cầu, cừu
qiú ㄑㄧㄡˊ

cầu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo da, áo lông, áo cừu: Tích lông nên áo; Áo cừu giá ngàn vàng;
② [Qiú] (Họ) Cầu.

cừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

áo lông, áo cừu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo làm bằng da hoặc lông thú. ◇ Nguyễn Du : "Tệ tận điêu cừu bất phục Tê, Triệu đài chỉ chưởng thổ hồng nghê" 西, (Tô Tần đình ) Rách hết áo cừu đen, không trở lại phía Tây (nhà Tần), Nơi triều đường nước Triệu, đập tay thở ra cầu vồng (ra tài hùng biện).
2. (Danh) Họ "Cừu".
3. (Động) Mặc áo da hoặc áo lông. ◇ Kê Khang : "Trọng Đô đông lỏa nhi thể ôn, hạ cừu nhi thân lương" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Trọng Đô mùa đông ở trần mà mình ấm, mùa hè mặc áo da mà thân mát.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lông, áo cừu. Nguyễn Du : Tệ tận điêu cừu bất phục tê, Triệu đài chỉ chưởng thổ hồng nghê 西 Rách hết áo cừu đen, không trở lại phía Tây (nhà Tần), Nơi triều đường nước Triệu, đập tay thở ra cầu vồng (ra tài hùng biện).
② Cơ cừu nối được nghiệp trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo da, áo lông, áo cừu: Tích lông nên áo; Áo cừu giá ngàn vàng;
② [Qiú] (Họ) Cầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo lạnh bằng da thú. Bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Trong nhà rỡ vẻ áo xiêm, trạnh nghĩ buổi tấm cừu vung trước gió «.

Từ ghép 8

ấn, ẩn
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

ẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai họa ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Từ ghép 59

nương
niáng ㄋㄧㄤˊ

nương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cô, chị
2. mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thiếu nữ. ◎ Như: "cô nương" cô con gái.
2. (Danh) Tiếng gọi mẹ. § Thông "nương" . ◇ Thủy hử truyện : "Ngã chỉ hữu nhất cá lão nương tại gia lí. Ngã đích ca ca hựu tại biệt nhân gia tố trường công, như hà dưỡng đắc ngã nương khoái lạc?" . , (Đệ tứ thập nhị hồi) Tôi chỉ có một mẹ già ở nhà. Anh tôi lại đi làm công lâu năm cho người ta, làm sao phụng dưỡng mẹ tôi cho vui sướng được?
3. (Danh) Vợ. ◎ Như: "nương tử" vợ, "lão bản nương" vợ ông chủ.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng đàn bà bậc trên hoặc phụ nữ đã có chồng. ◎ Như: "đại nương" bà, "di nương" dì, "nương nương" lệnh bà (tôn xưng hoàng hậu, quý phi).
5. (Danh) Tiếng kính xưng của nô bộc đối với bà chủ.
6. (Danh) Tiếng dùng để chửi rủa, mang ý vị than trách hoặc oán hận. ◇ Thủy hử truyện : "Trực nương tặc! Nhĩ lưỡng cá yếu đả tửu gia, yêm tiện hòa nhĩ tư đả" ! , 便 (Đệ ngũ hồi) Mẹ đồ giặc! Hai chúng mày muốn đánh tao, thì tao đánh nhau với chúng mày chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Nàng, con gái trẻ tuổi gọi là nương tử hay cô nương cô nàng.
② Mẹ cũng gọi là nương, nguyên là chữ nương .
③ Tiếng gọi tôn các bà, như các cung phi gọi hoàng hậu là nương nương . Tục thường gọi đàn bà là đại nương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẹ, má, mạ, u, bầm, đẻ, me: Bố mẹ;
② Bác gái, mẹ, má: Má Vương;
③ Cô, nàng (con gái trẻ tuổi): Cô gái trẻ; Cô nàng; Đàn bà; Cô dâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nàng. Cô nàng. Tiếng gọi người con gái. Td: Cô nương — Tiếng gọi mẹ — Tiếng gọi người đàn bà quyền quý.

Từ ghép 19

bằng
péng ㄆㄥˊ

bằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bạn bè

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bạn, bạn bè. ◎ Như: "thân bằng hảo hữu" bạn bè thân hữu. ◇ Tây du kí 西: "Giao bằng kết nghĩa" (Đệ ngũ hồi) Giao du bè bạn, kết nghĩa.
2. (Danh) Bầy, đàn, đám đông người. ◇ Phương Nhạc : "Cửu trụ Tây Hồ mộng diệc giai, Lộ bằng âu lữ tự yên sa" 西, (Tống Sử Tử Quán quy cận thả nghênh phụ dã ).
3. (Danh) Nhóm, bọn, tổ (tạm thời thành bọn chơi đùa, tranh đua). ◇ Vương Kiến : "Phân bằng nhàn tọa đổ anh đào, Thu khước đầu hồ ngọc oản lao" , (Cung từ , Chi thất thất ).
4. (Danh) Bè đảng, bằng đảng. ◇ Đông Phương Sóc : "Quần chúng thành bằng hề, thượng tẩm dĩ hoặc" , (Thất gián , Sơ phóng ).
5. (Danh) Lượng từ: Đơn vị tiền tệ ngày xưa, năm vỏ sò hoặc hai vỏ sò là một "bằng". § Tạ ơn người ta cho nhiều tiền gọi là "bách bằng chi tích" .
6. (Danh) Hai chén rượu.
7. (Danh) Đơn vị tổ chức hành chánh ngày xưa. § Hai mươi bốn "gia" là một "bằng" .
8. (Danh) Họ "Bằng".
9. (Động) Cấu kết, kết làm bè đảng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thập nhân bằng tị vi gian" (Đệ nhất hồi ) Mười người kết bè đảng làm gian.
10. (Động) Sánh bằng, sánh tày. ◇ Thi Kinh : "Thạc đại vô bằng" (Đường phong , Tiêu liêu ) To lớn không gì sánh tày.
11. (Phó) Cùng nhau, nhất khởi. ◇ San hải kinh : "Hữu điểu yên, quần cư nhi bằng phi" , (Bắc san kinh ).

Từ điển Thiều Chửu

① Bè bạn.
② Ðảng, như bằng tị vi gian kết đảng làm gian.
③ Sánh tầy, như thạc đại vô bằng to lớn không gì sánh tầy.
④ Năm vỏ sò là một bằng. Ðời xưa dùng vỏ sò làm tiền, cho nên tạ ơn người ta cho nhiều của gọi là bách bằng chi tích .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bạn: Lắm bè lắm bạn, bạn bè đàn đúm; ? Có bạn từ phương xa đến, chẳng vui lắm sao? (Luận ngữ);
② Tụ họp nhau, kéo cánh, kết bè;
③ (văn) Sánh bằng, sánh tày: To lớn không gì sánh tày;
④ (văn) Bằng (đơn vị để tính số vỏ sò [tức là tiền thời thượng cổ], bằng 5 vỏ sò): Sự cho nhiều tiền của (ý nói mang ơn người khác cho mình nhiều tiền của).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè — Phe đảng — Bầy, Bọn — Cùng nhau. Chẳng hạn Bằng tâm hợp lực ( đồng lòng góp sức ).

Từ ghép 15

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(một loài chim)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mướn, thuê (trả tiền cho người làm việc). ◎ Như: "cố bảo mỗ" mướn vú em.
2. (Động) Đi mướn. § Cùng như "cố" . ◎ Như: "cố xa" mướn xe, "cố thuyền" mướn thuyền. ◇ Phù sanh lục kí : "Cố loa cấp phản" (Khảm kha kí sầu ) Mướn một con loa vội vã trở về.
3. (Động) Bán. ◇ Lô Huề : "Tuy triệt ốc phạt mộc, cố thê dục tử, chỉ khả cung sở do tửu thực chi phí" , , , (Khất quyên tô chẩn cấp sớ ) Dù bỏ nhà chặt cây, bán vợ bán con, cũng chỉ đủ cho chi phí cơm rượu của mình thôi.
4. (Tính) Được thuê, được mướn dùng. ◇ Tô Thức : "Triệu mộ cố phu cập vật liệu, hợp dụng tiền nhất vạn cửu thiên dư quán" , (Khất bãi túc châu tu thành trạng 宿) Kêu mướn phu và vật liệu, tiêu tốn cả thảy hơn một vạn chín ngàn xâu tiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Tên một giống chim. Lại cùng nghĩa với chữ cố .

Từ điển Trần Văn Chánh

Thuê: Thợ làm thuê.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đền đáp lại — Mướn người làm. Như chữ Cố .
thiếp, thiệp
tiē ㄊㄧㄝ, tiě ㄊㄧㄝˇ, tiè ㄊㄧㄝˋ

thiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấm thiếp, tấm thiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dấu tích bản chữ (thư từ, thơ, văn, v.v.) viết trên giấy, lụa. ◎ Như: nói về "thiếp" của Vương Hi Chi chẳng hạn.
2. (Danh) Bản rập khuôn chữ hoặc bức vẽ để học tập. ◎ Như: "bi thiếp" thiếp rập theo bia, "tự thiếp" thiếp chữ, "họa thiếp" thiếp tranh vẽ.
3. (Danh) Giấy mời, tờ thư giao tiếp. ◎ Như: "thỉnh thiếp" thiếp mời, "tạ thiếp" thiếp cám ơn.
4. (Danh) Văn thư, văn cáo. ◇ Vô danh thị : "Tạc dạ kiến quân thiếp, Khả Hàn đại điểm binh" , (Mộc lan thi ) Đêm qua thấy văn thư việc quân, (vua Hung Nô) Khả Hàn điểm binh lớn.
5. (Danh) Thời khoa cử (Đường, Tống, Nguyên) đề mục thi cử gọi là "thiếp". ◎ Như: "thí thiếp" đề mục thi.
6. (Danh) Lượng từ: thang, tễ (thuốc). ◎ Như: "nhất thiếp dược" một thang thuốc.
7. (Danh) Họ "Thiếp".
8. (Tính) Yên ổn, thỏa đáng. ◎ Như: "thỏa thiếp" (cũng viết là ) thỏa đáng.
9. (Động) Thuận theo, thuận phục, tuần phục. § Thông "thiếp" . Như: "thiếp phục" thuận theo, "phủ thủ thiếp nhĩ" cúi đầu xuôi tai, tuần phục cung thuận.
10. (Động) Dán. § Thông "thiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy lụa viết chữ vào lụa. Ðời xưa chưa có giấy, phải viết vào lụa gọi là thiếp. Ðời sau viết vào giấy cũng gọi là thiếp, như xuân thiếp câu đối tết, phủ thiếp dấu hiệu làm tin trong quan tràng, giản thiếp cái danh thiếp, nê kim thiếp tử cái đơn hàng hay nhãn hiệu xoa kim nhũ, v.v.
② Cái thiếp khắc chữ vào đá gọi là bia, rập lấy chữ ở bia ra gọi là thiếp. Những bản chữ của cổ nhân hay xin các người chữ tốt viết cho để tập gọi là thiếp.
③ Ðời Ðường, Tống cứ trong cả bài văn trích ra mấy câu để thi học trò gọi là thiếp, cho nên những văn thơ để dùng vào thi cử gọi là thí thiếp .
④ Yên định, như thỏa thiếp , xong xuôi cả, phục tòng cũng gọi là thiếp phục nghĩa là chịu theo mệnh lệnh cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bản phỏng dùng để tập viết chữ: Bản viết phỏng. Xem [tie], [tiâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mảnh giấy (hoặc lụa) nhỏ có viết chữ: Mảnh giấy ghi những lời vắn tắt;
② Thiếp (mời), giấy (mời): Giấy mời, thiếp mời; Xin mang theo giấy mời;
③ Thang: Một thang thuốc;
④ Đoạn văn trích để làm bài thi (thời xưa): Văn thơ dùng trong việc thi cử. Xem [tie], [tiè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thỏa đáng: Ổn thỏa;
② Ngoan ngoãn, nghe theo: Cúi đầu nghe theo, ngoan ngoãn vâng theo; Quy phục, thuận phục, thuận theo; Ngoan ngoãn thuận phục, cúi đầu nghe theo;
③ [Tie] (Họ) Thiếp. Xem [tiâ], [tiè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ viết trên lụa — Tấm giấy viết chữ. Td: Danh thiếp — Thỏa thuận. Bằng lòng.

Từ ghép 9

thiệp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tấm thiếp, tấm thiệp

Từ ghép 1

hoa, hóa
huā ㄏㄨㄚ, huá ㄏㄨㄚˊ, Huà ㄏㄨㄚˋ

hoa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đẹp
2. quầng trăng, quầng mặt trời
3. người Trung Quốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trung Quốc, viết tắt của "Hoa Hạ" tên nước Tàu thời cổ.
2. (Danh) Vầng sáng, quầng sáng. ◎ Như: "quang hoa" vầng sáng.
3. (Danh) Vẻ tươi tốt, xinh đẹp. ◎ Như: "niên hoa" tuổi thanh xuân, "thiều hoa" quang cảnh tươi đẹp.
4. (Danh) Văn sức, vẻ đẹp bên ngoài. ◎ Như: "phác thật vô hoa" mộc mạc không văn sức.
5. (Danh) Phần tinh yếu của sự vật, tinh túy. ◎ Như: "tinh hoa" . ◇ Hàn Dũ : "Hàm anh trớ hoa" (Tiến học giải ) Bao hàm tinh hoa.
6. (Danh) Phấn để trang sức. ◎ Như: "duyên hoa" phấn sáp.
7. (Danh) Hoa của cây cỏ. § Cũng như "hoa" . ◎ Như: "xuân hoa thu thật" hoa mùa xuân trái mùa thu.
8. (Tính) Thuộc về Trung Quốc. ◎ Như: "Hoa ngữ" tiếng Hoa, "Hoa kiều" người Hoa ở xứ ngoài Trung Quốc.
9. (Tính) Tốt đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "hoa lệ" rực rỡ, lộng lẫy, "hoa mĩ" xinh đẹp.
10. (Tính) Chỉ vụ bề ngoài, không chuộng sự thực. ◎ Như: "hoa ngôn" lời hão, lời không thật.
11. (Tính) Phồn thịnh. ◎ Như: "phồn hoa" náo nhiệt, đông đúc, "vinh hoa" giàu sang, vẻ vang.
12. (Tính) Bạc, trắng (tóc). ◎ Như: "hoa phát" tóc bạc.
13. Một âm là "hóa". (Danh) "Hóa Sơn" .
14. (Danh) Họ "Hóa".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Tàu. Nước Tàu tự gọi là Trung Hoa , người Tàu là Hoa nhân .
② Màu mỡ, rực rỡ. Phàm sự gì hiện rõ ra đều gọi là hoa. Như quang hoa , vinh hoa , v.v.
③ Văn sức, cái để trang sức bề ngoài cũng gọi là hoa. Như hoa lệ , hoa mĩ , v.v. Xa phí cũng gọi là xa hoa , son phấn màu mỡ gọi là duyên hoa , nhà cửa sơn đỏ gọi là hoa ốc , v.v. Chỉ vụ bề ngoài không chuộng sự thực gọi là phù hoa , phồn hoa , v.v. đều là cái nghĩa trang sức bề ngoài cả.
④ Tinh hoa. Văn từ hay gọi là hàm anh trớ hoa bao hàm chất tinh hoa, v.v.
⑤ Có tài nổi tiếng. Như tài hoa , thanh hoa , v.v.
⑥ Rực rỡ. Như thiều hoa bóng mặt trời mùa xuân, cảnh sắc bốn mùa gọi là vật hoa hay tuế hoa , v.v. Khen cái tuổi trẻ của người gọi là niên hoa , chỗ đô hội nhiệt náo gọi là kinh hoa , v.v.
⑦ Tóc bạc gọi là hoa phát .
⑧ Cùng nghĩa với chữ hoa .
⑨ Một âm là hóa. Núi Hóa sơn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lộng lẫy, đẹp.【】hoa lệ [huálì] Hoa lệ, đẹp đẽ và rực rỡ, lộng lẫy: Quần áo đẹp đẽ và rực rỡ; 殿 Cung điện lộng lẫy;
② [Huá] Trung Quốc, Hoa, Trung Hoa, nước Tàu: Đoàn đại biểu qua thăm Trung Quốc; Hoa Nam, miền nam Trung Hoa Xem [hua], [huà].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Núi Hoa Sơn (ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc);
② (Họ) Hoa Xem [hua], [huá].

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Như [hua] Xem [huá], [huà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một tên chỉ nước Trung Hoa — Đẹp đẽ, đẹp lộng lẫy, rực rỡ — Vẻ vang, vinh hiển — Tóc bạc trắng.

Từ ghép 29

hóa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trung Quốc, viết tắt của "Hoa Hạ" tên nước Tàu thời cổ.
2. (Danh) Vầng sáng, quầng sáng. ◎ Như: "quang hoa" vầng sáng.
3. (Danh) Vẻ tươi tốt, xinh đẹp. ◎ Như: "niên hoa" tuổi thanh xuân, "thiều hoa" quang cảnh tươi đẹp.
4. (Danh) Văn sức, vẻ đẹp bên ngoài. ◎ Như: "phác thật vô hoa" mộc mạc không văn sức.
5. (Danh) Phần tinh yếu của sự vật, tinh túy. ◎ Như: "tinh hoa" . ◇ Hàn Dũ : "Hàm anh trớ hoa" (Tiến học giải ) Bao hàm tinh hoa.
6. (Danh) Phấn để trang sức. ◎ Như: "duyên hoa" phấn sáp.
7. (Danh) Hoa của cây cỏ. § Cũng như "hoa" . ◎ Như: "xuân hoa thu thật" hoa mùa xuân trái mùa thu.
8. (Tính) Thuộc về Trung Quốc. ◎ Như: "Hoa ngữ" tiếng Hoa, "Hoa kiều" người Hoa ở xứ ngoài Trung Quốc.
9. (Tính) Tốt đẹp, rực rỡ. ◎ Như: "hoa lệ" rực rỡ, lộng lẫy, "hoa mĩ" xinh đẹp.
10. (Tính) Chỉ vụ bề ngoài, không chuộng sự thực. ◎ Như: "hoa ngôn" lời hão, lời không thật.
11. (Tính) Phồn thịnh. ◎ Như: "phồn hoa" náo nhiệt, đông đúc, "vinh hoa" giàu sang, vẻ vang.
12. (Tính) Bạc, trắng (tóc). ◎ Như: "hoa phát" tóc bạc.
13. Một âm là "hóa". (Danh) "Hóa Sơn" .
14. (Danh) Họ "Hóa".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước Tàu. Nước Tàu tự gọi là Trung Hoa , người Tàu là Hoa nhân .
② Màu mỡ, rực rỡ. Phàm sự gì hiện rõ ra đều gọi là hoa. Như quang hoa , vinh hoa , v.v.
③ Văn sức, cái để trang sức bề ngoài cũng gọi là hoa. Như hoa lệ , hoa mĩ , v.v. Xa phí cũng gọi là xa hoa , son phấn màu mỡ gọi là duyên hoa , nhà cửa sơn đỏ gọi là hoa ốc , v.v. Chỉ vụ bề ngoài không chuộng sự thực gọi là phù hoa , phồn hoa , v.v. đều là cái nghĩa trang sức bề ngoài cả.
④ Tinh hoa. Văn từ hay gọi là hàm anh trớ hoa bao hàm chất tinh hoa, v.v.
⑤ Có tài nổi tiếng. Như tài hoa , thanh hoa , v.v.
⑥ Rực rỡ. Như thiều hoa bóng mặt trời mùa xuân, cảnh sắc bốn mùa gọi là vật hoa hay tuế hoa , v.v. Khen cái tuổi trẻ của người gọi là niên hoa , chỗ đô hội nhiệt náo gọi là kinh hoa , v.v.
⑦ Tóc bạc gọi là hoa phát .
⑧ Cùng nghĩa với chữ hoa .
⑨ Một âm là hóa. Núi Hóa sơn .
ngộ
yù ㄩˋ

ngộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, gặp nhau, không hẹn mà gặp. ◎ Như: "hội ngộ" gặp gỡ. ◇ Sử Kí : "Hoàn chí Lật, ngộ Cương Vũ Hầu, đoạt kì quân, khả tứ thiên dư nhân" , , , (Cao Tổ bản kỉ ) (Bái Công) quay về đến đất Lật, gặp Cương Vũ Hầu, cướp quân (của viên tướng này), đuợc hơn bốn nghìn người.
2. (Động) Mắc phải, tao thụ. ◎ Như: "ngộ vũ" gặp mưa, "ngộ nạn" mắc nạn. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc dĩ khẩu ngữ ngộ thử họa, trùng vi hương đảng sở tiếu" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ này vì lời nói mà mắc cái vạ này, lại thêm bị làng xóm chê cười.
3. (Động) Hợp, thích hợp, khế hợp, đầu hợp. ◎ Như: "vị ngộ" chưa hợp thời (chưa hiển đạt). ◇ Chiến quốc sách : "Vương hà bất dữ quả nhân ngộ" (Tần tứ ) Vua sao không hợp với quả nhân?
4. (Động) Đối xử, tiếp đãi. ◎ Như: "quốc sĩ ngộ ngã" đãi ta vào hàng quốc sĩ. ◇ Sử Kí : "Hàn Tín viết: Hán Vương ngộ ngã thậm hậu, tái ngã dĩ kì xa, ý ngã dĩ kì y, tự ngã dĩ kì thực" : , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hàn Tín nói: Vua Hán đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn.
5. (Động) Đối phó, chống cự. ◇ Thương quân thư : "Dĩ thử ngộ địch" (Ngoại nội ) Lấy cái này đối địch.
6. (Danh) Cơ hội, dịp. ◎ Như: "giai ngộ" dịp tốt, dịp may, "cơ ngẫu" cơ hội, "tế ngộ" dịp, cơ hội.
7. (Danh) Họ "Ngộ".

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Gặp nhau giữa đường gọi là ngộ. Sự gì thốt nhiên gặp phải cũng gọi là ngộ. Như ngộ vũ gặp mưa, ngộ nạn gặp nạn, v.v.
② Hợp. Như thù ngộ sự hợp lạ lùng, ý nói gặp kẻ hợp mình mà được hiển đạt vậy. Vì thế cho nên học trò lúc còn nghèo hèn gọi là vị ngộ .
③ Thết đãi. Như quốc sĩ ngộ ngã đãi ta vào hàng quốc sĩ.
④ Ðối địch, đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp, gặp gỡ, gặp phải, hội kiến, hội ngộ: Gặp mưa; Không hẹn mà gặp; Gặp ở ngoài đường (Luận ngữ);
② Đối đãi, đãi ngộ: Đãi ngộ; Đãi ngộ đặc biệt; Đãi ta như đãi hàng quốc sĩ (Sử kí: Thích khách liệt truyện); Đối đãi người cung kính (Hán thư);
③ Dịp, cảnh ngộ: Dịp may, dịp tốt; Tùy theo cảnh ngộ mà chấp nhận; Cơ hội, dịp;
④ (văn) Tiếp xúc, cảm xúc: Thần chỉ tiếp xúc bằng cảm giác chứ không nhìn bằng mắt (Trang tử: Dưỡng sinh chủ);
⑤ (văn) Chiếm được lòng tin (của bề trên hoặc vua chúa...), gặp và hợp nhau: Sắp già được gặp và hợp với vua chưa hận muộn (Đỗ Phủ: Tòng sự hành);
⑥ [Yù] (Họ) Ngộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Không hẹn mà gặp. Td: Hội ngộ — Hợp nhau — Đối xử. Td: Đãi ngộ.

Từ ghép 19

lệ
lì ㄌㄧˋ

lệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: lệ chi )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ "lệ", tức "mã lận" , lá dùng để chế tạo giấy, rễ làm bàn chải, hạt làm thuốc cầm máu.
2. (Danh) "Lệ chi" cây vải. § Tương truyền Dương Quý Phi thích ăn trái vải, vua Đường Huyền Tông sai người phóng ngựa từ Lĩnh Nam đem về dâng cho quý phi, nên còn gọi là "phi tử tiếu" . ◇ Đỗ Mục : "Nhất kị hồng trần phi tử tiếu, Vô nhân tri thị lệ chi lai" , (Quá Hoa Thanh cung ).

Từ điển Trần Văn Chánh

】lệ chi [lìzhi]
① Cây vải;
② Quả vải.

Từ ghép 2

phó
fù ㄈㄨˋ

phó

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đi đến, đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy tới, đi đến, đến dự. ◎ Như: "bôn phó" chạy tới, "phó hội" dự hội. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khiêm đại hỉ, sai nhân thỉnh Khổng Dung, Điền Khải, Vân Trường, Tử Long đẳng phó thành đại hội" , , , , (Đệ thập nhất hồi) (Đào) Khiêm mừng lắm, sai người mời Khổng Dung, Điền Khải, (Quan) Vân Trường, (Triệu) Tử Long đến thành hội họp.
2. (Động) Cáo tang, báo tin có tang. § Thông "phó" . ◇ Lễ Kí : "Bá Cao tử ư Vệ, phó ư Khổng Tử" , (Đàn cung thượng ) Bá Cao chết ở nước Vệ, (người ta) cáo tang với Khổng Tử.
3. (Động) Bơi, lội. § Cũng như . ◇ Thủy hử truyện : "Trương Thuận tái khiêu hạ thủy lí, phó tương khai khứ" , (Đệ tam thập bát hồi) Trương Thuận lại nhảy xuống nước, bơi đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy tới, tới chỗ đã định tới gọi là phó. Như bôn phó chạy tới.
② Lời cáo phó, lời cáo cho người biết nhà mình có tang gọi là phó, nay thông dụng chữ phó .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chạy tới, đến, đi, dự: Chạy tới; Đi dự họp; Dự tiệc; Về thủ đô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi tới. Đến — Dùng như chữ Phó .

Từ ghép 10

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.