khách quy hạp trung ) Gió sông tốc buồm nhanh, Trăng núi xuống lầu chậm.
2. (Động) Bay cao. ◎ Như: "cao dương" bay cao, "viễn dương" cao chạy xa bay.
3. (Động) Bày tỏ, hiển dương. § Thông "dương" .
4. (Động) Sảy, rẽ (trừ bỏ trấu, vỏ của ngũ cốc). § Thông "dương" .
5. (Động) Ném, quăng. ◇ Ngũ đăng hội nguyên : "Dương hạ đồ đao, lập địa thành Phật" , (Đông San Giác thiền sư ) Quăng dao đồ tể, lập tức thành Phật.

Từ điển Thiều Chửu

① Gió tốc lên, lật lên.
② Bay đi. Kẻ phạm tội trốn thoát gọi là viễn dương .
③ Nói to mà nhanh gọi là dương ngôn .
④ Bất dương trạng mạo xấu xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tốc lên, lật lên (vì gió);
② Bay đi;
③ Tung, gieo, rải ra;
④ Dung mạo xuất chúng: Trạng mạo xấu xí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gió cuốn lên — Dáng chim bay bổng như bị gió cuốn.
khái
kē ㄎㄜ, kě ㄎㄜˇ, kè ㄎㄜˋ

khái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếng đá chọi nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Xoang xoảng (tiếng đá va chạm nhau).
2. (Động) Va, chạm, đụng. ◇ Thủy hử truyện : "Bả huynh đệ thống đả liễu nhất đốn, hựu tương lai thoán tại thủy lí, đầu kiểm đô khái phá liễu" , , (Đệ tam thập nhị hồi) (Nó) đánh anh em chúng con một trận, lại còn quăng xuống nước, đều vỡ cả đầu bể cả mặt.
3. (Động) Lạy sát đầu xuống đất, đốn thủ. ◎ Như: "khái đầu" dập đầu lạy. ◇ Tây du kí 西: "Mĩ hầu vương nhất kiến, đảo thân hạ bái, khái đầu bất kế kì số" , , (Đệ nhất hồi) Mĩ hầu vương (Tề Thiên) vừa thấy, sụp mình làm lễ, dập đầu lạy lia lịa.

Từ điển Thiều Chửu

① Soang soảng, tiếng đá chọi với đá. Tục gọi dập đầu lạy là khái đầu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Va, chạm, đụng, vấp: Đụng vỡ cả đầu; Cái chén bị chạm sứt một miếng;
② Gõ, đập: Gõ điếu, gõ píp;
③ (văn) (Tiếng đá va nhau loảng xoảng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng đá va chạm nhau.

Từ ghép 2

đào
táo ㄊㄠˊ

đào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỏ trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn. ◎ Như: "đào bào" chạy trốn, "đào trái" trốn nợ.
2. (Động) Bỏ. ◇ Mạnh Tử : "Đào Mặc tất quy ư Dương" (Tận tâm hạ ) Bỏ Mặc Tử tất về với Dương Chu.
3. (Động) Tránh. ◎ Như: "đào tị" trốn tránh. ◇ Đỗ Phủ : "Phù sanh hữu định phận, Cơ bão khởi khả đào?" , (Phi tiên các ) Cuộc phù sinh có phận định, Đói no há tránh né được sao?

Từ điển Thiều Chửu

① Trốn. Như đào nạn trốn nạn, lánh nạn. Đào trái trốn nợ v.v.
② Bỏ. Như Mạnh Tử nói Đào Mặc tất quy ư Dương bỏ họ Mặc tất về họ Dương.
③ Lánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tháo chạy, chạy trốn, trốn: Kẻ địch tháo chạy;
②Trốn tránh, tránh, lánh: Trốn tránh, chạy trốn; Lánh nạn, chạy nạn;
③ (văn) Bỏ: Ai bỏ họ Mặc (Mặc Tử) thì tất theo về với họ Dương (Dương Chu) (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ đi. Rời bỏ — Tránh đi — Bỏ trốn.

Từ ghép 13

tao
zāo ㄗㄠ

tao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cặn rượu
2. ngâm rượu
3. ướp, muối, ngâm
4. mục nát, mủn
5. hỏng, yếu kém, bại hoại

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cặn rượu. ◎ Như: "tửu tao" cặn rượu, bã rượu.
2. (Danh) Cặn bã, đồ vô dụng, thứ không có giá trị gì cả. ◎ Như: "tao phách" cặn bã, thừa bỏ (trái nghĩa với "tinh hoa" ).
3. (Danh) Họ "Tao".
4. (Động) Ngâm với rượu. ◎ Như: "tao ngư" cá ngâm rượu, "tao nhục" thịt ngâm rượu.
5. (Tính) Kém, hỏng, hư nát, bại hoại. ◎ Như: "tao cao" sự tình hư hỏng, "tha giá học kì đích thành tích ngận tao" kết quả kì học này của nó tệ lắm.
6. (Tính) Mục nát. ◎ Như: "bố tao liễu" vải mục rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cặn rượu. Câu nói không có tinh thần gì gọi là tao phách .
② Vợ. Tống Hoằng có câu: Tao khang chi thê bất khả hạ đường người vợ cùng chịu cảnh nghèo hèn với mình không thể bỏ được, vì thế nên vợ cả gọi là tao khang chi thê.
③ Ngâm rượu, như tao ngư lấy rượu ngâm cá.
④ Bại hoại, hỏng, tan nát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bã, hèm: Bã rượu, hèm rượu;
② Ướp, muối, ngâm (rượu): Cá ướp (bằng bã rượu hoặc rượu);
③ Mục, mục nát, mủn: Gỗ đã mục rồi; Vải đã mủn rồi;
④ Hỏng, kém, yếu, bại hoại, tan nát: Hỏng việc rồi; (Người) chị ấy yếu lắm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bã rượu. Hèm rượu.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.