tí, tý
bì ㄅㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ban cho. ◇ Thư Kinh : "Đế nãi chấn nộ, bất tí hồng phạm cửu trù" , (Hồng phạm ).
2. (Động) Đem cho. ◇ Thi Kinh : "Thủ bỉ trấm nhân, Đầu tí sài hổ, Sài hổ bất thực" , , (Tiểu nhã , Hạng bá ).
3. (Động) Giao phó, ủy phái. ◇ Diêu Tuyết Ngân : "Thảng nhược bất hạnh thành hãm, ngã thân vi đại thần, thế thụ quốc ân, hựu mông kim thượng tri ngộ, tí dĩ trọng nhậm, duy hữu dĩ nhất tử thượng báo hoàng ân" , , , , , (Lí Tự Thành , Đệ tam quyển đệ nhị lục chương).
4. (Động) Khiến, để cho. § Thông . ◇ Tân Đường Thư : "Bất thiết hình, hữu tội giả sử tượng tiễn chi; hoặc tống Bất Lao San, tí tự tử" , 使; , (Nam man truyện hạ , Hoàn Vương ).
5. (Động) Báo đền, thù đáp. ◇ Thi Kinh : "Bỉ xu giả tử, Hà dĩ tí chi?" , (Dung phong , Can mao ) Người hiền đẹp đẽ kia, Lấy gì báo đáp?

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ban cho

Từ điển Thiều Chửu

① Ban cho, cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cấp cho, ban cho, cho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho. Cấp cho.

Từ điển trích dẫn

1. Trung đạo, chánh đạo. ◇ Tuân Tử : "Văn lí phồn, tình dụng tỉnh, thị lễ chi long dã. Văn lí tỉnh, tình dụng phồn, thị lễ chi sát dã. Văn lí tình dụng, tương vi nội ngoại biểu lí, tịnh hành nhi tạp, thị lễ chi trung lưu dã" , , . , , . , , , (Lễ luận ).
2. Giữa dòng nước, trong nước. ◇ Sử: "Vũ vương độ hà, trung lưu, bạch ngư dược nhập vương chu trung" , , (Chu bổn kỉ).
3. Trung du, khúc sông ở trong khoảng giữa thượng lưu và hạ lưu. ◇ Tào Tụ Nhân : "Giả sử Phan Dương Cảng kiến trúc hoàn thành liễu, Tương Thủy trung lưu hòa Cám Giang trung lưu tạc thông liễu Đại Vận Hà, Động Đình Hồ thủy trực thông Bà Dương Hồ" 使, , (Vạn lí hành kí , Đại giang đông khứ ).
4. Bình thường, phổ thông. ◇ Lỗ Tấn : "Trung Quốc trung lưu đích gia đình, giáo hài tử đại để chỉ hữu lưỡng chủng pháp" , (Nam khang bắc điệu tập 調, Thượng Hải đích nhi đồng ).
5. Người hạng trung, bình thường, không sang không hèn. ◇ Tô Triệt : "(Thần) tài bất đãi ư trung lưu, hạnh tắc quá ư tiền bối" , (Tạ trừ thượng thư hữu thừa biểu ).
áp
xiá ㄒㄧㄚˊ, yā ㄧㄚ

áp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cầm cố, nợ, cược, đặt cọc
2. ký tên, đóng dấu
3. áp giải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kí tên, đóng dấu. ◇ Thủy hử truyện : "Thứ tảo, Thanh trường lão thăng pháp tọa, áp liễu pháp thiếp, ủy Trí Thâm quản thái viên" , , , (Đệ lục hồi) Sớm hôm sau, Thanh trường lão lên pháp tòa, kí tên đóng dấu vào pháp thiếp, giao phó cho Lỗ Trí Thâm ra coi sóc vườn rau.
2. (Động) Giam giữ, bắt giữ. ◇ Thủy hử truyện : "Thủ nhất diện đại gia đinh liễu, áp hạ đại lao lí khứ" , (Đệ ngũ thập tam hồi) Lấy gông lớn đóng vào, tống giam (Lí Quỳ) vào nhà lao.
3. (Động) Coi sóc vận chuyển. ◎ Như: "áp tống hóa vật" áp tải hàng hóa.
4. (Động) Nắm giữ, chưởng quản. ◇ Tân Đường Thư : "(Trung thư xá nhân) dĩ lục viên phân áp thượng thư lục tào" (Bách quan chí nhị ) (Trung Thư xá nhân) đem sáu viên quan chia nhau nắm giữ sáu bộ thượng thư.
5. (Động) Đè, chận ép. ◎ Như: "công văn áp tại tha thủ lí" các công văn chận ép ở trong tay ông ta.
6. (Động) Cầm, đợ, đặt cọc. ◎ Như: "để áp" cầm đồ, "điển áp" cầm cố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả ngã na cá kim hạng quyển nã xuất khứ, tạm thả áp tứ bách lạng ngân tử" , (Đệ thất thập nhị hồi) Mang hai cái vòng vàng của tôi ra đây, đi cầm tạm lấy bốn trăm lạng bạc.
7. (Động) Gieo vần trong thơ phú. ◎ Như: "áp vận" gieo vần.
8. (Động) Đặt tiền đánh cờ bạc. ◎ Như: "áp bảo" đặt cửa (đánh bạc). ◇ Lỗ Tấn : "Giả sử hữu tiền, tha tiện khứ áp bài bảo" 使, 便 (A Q chánh truyện Q) Nếu mà có tiền thì hắn liền đi đánh bạc.
9. (Danh) Chữ kí hoặc con dấu đóng trên văn kiện hoặc sổ bạ. ◎ Như: "hoạch áp" đóng dấu, kí tên, "thiêm áp" kí tên.
10. (Danh) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Thiều Chửu

① Kí, như hoa áp kí chữ để làm ghi.
② Giam giữ, bó buộc, như áp tống , áp giải đều nghĩa là bắt giải đi cả.
③ Ðể làm bảo đảm (cầm). Lấy một vật ngang giá với đồ kia để làm bảo đảm để lấy đồ kia ra gọi là để áp .
④ Thơ phú dùng vần gọi là áp, áp là đè ép vậy.
⑤ Cái nẹp mành mành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, đợ, đặt cọc: Cầm ruộng đi rồi;
② (Tạm) bắt giữ, giam giữ: Cảnh sát đã bắt giữ người gây sự;
③ Giải, áp giải, áp tải: Giải (áp giải) phạm nhân; Áp tải hàng hóa;
④ (văn) Kí (tên): Đánh dấu thay cho chữ kí tên (vì không biết chữ); Kí chữ để làm tin;
⑤ (văn) Dùng chữ cho ăn vần nhau (trong thơ ca).【】áp vận [yayùn] Bắt vần, áp vần, ghép vần, vần với. Cg. [yayùn];
⑥ (văn) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết vào, ghi vào, kí tên hoặc đóng dấu vào, nói chung là ghi dấu tích gì để chứng nhận — Cầm cố, cầm thế để lấy tiền — Canh giữ — Đè nén, ép buộc. Dùng như chữ Áp.

Từ ghép 16

thảng
tǎng ㄊㄤˇ

thảng

giản thể

Từ điển phổ thông

1. giả sử
2. bất ngờ, không mong muốn

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [tăng];
② (văn) Ngẫu nhiên, tình cờ, bất ngờ: Vật ở ngoài đến bất ngờ, đó là vật tạm gởi vậy (Trang tử: Thiện tính);
③ Xem [tìtăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như
hạnh
xìng ㄒㄧㄥˋ

hạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. may mắn
2. yêu dấu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) May mắn, phúc lành. ◎ Như: "đắc hạnh" được sủng ái (chỉ việc hoạn quan và các cung phi được vua yêu). ◇ Hán Thư : "Nguyện đại vương dĩ hạnh thiên hạ" (Cao Đế kỉ đệ nhất hạ ) Mong đại vương tạo phúc cho thiên hạ.
2. (Danh) Họ "Hạnh".
3. (Động) Mừng, thích. ◎ Như: "hân hạnh" vui mừng, "hạnh tai lạc họa" lấy làm vui thích vì thấy người khác bị tai họa. ◇ Công Dương truyện : "Tiểu nhân kiến nhân chi ách tắc hạnh chi" (Tuyên Công thập ngũ niên ) Kẻ tiểu nhân thấy người bị khốn ách thì thích chí.
4. (Động) Mong cầu. ◎ Như: "hạnh phú quý" mong được sang giàu. ◇ Sử: Đại trượng phu bất năng tự tự, ngô ai vương tôn nhi tiến thực, khởi vọng báo hồ , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Bậc đại trượng phu không tự nuôi nổi thân mình, tôi thương cậu nên cho ăn, chứ có mong báo đáp đâu.
5. (Động) Hi vọng, kì vọng.
6. (Động) Thương yêu, sủng ái.
7. (Động) Thương xót, lân mẫn, ai liên.
8. (Động) Khen ngợi, khuyến khích.
9. (Động) Thắng hơn.
10. (Động) Đến. § Ngày xưa, vua chúa và hoàng tộc đến nơi nào, gọi là "hạnh". ◎ Như: "lâm hạnh" vua đến. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thoại thuyết Giả Nguyên Xuân tự na nhật hạnh Đại quan viên hồi cung khứ hậu, (...) hựu mệnh tại Đại Quan viên lặc thạch, vi thiên cổ phong lưu nhã sự" , (...) , (Đệ nhị thập tam hồi) Nói chuyện (Nguyên phi) Giả Nguyên Xuân sau khi quang lâm vườn Đại Quan về cung, (...) lại sai người khắc lên đá (những bài vịnh) ở vườn này, để ghi nhớ cuộc chơi phong nhã hiếm có xưa nay.
11. (Động) Đặc chỉ đế vương cùng chăn gối với đàn bà. ◇ Tống Ngọc : "Mộng kiến nhất phụ nhân viết: Thiếp Vu San chi nữ dã, vi Cao Đường chi khách, văn quân du Cao Đường, nguyện tiến chẩm tịch. Vương nhân hạnh chi" : , , , . (Cao đường phú , Tự ).
12. (Động) Cứu sống.
13. (Động) Khỏi bệnh, thuyên dũ. ◇ Đường Chân : "Sở hữu hoạn sảnh giả, nhất nhật, vị kì thê viết: Ngô mục hạnh hĩ. Ngô kiến lân ốc chi thượng đại thụ yên" , , : . (Tiềm thư , Tự minh ).
14. (Phó) Không ngờ mà được. ◎ Như: "vạn hạnh" thật là muôn vàn may mắn, may mắn không ngờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trẫm tư Đông Đô cửu hĩ. Kim thừa thử đắc hoàn, nãi vạn hạnh dã" . , (Đệ thập tam hồi) Trẫm từ lâu nhớ Đông Đô lắm. Nay nhân thể được về, lấy làm muôn vàn may mắn.
15. (Phó) May mà, may thay. ◇ Vương Thị Trung : "Khứ hương tam thập tải, Hạnh tao thiên hạ bình" , (Giang yêm ) Xa quê ba chục năm, May gặp thiên hạ thái bình.
16. (Phó) Vừa, đúng lúc, kháp hảo. ◇ Dương Vạn Lí : "Kiều vân nộn nhật vô phong sắc, Hạnh thị hồ thuyền hảo phóng thì" , (Triệu Đạt Minh tứ nguyệt nhất nhật chiêu du Tây Hồ 西).
17. (Phó) Vẫn, còn, mà còn.
18. (Phó) Trước nay, bổn lai, nguyên lai.
19. (Liên) Giả sử, thảng nhược, nếu như.

Từ điển Thiều Chửu

① May, hạnh phúc. Sự gì đáng bị thiệt mà lại thoát gọi là hạnh.
② Cầu, hạnh tai lạc họa cầu cho người bị tai và lấy làm thích.
③ Yêu dấu, bọn hoạn quan và các cung phi được vua yêu tới gọi là đắc hạnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạnh phúc;
② Vui mừng: Vui sướng;
③ (văn) Mong: Mong đừng từ chối;
④ May mắn: May mà chưa thành tai nạn;
⑤ (cũ) Chỉ sự yêu dấu của người trên đối với người dưới: Được yêu dấu.【】hạnh thần [xìng chén] (cũ) Bề tôi được vua yêu, sủng thần;
⑥ [Xìng] (Họ) Hạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

May mắn — Điều may mắn — Không phải phần mình mà mình được hưởng — Được vua yêu quý — Việc đi chơi của vua gọi là Hạnh.

Từ ghép 15

nhất đán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

một khi (giả sử), nếu như, đến khi mà

Từ điển trích dẫn

1. Bỗng nhiên có một hôm. ◇ Giang Yêm : "Nhất đán hồn đoạn, cung xa vãn xuất" , (Hận phú ) Bỗng nhiên có một hôm hồn đứt đoạn, xe trong cung ra muộn (vua băng hà).
2. Trong vòng một ngày. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khả liên Hán thất thiên hạ, tứ bách dư niên, đáo thử nhất đán hưu hĩ" , , (Đệ nhị hồi) Chỉ tiếc cơ nghiệp nhà Hán hơn bốn trăm năm đến nay tiêu diệt trong một ngày.
3. Ví như có một ngày. ◇ Chiến quốc sách : "Nhất đán san lăng băng, Trường An Quân hà dĩ tự thác ư Triệu" , (Triệu sách tứ) Nếu một ngày kia gò núi sụp đổ (ý nói Thái hậu băng), Trường An Quân biết lấy gì gửi thân mình ở nước Triệu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một ngày — Nếu một ngày nào — Nhất đán phi thường: Một sớm bất thần, nghĩa là chết. » Dạy mua hai cỗ thọ đường, phòng khi nhất đán phi thường cho ai « (Nhị độ mai).

tỷ phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. so sánh
2. ví dụ, chẳng hạn như
3. nếu như, giả sử

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam của Phan Phù Tiên, phụng mệnh vua Lê Nhân Tông mà soạn ra, gồm 10 quyển, chép tiếp bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, từ đời Trần Thái Tông 1225 tới lúc quân Minh bị đánh bại 1427. Xem tiểu sử soạn giả ở vần Tiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên tập thơ bằng chữ Hán, vịnh mười cảnh đẹp ở đất Hà tiên, tác giả là Mạc Thiên Tích, có những bào họa lại của các thi gia Trung Hoa và Việt Nam, trong đó có Nguyễn Cư Trinh. Xem tiểu sử tác giả ở vần Tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam, do Vũ Quỳnh phụng mệnh vua Lê Tương Dực, soạn năm 1510 và 1511, gồm 26 quyển, chép từ đời Hồng Bàng tới khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi ( 1428 ). Cũng gọi tắt là Việt giám Thông khảo. Xem tiểu sử soạn giả ở vần Quỳnh.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.