lục
liù ㄌㄧㄡˋ, lù ㄌㄨˋ

lục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đất liền
2. đường bộ
3. sao Lục
4. sáu, 6 (dùng trong văn tự, như: )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất cao khỏi mặt nước mà bằng phẳng. ◎ Như: "đại lục" cõi đất liền lớn, chỉ năm châu trên mặt địa cầu ("Á châu" , "Âu châu" , "Phi châu" , "Mĩ châu" và "Úc châu" ).
2. (Danh) Đường bộ, đường cạn. ◎ Như: "đăng lục" đổ bộ, lên cạn, "thủy lục giao thông" giao thông thủy bộ.
3. (Danh) Số sáu, cũng như chữ "lục" dùng để viết giấy tờ quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ "lục" kép.
4. (Danh) Sao "Lục".
5. (Danh) Họ "Lục". ◎ Như: "Lục Vân Tiên" .
6. (Động) Nhảy. ◇ Trang Tử : "Hột thảo ẩm thủy, kiều túc nhi lục, thử mã chi chân tính dã" , , (Mã đề ) Gặm cỏ uống nước, cất cao giò mà nhảy, đó là chân tính của ngựa.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồng bằng cao ráo, đất liền. Vì nói phân biệt với bể nên năm châu gọi là đại lục (cõi đất liền lớn).
② Đường bộ. Đang đi đường thủy mà lên bộ gọi là đăng lục đổ bộ, lên cạn, lục hành đi bộ.
③ Lục tục liền nối không dứt.
④ Lục li sặc sỡ, rực rỡ.
⑤ Lục lương nguyên là tiếng chỉ về cái điệu bộ chồm nhảy của giống mãnh thú, vì thế nên trộm giặc cũng gọi là lục lương.
⑥ Lục trầm chìm nổi, nói sự tự nhiên mà bị chìm đắm tan lở. Sách Trang Tử nói người hiền dấu họ dấu tên để trốn đời gọi là lục trầm. Bây giờ thường mượn dùng để nói sự mất nước.
⑦ Sáu, cũng như chữ lục dùng để viết giấy má quan hệ cho khỏi chữa được, ta gọi là chữ lục kép.
⑧ Sao Lục.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sáu (chữ viết kép). Xem [lù].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trên đất, trên cạn, trên bộ, đất liền, đường bộ, bằng đường bộ: Lục địa, trên bộ; Đại lục; Đổ bộ; Hoa của các loài thảo mộc dưới nước và trên cạn; Giao thông đường thủy và đường bộ; Đường bộ;
② 【】lục li [lùlí] Màu sắc hỗn tạp, sặc sỡ, rực rỡ, lòe loẹt: Màu sắc sặc sỡ;
③ 【】lục tục [lùxù] Lần lượt, lục tục: Khách đã lần lượt (lục tục) đến;
④ [Lù] Sao Lục;
⑤ [Lù] (Họ) Lục. Xem [liù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miền đất thật lớn. Cũng là Đại lục, chẳng hạn Mĩ châu gọi là Tân đại lục ( miền đất liền to lớn mới được tìm thấy ) — Trên đất. Trên bộ — Một lối viết trịnh trọng của chữ Lục .

Từ ghép 19

ban
bān ㄅㄢ

ban

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lớp học
2. ca làm việc, buổi làm việc
3. toán, tốp, đoàn
4. gánh hát, ban nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngày xưa, chia ngọc làm hai phần, cho hai bên giữ làm tín vật. ◇ Thư Kinh : "Ban thụy vu quần hậu" (Thuấn điển ) Chia ấn ngọc (dùng làm tín vật) cho các vua chư hầu.
2. (Động) Bày, trải ra. ◎ Như: "ban kinh" trải chiếu kinh ra đất để ngồi. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử trên đường, lấy cành cây kinh ra ngồi nói chuyện gọi là "ban kinh đạo cố" trải cành kinh nói chuyện cũ.
3. (Động) Ban phát, chia cho. ◇ Hậu Hán Thư : "(Viện) nãi tán tận (hóa thực tài sản) dĩ ban côn đệ, cố cựu, thân y dương cừu, bì khố" ()(), , , (Mã Viện truyện ) (Mã Viện) bèn đem chia hết (hóa thực tài sản) phát cho anh em, bạn thân cũ, áo da cừu, quần da.
4. (Động) Phân biệt. ◎ Như: "ban mã chi thanh" tiếng ngựa (lìa bầy) phân biệt nhau.
5. (Động) Ban bố. ◇ Hậu Hán Thư : "Cưỡng khởi ban xuân" (Thôi Nhân liệt truyện ) Miễn cưỡng ban bố lệnh mùa xuân.
6. (Động) Trở về. ◎ Như: "ban sư" đem quân về.
7. (Động) Ở khắp. ◇ Quốc ngữ : "Quân ban nội ngoại" (Tấn ngữ) Quân đội ở khắp trong ngoài.
8. (Động) Ngang nhau, bằng nhau. ◇ Mạnh Tử : "Bá Di, Y Doãn ư Khổng Tử, nhược thị ban hồ" , , (Công Tôn Sửu thượng ) Bá Di, Y Doãn và Khổng Tử chẳng phải là ngang bằng nhau ư?
9. (Động) Dùng dằng, luẩn quẩn không tiến lên được. ◇ Dịch Kinh : "Thừa mã ban như" (Truân quái ) Như cưỡi ngựa dùng dằng luẩn quẩn không tiến lên được.
10. (Danh) Ngôi, thứ, hàng. § Chỗ công chúng tụ hội, chia ra từng "ban" để phân biệt trên dưới. ◎ Như: "đồng ban" cùng hàng với nhau.
11. (Danh) Lớp học, nhóm công tác, đoàn thể nhỏ trong nghề nghiệp, đơn vị nhỏ trong quân đội. ◎ Như: "chuyên tu ban" lớp chuyên tu, "hí ban" đoàn diễn kịch, "cảnh vệ ban" tiểu đội cảnh vệ.
12. (Danh) Lượng từ: nhóm, tốp, chuyến, lớp. ◎ Như: "mỗi chu hữu tam ban phi cơ phi vãng Âu châu" mỗi tuần có ba chuyến máy bay sang Âu châu, "thập ngũ ban học sanh" mười lăm lớp học sinh, "tam ban công tác" ba nhóm công tác.
13. (Danh) Họ "Ban".
14. (Tính) Hoạt động theo định kì. ◎ Như: "ban xa" xe chạy theo định kì.
15. (Tính) Lang lổ. § Thông "ban" . ◇ Nguyễn Du : "Ngu Đế nam tuần cánh bất hoàn, Nhị phi sái lệ trúc thành ban" , (Thương Ngô tức sự ) Vua Ngu Đế đi tuần ở phương nam không về, Hai bà phi khóc rơi nước mắt làm trúc đốm hoa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ban phát, chia cho.
② Bầy, giải, như ban kinh giải chiếu kinh ra đất để ngồi.
③ Ngôi, thứ, hàng. Chỗ công chúng tụ hội, chia ra từng ban để phân biệt trên dưới gọi là ban. Cùng hàng với nhau gọi là đồng ban .
④ Trở về, như ban sư đem quân về.
⑤ Khắp.
⑥ Ban mã tiếng ngựa biệt nhau.
⑦ Vướng vít không tiến lên được.
⑧ Lang lổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớp (học): Lớp A; Lớp chuyên tu;
② Hàng ngũ: Xếp hàng;
③ Tiểu đội: Tiểu đội cảnh vệ;
④ Kíp, ca, ban: Mỗi ngày làm ba kíp (ca); Đổi kíp;
⑤ Chuyến, (chạy hoặc bay) theo chuyến: Tôi sẽ đi chuyến máy bay sau; Năm phút có một chuyến; Tàu chuyến;
⑥ Toán, tốp, lượt, đợt, đám, nhóm, tổ: Đám thanh niên ấy khỏe thật;
⑦ (văn) Vị thứ, ngôi thứ: Từ Miễn làm thượng thư bộ lại, định ra làm mười tám ngôi thứ (Tùy thư);
⑧ (quân) Điều, huy động: Huy động quân đội;
⑨ (cũ) Gánh (hát): Gánh hát;
⑩ (văn) Ban phát, chia cho;
⑪ (văn) Bày ra, trải ra: Bày cành kinh nói chuyện cũ;
⑫ (văn) Ban bố: Miễn cưỡng ban bố lệnh mùa xuân;
⑬ (văn) Trở về: Đem quân trở về;
⑭ (văn) Sắp đặt, xếp đặt: 祿? Khi nhà Chu xếp đặt các tước lộc, thì làm thế nào? (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑮ (văn) Khắp: Xe khắp trong ngoài (Quốc ngữ: Tấn ngữ);
⑯ (văn) Ngang bằng, ngang hàng: ? Bá Di, Y Doãn và Khổng Tử chẳng phải là ngang bằng nhau ư? (Mạnh tử: Công Tôn Sửu thượng);
⑰ (văn) Chần chừ không tiến lên được;
⑱ (văn) Lang lổ (như , bộ );
⑲ [Ban] (Họ) Ban.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia ra. Chia cho — Hàng lối — thứ bậc. Ngang nhau — Trở về. Quay về — Họ người — Dùng như chữ Ban . Xem Ban bạch, Ban bác.

Từ ghép 16

thư
shū ㄕㄨ

thư

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sách
2. thư tín

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách. ◎ Như: "giáo khoa thư" sách giáo khoa, "bách khoa toàn thư" sách từ điển bách khoa.
2. (Danh) Thư tín. ◎ Như: "gia thư" thư nhà. ◇ Đỗ Phủ : "Nhất nam phụ thư chí, Nhị nam tân chiến tử" , (Thạch hào lại ) Một đứa con trai gởi thư đến, (Báo tin) hai đứa con trai kia vừa tử trận.
3. (Danh) Lối chữ Hán. ◎ Như: "thảo thư" chữ thảo, "khải thư" chữ chân, "lệ thư" lối chữ lệ.
4. (Danh) Cách cấu tạo chữ Hán. § Xem "lục thư" .
5. (Danh) Đơn, giấy tờ, văn kiện. ◎ Như: "chứng thư" giấy chứng nhận, "thân thỉnh thư" đơn xin.
6. (Danh) Tên gọi tắt của kinh "Thượng Thư" .
7. (Danh) Họ "Thư".
8. (Động) Viết. ◎ Như: "thỉnh dĩ Trung văn thư tả" xin viết bằng Trung văn.
9. (Động) Ghi chép.

Từ điển Thiều Chửu

① Sách.
② Ghi chép, viết.
③ Thư tín, như thướng thư dâng thơ.
④ Chữ, như thư pháp phép viết chữ, biết tinh tường các lối chữ gọi là thư gia .
⑤ Kinh thư, gọi tắt tên kinh Thượng thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sách: Mua mấy quyển sách;
② Thư: Thư nhà; Viết thư trình lên;
③ Văn kiện, giấy tờ, giấy, đơn: Chứng minh thư, giấy chứng nhận; Đơn xin;
④ Viết: Viết;
⑤ Chữ, kiểu chữ: Kiểu chữ khải;
⑥ Kinh Thư (nói tắt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết ra. Ghi chép — Sách vở — Tên một bộ sách trong Ngũ kinh của Trung Hoa, tức kinh Thư — Lá thơ trao đổi tin tức. Đoạn trường tân thanh : » Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang «.

Từ ghép 101

án thư 案書ánh nguyệt độc thư 映月讀書ánh tuyết độc thư 映雪讀書bạ thư 簿書bạch diện thư sanh 白面書生bách khoa toàn thư 百科全書bạch thư 帛書bàng hành thư 旁行書báng thư 謗書bảo thư 寶書bí thư 祕書binh thư 兵書binh thư yếu lược 兵書要略bộ thư 簿書bội thư 揹書cầm kì thư họa 琴棋書畫cầm thư 琴書cấm thư 禁書chẩm kinh tạ thư 枕經藉書chiến thư 戰書chiếu thư 詔書chúc thư 囑書chứng thư 證書công thư 攻書cựu ước toàn thư 舊約全書dâm thư 淫書dật thư 逸書di thư 遺書đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đồ thư 圖書đồ thư quán 圖書舘đồ thư quán 圖書館độc thư 讀書gia thư 家書giác thư 覺書hà đồ lạc thư 河圖洛書hôn thư 婚書hưu thư 休書khải thư 楷書kháng thư 抗書khánh trúc nan thư 罄竹難書khoán thư 券書lai thư 來書lệ thư 隸書lịch thư 曆書lục thư 六書mật thư 密書ngụy thư 偽書niệm thư 唸書phân thư 分書phần thư 焚書phần thư khanh nho 焚書坑儒phi thư 飛書quân thư 軍書quần thư khảo biện 羣書考辦sái thư 曬書sắc thư 敕書tàng thư viện 藏書院thi thư 詩書thư cục 書局thư diện 書面thư dung 書傭thư điếm 書店thư đố 書蠧thư đồng 書童thư đồng 書筒thư giá 書架thư hàm 書函thư hiên 書軒thư hương 書香thư hương thế gia 書香世家thư khố 書庫thư kí 書記thư kiếm 書劍thư ký 書記thư lại 書吏thư pháp 書法thư phong 書封thư phòng 書房thư quán 書舘thư quyển 書卷thư sinh 書生thư song 書窻thư tịch 書籍thư tín 書信thư trác 書桌thư trai 書齋thư viện 書院thư xã 書社thượng thư 尚書tiễn thư 箭書tiệp thư 捷書tình thư 情書tùng thư 叢書tứ thư 四書tứ thư thuyết ước 四說書約vạn ngôn thư 萬言書văn thư 文書vĩ thư 緯書xá thư 赦書yêu thư 妖書
nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業

Từ điển trích dẫn

1. Suốt năm, cả năm. ◇ Cố Huống : "Hà địa tị xuân sầu, Chung niên ức cựu du" , (Lạc Dương tảo xuân ).
2. Được hết tuổi thọ. ◇ Thủy hử truyện : "Tống Giang uyển khúc bả thoại lai thuyết Lôi Hoành thượng san nhập hỏa, Lôi Hoành thôi từ lão mẫu niên cao, bất năng tương tòng: Đãi tiểu đệ tống mẫu chung niên chi hậu, khước lai tương đầu" , , , , (Đệ ngũ thập nhất hồi).
3. Số tuổi của người đã qua đời. ◎ Như: "đại bá tiền niên khứ thế, chung niên lục thập cửu tuế" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết năm. Trong năm.

Từ điển trích dẫn

1. Thuận theo tự nhiên (đạo gia). ◇ Văn Tử : "Vương đạo giả xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo, thanh tĩnh nhi bất động, nhất độ nhi bất diêu, nhân tuần nhậm hạ, trách thành nhi bất lao" , , , , , (Tự nhiên ).
2. Noi theo, kế thừa. ◇ Hán Thư : "Tần kiêm thiên hạ, kiến Hoàng Đế chi hiệu. Lập bách quan chi chức. Hán nhân tuần nhi bất cách, minh giản dị, tùy thì nghi dã" Bách quan công khanh biểu thượng , . . , , ().
3. Bảo thủ, thủ cựu.
4. Lần lữa, chần chờ, nhàn tản. ◇ Từ Độ : "Nhân tình lạc nhân tuần, nhất phóng quá, tắc bất phục tỉnh hĩ" , , (Khước tảo biên , Quyển trung).
5. Cẩu thả, tùy tiện. ◇ Đôn Hoàng biến văn tập : "Bộc Dương chi nhật vi nhân tuần, dụng khước bách kim mang mãi đắc, bất tằng tử tế vấn căn do" , , (Tróc Quý Bố truyện văn ).
6. Quyến luyến không rời, lưu liên. ◇ Diêu Hợp : "Môn ngoại thanh san lộ, Nhân tuần tự bất quy" Vũ Công huyện trung tác , ().
7. Phiêu bạc, trôi nổi. ◇ Liễu Vĩnh : "Ta nhân tuần cửu tác thiên nhai khách, phụ giai nhân kỉ hứa minh ngôn" , (Lãng đào sa mạn , Từ ).
8. Do dự. ◇ Tục tư trị thông giám : "Hữu ti gián Trần Khả thượng thư thỉnh chiến, kì lược viết: Kim nhật chi sự, giai do bệ hạ bất  đoán, tương tương khiếp nọa, nhược nhân tuần bất quyết, nhất đán vô như chi hà, khủng quân thần tương đối thế khấp nhi dĩ" , : , , , , , (Tống Lí Tông Thiệu Định ngũ niên ).
9. Nấn ná, kéo dài thời gian. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhân tuần nhị tam niên, nhi tiệm trưởng" , (Phiên Phiên ) Nấn ná hai ba năm, đứa con lớn dần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứ theo mà làm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.