tì, tỳ
cī ㄘ, jì ㄐㄧˋ, zhài ㄓㄞˋ, zī ㄗ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết, tật nhỏ, khuyết điểm. ◎ Như: "xuy mao cầu tì" bới lông tìm vết.
2. (Động) Trách móc, chê trách khe khắt. ◇ Tuân Tử : "Chánh nghĩa trực chỉ, cử nhân chi quá, phi hủy tì dã" , , (Bất cẩu ) Ngay chính chỉ thẳng, nêu ra lỗi của người, mà không chê bai trách bị.

Từ ghép 4

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bệnh
2. lỗi lầm

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh.
② Lầm lỗi, có ý khắc trách quá gọi là xuy mao cầu tì bới lông tìm vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vết, tật (nhỏ), khuyết điểm, lầm lỗi, gùn, gút: Bới lông tìm vết; Nói chung thì tốt, chỉ có khuyết điểm nhỏ; Vải không gùn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh tật — Vết bẩn, xấu — Lầm lỗi.

Từ ghép 1

vẫn
wěn ㄨㄣˇ

vẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. môi, mép
2. hôn, thơm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mép, môi, miệng. ◇ Liêu trai chí dị : "Khất nhân khách đàm thóa doanh bả, cử hướng Trần vẫn viết: thực chi" , : (Họa bì ) Người ăn mày khạc đờm dãi đầy vốc tay, đưa vào miệng Trần thị, bảo: ăn đi.
2. (Động) Hôn. ◎ Như: "vẫn kiểm giáp" hôn lên má.
3. (Danh) "Khẩu vẫn" giọng nói. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Thính nhĩ thuyết thoại, phân minh thị kinh đô khẩu vẫn" , (Đệ ngũ hồi) Nghe mi nói, rõ ràng là giọng kinh đô.
4. (Tính) "Vẫn hợp" ăn khớp, hợp với nhau. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhân thí tiền lí, phì sấu vẫn hợp, nãi hỉ" , , (Liên Hương ) Nhân thử giày bữa trước, chân chỗ nào cũng vừa khớp, mừng quá.

Từ điển Thiều Chửu

① Mép.
② Khẩu vẫn giọng nói.
③ Vẫn hợp giống in. Sự vật gì giống in như nhau gọi là vẫn hợp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Môi;
② Hôn, nụ hôn: Hôn nhau;
③ Giọng nói: Giọng nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai bên mép — Cặp môi — Cái mõm loài vật.

Từ ghép 2

khu
qū ㄑㄩ

khu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khua, lùa, đuổi
2. ruổi ngựa
3. chạy, bôn tẩu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người đi đầu, tiền phong. ◎ Như: "tiên khu" người đi trước, bậc tiền bối.
2. (Động) Ruổi ngựa, đánh roi cho chạy tới trước. ◇ Thi Kinh : "Tử hữu xa mã, Phất trì phất khu" , (Đường phong , San hữu xu ).
3. (Động) Lùa (súc vật). ◎ Như: "khu ngưu" lùa bò.
4. (Động) Chạy vạy, bôn tẩu. ◎ Như: "nguyện hiệu trì khu" gắng sức bôn tẩu, "tịnh giá tề khu" cùng nhau tiến lên.
5. (Động) Đuổi, xua. ◎ Như: "khu trừ" xua đuổi. ◇ An Nam Chí Lược : "Thị tịch tăng đạo nhập nội khu na" (Phong tục ) Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ "khu na" (nghĩa là đuổi tà ma quỷ mị).
6. (Động) Sai sử, chỉ huy, điều khiển. ◎ Như: "khu sách" sai bảo, ra lệnh.
7. (Động) Theo đuổi, chạy theo. ◇ Quy Hữu Quang : "Khoa cử chi học, khu nhất thế ư lợi lộc chi trung, nhi thành nhất phiên nhân tài thế đạo, kì tệ dĩ cực" , 祿, , (Dữ Phan Tử Thật thư ).
8. (Động) Bức bách. ◎ Như: "khu bách" . ◇ Đào Tiềm : "Cơ lai khu ngã khứ, Bất tri cánh hà chi" , (Khất thực ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ruổi ngựa, đánh ngựa cho chạy nhanh.
② Ðuổi. Như là khu trừ xua đuổi.
③ Giá ngự. Như khu sách đứng cầm nọc cho kẻ dưới cứ tuân lệnh mà làm.
④ Chạy vạy, bôn tẩu. Gắng sức vì người gọi là nguyện hiệu trì khu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi trước, tiến lên: Người đi trước, bậc tiền bối; Cùng nhau tiến lên;
② (văn) Ruổi ngựa, thúc ngựa, đánh ngựa (cho chạy nhanh): Thiệp một mình lên xe ruổi thẳng lên Mậu Lăng (Hán thư);
③ (văn) Ra lệnh, chỉ huy, điều khiển;
④ (văn) Bôn ba, chạy vạy: Nguyện ra sức lo toan;
⑤ Đuổi, xua, lùa: Lùa dê; Đánh đuổi quân xâm lược.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh roi cho ngựa chạy — Đuổi đi — Ép buộc, bức bách.

Từ ghép 11

trúc
zhú ㄓㄨˊ, zhù ㄓㄨˋ

trúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

xây cất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đắp đất, nện đất cho cứng.
2. (Động) Xây đắp, xây dựng. ◎ Như: "kiến trúc" xây cất, "trúc lộ" làm đường.
3. (Động) Đâm, chọc. ◇ Tây du kí 西: "Tha tràng thượng lai, bất phân hảo đãi, vọng trước Bồ Tát cử đinh ba tựu trúc" , , (Đệ bát hồi) Nó xông tới, không cần phân biệt phải trái gì cả, nhắm vào Bồ Tát, đâm cái đinh ba.
4. (Danh) Nhà ở. ◎ Như: "tiểu trúc" cái nhà nhỏ xinh xắn.
5. (Danh) Đồ bằng gỗ dùng để đập đất, phá tường.
6. (Danh) Họ "Trúc".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắp đất, lèn đất. Xây đắp cái gì cũng phải lên cái nền cho tốt đã, cho nên các việc xây đắp nhà cửa đều gọi là kiến trúc .
② Nhà ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xây, làm, bắc, đắp, trúc: Kiến trúc; Xây công sự; Đắp (làm) đường; Bắc cầu;
② (văn) Nhà ở. Xem [zhú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xây đắp, xây cất. Td: Kiến trúc.

Từ ghép 3

chuân, truân
zhūn ㄓㄨㄣ, zhùn ㄓㄨㄣˋ

chuân

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dạy bảo khuyên răn không mỏi mệt.
2. (Động) Giúp, phụ tá.
3. (Động) "Chuân chuân" : Dặn đi dặn lại.
4. (Phó) "Chuân chuân" : Lải nhải, lắm lời.
5. (Tính) "Chuân chuân" : Trì độn, mê muội, lẫn lộn. ◇ Tả truyện : "Thả niên vị doanh ngũ thập, nhi chuân chuân yên như bát, cửu thập giả" , , (Tương Công tam thập nhất niên ) Vả lại tuổi chưa đầy năm chục, mà chậm chạp lẫn lộn như tám chín chục tuổi.
6. (Tính) "Chuân chuân" : Trung thành, thành khẩn. ◇ Hậu Hán Thư : "Lao tâm chuân chuân, thị nhân như tử, cử thiện nhi giáo, khẩu vô ác ngôn" , , , (Trác Mậu truyện ) Nhọc lòng khẩn thiết, coi người như con, đề cao việc tốt lành mà dạy dỗ, miệng không nói lời xấu ác.

truân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chăm dạy
2. giúp

Từ điển Thiều Chửu

① Chăm dạy.
② Giúp.
③ Truân truân dặn đi dặn lại.
④ Cùng nghĩa với chữ đỗi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ân cần (dạy bảo). 【】truân truân [zhunzhun] Khẩn thiết, dặn đi dặn lại, ân cần: Ân cần dạy bảo; Đinh ninh dặn dò;
② (văn) Giúp;
③ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật thà, cẩn thận.
kích
jī ㄐㄧ, jí ㄐㄧˊ

kích

phồn thể

Từ điển phổ thông

đánh mạnh, gõ mạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, gõ. ◎ Như: "kích cổ" đánh trống. ◇ Thủy hử truyện : "Trưởng lão tuyển liễu cát nhật lương thì, giáo minh chung kích cổ, tựu pháp đường nội hội đại chúng" , , (Đệ tứ hồi) Trưởng lão chọn ngày lành giờ tốt, cho nổi chuông đánh trống, họp tại pháp đường đủ mọi người.
2. (Động) Đánh nhau, công kích. ◎ Như: "truy kích" đuổi theo mà đánh, "tập kích" đánh lén.
3. (Động) Phát giác, tiết lộ, hạch hỏi.
4. (Động) Giết, đánh chết. ◇ Sử Kí : "Nhật kích sổ ngưu hưởng sĩ" (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Mỗi ngày giết mấy con bò để nuôi quân.
5. (Động) Chạm, đụng. ◇ Sử Kí : "Lâm Tri chi đồ, xa cốc kích, nhân kiên ma, liên nhẫm thành duy, cử mệ thành mạc" , , , , (Tô Tần truyện ) Trên đường Lâm Tri trục xe chạm nhau, vai người cọ xát, vạt áo liền nhau thành màn, tay áo giơ lên thành lều.
6. (Động) Tước bỏ, trừ.
7. (Động) Đập cánh bay lượn. ◇ Đỗ Phủ : "Phi thố bất cận giá, Chí điểu tư viễn kích" , (Tặng Tư không Vương Công Tư lễ ). § "Phi thố" là tên một tuấn mã thời xưa.
8. (Danh) Mũi nhọn, binh khí.
9. (Danh) Tên một nhạc khí cổ, tức là cái "chúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, như kích cổ đánh trống.
② Công kích, như truy kích đuổi theo mà đánh, tập kích đánh lén, v.v.
③ Chạm biết, như mục kích chính mắt trông thấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh, đập: Đánh trống; Đập mạnh một cái;
② Công kích, đánh bằng võ khí: 西 Dương đông kích tây;
③ Va, va chạm nhau, vỗ: Sóng vỗ bờ;
④ Đập vào: Đập vào mắt, mục kích, trông thấy tận mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay mà đánh — Chém giết — Bài bác chê bai. Td: Đả kích.

Từ ghép 30

cực
jí ㄐㄧˊ

cực

phồn thể

Từ điển phổ thông

cực, tột cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ nhà, rường cột nhà. ◇ Trang Tử : "Kì lân hữu phu thê thần thiếp đăng cực giả" (Tắc Dương ) Hàng xóm người ấy, có cả vợ chồng, tôi tớ, tì thiếp leo lên cột trụ nhà.
2. (Danh) Chỗ cao xa nhất, chỗ tận cùng. ◇ Thi Kinh : "Du du thương thiên, Hạt kì hữu cực?" , (Đường phong , Bảo vũ ) Trời xanh cao xa kia ơi, Bao giờ đến được chỗ tận cùng?
3. (Danh) Ngôi vua. ◎ Như: "đăng cực" lên ngôi vua.
4. (Danh) Chỗ chính giữa làm chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇ Thi Kinh : "Thương ấp dực dực, Tứ phương chi cực" , (Thương tụng , Ân vũ ) Kinh đô nhà Thương rất tề chỉnh, Làm khuôn mẫu cho các nước ở bốn phương.
5. (Danh) Chỉ sao Bắc cực.
6. (Danh) Khí cụ (như quả cân) để xác định trọng lượng (nặng nhẹ). ◇ Dật Chu thư : "Độ tiểu đại dĩ chánh, quyền khinh trọng dĩ cực" , (Độ huấn ) Đo lớn nhỏ thì dùng cái "chánh", cân nặng nhẹ dùng cái "cực".
7. (Danh) Đầu trục trái đất. ◎ Như: "nam cực" cực nam địa cầu, "bắc cực" cực bắc địa cầu.
8. (Danh) Biên tế, biên giới. ◇ Tuân Tử : "Vũ trung lục chỉ vị chi cực" (Nho hiệu ) Chỗ tận cùng của "lục chỉ" (trên, dưới và bốn phương hướng) gọi là "cực" , tức là biên tế.
9. (Danh) Số mục: triệu lần một triệu. § Các thuyết không thống nhất. ◇ Thái bình ngự lãm : "Thập thập vị chi bách, thập bách vị chi thiên, thập thiên vị chi vạn, thập vạn vị chi ức, thập ức vị chi triệu, thập triệu vị chi kinh, thập kinh vị chi cai, thập cai vị chi bổ, thập bổ vị chi tuyển, thập tuyển vị chi tái, thập tái vị chi cực" , , , , , , , , , , (Quyển thất ngũ dẫn Hán Ưng Thiệu , Phong tục thông ).
10. (Danh) Đầu điện. ◎ Như: "âm cực" cực điện âm, "dương cực" cực điện dương.
11. (Động) Tìm hiểu sâu xa, cùng cứu. ◇ Vương Sung : "Thánh nhân chi ngôn, (...), bất năng tận giải, nghi nan dĩ cực chi" , (...), , (Luận hành , Vấn Khổng ).
12. (Động) Khốn quẫn; làm cho khốn quẫn, nhọc nhằn. ◇ Mạnh Tử : "Kim vương điền liệp ư thử, bách tính văn vương xa mã chi âm, kiến vũ mao chi mĩ, cử tật thủ túc át nhi tương cáo viết: "Ngô vương chi hiếu điền liệp, phù hà sử ngã chí ư thử cực dã, phụ tử bất tương kiến, huynh đệ thê tử li tán." Thử vô tha, bất dữ dân đồng lạc dã" , , , : ", 使, , ." , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay nhà vua bày ra cuộc săn bắn ở đây, trăm họ nghe tiếng xe tiếng ngựa của vua, thấy nghi trượng vũ mao đẹp đẽ, đau đầu nhăn mũi (tỏ vẻ thống hận chán ghét) nói với nhau rằng: "Vua ta thích săn bắn, sao mà làm cho ta khốn quẫn nhọc nhằn đến thế, cha con không gặp mặt nhau, anh em vợ con li tán." Không có lí do nào khác, vua với dân không thể cùng vui thú như nhau được.
13. (Động) Tới, đến. ◇ Khang Hữu Vi : "Hành giả bất tri sở tòng, cư giả bất tri sở vãng; phóng hồ trung lưu, nhi mạc tri sở hưu; chỉ hồ nam bắc, nhi mạc tri sở cực" , ; , ; , (Thượng Thanh đế đệ lục thư ).
14. (Động) Tới cùng, lên tới điểm cao nhất. ◇ Thi Kinh : "Tuấn cực vu thiên" 駿 (Đại nhã , Tung cao ) Cao vút tới tận trời.
15. (Tính) Xa. ◇ Từ Hạo : "Địa cực lâm thương hải, Thiên diêu quá đẩu ngưu" , (Yết Vũ miếu ).
16. (Tính) Tận cùng, nhiều nhất, cao nhất. ◎ Như: "cực điểm" điểm cao nhất, "cực phong" ngọn núi cao nhất, chỉ người thủ lãnh cao nhất.
17. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "cực vi cao hứng" rất vui mừng, "mĩ cực liễu" đẹp quá.
18. § Thông "cức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nóc nhà, nay gọi các sự vật gì rất cao là cực là bởi nghĩa đó.
② Trước khi trời đất chưa chia rành rẽ gọi là thái cực , ngôi vua gọi là hoàng cực , vua lên ngôi gọi là đăng cực đều là ý nói rất cao không ai hơn nữa.
③ Phần cực hai đầu quả đất gọi là cực. Phần về phía nam gọi là nam cực , phần về phía bắc gọi là bắc cực .
④ Cùng cực, như ơn cha mẹ gọi là võng cực chi ân nghĩa là cái ơn không cùng, như cực ngôn kì lợi nói cho hết cái lợi, v.v.
⑤ Mỏi mệt, như tiểu cực hơi mệt.
⑥ Sự xấu nhất, khổ nhất.
⑦ Trọn, hết, mười năm gọi là một cực.
⑧ Ðến.
⑨ Cùng nghĩa với chữ cực .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc nhà;
② Chỗ cùng tột, chỗ tối cao, cực: Bắc cực; Cực dương;
③ Tột bực, hết mức: Mọi sự vật khi đạt đến chỗ cùng cực thì quay trở lại; Cực kì hung ác;
④ (pht) Rất, lắm, quá, vô cùng, rất mực, hết sức, tột bực...: Vô cùng căm phẫn; Rất vui mừng; Ngon quá, ngon ghê; Hay quá, hay ghê; Nóng quá, nóng chết người; Đến khi nghe Lương vương qua đời, Đậu thái hậu khóc rất bi ai (Sử kí: Lương Hiếu vương thế gia);
⑤ (văn) Mỏi mệt, mệt nhọc: Hơi mệt nhọc;
⑥ (văn) Sự xấu nhất khổ nhất, cùng cực;
⑦ (văn) Trọn, hết;
⑧ (văn) Đến;
⑨ (văn) Tiêu chuẩn: Lập nên tiêu chuẩn;
⑩ (văn) Như (bộ ). Xem [jí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng. Tận cùng. Chỗ chấm dứt. Chẳng hạn Cùng cực — Ngôi vua. Chẳng hạn Đăng cực ( lên ngôi ) — Rất. Lắm. Vô cùng — Cái đòn dông ở nóc nhà — Đầu trái đất. Khốn khổ. Chẳng hạn Cực nhục, Cực khổ.

Từ ghép 44

đoạt
duó ㄉㄨㄛˊ

đoạt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cướp lấy
2. quyết định
3. đường hẹp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cướp, cưỡng lấy. ◎ Như: "sang đoạt" giật cướp, "kiếp đoạt" cướp bóc.
2. (Động) Bóc lột, tước trừ. ◎ Như: "bác đoạt" bóc lột.
3. (Động) Giành lấy, tranh thủ. ◎ Như: "tranh đoạt" tranh giành, "đoạt tiêu" giật giải.
4. (Động) Lầm lỡ, làm mất. ◇ Mạnh Tử : "Bách mẫu chi điền, vật đoạt kì thì, sổ khẩu chi gia khả dĩ vô cơ hĩ" , , (Lương Huệ Vương thượng ) Ruộng trăm mẫu, đừng lỡ mất thời cơ, nhà mấy miệng ăn khả dĩ khỏi bị đói vậy.
5. (Động) Quyết định. ◎ Như: "tài đoạt" , "định đoạt" đều là nghĩa quyết định nên chăng cả.
6. (Động) Xông ra, sấn ra. ◎ Như: "đoạt môn nhi xuất" xông cửa mà ra, "lệ thủy đoạt khuông nhi xuất" nước mắt trào ra vành mắt.
7. (Động) Rực rỡ, đẹp mắt. ◎ Như: "quang thải đoạt mục" màu sắc rực rỡ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Chánh nhất cử mục, kiến Bảo Ngọc trạm tại cân tiền, thần thái phiêu dật, tú sắc đoạt nhân" , , , (Đệ nhị thập tam hồi) Giả Chính ngước mắt nhìn, thấy Bảo Ngọc đứng ngay trước mặt, dáng điệu thanh nhã, vẻ mặt tuấn tú.
8. (Động) Bỏ sót. ◎ Như: "ngoa đoạt" bỏ sót.
9. (Danh) Con đường hẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy, lấy hiếp của người ta gọi là đoạt. Như sang đoạt giật cướp, kiếp đoạt cướp bóc, v.v. Phàm lấy sức mà lấy được hơn người cũng gọi là đoạt.
② Quyết định, như tài đoạt , định đoạt đều là nghĩa quyết định nên chăng cả.
③ Văn tự có chỗ rách mất cũng gọi là đoạt. Ðường hẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp: Cướp đoạt; Cướp bóc; Lừa gạt cướp bóc;
② Giật: Giật giải (thưởng); Giật cờ đỏ;
③ Tước (đoạt), lấy đi: Tước đoạt;
④ (văn) Giải quyết, quyết định: Định đoạt; Quyết định;
⑤ (văn) Sót rớt: Sai sót;
⑥ (văn) Đường hẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai. Lầm lẫn — Dùng sức mạnh vật chất hoặc tinh thần để lấy vật gì làm của mình — Quyết định xem có nên hay không. Chẳng hạn Định đoạt — Bỏ đi. Lấy đi. Chẳng hạn. Tước đoạt.

Từ ghép 23

miếu
miào ㄇㄧㄠˋ

miếu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái miếu thờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốc xá để tế lễ tổ tiên. ◎ Như: "thái miếu" , "tổ miếu" , "gia miếu" .
2. (Danh) Đền thờ thần, Phật. ◎ Như: "văn miếu" đền thờ đức Khổng Tử , "thổ địa miếu" miếu thờ thần đất.
3. (Danh) Điện trước cung vua.
4. (Tính) Thuộc về vua, liên quan tới vua. ◎ Như: "miếu toán" mưu tính của nhà vua. ◇ Nguyễn Trãi : "Miếu toán tiên tri đại sự thành" (Hạ quy Lam Sơn ) Sự suy tính nơi triều đình đã biết trước việc lớn sẽ thành.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái miếu (để thờ cúng quỷ thần).
② Cái điện trước cung vua, vì thế nên mọi sự cử động của vua đều gọi là miếu. Như miếu toán mưu tính của nhà vua.
③ Chỗ làm việc ở trong nhà cũng gọi là miếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Miếu, đền thờ: Miếu thổ địa; Miếu long vương; Văn miếu, Khổng miếu; Trên đỉnh núi có một cái miếu rất to;
② Phiên chợ đình chùa;
③ Điện trước cung vua. (Ngb) (Thuộc về) nhà vua: Toan tính của nhà vua;
④ Chỗ làm việc trong nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên của vua — Ngôi nhà phía trước của vua — Chỉ triều đình — Ngôi nhà để thờ cúng. Thơ Lê Thánh Tông có câu: » Nghi ngút đầu ghềnh tỏ khói hương, miếu ai như miếu vợ chàng Trương «.

Từ ghép 21

do, du
yóu ㄧㄡˊ

do

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một loại cỏ có mùi thối (thúi) nói trong sách cổ;
② Cây bụi nhỏ rụng lá, lá hình trứng, hoa màu lam, kết quả nang, toàn cây hoặc phần rễ dùng làm thuốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cỏ có mùi hôi. Chỉ người xấu, kém cỏi. Bài tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng: » Chòm cỏ mọc tần vân bên nọ miếu, trông thôi hoa rẽ khóm huân do «.

Từ ghép 1

du

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ du (lá có răng cưa, mùi rất hôi)
2. một loại cây bụi nhỏ (rụng lá, lá hình trứng, hoa màu lam, kết quả nang, toàn cây hoặc phần rễ dùng làm thuốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ "du" (lat. Caryopteris), lá như răng cưa, hoa tía hơi xanh, mùi rất hôi, thường mọc ở đồng, chỗ chân núi. § Người ta ví cỏ "du" với kẻ tiểu nhân. ◎ Như: "huân du bất đồng khí" cỏ thơm và cỏ hôi không để cùng một đồ chứa, ý nói quân tử tiểu nhân không cùng ở với nhau được. § Cũng nói là "huân du dị khí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ du, lá như răng cưa, mùi rất hôi, cho nên hay dùng để ví với kẻ tiểu nhân. Như huân du bất đồng khí cỏ huân cỏ du không để cùng một đồ chứa, ý nói quân tử tiểu nhân không cử ở với nhau được.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.