tiêu điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiêu điều, xơ xác

Từ điển trích dẫn

1. Vắng vẻ, tịch mịch. ◇ Khuất Nguyên : "San tiêu điều nhi vô thú hề, tịch mạc kì vô nhân" , (Sở từ , Viễn du ).
2. Chỉ kinh tế, chính trị... suy vi, yếu kém. ◇ Tào Ngu : "Nhĩ nan đạo bất tri đạo hiện tại thị diện tiêu điều, kinh tế khủng hoảng?" , ? (Nhật xuất , Đệ nhị mạc).
3. Thưa thớt, tản mát. ◇ Trương Bí : "San hà thảm đạm quan thành bế, Nhân vật tiêu điều thị tỉnh không" , (Biên thượng ).
4. Thiếu thốn. ◇ Vương Đoan Lí : "Hoàng kim dĩ tận, nang thác tiêu điều" , (Trùng luận văn trai bút lục , Quyển nhất).
5. Vẻ tiêu diêu, nhàn dật. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Tiêu điều phương ngoại, Lượng bất như thần; tòng dong lang miếu, thần bất như Lượng" , ; , (Thế thuyết tân ngữ , Phẩm tảo).
6. Vẻ gầy gò, ốm yếu. ◇ Đường Dần : "Tô Châu thứ sử bạch thượng thư, Bệnh cốt tiêu điều tửu trản sơ" , (Đề họa Bạch Lạc Thiên ).
7. Sơ sài, giản lậu. ◇ Chu Lượng Công : "Tiêu điều bộc bị hảo dong nhan, Thất thập hoài nhân thiệp viễn san" , (Tống Chu Tĩnh Nhất hoàn Cửu Hoa ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn vắng lạnh lùng.
thiết, thế
qì ㄑㄧˋ, qiē ㄑㄧㄝ, qiè ㄑㄧㄝˋ

thiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt, chạm khắc
2. cần kíp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt, bổ, thái. ◎ Như: "thiết đoạn" cắt đứt, "thiết thủy quả" bổ trái cây.
2. (Động) Khắc. ◎ Như: "như thiết như tha" như khắc như mài (ý nói học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng).
3. (Động) Tiếp giáp (môn hình học). ◎ Như: "lưỡng viên tương thiết" hai đường tròn tiếp giáp nhau (tại một điểm duy nhất).
4. (Động) Nghiến, cắn chặt. ◎ Như: "giảo nha thiết xỉ" cắn răng nghiến lợi. ◇ Sử Kí : "Thử thần chi nhật dạ thiết xỉ hủ tâm " (Kinh Kha truyện ) Đó là điều làm cho tôi ngày đêm nghiến răng nát ruột.
5. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "thiết thân chi thống" đau đớn tận tim gan, "bất thiết thật tế" không sát thực tế.
6. (Động) Bắt mạch. ◎ Như: "thiết mạch" bắt mạch.
7. (Động) Xiên. ◎ Như: "phong thiết" gió như xiên.
8. (Phó) Quyết, nhất định, chắc chắn. ◎ Như: "thiết kị" phải kiêng nhất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị đáo bất đắc ý thì, thiết mạc hậu hối" , (Đệ nhất hồi) Chỉ khi không được như ý, quyết chớ có hối hận về sau.
9. (Phó) Rất, hết sức, lắm. ◎ Như: "thiết trúng thời bệnh" rất trúng bệnh đời.
10. (Tính) Cần kíp, cấp bách, cấp xúc. ◎ Như: "tình thiết" thực tình cấp bách lắm.
11. (Tính) Thân gần, gần gũi. ◎ Như: "thân thiết" .
12. (Danh) Yếu điểm, điểm quan trọng.
13. (Danh) Phép ghi âm đọc tiếng Hán, đem âm hai chữ hợp với nhau, để biết âm đọc chữ khác. Ví dụ: chữ "ngoan" , "ngô hoàn thiết" , "ngô hoàn" hợp lại xén thành ra "ngoan".
14. Một âm là "thế". ◎ Như: "nhất thế" tất cả, hết thẩy. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì, Phật cáo chư Bồ-tát cập nhất thế đại chúng" , (Như Lai thọ lượng phẩm đệ thập lục ) Bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại chúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt.
② Khắc, sách Ðại-học nói: như thiết như tha học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng, vì thế nên bè bạn cùng gắng gỏi gọi là thiết tha cũng là theo nghĩa ấy.
③ Cần kíp, như tình thiết thực tình kíp lắm.
④ Thân gần lắm, như thân thiết .
⑤ Thiết thực, như thiết trúng thời bệnh trúng bệnh đời lắm.
⑥ Thiết chớ, lời nói nhất định, như thiết kị phải kiêng nhất.
⑦ Sờ xem, như thiết mạch xem mạch.
⑧ Ðem âm hai chữ hợp với nhau, rồi đọc tắt đi để biết âm chữ khác, gọi là thiết. Ví dụ: chữ ngoan , ngô hoàn thiết , ngô hoàn hợp lại xén thành ra ngoan.
⑨ Xiên, như phong thiết gió như xiên.
⑩ Một âm là thế, như nhất thế nói gộp cả, hết thẩy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắt, thái, bổ, khắc: Bổ dưa; Cắt đứt; Thái thịt; Như khắc như mài (Đại học);
② (toán) Cắt, tiếp: Tiếp tuyến. Xem [qiè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao mà cắt ra — Gần gũi. Td: Thân thiết — Gấp rút. Td: Cấp thiết.

Từ ghép 27

thế

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt, bổ, thái. ◎ Như: "thiết đoạn" cắt đứt, "thiết thủy quả" bổ trái cây.
2. (Động) Khắc. ◎ Như: "như thiết như tha" như khắc như mài (ý nói học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng).
3. (Động) Tiếp giáp (môn hình học). ◎ Như: "lưỡng viên tương thiết" hai đường tròn tiếp giáp nhau (tại một điểm duy nhất).
4. (Động) Nghiến, cắn chặt. ◎ Như: "giảo nha thiết xỉ" cắn răng nghiến lợi. ◇ Sử Kí : "Thử thần chi nhật dạ thiết xỉ hủ tâm " (Kinh Kha truyện ) Đó là điều làm cho tôi ngày đêm nghiến răng nát ruột.
5. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "thiết thân chi thống" đau đớn tận tim gan, "bất thiết thật tế" không sát thực tế.
6. (Động) Bắt mạch. ◎ Như: "thiết mạch" bắt mạch.
7. (Động) Xiên. ◎ Như: "phong thiết" gió như xiên.
8. (Phó) Quyết, nhất định, chắc chắn. ◎ Như: "thiết kị" phải kiêng nhất. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị đáo bất đắc ý thì, thiết mạc hậu hối" , (Đệ nhất hồi) Chỉ khi không được như ý, quyết chớ có hối hận về sau.
9. (Phó) Rất, hết sức, lắm. ◎ Như: "thiết trúng thời bệnh" rất trúng bệnh đời.
10. (Tính) Cần kíp, cấp bách, cấp xúc. ◎ Như: "tình thiết" thực tình cấp bách lắm.
11. (Tính) Thân gần, gần gũi. ◎ Như: "thân thiết" .
12. (Danh) Yếu điểm, điểm quan trọng.
13. (Danh) Phép ghi âm đọc tiếng Hán, đem âm hai chữ hợp với nhau, để biết âm đọc chữ khác. Ví dụ: chữ "ngoan" , "ngô hoàn thiết" , "ngô hoàn" hợp lại xén thành ra "ngoan".
14. Một âm là "thế". ◎ Như: "nhất thế" tất cả, hết thẩy. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thì, Phật cáo chư Bồ-tát cập nhất thế đại chúng" , (Như Lai thọ lượng phẩm đệ thập lục ) Bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại chúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt.
② Khắc, sách Ðại-học nói: như thiết như tha học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng, vì thế nên bè bạn cùng gắng gỏi gọi là thiết tha cũng là theo nghĩa ấy.
③ Cần kíp, như tình thiết thực tình kíp lắm.
④ Thân gần lắm, như thân thiết .
⑤ Thiết thực, như thiết trúng thời bệnh trúng bệnh đời lắm.
⑥ Thiết chớ, lời nói nhất định, như thiết kị phải kiêng nhất.
⑦ Sờ xem, như thiết mạch xem mạch.
⑧ Ðem âm hai chữ hợp với nhau, rồi đọc tắt đi để biết âm chữ khác, gọi là thiết. Ví dụ: chữ ngoan , ngô hoàn thiết , ngô hoàn hợp lại xén thành ra ngoan.
⑨ Xiên, như phong thiết gió như xiên.
⑩ Một âm là thế, như nhất thế nói gộp cả, hết thẩy.

Từ ghép 1

nga
é , ó , ò , o

nga

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: ngâm nga )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngâm nga, ngâm vịnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhàn lai vô sự bất thanh nga" (Hí đề ) Khi nhàn rỗi, không việc gì mà không ngâm nga thanh nhã.
2. (Thán) Biểu thị ngạc nhiên hoặc ý đã hiểu ra: ô, ồ, a, à, ơ. ◎ Như: "nga! nhĩ lai liễu, chân nan đắc" , , ô, anh cũng đến, thật là quý hóa, "nga! ngã minh bạch liễu" ! à, tôi đã hiểu ra rồi. ◇ Lỗ Tấn : "Nga, giá thị nữ nhân khả ố chi nhất tiết" , (A Q chánh truyện Q) A, đó cũng là một điều làm cho đàn bà đáng ghét thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm nga.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngâm nga: Ngâm nga. Xem [ó], [ò].

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ô, ồ, ơ: ! Ơ, anh cũng đến, thật là quý! Xem [é], [ò].

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) À, ồ, ơ: À tôi hiểu rồi; Ồ, tôi nhớ ra rồi. Xem [é]; [ó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc to lên với giọng lên xuống trầm bổng. Td: Ngâm nga. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Thơ Lí ngâm nga khi mở quyển, đàn nha tình tính lúc lần dây «.

Từ ghép 1

ngận
yìn ㄧㄣˋ

ngận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tốt nhất là, thà rằng
2. thiếu sót

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mong muốn, nguyện ý. ◇ Tả truyện : "Bất ngận di nhất lão" (Ai Công thập lục niên ) Không muốn bỏ quên một người già nào cả.
2. (Động) Tổn thương, tàn khuyết. ◇ Tả truyện : "Lưỡng quân chi sĩ giai vị ngận , minh nhật thỉnh tương kiến " , (Văn công thập nhị niên ) Quân sĩ của hai vua đều chưa bị tổn thất, ngày mai xin gặp mặt nhau.
3. (Động) Bi thương, ưu thương.
4. (Động) Cẩn thận, giới thận.
5. (Liên) Thà.
6. § Còn viết là "ngận" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ ngận .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bằng lòng, vui lòng, sẵn sàng;
② Thận trọng, cẩn thận;
③ Tổn thương, sứt mẻ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính cẩn — Bằng lòng — Tổn thương.

bộ vận

phồn thể

Từ điển phổ thông

viết thơ theo điệu đã có sẵn

Từ điển trích dẫn

1. Họa thơ theo vần. § Cũng gọi là "thứ vận" . ◇ Ngô Kiều : "Họa thi chi thể bất nhất (...) dụng kì vận nhi thứ đệ bất đồng giả, vị chi dụng vận; y kì thứ đệ giả, vị chi bộ vận" (...), ; , (Đáp Vạn Quý thi vấn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bước theo vần, ý nói họa thơ theo vần.

man

phồn thể

Từ điển phổ thông

man

Từ điển trích dẫn

1. Chưa khai hóa. Cũng chỉ người chưa khai hóa. ◎ Như: " man dân tộc" dân tộc chưa khai hóa.
2. Thô bạo, ngang ngược.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chưa được khai hóa, nói về giống người thiểu số, còn sống ở vùng núi hoang vu — Ngày nay còn hiểu là độc ác, bất chấp lẽ phải.
lại
lài ㄌㄞˋ

lại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ cậy
2. ích lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◎ Như: "ỷ lại" nương tựa nhờ vả không tự lo, "ngưỡng lại" trông cậy vào.
2. (Động) Ỳ, ườn ra. ◎ Như: "lại sàng" nằm ỳ trên giường.
3. (Động) Chối cãi, không nhận. ◎ Như: "để lại" chối cãi, "lại trái" quỵt nợ.
4. (Động) Đổ tội, đổ oan. ◎ Như: "vu lại" vu khống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thật thị ngộ thương, chẩm ma lại nhân?" , ? (Đệ bát thập lục hồi) Đúng là lầm lỡ bị chết, sao lại vu vạ cho người?
5. (Tính) Xấu, tệ, dở. ◎ Như: "kim niên trang giá trưởng đắc chân bất lại" năm nay hoa màu lên thật không tệ lắm.
6. (Tính) Lành, tốt. ◇ Mạnh Tử : "Phú tuế tử đệ đa lại, hung tuế tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù " , , (Cáo tử thượng ) Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, năm mất mùa con em phần nhiều hung tợn, chẳng phải trời phú cho bẩm tính khác nhau như thế.
7. (Phó) May mà. ◇ Vi Ứng Vật : "Tệ cừu luy mã đống dục tử, Lại ngộ chủ nhân bôi tửu đa" , (Ôn tuyền hành ) Áo cừu rách, ngựa yếu, lạnh cóng gần muốn chết, May gặp chủ nhân chén rượu nhiều.
8. (Danh) Lợi nhuận.
9. (Danh) Họ "Lại".

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy nhờ, như ỷ lại nương tựa nhờ vả.
② Lợi, như vô lại không có ích lợi gì cho nhà, những kẻ dối trá giảo hoạt gọi là kẻ vô lại.
③ Tục cho rằng không nhận việc ấy là có là lại, có ý lần lữa cũng là lại, như để lại chối cãi.
④ Lành, như Mạnh tử nói: phú tuế tử đệ đa lại năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, ý nói no thì không cướp bóc.
⑤ Lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ cậy, dựa vào: Hoàn thành nhiệm vụ, là nhờ vào sự cố gắng của mọi người;
② Ỳ, trì hoãn: Trẻ con trông thấy đồ chơi trong tủ kính thì ỳ ra không chịu đi;
③ Chối, chối cãi, quịt, không thừa nhận: Sự thật rành rành chối cãi sao được; Quỵt nợ;
④ Đổ tội, đổ oan: Mình làm sai không nên đổ tội cho người khác;
⑤ Trách móc: Mọi người đều có trách nhiệm, không thể trách móc một cá nhân nào;
⑥ (khn) Xấu, dở: Tốt và xấu; Dù ngon hay dở, tôi đều ăn được cả; Mùa màng năm nay thật không tệ;
⑦ Lười biếng;
⑧ (văn) Lành: Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành (Mạnh tử);
⑨ (văn) Lấy;
⑩ [Lài] (Họ) Lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ cậy. Nhờ vả. Td: Ỷ lại ( nhờ vả người khác ) — Lợi ích. Mối lợi — Chối, không nhận. Td: Lại trái ( chối nợ, vỡ nợ ).

Từ ghép 7

duyên, duyến
yuán ㄩㄢˊ, yuàn ㄩㄢˋ

duyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. duyên
2. noi theo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường viền áo quần. ◇ Hậu Hán Thư : "Thường y đại luyện, quần bất gia duyên" , (Minh Đức Mã hoàng hậu kỉ ) Áo thường lụa thô, quần không thêm viền.
2. (Danh) Rìa, cạnh. ◇ Lí Thương Ẩn : "Bình duyên điệp lưu phấn" (Tặng Tử Trực ) Bên cạnh bình phong, bướm để phấn lại.
3. (Danh) Cơ hội. ◇ Sử Kí : "Cầu sự vi tiểu lại, vị hữu nhân duyên " , (Điền Thúc truyện ) Mong làm được chức lại nhỏ, (nhưng) chưa có cơ hội vậy.
4. (Danh) Nhà Phật cho rằng vì "nhân" mà được "quả" là "duyên". § Thuật ngữ Phật giáo: "Nhân duyên" chỉ lí do chính và các điều kiện phụ giúp thêm trong luật Nhân quả (nhân, tiếng Phạn "hetu"; duyên, tiếng Phạn "prātyaya"). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn dĩ nhân duyên hữu" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ do nhân duyên mà có.
5. (Danh) Lí do, nguyên cớ. ◎ Như: "duyên cố" duyên cớ, "vô duyên vô cố" không có nguyên do. ◇ Thủy hử truyện : "Giáo đầu duyên hà bị điếu tại giá lí?" ? (Đệ thập nhất hồi) Cớ sao giáo đầu lại bị trói (treo ngược) ở đây?
6. (Động) Leo. ◎ Như: "duyên mộc cầu ngư" leo cây tìm cá.
7. (Động) Quấn quanh. ◇ Tào Thực : "Lục la duyên ngọc thụ" (Khổ tư hành ) Lục la quấn quanh cây ngọc.
8. (Động) Men theo. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
9. (Động) Nhờ. ◎ Như: "di duyên" nương cậy, cầu thân với nhà quyền quý. ◇ Tuân Tử : "Trưng tri, tắc duyên nhĩ nhi tri thanh khả , duyên mục nhi tri hình khả " , , (Chánh danh ) Muốn biết, nhờ tai mà biết tiếng được vậy, nhờ mắt mà biết hình được vậy.
10. (Giới) Do, vì. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai" , (Khách chí ) Đường hoa, chưa từng vì khách quét, Cửa cỏ bồng, nay mới mở cho bạn (vào).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
② Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duyên cớ, nguyên do: Duyên cớ, lí do; Không duyên cớ;
② Duyên phận, nhân duyên: Nhân duyên; Có duyên phận;
③ Men theo: Men theo con suối mà đi;
④ (văn) Leo: Leo cây tìm cá;
⑤ (văn) Đường viền áo;
⑥ Rìa, cạnh: Bên rìa;
⑦ Xem [yínyuán] (bộ );
⑧ (văn) Nhờ: Nhờ tai mà có thể biết được tiếng (Tuân tử);
⑨ (văn) Do, vì: Lối hoa chẳng từng quét vì có khách (Đỗ Phủ: Khách chí). 【】duyên để [yuándê] (văn) Vì sao, tại sao (để hỏi về nguyên do): ? Vì sao gọi là hang Ngu? (Vương Hữu Thừa tập: Ngu công cốc); 【】duyên để sự [yuándê shì] (văn) Như 】 duyên hà [yuánhé] (văn) Vì sao, tại sao: ? Mới ngày gần đây còn xưng là tướng nhà Hán, vì sao hôm nay tự đến đầu hàng? (Đôn Hoàng biến văn tập: Lí Lăng biến văn) (=);【】duyên hà sự [yuánhéshì] (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân vì — Noi theo — Mối ràng buộc được định sẵn, tiếng nhà Phật. Gia huấn ca của Nguyễn Trãi: » Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên «. Mối ràng buộc vợ chồng. Cung oán ngâm khúc có câu: » Duyên đã may cớ sao lại rủi « — Cái lí do.

Từ ghép 29

duyến

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
② Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái viền áo. Đường khâu viền — Một âm là Duyên.

Từ ghép 2

cang, cương
gāng ㄍㄤ

cang

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cương, cương quyết, cứng rắn, kiên quyết, vững vàng, mạnh mẽ: Trong nhu có cương, trong cái mềm có cái cứng;
② Vừa vặn: Vừa vặn một chén; Đôi giày này vừa chân;
③ Vừa, vừa mới: Vừa gặp; Vừa đến đã đi. 【】cương tài [gangcái] Vừa rồi, ban nãy: Đừng quên việc đã nói với anh vừa rồi; 【】cương cương [ganggang] Vừa, vừa đủ, vừa đúng, vừa mới: Vừa đúng một tháng; Trời vừa sáng; 【】cương hảo [ganghăo] Vừa vặn, vừa khớp, vừa lúc, vừa: Lúc anh ấy đến, tôi vừa đi vắng; Đi đến trạm xe, thì chiếc xe điện cũng vừa dừng lại; 【】 cương xảo [gangqiăo] Như ;
④ (văn) Lại, mà lại, trái lại: Khá thương cho hoa đương lúc đẹp mơn mởn, lại bị cuồng phong thổi trong đêm (Bạch Cư Dị: Tích hoa).

cương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cứng, rắn
2. vừa mới qua, vừa xong

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, bền. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Xỉ lợi giả niết, trảo cương giả quyết" , (Trinh phù thi , Tự ) Răng sắc thì cắn, móng cứng thì cắt.
2. (Tính) Cứng cỏi, mạnh mẽ. ◇ Luận Ngữ : "Cập kì tráng , huyết khí phương cương, giới chi tại đấu" , , (Quý thị ) Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu.
3. (Tính) Ngay thẳng, không thiên vị. ◎ Như: "cương chánh bất a" ngay thẳng không theo hùa.
4. (Phó) Vừa, vừa mới (thời gian không lâu). § Tương đương với "tài" , "phương tài" . ◎ Như: "cương phùng" vừa gặp, "cương quá" vừa qua. ◇ Lão Xá : "Lam tiên sanh cương cương đích xuất khứ" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Ông Lam vừa mới ra ngoài.
5. (Phó) Vừa vặn, vừa đúng. ◎ Như: "cương hảo" vừa đúng, "cương nhất bôi" vừa vặn một chén.
6. (Danh) Họ "Cương".

Từ điển Thiều Chửu

① Cứng, bền. Cố chấp không nghe ai can gọi là cương phức .
② Vừa gặp, như cương phùng vừa gặp, cương quá vừa qua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cương, cương quyết, cứng rắn, kiên quyết, vững vàng, mạnh mẽ: Trong nhu có cương, trong cái mềm có cái cứng;
② Vừa vặn: Vừa vặn một chén; Đôi giày này vừa chân;
③ Vừa, vừa mới: Vừa gặp; Vừa đến đã đi. 【】cương tài [gangcái] Vừa rồi, ban nãy: Đừng quên việc đã nói với anh vừa rồi; 【】cương cương [ganggang] Vừa, vừa đủ, vừa đúng, vừa mới: Vừa đúng một tháng; Trời vừa sáng; 【】cương hảo [ganghăo] Vừa vặn, vừa khớp, vừa lúc, vừa: Lúc anh ấy đến, tôi vừa đi vắng; Đi đến trạm xe, thì chiếc xe điện cũng vừa dừng lại; 【】 cương xảo [gangqiăo] Như ;
④ (văn) Lại, mà lại, trái lại: Khá thương cho hoa đương lúc đẹp mơn mởn, lại bị cuồng phong thổi trong đêm (Bạch Cư Dị: Tích hoa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứng. Dắn chắc — Cứng cỏi, nói về tính tình — Vừa mới — Chỉ. Chỉ có.

Từ ghép 22

hách
hè ㄏㄜˋ, xià ㄒㄧㄚˋ

hách

phồn thể

Từ điển phổ thông

dọa nạt, đe dọa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dọa nạt. ◇ Cù Hựu : "Vị thập ma kinh thường dụng vũ lực họa hại khủng hách nhân?" (Vĩnh Châu miếu kí ) Tại sao lại cứ dùng võ lực làm hại và dọa nạt người ta?
2. (Động) Hoảng sợ, kinh hãi. ◎ Như: "kinh hách" hoảng sợ. ◇ Thủy hử truyện : "Hách đích hoảng liễu, thủ cước tẩu bất động" , (Đệ thập hồi) Hoảng sợ quá, tay chân cứng đờ (không động đậy được).
3. (Thán) Biểu thị kinh hãi hay trầm trồ (khen ngợi). ◎ Như: "hách, giá đại hạ hảo cao nga!" , chu choa, cái nhà lớn này cao thật!
4. (Thán) Biểu thị không vừa lòng hoặc nghi vấn. ◎ Như: "hách, chẩm ma năng giá dạng ni" , ấy! làm sao lại thế?

Từ điển Thiều Chửu

① Dọa nạt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dọa, dọa nạt, nạt nộ, dọa dẫm: Không nên dọa (nạt nộ) trẻ em;
② (thán) Ôi, ấy: ? Ấy! làm sao lại thế? Xem [xià].

Từ điển Trần Văn Chánh

Dọa, dọa dẫm, làm cho khiếp sợ: Khó khăn này không thể làm cho chúng tôi khiếp sợ. Xem [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng miệng lưỡi mà chống cự lại kẻ khác — Rất sợ hãi — Tiếng cười khanh khách. Cũng nói là Hách hách.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.