yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng, sử dụng
2. bởi vì
3. lý do

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, dùng, làm. ◎ Như: "dĩ lễ đãi chi" lấy lễ mà tiếp đãi, "dĩ thiểu thắng đa" lấy ít thắng nhiều.
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "dĩ tây" 西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh : "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" , (Bội phong , Yến yến ) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ : "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy.
② Làm, như thị kì sở dĩ coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, đem, dùng, do, bằng: Lấy ít thắng nhiều; Lấy năm (nơi) được mùa để bù vào năm (nơi) mất mùa; Đem gia tài hàng ức vạn để giúp hắn (Đại Nam chính biên liệt truyện); Đem thư gởi trước cho Tào Tháo, giả nói rằng muốn đầu hàng (Tư trị thông giám); , ? Giết người bằng gậy và bằng dao, có gì khác nhau không? (Mạnh tử); , Đang lúc ấy, tôi đã trông thấy nó bằng thần chứ không bằng mắt (Trang tử);
② Với, cùng với (dùng như ): , Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); , Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: Theo thứ tự ngồi vào chỗ; Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) ( dùng như ); , Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): , Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: Để đợi thời cơ; , Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): , , Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: Tường thành cao mà dày; Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): , Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); , ? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như (đặt sau hình dung từ): , Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); , Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); , Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): , , , Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); , Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: , Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): ? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: , Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như ): Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: , ? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
㉑ Chỉ có: ! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như ): , , Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như , , , , , 西, , , , … để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: Trước đây; Trên đây; Dưới hai mươi tuổi; , , Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: , Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); , Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: , Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); , Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như ): , Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): , Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: , 便 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【】dĩ lai [yêlái] Xem nghĩa ㉓;
㉛【】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như ;
㉞【】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: , Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Dùng — Đem tới. Để mà, để làm — Đến. Cho đến. Đến nỗi — Nhân vì.

Từ ghép 28

Từ điển trích dẫn

1. Trời xanh. ☆ Tương tự: "bích không" . ◇ Vương Vũ Xưng : "Thủy các san trai giá bích hư, Đình đình hoa biểu ánh môn lư" , (Kí đề nghĩa môn hồ thị hoa lâm thư viện ).
2. Nước xanh lục. ◇ Trương Cửu Linh : "Tu trúc hàm thanh cảnh, Hoa trì đạm bích hư" , (Tống uyển cú triệu thiếu phủ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng trống không xanh biếc, chỉ trời. Cũng gọi là Bích không.

Từ điển trích dẫn

1. Quan hệ, trách nhiệm. ☆ Tương tự: "can kỉ" , "tương can" , "quan hệ" , "tương quan" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhai Đình tuy tiểu, can hệ thậm trọng. Thảng Nhai Đình hữu thất, ngô đại quân giai hưu hĩ" , . , (Đệ cửu thập ngũ hồi) Nhai Đình tuy nhỏ, nhưng rất hệ trọng. Nếu lỡ ra để mất Nhai Đình thì đại quân của ta đều vứt đi cả đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ràng buộc với, dính dấp tới. Chỉ việc to lớn, dính dấp tới nhiều người, nhiều việc khác.
tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhéng ㄓㄥˊ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tranh giành
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tranh giành, cãi cọ. Phàm tranh hơn người hay cố lấy của người đều gọi là tranh.
② Thế nào? Dùng làm trợ từ.
③ Một âm là tránh. Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, giành, đua nhau: Tranh chỗ ngồi; Giành vẻ vang; Lúc đó những nhà giàu đua nhau giấu của (Hán thư);
② Tranh cãi, tranh chấp: Tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai;
③ (đph) Thiếu, hụt: Tổng số còn thiếu bao nhiêu?;
④ Sao, làm sao, sao lại: Sao không, sao lại không; Sao biết, sao lại biết; ? Sao biết khách giang sơn, chẳng phải là người từ quê hương đến? (Thôi Đồ: Lỗ thanh). 【】 tranh nại [zhengnài] (văn) Như ;【】tranh nại [zheng nài] (văn) Không làm sao được, biết làm sao, biết làm thế nào được, đành chịu: ? Vườn nam đào lí tuy ưa thích, xuân tàn vắng vẻ biết làm sao? (Thôi Đồ: Giản tùng); ? Người đời tan hợp biết làm sao? (Án Thù: Ngư gia ngạo); 【】tranh nại hà [zhengnàihé] (văn) Biết làm thế nào: ? Mây lành thấm khắp không bờ bến, cây héo không hoa biết thế nào? (Tổ đường tập);【】tranh tự [zhengsì] (văn) Sao bằng: ? Trong thành đào lí trong chốc lát đã rụng hết, sao bằng cây liễu rũ cứ sống hoài? (Lưu Vũ Tích: Dương liễu chi từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giành nhau. Đua nhau. Truyện Trê Cóc : » Cũng còn sự lí tranh nhau khéo là « — Thế nào. Làm sao ( tiếng để hỏi ).

Từ ghép 22

tránh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Can ngăn, khuyên bảo, khuyên răn: Vì can ngăn nhiền lần không được, nên bỏ đi (Hậu Hán thư: Vương Sung truyện). Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn — Một âm là Tranh. Xem Tranh.

Từ điển trích dẫn

1. Đánh nhau. ☆ Tương tự: "giao binh". ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dữ Thái Mạo giao chiến, bất đáo sổ hợp, Thái Mạo bại tẩu" , , (Đệ thất hồi).
2. Hai thứ ý niệm hoặc cảm tình xung đột lẫn nhau. ◇ Hàn Ác : "Dục khứ cánh trì lưu, Hung trung cửu giao chiến" , (Bạo vũ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đôi bên đánh nhau.

phản bác

phồn thể

Từ điển phổ thông

phản bác, vặn lại

Từ điển trích dẫn

1. Mâu thuẫn, đối lập. ◇ Hậu Hán Thư : "Y Ngũ Đế chi bất đồng lễ, Tam Vương diệc hựu bất đồng nhạc, số cực tự nhiên biến hóa, phi thị cố tương phản bác" , , , (Văn Uyển truyện ) Kìa Ngũ Đế không đồng lễ, Tam Vương cũng không đồng nhạc, số tới cùng thì tự nhiên biến hóa, không phải vì mâu thuẫn nhau.
2. Đưa ra lí do để phủ nhận ý kiến hoặc lí luận của người khác.
3. Bác bỏ, bác hồi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khởi tri phủ lí tường thượng khứ, đạo lí phản bác hạ lai liễu" . (Đệ cửu thập nhất hồi) Không ngờ khi phủ đưa lên cấp trên thì đạo lại bác đi.
4. Một phương pháp trong luận lí học (logique) để bác bỏ luận chứng của người khác. § Có ba phương thức: "phản bác luận đề" , "phản bác luận cứ" , và "phản bác luận chứng" .

thập phân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mười phần
2. vẹn toàn, hoàn toàn, chọn vẹn

thập phần

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Mười phần. Ý nói trọn vẹn, hoàn hảo. ◇ Khổng Bình Trọng : "Đình hạ kim linh cúc, Hoa khai dĩ thập phần" , (Đối cúc hữu hoài Lang Tổ Nhân ) Dưới sân kim linh cúc, Hoa đã nở trọn đầy.
2. Rất, vô cùng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thì trị lục nguyệt thiên khí, thập phần viêm nhiệt, nhân mã hãn như bát thủy" , , (Đệ cửu thập cửu hồi) Khí trời đương lúc tháng sáu, nóng bức vô cùng, người ngựa mồ hôi chảy ròng ròng như nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mười phần, ý nói trọn vẹn cả.

bồi hồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quanh co không tiến lên được, nấn ná, chần chừ

Từ điển trích dẫn

1. Loay hoay, bứt rứt, không yên. ◇ Liêu trai chí dị : "Tọa ngọa bồi hồi, tự triêu chí ư nhật trắc, doanh doanh vọng đoán, tịnh vong cơ khát" , , , (Anh Ninh ) Ngồi nằm bứt rứt không yên, từ sáng tới lúc mặt trời xế bóng, ngấp nghé nhìn ngóng, quên cả đói khát. § Cũng viết là "bùi hồi" .
2. Quẩn quanh quyến luyến, lưu liên. ◇ Tống Ngọc : "Bồi hồi vu quế tiêu chi gian" (Phong phú ) Lẩn quẩn quyến luyến ở chỗ cây quế cây tiêu. § Cũng viết là "bùi hồi" .
3. Quấn quýt, triền nhiễu. ◇ Cổ thi : "Thanh thương tùy phong phát, Trung khúc chánh bồi hồi" , (Tây bắc hữu cao lâu 西) Tiếng thương trong trẻo theo gió đưa ra, Khúc nhạc giữa thật quấn quýt.
4. Tan tác, rụng rời, ngẩn ngơ buồn bã. ◇ Nguyễn Du : "Bồi hồi phủ ngưỡng bi phù sinh" (Đồng Tước đài ) Buồn bã ngẩn ngơ ngẩng lên cúi xuống, thương kiếp phù sinh.
5. Do dự, chần chừ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vương Duẫn thì tại đế trắc, văn tri thử ngôn, tấu viết: Thần bổn vi xã tắc kế. Sự dĩ chí thử, bệ hạ bất khả tích thần, dĩ ngộ quốc gia. Thần thỉnh hạ kiến nhị tặc. Đế bồi hồi bất nhẫn" , , : . , , . . (Đệ cửu hồi) Vương Doãn bấy giờ đứng ở cạnh vua, nghe thấy nói thế, tâu rằng: Tôi vốn làm kế cho nước. Việc đã đến thế này, xin bệ đừng tiếc tôi mà lỡ việc quốc gia. Tôi xin xuống gặp hai tên giặc. Vua dùng dằng không nỡ.
6. Gọi tắt của "bồi hồi hoa" , một tên khác của hoa mai côi.
7. ☆ Tương tự: "bàn hoàn" , "bàng hoàng" , "bạng hoàng" , "đậu lưu" , "trịch trục" , "thảng dương" , "thảng dương" .

Từ điển trích dẫn

1. Truyền đạt, đưa lại. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chủ công nhuyễn giam chư tương tại nội, thủy thực bất tiện, khả lệnh nhất nhân vãng lai truyền đệ" , 便, (Đệ nhất nhất cửu hồi) Chúa công giam các tướng ở trong cung, việc cơm nước không tiện; nên cho một người ra vào bưng rót mới được.
2. Chuyền, gà. § Đặc chỉ làm gian lận trong một cuộc thi đua. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Tương Vân) kiến Hương Lăng xạ bất trước, chúng nhân kích cổ hựu thôi, tiện tiễu tiễu đích lạp Hương Lăng, giáo tha thuyết "dược" tự. Đại Ngọc thiên khán kiến liễu, thuyết: "Khoái phạt tha, hựu tại na lí truyền đệ ni."" (), , 便, "". , : ", ." (Đệ lục thập nhị hồi) (Tương Vân) thấy Hương Lăng đoán không đúng, mọi người lại đánh trống giục, (Tương Vân) khẽ kéo Hương Lăng, bảo nói chữ "dược". Đại Ngọc trông thấy nói: "Mau phạt nó đi, ở chỗ kia nó lại gà cho rồi đấy."
3. Dịch trạm.

cư dân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cư dân, người dân

Từ điển trích dẫn

1. Phiếm chỉ người dân ở trong một khu vực nhất định. ☆ Tương tự: "trú dân" , "trú hộ" . ◇ Ba Kim : "Sai bất đa mỗi thiên đô phát sanh binh sĩ cân học sanh đích tiểu xung đột, náo đắc toàn thành cư dân kinh hoàng bất an" , (Gia , Cửu).
2. Làm cho dân được an cư. ◇ Lễ Kí : "Phàm cư dân, lượng địa dĩ chế ấp, độ địa dĩ cư dân" , , (Vương chế ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những người hiện đang sống tại một địa phương nào. Ta gọi là Cư dân.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.