tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh , tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

câm, cấm, cầm
jīn ㄐㄧㄣ, jìn ㄐㄧㄣˋ

câm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn, chận, không cho phép. ◎ Như: "cấm đổ" cấm cờ bạc. ◇ Sử Kí : "Binh toại loạn, độn tẩu, Triệu tướng tuy trảm chi, bất năng cấm " , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Thế là quân (Triệu) rối loạn, chạy trốn, tướng Triệu dù có chém, cũng không cấm cản được.
2. (Động) Giam cấm, giam giữ. ◎ Như: "câu cấm" bắt giam, "tù cấm" giam tù.
3. (Danh) Chỗ vua ở. ◎ Như: "cung cấm" cung vua. ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thường cư cấm trung, dữ Cao quyết chư sự" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nhị Thế thường ở trong cung cấm, cùng với Triệu Cao quyết định mọi việc.
4. (Danh) Điều kiêng kị. ◎ Như: "nhập quốc vấn cấm" đến nơi nào đó phải hỏi cho biết những điều kị húy.
5. (Danh) Hành vi mà pháp luật hoặc tập tục không cho phép. ◎ Như: "tửu cấm" sự cấm rượu.
6. (Danh) Khay nâng rượu.
7. Một âm là "câm". (Động) Đương nổi, chịu đựng nổi. ◇ Nguyễn Du : "Thành nam thùy liễu bất câm phong" (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Thành nam liễu rủ không đương nổi với gió.
8. (Động) Nhịn, nín, cầm. ◎ Như: "ngã bất câm tiếu liễu khởi lai" tôi không nín cười được.
9. (Phó) Dùng được, dùng tốt (nói về vật dụng). ◎ Như: "giá song hài chân cấm xuyên" 穿 đôi giày này mang bền thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Cấm chế.
② Chỗ vua ở gọi là cung cấm .
③ Giam cấm.
④ Kiêng.
⑤ Ðiều cấm.
⑥ Cái đồ nâng chén rượu, cái khay.
⑦ Một âm là câm. Ðương nổi, thơ Nguyễn Du : Thành nam thùy liễu bất câm phong thành nam liễu rủ khôn ngăn gió.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chịu đựng: Chịu đựng được thử thách; Không chịu được rét;
② Bền: 穿 Chiếc áo này bền lắm;
③ Nín, nhịn, cầm: Tôi không nín được cười; Tôi không sao cầm được nước mắt. Xem [jìn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thắng được bằng sức mạnh — Chế ngự được — Một âm khác là Cấm.

cấm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cấm đoán (không cho phép)
2. kiêng kị, tránh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn, chận, không cho phép. ◎ Như: "cấm đổ" cấm cờ bạc. ◇ Sử Kí : "Binh toại loạn, độn tẩu, Triệu tướng tuy trảm chi, bất năng cấm " , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Thế là quân (Triệu) rối loạn, chạy trốn, tướng Triệu dù có chém, cũng không cấm cản được.
2. (Động) Giam cấm, giam giữ. ◎ Như: "câu cấm" bắt giam, "tù cấm" giam tù.
3. (Danh) Chỗ vua ở. ◎ Như: "cung cấm" cung vua. ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thường cư cấm trung, dữ Cao quyết chư sự" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nhị Thế thường ở trong cung cấm, cùng với Triệu Cao quyết định mọi việc.
4. (Danh) Điều kiêng kị. ◎ Như: "nhập quốc vấn cấm" đến nơi nào đó phải hỏi cho biết những điều kị húy.
5. (Danh) Hành vi mà pháp luật hoặc tập tục không cho phép. ◎ Như: "tửu cấm" sự cấm rượu.
6. (Danh) Khay nâng rượu.
7. Một âm là "câm". (Động) Đương nổi, chịu đựng nổi. ◇ Nguyễn Du : "Thành nam thùy liễu bất câm phong" (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Thành nam liễu rủ không đương nổi với gió.
8. (Động) Nhịn, nín, cầm. ◎ Như: "ngã bất câm tiếu liễu khởi lai" tôi không nín cười được.
9. (Phó) Dùng được, dùng tốt (nói về vật dụng). ◎ Như: "giá song hài chân cấm xuyên" 穿 đôi giày này mang bền thật.

Từ điển Thiều Chửu

① Cấm chế.
② Chỗ vua ở gọi là cung cấm .
③ Giam cấm.
④ Kiêng.
⑤ Ðiều cấm.
⑥ Cái đồ nâng chén rượu, cái khay.
⑦ Một âm là câm. Ðương nổi, thơ Nguyễn Du : Thành nam thùy liễu bất câm phong thành nam liễu rủ khôn ngăn gió.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cấm: Cấm cờ bạc;
② Giam, giam cầm: Giam cầm, giam giữ;
③ Điều cấm, lệnh cấm: Phạm điều cấm, làm trái lệnh cấm;
④ Chỗ cấm, khu cấm: Cung cấm;
⑤ (văn) Khay nâng rượu. Xem [jin].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái khay đựng các li rượu — Không cho làm — Kín đáo, không cho người khác biết — Nơi vua ở — Giam, nhốt lại.

Từ ghép 38

cầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cấm đoán (không cho phép)
2. kiêng kị, tránh

Từ ghép 1

cường, cưỡng
jiàng ㄐㄧㄤˋ, qiáng ㄑㄧㄤˊ, qiǎng ㄑㄧㄤˇ

cường

phồn thể

Từ điển phổ thông

mạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân , nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạnh, khỏe: Thân thể khỏe mạnh;
② Giỏi, cứng: Anh ấy là một người rất giỏi;
③ Khá: Đời sống ngày một khá hơn;
④ Trên, hơn, già, quá: Già (trên, quá, hơn) một phần ba;
⑤ (văn) Con mọt thóc gạo;
⑥ [Qiáng] (Họ) Cường. Xem [jiàng], [qiăng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mọt gạo màu đen — Mạnh mẽ. Có sức mạnh — Có thừa. Hơn. Xem Cường bán — Một âm khác là Cưỡng.

Từ ghép 36

cưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

gượng, miễn cưỡng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cứng, không mềm dẻo. ◇ Hoài Nam Tử : "Mộc cường nhi phủ phạt chi" (Chủ thuật ) Cây cứng thì búa rìu chặt.
2. (Tính) Cứng dắn, kiên nghị. ◎ Như: "cường nghị" ý chí vững chắc.
3. (Tính) Cứng cỏi, không chịu khuất phục. ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi, cương ngạnh.
4. (Tính) Mạnh, khỏe, có sức lực. ◎ Như: "thân cường lực tráng" thân mạnh sức khỏe, "cường quốc" nước mạnh.
5. (Tính) Ngang ngược, hung bạo. ◎ Như: "cường đạo" quân cướp hung tợn.
6. (Tính) Thắng, hơn. ◇ Trương Tiên : "Hàm tiếu vấn đàn lang, Hoa cường thiếp mạo cường?" , (Bồ tát man , Mẫu đan hàm lộ ) Mỉm cười xin hỏi chàng, Hoa đẹp hơn hay dung mạo của thiếp hơn?
7. (Tính) Trên, hơn, quá (số lượng). ◎ Như: "cường bán" quá nửa. ◇ Vô danh thị : "Thưởng tứ bách thiên cường" (Mộc lan thi ) Ban thưởng hơn trăm nghìn.
8. (Danh) Người hoặc đoàn thể có uy quyền thế lực. ◎ Như: "liệt cường" các nước mạnh.
9. (Danh) Con mọt thóc gạo.
10. (Danh) Họ "Cường".
11. Một âm là "cưỡng". (Động) Ép buộc, bức bách. ◎ Như: "miễn cưỡng" gắng gượng, "cưỡng bách" áp bức, "cưỡng từ đoạt lí" tranh cãi bừa, dùng lời gượng ép để giành lấy lẽ phải.
12. (Phó) Hết sức, tận lực. ◇ Tả truyện : "Cung Chi Kì chi vi nhân , nọa nhi bất năng cưỡng gián" , (Hi Công nhị niên ) Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám tận lực can vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ép buộc, gò ép: Ép buộc phải cho;
② Gượng: Cười gượng;
③ (văn) Kiên quyết, cực lực, cố sức: Kiên quyết liên minh với họ (Tả truyện: Chiêu công thập tam niên); Cung Chi Kì là người nhu nhược, không dám cực lực can vua (Tả truyện: Hi công nhị niên). Xem [jiàng], [qiáng].

Từ điển Trần Văn Chánh

Cưỡng lại, không chịu khuất phục: Quật cường. Xem [qiáng], [qiăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chống lại, không chịu tuân phục — Gắng sức. Cố dùng sức mà làm cho bằng được — Gò bó, không tự nhiên, gượng ép — Một âm khác là Cường.

Từ ghép 13

cánh, căng, cắng
gēng ㄍㄥ, gèng ㄍㄥˋ

cánh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây lớn. ◇ Lương Thiệu Nhâm : "Bành Hồ chi nam, hải thanh kiến để. Nhiên huyền căng bách trượng bất năng trắc " , . (Lưỡng bàn thu vũ am tùy bút , San hô thụ ) Phía nam quần đảo Bành Hồ, biển trong thấy đáy. Nhưng treo thừng to trăm trượng mà không đo được.
2. (Phó) Vội, gấp. ◎ Như: "căng sắt" căng vội dây đàn.
3. Một âm là "cánh". § Cũng như "cánh" .

căng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dây thừng to
2. vội, kíp, gấp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây lớn. ◇ Lương Thiệu Nhâm : "Bành Hồ chi nam, hải thanh kiến để. Nhiên huyền căng bách trượng bất năng trắc " , . (Lưỡng bàn thu vũ am tùy bút , San hô thụ ) Phía nam quần đảo Bành Hồ, biển trong thấy đáy. Nhưng treo thừng to trăm trượng mà không đo được.
2. (Phó) Vội, gấp. ◎ Như: "căng sắt" căng vội dây đàn.
3. Một âm là "cánh". § Cũng như "cánh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dây lớn.
② Vội, kịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dây thừng to;
② Vội, kíp, gấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây lớn. Cũng viết — Một âm khác là Cắng.

cắng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Cắng — Một âm khác là Căng — Cũng viết là .

cư xứ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. "Cư xứ" : Chỗ ở. ◇ Hậu Hán Thư : "Cư xứ trắc lậu, dĩ canh học vi nghiệp" , (Viên An truyện ) Chỗ ở chật hẹp, làm nghề dạy học.
2. "Cư xử" : (1) Chỉ nghi dong cử chỉ hằng ngày. ◇ Luận Ngữ : "Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí " , , , (Tử Lộ ) Hằng ngày ở nhà (nghi dong cử chỉ) phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).
3. "Cư xử" : (2) Chỉ sinh hoạt thường ngày. ◇ Luận Ngữ : "Phù quân tử chi cư tang, thực chỉ bất cam, văn nhạc bất lạc, cư xử bất an" , , , (Dương Hóa ) Người quân tử đương khi có tang, ăn món ngon không thấy ngon, nghe nhạc không thấy vui, trong sinh hoạt thường ngày không thấy yên ổn trong lòng.
4. "Cư xử" : (3) Xếp đặt, an bài, xử trí. ◇ Liệt nữ truyện : "Mạnh Tử chi thiếu , hi du vi mộ gian chi sự, dũng dược trúc mai. Mạnh mẫu viết: Thử phi ngô sở dĩ cư xử tử . Nãi khứ" , , . : . (Trâu Mạnh Kha mẫu ) Mạnh Tử hồi nhỏ, thích chơi làm những chuyện ở nghĩa địa, lăn khóc xây mồ chôn cất. Bà mẹ Mạnh Tử nói: Đây không phải là chỗ để cho con ta ở. Bèn dọn nhà đi chỗ khác.

cư xử

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. "Cư xứ" : Chỗ ở. ◇ Hậu Hán Thư : "Cư xứ trắc lậu, dĩ canh học vi nghiệp" , (Viên An truyện ) Chỗ ở chật hẹp, làm nghề dạy học.
2. "Cư xử" : (1) Chỉ nghi dong cử chỉ hằng ngày. ◇ Luận Ngữ : "Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí " , , , (Tử Lộ ) Hằng ngày ở nhà (nghi dong cử chỉ) phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).
3. "Cư xử" : (2) Chỉ sinh hoạt thường ngày. ◇ Luận Ngữ : "Phù quân tử chi cư tang, thực chỉ bất cam, văn nhạc bất lạc, cư xử bất an" , , , (Dương Hóa ) Người quân tử đương khi có tang, ăn món ngon không thấy ngon, nghe nhạc không thấy vui, trong sinh hoạt thường ngày không thấy yên ổn trong lòng.
4. "Cư xử" : (3) Xếp đặt, an bài, xử trí. ◇ Liệt nữ truyện : "Mạnh Tử chi thiếu , hi du vi mộ gian chi sự, dũng dược trúc mai. Mạnh mẫu viết: Thử phi ngô sở dĩ cư xử tử . Nãi khứ" , , . : . (Trâu Mạnh Kha mẫu ) Mạnh Tử hồi nhỏ, thích chơi làm những chuyện ở nghĩa địa, lăn khóc xây mồ chôn cất. Bà mẹ Mạnh Tử nói: Đây không phải là chỗ để cho con ta ở. Bèn dọn nhà đi chỗ khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn ở, đối đãi.

Từ điển trích dẫn

1. Người thù, kẻ thù, cừu nhân. ◇ Sa Đinh : "Ngã tính Chương, tha tính Ổ, kí bất thị thân gia, bất thị oan gia" , , , (Khốn thú kí , Thập ngũ) Tôi họ Chương, bà ta họ Ổ, đã chẳng là thân thích, cũng không phải kẻ thù.
2. Tiếng gọi âu yếm đối với tình nhân. ◇ Tây sương kí 西: "Vọng đắc nhân nhãn dục xuyên, (...), đa quản thị oan gia bất tự tại" 穿, (...), (Đệ tứ bổn , Đệ nhất chiết) Ngóng trông người muốn mòn con mắt, (...), lòng oan gia chắc cũng bồn chồn.
3. Phiếm chỉ người mình yêu thương oan trái, chỉ đem lại khổ não cho mình mà không bỏ được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã giá lão oan gia thị na thế lí nghiệt chướng, thiên sanh ngộ kiến liễu giá ma lưỡng cá bất tỉnh sự đích tiểu oan gia, một hữu nhất thiên bất khiếu ngã thao tâm" , , (Đệ nhị thập cửu hồi) Già này chẳng hiểu vì oan nghiệt từ đời nào, để sinh ra hai đứa oan gia mê muội kia, không ngày nào là chúng không làm cho ta phải bận lòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người thù. Kẻ thù — Gia đình có việc thù hằn lâu đời, nay gặp cảnh khổ, giống như bị trả thù. Đoạn trường tân thanh có câu: » Làm chi tội báo oan gia, thiệt mình mà hại đến ta hay gì «.

Từ điển trích dẫn

1. Tiền phí tổn (gởi đồ, đi đò...). § Cũng gọi là "cước tiền" . ◇ Lí Cương : "Hựu mỗi sai sử ti hồi dịch quan, tải mễ hộc tiền khứ Hồ Bắc hồi dịch, đoái bạt ứng phó Nhạc Phi quân trung, kí hữu lợi tức, hựu tỉnh cước phí, thử bất khả bất tri " 使, , , , , (Dữ hữu tướng điều cụ sự nghi trát tử ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiền trả cho việc đi đường và gửi đồ đạc. Cũng gọi là Cước tiền — Ngày nay ta chỉ hiểu là tiền trả cho việc gửi thư đồ đạc đi nơi khác mà thôi.

bất thiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tồi, xấu, kém

Từ điển trích dẫn

1. Không tốt, xấu xa, bất lương.
2. Chỉ người xấu ác. ◇ Tả truyện : "Thiện chi đại bất thiện, thiên mệnh " , (Tương Công nhị thập cửu niên ) Người tốt thay thế kẻ xấu, mệnh trời vậy.
3. Việc xấu, sự chẳng lành, hoại sự. ◇ Thư Kinh : "Tác thiện, giáng chi bách tường; tác bất thiện, giáng chi bách ương" , ; , (Y huấn ) Làm điều tốt, gieo xuống trăm thứ tốt lành; làm sự chẳng lành, gieo xuống trăm thứ tai vạ.
4. Chỗ kém cỏi, khuyết điểm. ◇ Tào Thực : "Bộc thường hiếu nhân ki đạn kì văn, hữu bất thiện giả ứng thì cải định" , , (Dữ Dương Đức Tổ thư ) Tôi thường thích châm biếm phê bình văn chương người ta, như có khuyết điểm tức thì sửa chữa.
5. Không giỏi, không khéo. ◇ Kê Khang : "Vị chi bất thiện trì sanh " (Dưỡng sanh luận ) Tức là không khéo dưỡng sinh vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không tốt, tức xấu xa.
bằng
fèng ㄈㄥˋ, péng ㄆㄥˊ

bằng

phồn thể

Từ điển phổ thông

chim đại bàng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim bằng, theo truyền thuyết là loài chim lớn nhất. ◇ Trang Tử : "Bắc minh hữu ngư, kì danh vi côn, côn chi đại bất tri kì ki thiên lí , hóa nhi vi điểu, kì danh vi bằng, bằng chi bối bất tri kì ki thiên lí . Nộ nhi phi, kì dực nhược thùy thiên chi vân" , , , , , . , (Tiêu dao du ) Bể bắc có loài cá, tên nó là côn, bề lớn của côn không biết mấy nghìn dặm, hóa mà làm chim, tên nó là bằng, lưng của bằng không biết mấy nghìn dặm. Vùng dậy mà bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim bằng. Ngày xưa cho là loài chim to nhất.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chim bằng (theo truyền thuyết là một loài chim to nhất trong tất cả các chim).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một giống chim cực lớn.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Người tài trí lạ lùng. ☆ Tương tự: "kì nhân" . ◎ Như: "đồng học tại điền kính bỉ tái biểu hiện đặc biệt ưu dị, nhân xưng thể đàn quái kiệt" , . ◇ Niếp Cám Nỗ : "Tha bất thị không tưởng gia, bất thị thập ma tư tưởng giới đích quái kiệt chi loại" , (Lỗ Tấn, tư tưởng cách mệnh dữ dân tộc cách mệnh đích xướng đạo giả , ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người tài giỏi lạ thường.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.