thạc
shí ㄕˊ, shuò ㄕㄨㄛˋ

thạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

to lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To lớn. ◎ Như: "thạc đức" đức lớn, "thạc vọng" người có danh dự to.
2. (Tính) Học thức uyên bác. ◎ Như: "thạc sĩ" (văn bằng) thạc sĩ, "thạc ngạn" người tài đức cao xa, "thạc nho" học giả uyên thâm.
3. (Tính) Tốt, đẹp. ◇ Thi Kinh : "Thạc nhân kì kì, Ý cẩm quýnh y" , (Vệ phong , Thạc nhân ) Người đẹp cao lớn, Mặc áo gấm áo đơn.
4. (Tính) Vững vàng, kiên cố.

Từ điển Thiều Chửu

① To lớn, như thạc đức đức lớn, người có danh dự to gọi là thạc vọng .

Từ điển Trần Văn Chánh

To: Có danh vọng to lớn; To lớn; Người to lớn; Đức lớn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn.

Từ ghép 3

thí
shì ㄕˋ

thí

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thử, thử nghiệm
2. thi tài

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thử. ◎ Như: "thí dụng" thử dùng, "thí hành" thử thực hiện.
2. (Động) Thi, so sánh, khảo nghiệm. ◎ Như: "khảo thí" thi xét khả năng.
3. (Động) Dùng. ◇ Luận Ngữ : "Ngô bất thí, cố nghệ" , (Tử Hãn ) Ta không được dùng (làm quan), cho nên (học được) nhiều nghề.
4. (Động) Dò thử. ◇ Thủy hử truyện : "Giá thị tổ sư thí tham thái úy chi tâm" (Đệ nhất hồi) Đó là sư tổ (muốn) dò thử lòng thái úy.

Từ điển Thiều Chửu

① Thử. Như thí dụng thử dùng.
② Thi, so sánh tài nghệ để xem hơn kém gọi là thí. Như khảo thí thi khảo.
③ Dùng,
④ Nếm.
⑤ Dò thử.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thử: Dùng thử; Thử xem sao;
② Thi, so sánh, kiểm nghiệm: Thi miệng; Đề thi, câu hỏi thi; Nơi (trường) thi; Thi đợt đầu;
③ (văn) Dùng;
④ (văn) Nếm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thi. Xem xét tài nghệ học lực của một người — Thử xem. Td: Thí nghiệm — Nếm thử.

Từ ghép 14

bác, bạc
báo ㄅㄠˊ, Bó ㄅㄛˊ, bò ㄅㄛˋ, bù ㄅㄨˋ

bác

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ cây cỏ mọc rậm rạp. ◎ Như: "lâm bạc" rừng rậm.
2. (Danh) Cái diềm, cái rèm. ◎ Như: "duy bạc bất tu" rèm màn không sửa (quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật).
3. (Danh) Cái né tằm.
4. (Danh) Họ "Bạc".
5. (Tính) Mỏng. ◎ Như: "bạc băng" váng mỏng, "kim bạc" vàng dát mỏng.
6. (Tính) Nhạt, sơ sài. ◎ Như: "bạc vị" vị nhạt, "bạc trang" trang sức sơ sài.
7. (Tính) Xấu, không phì nhiêu. ◎ Như: "bạc điền" ruộng cằn cỗi, ruộng xấu.
8. (Tính) Mỏng mảnh, không may. ◎ Như: "bạc mệnh" phận không may, "bạc phúc" phúc bạc.
9. (Tính) Thưa. ◎ Như: "bạc vân" mây thưa.
10. (Tính) Kém, ít, mọn. ◎ Như: "bạc lễ" lễ mọn, "bạc kĩ" nghề mọn.
11. (Tính) Không tôn trọng. ◎ Như: "khinh bạc" .
12. (Tính) Nghiệt, không đôn hậu. ◎ Như: "khắc bạc" khắc nghiệt, "bạc tục" phong tục xấu.
13. (Động) Giảm bớt, giảm tổn. ◇ Tả truyện : "Cấm dâm thắc, bạc phú liễm, hựu tội lệ" , , (Thành Công thập bát niên ) Ngăn cấm dâm tà, giảm bớt thuế má, khoan thứ tội phạm.
14. (Động) Coi khinh. ◎ Như: "bạc thị" coi thường. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu tử, Khởi chung bất quy. Tăng Tử bạc chi, nhi dữ Khởi tuyệt" , . , (Tôn Tử Ngô Khởi truyện ) Mẹ mình chết, Ngô Khởi cũng không về. Tăng Tử khinh bỉ và tuyệt giao với Khởi.
15. (Động) Gần sát. ◎ Như: "bạc mộ" gần tối, xẩm tối. ◇ Nguyễn Du : "Ngô thành bạc mộ thượng phi phi" (Thương Ngô mộ vũ ) Thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
16. (Động) Xâm nhập.
17. (Động) Dính, bám. ◇ Khuất Nguyên : "Tinh tao tịnh ngự, phương bất bạc hề" , (Cửu chương , Thiệp giang ) Mùi tanh hôi đều ngăn, hương thơm không bám hề.
18. (Động) Che lấp.
19. (Động) Họp, góp.
20. (Động) Trang sức.
21. (Động) Hiềm vì.
22. (Trợ) Trợ động từ: hãy, tạm. ◇ Thi Kinh : "Bạc ố ngã ti, Bạc cán ngã y" , (Chu nam , Cát đàm ) Hãy giặt áo thường của ta, Hãy gột áo lễ của ta.
23. (Phó) Nhẹ, khoan. ◇ Luận Ngữ : "Cung tự hậu nhi bạc trách ư nhân" (Vệ Linh Công ) Trách mình thì nặng (nghiêm), trách người thì nhẹ (khoan).
24. Một âm là "bác". (Động) Bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ mọc từng bụi gọi là bạc. Như lâm bạc rừng rậm.
② Cái diềm, cái rèm. Quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật, gọi là duy bạc bất tu .
③ Cái né tằm.
④ Mỏng, vật gì mỏng mảnh đều gọi là bạc. Như bạc băng váng mỏng, vàng dát mỏng gọi là kim bạc .
⑤ Nhạt. Như bạc vị vị nhạt, mặc sơ sài gọi là bạc trang .
⑥ Mỏng mảnh. Như bạc mệnh mệnh bạc, bạc phúc phúc bạc, bạc lễ lễ bạc. Lòng người xấu xa gọi là khinh bạc , khắc bạc . Phong tục xấu gọi là bạc tục .
⑦ Coi khinh. Như bạc thị , bạc đãi .
⑧ Xâm vào. Như bạc mộ 簿 sắp tối, xâm vào lúc tối. Nguyễn Du : Ngô thành bạc mộ thượng phi phi 簿 (Thương Ngô mộ vũ ) (đến) thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
⑨ Hãy, tạm. Dùng làm tiếng trợ ngữ. Như bạc ô ngã ti (tư), bạc cán ngã y hãy tạm gột áo lót mình của ta, hãy tạm giặt áo ngoài của ta.
⑩ Ðất xấu.
⑪ Che lấp.
⑫ Họp, góp.
⑬ Dính bám.
⑭ Trang sức.
⑮ Bớt đi.
⑯ Hiềm vì.
⑰ Một âm là bác. Bức bách.
⑱ Kề gần.

bạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỏng manh
2. nhẹ
3. nhạt nhẽo
4. ít, kém
5. xấu, bạc (đất)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ cây cỏ mọc rậm rạp. ◎ Như: "lâm bạc" rừng rậm.
2. (Danh) Cái diềm, cái rèm. ◎ Như: "duy bạc bất tu" rèm màn không sửa (quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật).
3. (Danh) Cái né tằm.
4. (Danh) Họ "Bạc".
5. (Tính) Mỏng. ◎ Như: "bạc băng" váng mỏng, "kim bạc" vàng dát mỏng.
6. (Tính) Nhạt, sơ sài. ◎ Như: "bạc vị" vị nhạt, "bạc trang" trang sức sơ sài.
7. (Tính) Xấu, không phì nhiêu. ◎ Như: "bạc điền" ruộng cằn cỗi, ruộng xấu.
8. (Tính) Mỏng mảnh, không may. ◎ Như: "bạc mệnh" phận không may, "bạc phúc" phúc bạc.
9. (Tính) Thưa. ◎ Như: "bạc vân" mây thưa.
10. (Tính) Kém, ít, mọn. ◎ Như: "bạc lễ" lễ mọn, "bạc kĩ" nghề mọn.
11. (Tính) Không tôn trọng. ◎ Như: "khinh bạc" .
12. (Tính) Nghiệt, không đôn hậu. ◎ Như: "khắc bạc" khắc nghiệt, "bạc tục" phong tục xấu.
13. (Động) Giảm bớt, giảm tổn. ◇ Tả truyện : "Cấm dâm thắc, bạc phú liễm, hựu tội lệ" , , (Thành Công thập bát niên ) Ngăn cấm dâm tà, giảm bớt thuế má, khoan thứ tội phạm.
14. (Động) Coi khinh. ◎ Như: "bạc thị" coi thường. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu tử, Khởi chung bất quy. Tăng Tử bạc chi, nhi dữ Khởi tuyệt" , . , (Tôn Tử Ngô Khởi truyện ) Mẹ mình chết, Ngô Khởi cũng không về. Tăng Tử khinh bỉ và tuyệt giao với Khởi.
15. (Động) Gần sát. ◎ Như: "bạc mộ" gần tối, xẩm tối. ◇ Nguyễn Du : "Ngô thành bạc mộ thượng phi phi" (Thương Ngô mộ vũ ) Thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
16. (Động) Xâm nhập.
17. (Động) Dính, bám. ◇ Khuất Nguyên : "Tinh tao tịnh ngự, phương bất bạc hề" , (Cửu chương , Thiệp giang ) Mùi tanh hôi đều ngăn, hương thơm không bám hề.
18. (Động) Che lấp.
19. (Động) Họp, góp.
20. (Động) Trang sức.
21. (Động) Hiềm vì.
22. (Trợ) Trợ động từ: hãy, tạm. ◇ Thi Kinh : "Bạc ố ngã ti, Bạc cán ngã y" , (Chu nam , Cát đàm ) Hãy giặt áo thường của ta, Hãy gột áo lễ của ta.
23. (Phó) Nhẹ, khoan. ◇ Luận Ngữ : "Cung tự hậu nhi bạc trách ư nhân" (Vệ Linh Công ) Trách mình thì nặng (nghiêm), trách người thì nhẹ (khoan).
24. Một âm là "bác". (Động) Bức bách.

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ mọc từng bụi gọi là bạc. Như lâm bạc rừng rậm.
② Cái diềm, cái rèm. Quan lại không trị được nhà, để uế loạn dâm dật, gọi là duy bạc bất tu .
③ Cái né tằm.
④ Mỏng, vật gì mỏng mảnh đều gọi là bạc. Như bạc băng váng mỏng, vàng dát mỏng gọi là kim bạc .
⑤ Nhạt. Như bạc vị vị nhạt, mặc sơ sài gọi là bạc trang .
⑥ Mỏng mảnh. Như bạc mệnh mệnh bạc, bạc phúc phúc bạc, bạc lễ lễ bạc. Lòng người xấu xa gọi là khinh bạc , khắc bạc . Phong tục xấu gọi là bạc tục .
⑦ Coi khinh. Như bạc thị , bạc đãi .
⑧ Xâm vào. Như bạc mộ 簿 sắp tối, xâm vào lúc tối. Nguyễn Du : Ngô thành bạc mộ thượng phi phi 簿 (Thương Ngô mộ vũ ) (đến) thành Ngô, trời sắp tối, vẫn mưa lất phất.
⑨ Hãy, tạm. Dùng làm tiếng trợ ngữ. Như bạc ô ngã ti (tư), bạc cán ngã y hãy tạm gột áo lót mình của ta, hãy tạm giặt áo ngoài của ta.
⑩ Ðất xấu.
⑪ Che lấp.
⑫ Họp, góp.
⑬ Dính bám.
⑭ Trang sức.
⑮ Bớt đi.
⑯ Hiềm vì.
⑰ Một âm là bác. Bức bách.
⑱ Kề gần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỏng: Giấy mỏng; Tấm vải này mỏng quá;
② Bạc bẽo, lạnh nhạt: Đối xử với anh ta không bạc bẽo;
③ Loãng, nhạt, nhẹ: Cháo loãng; Rượu nhạt quá (nhẹ quá); Vị nhạt;
④ Xấu, cằn: Đất cằn, năng suất thấp. Xem [bó], [bò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [báo]: Mỏng manh, kém cỏi, thiếu thốn; Thế cô sức yếu; Ăn nói đong đưa;
② Ít, ít ỏi, non kém, nhỏ mọn: Nghề mọn, kĩ thuật non kém; Thù lao ít ỏi;
③ Bạc, nghiệt, không hậu: Khắc bạc, khắc nghiệt, Khinh bạc;
④ Khinh, coi thường: Xem khinh; Coi khinh, coi rẻ, coi thường; Hậu đây khinh đó;
⑤ (văn) Gần, sắp, tới sát: 西Mặt trời tới sát núi tây, bóng chiều sắp ngả;
⑥ (văn) Che lấp;
⑦ (văn) Họp, góp;
⑧ (văn) Dính, bám;
⑨ (văn) Trang sức;
⑩ (văn) Bớt đi;
⑪ (văn) Cây cỏ mọc thành từng bụi: Rừng rậm;
⑫ (văn) Tấm diềm, tấm rèm: Rèm màn không sửa, (Ngb) quan lại không trị được nhà. Cv. (bộ );
⑬ (văn) Trợ từ (làm đầu ngữ cho động từ): Gột áo lót mình của ta, giặt giũ áo ngoài của ta (Thi Kinh);
⑭ [Bó] (Họ) Bạc Xem [báo], [bò].

Từ điển Trần Văn Chánh

】bạc hà [bòhe] (thực) Cây bạc hà: Bạc hà não; Rượu bạc hà; (hóa) Mentola. Xem [báo], [bó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm rèm, bức mành treo cửa — Dụng cụ để gãi lưng — Cái nong, cái nỉa để nuôi tằm — Mỏng. Mong manh — Nhỏ nhen, đáng khinh.

Từ ghép 55

gia, đột
tū ㄊㄨ, tú ㄊㄨˊ

gia

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Gia . Một âm là Đột. Xem Đột.

đột

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phá tung
2. đột ngột, bỗng nhiên
3. ống khói

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chợt, thốt nhiên. ◇ Dịch Kinh : "Đột như kì lai" (Li quái ) Thốt nhiên mà đến.
2. (Động) Xúc phạm đến. ◎ Như: "xung đột" chống cự nhau, "đường đột" xúc phạm vô lối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.
3. (Động) Xuyên qua, chọc thủng, phá vỡ. ◇ Tả truyện : "Tiêu đột Trần thành" (Tương Công nhị thập ngũ niên ) Ban đêm chọc thủng thành nước Trần.
4. (Tính) Cao ngất, bất ngờ, nổi bật, lồi lên. ◎ Như: "đột ngột" cao vút, "kì phong đột khởi" núi non cao ngất, "đột hắc" màu đen thẫm.
5. (Danh) Ống khói, miệng lò. ◎ Như: "khúc đột tỉ tân" dời củi xa ống khói để phòng khỏi cháy, ý nói dự phòng trước khi xảy ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, thốt nhiên. Thốt nhiên gặp nhau gọi là đột như kì lai .
② Xúc phạm đến, như xung đột , đường đột , v.v.
③ Ống khói, khúc đột tỉ tân dời củi xa ống khói để phòng khỏi cháy, ý nói dự phòng trước khi xảy ra.
④ Ðào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bất ngờ, (bất) thình lình, đột ngột, chợt, bỗng: Thay đổi bất ngờ.【】 đột nhiên [turán] Đột nhiên, đột ngột, chợt, (bất) thình lình, bỗng nhiên: Vừa xuống xe, trời chợt đổ mưa; Đột ngột đình chỉ;
② Nổi bật, chọc thủng, phá vỡ, va chạm nhau: Ví dụ nổi bật;
③ Nhô lên.【】đột khởi [tuqê] a. Xảy ra bất ngờ: Chiến sự xảy ra bất ngờ; b. Cao ngất: Núi non cao ngất;
④ (văn) Xúc phạm đến: Xung đột;
⑤ (văn) Ống khói: Dời củi xa ống khói, (Ngb) dự phòng trước khi xảy ra;
⑥ (văn) Đào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình — Nhô ra — Đâm thủng. Chẳng hạn cầm kim mà khâu cũng gọi là Đột — Đụng chạm mạnh — Cái ống thông khói ở bếp.

Từ ghép 19

xiè ㄒㄧㄝˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tháo, cởi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tháo, cởi, dỡ. ◎ Như: "tá trang" tháo đồ trang sức, "hành trang phủ tá" vừa trút hành trang xuống, "tá hóa" dỡ hàng. ◇ Lí Trung : "Tá phàm thanh dạ bích giang tân, Nhiễm nhiễm lương phong động bạch tần" , (Duy chu thu tróc tập cố nhân Trương Củ đồng bạc ) Tháo buồm lúc đêm thanh ở bến sông xanh, Phất phơ gió mát xao động cỏ bạch tần.
2. (Động) Giải trừ, miễn, thoái thác. ◎ Như: "tá kiên" trút gánh nặng, "tá chức" từ chức, "tá nhậm" từ chối trách nhiệm, "thôi tá trách nhậm" thoái thác trách nhiệm, "tá tội" trút tội.
3. (Động) Rụng, rơi. ◎ Như: "hoa tá" hoa rụng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mang chủng nhất quá, tiện thị hạ nhật liễu, chúng hoa giai tá, hoa thần thối vị, tu yêu tiễn hành" , 便, , 退, (Đệ nhị thập thất hồi) Tiết mang chủng qua rồi, tức là sang mùa hè, các thứ hoa đều rụng, thần hoa thoái vị, nên phải (làm lễ) tiễn hành.

Từ điển Thiều Chửu

① Tháo, cởi. Hoa rụng cũng gọi là hoa tá . Lái đò dỡ đồ ở thuyền ra cũng gọi là tá.
② Không làm việc nữa cũng gọi là tá. Như tá kiên trút gánh. Vẩy vạ cho người để thoát mình gọi là tá quá trút lỗi, tá tội trút tội, tá trách trút trách nhiệm; v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tháo, cổi, bốc dỡ, tháo dỡ: Bốc hàng; Tháo linh kiện;
② Trút bỏ, giải trừ, miễn: Trút gánh; Trút lỗi; Trút tội.

Từ ghép 2

giao
jiāo ㄐㄧㄠ, jiǎo ㄐㄧㄠˇ

giao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. keo, nhựa
2. dán, dính
3. cao su

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Keo (chất lỏng dùng để dán được). ◎ Như: "giao tất" keo sơn.
2. (Danh) Nói tắt của "tượng giao" hoặc "tố giao" tức cao-su.
3. (Danh) Tên trường học ngày xưa.
4. (Danh) Họ "Giao".
5. (Động) Dán, gắn liền. ◎ Như: "giao hợp" dán, gắn dính vào. ◇ Sử Kí : "Vương dĩ danh sử Quát, nhược giao trụ nhi cổ sắt nhĩ. Quát đồ năng độc kì phụ thư truyền, bất tri hợp biến dã" 使, . , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Nhà vua dùng (Triệu) Quát cũng chỉ vì nghe danh ông ta, cũng như gắn chặt trục đàn mà gảy đàn thôi. Quát chỉ biết đọc sách của cha để lại, không biết ứng biến.
6. (Động) Góa vợ lại lấy vợ khác gọi là "giao tục" . ◇ Liêu trai chí dị : "Công đại ưu, cấp vi giao tục dĩ giải chi, nhi công tử bất lạc" , , (Tiểu Thúy ) Ông lo lắm, gấp tìm vợ khác giải muộn cho con, nhưng công tử không vui.
7. (Tính) Dùng để dán được, có chất dính. ◎ Như: "giao bố" băng dính, "giao thủy" nhựa dán.
8. (Tính) Bền chặt. ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Đức âm khổng giao" , (Tiểu nhã , Thấp tang ) Đã gặp người quân tử, Tiếng tăm rất vững bền.

Từ điển Thiều Chửu

① Keo. Lấy da các loài động vật nấu thành cao gọi là giao.
② Góa vợ lại lấy vợ khác gọi là giao tục . Liêu trai chí dị : Công đại ưu, cấp vi giao tục dĩ giải chi, nhi công tử bất lạc ông lo lắm, gấp tìm vợ khác giải muộn cho con, nhưng công tử không vui.
③ Phàm vật gì dính cũng gọi là giao. Như thụ giao nhựa cây.
④ Gắn liền. Như giao trụ cổ sắt đè chặt phím gảy đàn, ý nói kẻ câu nệ không biết biến thông.
⑤ Bền chặt. Như giao tất keo sơn, ý nói bè bạn chơi với nhau thân thiết như keo sơn không rời.
⑥ Thuyền mắc cạn.
⑦ Tên tràng học ngày xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhựa: Nhựa đào;
② Keo, cồn;
③ Cao su: Giày cao su;
④ Dán, dính, gắn: Khung kính hỏng rồi, lấy keo (cồn) gắn lại;
⑤ Gắn liền, bám sát, bám chặt: Đè chặt phím gảy đàn (câu nệ);
⑥ (Ngb) Bền chặt (như keo): Keo sơn;
⑦ (văn) Thuyền mắc cạn;
⑧ (cũ) Tên trường học thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Keo dính, hồ dán cho dính — Dán cho dính lại — Vững chắc.

Từ ghép 6

lánh
lìng ㄌㄧㄥˋ

lánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khác
2. riêng biệt

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Riêng, khác. ◎ Như: "lánh phong" gói riêng, "lánh hữu nhậm vụ" có nhiệm vụ khác.

Từ điển Trần Văn Chánh

Khác, riêng: Có nhiệm vụ khác; Gói riêng; Chép riêng một bản để gởi; Một việc khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Riêng biệt. Td: Cố lánh ( riêng biệt một mình ) — Khác hơn. Td: Lánh nhật ( một ngày nào khác, bữa khác ).

Từ ghép 1

phanh
pēng ㄆㄥ

phanh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đun, nấu chín

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nấu. ◇ Nguyễn Trãi : "Hà thời kết ốc vân phong hạ, Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên" , (Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác ) Bao giờ làm được nhà dưới núi mây che, Múc nước suối nấu trà, gối đá mà ngủ.
2. (Động) Rim. § Phương pháp nấu ăn, trước hết lấy dầu mỡ nóng xào sơ qua, sau đó thêm dầu, nước tương... quấy trộn thật nhanh rồi đem ra ngay. ◎ Như: "phanh đối hà" rim tôm he.
3. (Động) Giết, tiêu diệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Giảo thố đắc nhi liệp khuyển phanh, cao điểu tận nhi cường nỗ tàng" , (Thuyết lâm huấn ) Bắt được con thỏ khôn lanh rồi thì giết chó săn, bắn hết chim bay cao rồi thì cất (hủy bỏ) nỏ cứng.
4. (Động) Rèn đúc. ◇ Lí Bạch : "Kí phanh thả thước" (Vũ xương tể hàn quân khứ tư tụng bi ) Rèn đúc rồi hãy nung chảy.
5. (Động) Nạt nộ.
6. (Động) Hình phạt tàn khốc thời xưa, lấy vạc nấu người. ◇ Chiến quốc sách : "Thần thỉnh tam ngôn nhi dĩ hĩ, ích nhất ngôn, thần thỉnh phanh" , , (Tề sách nhất ) Tôi xin nói ba tiếng thôi, (nếu nói) dư một tiếng, thì xin cứ đem nấu tôi đi.
7. (Danh) Chỉ cơm rau, món ăn. ◇ Lục Du : "Dụ khôi cô thủ quân vô tiếu, Lão Tử khán lai thị đại phanh" , (Cố) Khoai củ nấm rau, xin bạn đừng cười, Lão Tử trông thấy thì là món ăn thịnh soạn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Nấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nấu, rim, đun: Tôm rim; Nấu nướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đun lên — Nấu cho chín.

Từ ghép 6

khiếp
qiè ㄑㄧㄝˋ

khiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

e sợ, khiếp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ, nhát sợ. ◇ Sử Kí : "Ngã cố tri Tề quân khiếp, nhập ngô địa tam nhật, sĩ tốt vong giả quá bán hĩ" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ta biết chắc rằng quân Tề nhát sợ, vào đất ta mới ba ngày, sĩ tốt đã bỏ trốn quá nửa.
2. (Tính) E thẹn, mắc cỡ. ◎ Như: "kiều khiếp" e thẹn, xấu hổ.
3. (Tính) Yếu đuối. ◎ Như: "khiếp nhược" yếu đuối, bạc nhược.
4. (Tính) Hèn yếu, nhút nhát.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợ khiếp (nhát). Tục gọi người hay ốm là khiếp nhược , tả cái vẻ con gái lướt mướt gọi là kiều khiếp .

Từ điển Trần Văn Chánh

Sợ, nhát, khiếp đảm: Nhát gan, sợ sệt, khiếp sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi — Nhút nhát. Nhát gan.

Từ ghép 6

phố
pǔ ㄆㄨˇ

phố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vườn trồng rau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vườn trồng rau. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Khai hiên diện trường phố, Bả tửu thoại tang ma" , (Quá cố nhân trang ) Mở cửa sổ đối mặt với vườn rau, Nâng chén rượu nói chuyện trồng dâu trồng gai.

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn trồng rau.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vườn (trồng hoa quả, rau cỏ): Vườn rau; Vườn trồng hoa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vườn trồng cây, trồng hoa — Người làm vườn. Td: Lão phố ( ông già làm vườn ).

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.