phạm
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xâm phạm, phạm phải, mắc phải
2. phạm nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xâm lấn, đụng chạm. ◎ Như: "can phạm" đụng chạm, "mạo phạm" xâm phạm, "nhân bất phạm ngã, ngã bất phạm nhân" , người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người.
2. (Động) Làm trái. ◎ Như: "phạm pháp" làm trái phép, "phạm quy" làm sái điều lệ.
3. (Động) Sinh ra, mắc, nổi lên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn thắc bất lưu thần, Nhị da phạm liễu bệnh dã bất lai hồi ngã" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Chúng mày thật là không để ý gì cả, cậu Hai mắc bệnh cũng không sang trình ta biết.
4. (Động) Xông pha, bất chấp, liều. ◇ Tô Thức : "Tri ngã phạm hàn lai" (Kì đình ) Biết ta không quản giá lạnh mà đến.
5. (Danh) Kẻ có tội. ◎ Như: "chủ phạm" tội nhân chính, "tòng phạm" kẻ mắc tội đồng lõa, "tội phạm" tội nhân.
6. (Động) Rơi vào, lọt vào. ◇ Lão tàn du kí : "Phạm đáo tha thủ lí, dã thị nhất cá tử" , (Đệ ngũ hồi) Rơi vào trong tay hắn, là chỉ có đường chết.
7. (Danh) Tên khúc hát.
8. (Phó) Đáng, bõ. ◎ Như: "phạm bất trước" không đáng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tứ nha đầu dã bất phạm la nhĩ, khước thị thùy ni?" , (Đệ thất thập ngũ hồi) Cô Tư chắc chẳng bõ gây chuyện với chị, thế là ai chứ?

Từ điển Thiều Chửu

① Xâm phạm, cái cứ không nên xâm vào mà cứ xâm vào gọi là phạm, như can phạm , mạo phạm , v.v.
② Kẻ có tội.
③ Tên khúc hát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phạm, trái phép: Phạm húy;
② Xâm phạm, đụng chạm: Người không đụng đến ta, thì ta cũng không đụng đến người;
③ Phạm nhân, người phạm tội, người bị tù: Tội phạm chiến tranh; Tù chính trị;
④ Mắc, nổi lên, tái phát: Mắc sai lầm, phạm sai lầm; Nổi giận, phát cáu;
⑤ (văn) Tên khúc hát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấn vào. Đụng chạm vào. Làm tổn hại tới. Td: Xâm phạm, phạm thượng… — Kẻ gây tội. Td: Tội phạm, Thủ phạm, ….

Từ ghép 33

dật, trật
zhì ㄓˋ

dật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ tự
2. trật (10 năm)

trật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ tự
2. trật (10 năm)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự. ◎ Như: "trật tự" thứ hạng trên dưới trước sau.
2. (Danh) Cấp bậc, phẩm cấp, chức vị của quan lại. ◎ Như: "thăng trật" lên cấp trên. ◇ Sử Kí : "Toại phục tam nhân quan trật như cố, dũ ích hậu chi" , (Tần bổn kỉ ) Bèn phục chức vị cho ba người như trước, lại càng thêm coi trọng.
3. (Danh) Bổng lộc. ◇ Hàn Dũ : "Vấn kì lộc, tắc viết hạ đại phu chi trật dã" 祿, (Tránh thần luận ) Hỏi bổng lộc ông, ông đáp là bổng lộc của hạ đại phu.
4. (Danh) Mười năm gọi là một "trật". ◎ Như: "thất trật" bảy mươi tuổi, "bát trật" tám mươi tuổi. ◇ Bạch Cư Dị : "Dĩ khai đệ thất trật, Bão thực nhưng an miên" , (Nguyên nhật ) Đã lên bảy mươi tuổi, Vẫn ăn no ngủ yên.
5. (Tính) Ngăn nắp, có thứ tự. ◎ Như: "trật tự tỉnh nhiên" ngăn nắp thứ tự, đâu vào đấy.
6. (Tính) Thường, bình thường. ◇ Thi Kinh : "Thị viết kí túy, Bất tri kì trật" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Ấy là đã say, Chẳng biết lễ thường nữa.
7. (Động) Thụ chức.
8. (Động) Tế tự. ◇ Ngụy thư : "Mậu Dần, đế dĩ cửu hạn, hàm trật quần thần" , , (Cao Tổ kỉ ).
9. § Thông "điệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trật tự, thứ tự.
② Phẩm trật, một tên riêng để định phẩm hàm quan to quan nhỏ.
③ Cung kính.
④ Mười năm gọi là một trật, bảy mươi tuổi gọi là thất trật , tám mươi tuổi gọi là bát trật , v.v.
⑤ Lộc.
⑥ Thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】trật tự [zhìxù] Trật tự: Trật tự xã hội;
② (văn) Mười tuổi (năm): Mừng thọ 70 tuổi;
③ (văn) Phẩm trật;
④ (văn) Cung kính;
⑤ (văn) Lộc;
⑥ (văn) Thường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ tự trên dưới trước sau — Thứ bậc. Hạng.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. "Khái" cái gạt, khí cụ đong lường ngũ cốc ngày xưa, dùng để gạt ngang. Vì thế "nhất khái" chỉ cùng một tiêu chuẩn.
2. Tương đồng, nhất dạng, nhất luật. ◇ Cố Viêm Vũ : "Ngã hành chí bắc phương, Sở kiến giai nhất khái" , (Ngọc Điền đạo trung ).
3. Một điểm, một phương diện. ◇ Hoài Nam Tử : "Tự lạc ư nội, vô cấp ư ngoại, tuy thiên hạ chi đại, bất túc dĩ dịch kì nhất khái" , , , (Thuyên ngôn ) Tự vui trong lòng, không vội gấp ở ngoài, thì tuy thiên hạ lớn là thế, cũng không đủ làm thay đổi một điểm nhỏ.
4. Toàn bộ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiểu đích môn chỉ tại Lâm Kính môn ngoại tí hậu, lí đầu đích tín tức nhất khái bất tri" , (Đệ thập lục hồi) Chúng con chỉ đứng chờ ở ngoài triều phòng thôi, tin tức trong ấy không biết gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tất cả. Nói chung.

Từ điển trích dẫn

1. Thừa nhận tội. ◇ Thủy hử truyện : "Như nhược cung chiêu minh bạch, nghĩ tội dĩ định, dã tu giáo ngã phụ thân tri đạo, phương khả đoán quyết" , , , (Đệ tam hồi) Như mà nhận tội rõ ràng, xác định tội xong, thì phải báo lên cho cha tôi biết, rồi mới xét xử.
2. Tờ cung trạng thừa nhận tội.
3. Nói bóng văn tự viết tuôn ra hết những chất chứa trong lòng. ◇ Vương Phu Chi : "Kim nhân trú chi sở hành, dạ chi sở tư, nhĩ chi sở văn, mục chi sở kiến, đặc thử sổ giả, chung nhật tập tục, cố tự tả cung chiêu, thống khoái vô kiển sáp xứ" , , , , , , , (Tịch đường vĩnh nhật tự luận ngoại biên ) Nay những điều người ta làm trong ngày, những cái suy nghĩ ban đêm, điều tai nghe mắt thấy, riêng những điều ấy, những sự việc xảy ra suốt cả ngày, đem ghi chép mô tả tuôn ra hết những nỗi niềm chất chứa trong lòng, thống khoái không chút gì vướng mắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khai hết và nhận tội.

Từ điển trích dẫn

1. Cần cù khổ nhọc. ◇ Chu Nhi Phục : "Tha sanh bình một hữu tiến quá học hiệu, tha đích y học tri thức hòa ngoại khoa kĩ thuật thị tòng tân cần học tập hòa lâm sàng thượng đắc lai đích" , (Bạch cầu ân đại phu , Tam).
2. Khó khăn, gian nan. ◇ Triệu Dữ Thì : "Âu Dương Tuân như tân thuyên bệnh nhân, nhan sắc tiều tụy, cử động tân cần" , , (Tân thối lục 退, Quyển nhị).
3. Ân cần, khẩn thiết. ◇ Cao Thích : "Khoản khúc cố nhân ý, Tân cần thanh dạ ngôn" , (Đồng Hàn Tứ Tiết Tam Đông Đình ngoạn nguyệt ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm chỉ cực khổ mà làm việc.

Từ điển trích dẫn

1. Đích thực, không hư giả. ◎ Như: "thật tại đích bổn lĩnh" .
2. Thành thật, chân thật (tính tình). ◎ Như: "vi nhân thật tại" .
3. Vững chắc, kiên cố. ◇ Lão tàn du kí 稿: "Thứ nhật tảo khởi, tái đáo đê thượng khán khán, kiến na lưỡng chích đả băng thuyền tại hà biên thượng, dĩ kinh đống thật tại liễu" , , , (Đệ thập nhị hồi).
4. Cẩn thận, kĩ, khéo, tốt (công việc, công tác). ◎ Như: "công tác tố đắc ngận thật tại" .
5. Dắn chắc, kiện tráng. ◇ Sa Đinh : "Long Ca thị cá vô tu đích tứ thập đa tuế đích tráng hán. Khả dĩ thuyết thị bàn tử; đãn tha na hồng hạt sắc đích thân thể, khước bỉ nhậm hà nhất cá bàn tử thật tại" . ; , (Đào kim kí , Thập lục).
6. Cụ thể, thiết thật. ◇ Ba Kim : "Ngã nguyện ý nhất điểm nhất tích địa tố điểm thật tại sự tình, lưu điểm ngân tích" , (Tùy tưởng lục , Tổng tự ).
7. Quả thực, quả tình. ◎ Như: "thật tại bất tri đạo" quả tình không biết gì cả.
8. Thực ra, kì thực. ◎ Như: "tha thuyết tha đổng liễu, thật tại tịnh một đổng" , .

thực tại

phồn thể

Từ điển phổ thông

thực tại, thực tế, ngoài đời

bắc cực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Bắc Cực

Từ điển trích dẫn

1. Xứ ở phương bắc rất xa. ◇ Trang Tử : "Chuyên Húc đắc chi, dĩ xử huyền cung; Ngu Cường đắc chi, lập hồ bắc cực" , ; , (Đại tông sư ) Chuyên Húc được nó mà ở huyền cung; Ngu Cường được nó mà ngự ở bắc cực.
2. Đầu trên cùng phía bắc. ◇ Hoài Nam Tử : "(Vũ) sử Thụ Hợi bộ tự bắc cực chí ư nam cực, nhị ức tam vạn tam thiên ngũ bách lí thất thập ngũ bộ" ()使, (Địa hình ) (Vua Vũ) sai Thụ Hợi đi từ cực bắc đến cực nam, (đo được) hai ức ba vạn ba ngàn năm trăm bảy mươi lăm bước.
3. Chỉ sao bắc cực. ◇ Tống sử : "Thần quan cổ chi hậu thiên giả, tự Vân Nam Đô Hộ Phủ chí Tuấn Nghi Đại Nhạc Đài tài lục thiên lí, nhi bắc cực chi sai phàm thập ngũ độ, sảo bắc bất dĩ, dong cự tri cực tinh chi bất trực nhân thượng dã" , , , , (Thiên văn chí nhất ).
4. Chỉ chòm sao bắc cực. ◇ Tống sử : "Bắc cực ngũ tinh tại Tử vi cung trung, bắc thần tối tôn giả dã" , (Thiên văn chí nhị ).
5. Chỉ đế vương. § Nguồn gốc: ◇ Tấn thư : "Bắc cực, bắc thần tối tôn giả dã (...) thiên vận vô cùng, tam quang điệt diệu, nhi cực tinh bất di, cố viết "Cư kì sở nhi chúng tinh củng chi"" , (...), 耀, , "" (Thiên văn chí thượng ).
6. Chỉ triều đình, triều đường. ◇ Đỗ Mục : "Bắc cực lâu đài trường nhập mộng, Tây Giang ba lãng viễn thôn không" , 西 (Thù Trương Hỗ xử sĩ ).
7. Thiên cực phía bắc, tức là điểm gặp nhau của trục trái đất kéo dài về đầu phía bắc và vòm trời ("thiên cầu" ).
8. Chỉ đỉnh đầu phía bắc của trục trái đất, vĩ độ bắc 90°. Cũng chỉ đầu phía bắc của từ châm (biểu thị bằng chữ N).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu phía bắc của trái đất ( north pole ) — Tên một ngôi sao lớn ở phía bắc trái đất. Còn gọi là Bắc thần ( north star, polari ).

Từ điển trích dẫn

1. Việc bí mật, sự tình ẩn kín. ◇ Sử Kí : "Thần chi khách hữu năng tham đắc Triệu vương âm sự giả, Triệu vương sở vi, khách triếp dĩ báo thần, thần dĩ thử tri chi" , , , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Khách của thần có người dò biết được những việc bí mật của vua Triệu. Vua Triệu làm gì thì người khách ấy báo ngay với thần, cho nên thần biết.
2. Việc trong cung của vua và các phi.
3. Việc dùng khí âm, chỉ khí âm giữ địa vị chủ yếu. ◇ Lí Hiền : "Lập đông chi hậu, thịnh đức tại thủy, âm khí dụng sự, cố viết âm sự" , , , (Chú ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc bí mật — việc ở dưới cõi chết.

chế độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chế độ

Từ điển trích dẫn

1. Chuẩn tắc đặt ra cho mọi người tuân theo. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Cận lai khí mãnh đô yếu phiên xuất tân dạng, khước bất tri cổ nhân thị chẩm dạng đích chế độ" , (Đệ ngũ tam hồi).
2. Lập ra pháp độ. ◇ Hán Thư : "Thần nguyện vị dân chế độ dĩ phòng kì dâm" (Nghiêm An truyện ) Thần nguyện vì dân lập ra pháp độ để ngăn ngừa tham lạm.
3. Quy định. ◇ Tục tư trị thông giám : : "Thượng thư tỉnh tấu: Vĩnh Cố tự chấp chánh vi Chân Định duẫn, kì tản cái đương dụng hà chế độ? Kim chủ viết: Dụng chấp chánh chế độ" , ? : (Tống Hiếu Tông Long Hưng nguyên niên ).
4. Chế tác, tạo dựng. ◇ Triệu Nguyên Nhất : "Thần vọng Phụng Thiên hữu thiên tử khí, nghi chế độ vi lũy, dĩ bị phi thường" , , (Phụng Thiên lục , Quyển nhất).
5. Phương pháp chế tạo. ◇ Chu Úc : "Đông Pha tại Hoàng Châu, thủ tác thái canh, hiệu vi Đông Pha canh, tự tự kì chế độ" , , , (Bình Châu khả đàm , Quyển nhị).
6. Quy mô, dạng thức. ◇ Hàn Thái Hoa : "Thử linh kim chất kiên luyện, chế độ hồn phác" , (Vô sự vi phúc trai tùy bút , Quyển thượng) Chuông này bằng chất kim rèn đúc chắc chắn, dạng thức thì mộc mạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc lập ra để noi theo.

bất quá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không hơn, chỉ có

Từ điển trích dẫn

1. Không sai lầm. ◇ Dịch Kinh : "Thiên địa dĩ thuận động, cố nhật nguyệt bất quá" , (Dự quái ) Trời đất thuận theo tính chất của mọi vật mà hành động, cho nên mặt trời mặt trăng xoay chuyển không sai trật.
2. Không hơn, không vượt qua, chẳng quá. ◇ Sử Kí : "Độ đạo lí hội ngộ chi lễ tất, hoàn, bất quá tam thập nhật" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Tính đường đi về cùng hội họp, chẳng quá ba mươi ngày.
3. Không được, không thông, bị trở ngại. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vượng nhi kiến giá thoại, tri đạo cương tài đích thoại dĩ kinh tẩu liễu phong liễu, liệu trứ man bất quá, tiện hựu quỵ hồi đạo" , , , 便 (Đệ lục thập thất hồi) Vượng nhi nghe nói thế, biết là câu chuyện vừa rồi đã bị lộ, có giấu cũng không nổi, liền quỳ xuống nói.
4. Không tới nơi, không vào trong.
5. Hết sức, cực kì (dùng sau động từ hoặc hình dung từ, biểu thị mức độ cao). ◇ Nho lâm ngoại sử : "Cứu cánh dã thị cá tục khí bất quá đích nhân" (Đệ thập hồi) Rốt cuộc đó là một kẻ thô bỉ hết sức.
6. Chỉ, chỉ có.
7. Chỉ cần.
8. Nhưng mà, song. ◎ Như: "thân thể hảo, bất quá vị khẩu bất hảo" , người thì khỏe, nhưng ăn không ngon miệng.
9. Một tên khác của "đường lang" con bọ ngựa.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.