linh
líng ㄌㄧㄥˊ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tinh nhanh
2. linh hồn, tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cô đồng cốt ("nữ vu" ) thờ cúng thần. ◇ Khuất Nguyên : "Linh yển kiển hề giảo phục, Phương phỉ phỉ hề mãn đường" , 滿 (Cửu ca , Đông hoàng thái nhất ) Bà đồng cốt cao kiêu hề mặc quần áo đẹp, Hương thơm phức hề khắp nhà.
2. (Danh) quỷ thần. ◎ Như: "bách linh" trăm thần, "sơn linh" thần núi.
3. (Danh) Hồn phách. ◎ Như: "linh hồn" hồn phách.
4. (Danh) Tinh thần con người.
5. (Danh) Bậc tinh anh có khả năng cao cả nhất. ◇ Thư Kinh : "Duy nhân, vạn vật chi linh" , (Thái thệ thượng ) Chỉ người là bậc tinh anh trên hết muôn loài.
6. (Danh) Người chết. ◎ Như: "thiết linh" đặt bài vị thờ người chết.
7. (Danh) Tiếng gọi tắt của "linh cữu" quan tài. ◎ Như: "thủ linh" túc trực bên quan tài. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân, Vưu Thị tịnh Giả Dung nhưng tại tự trung thủ linh, đẳng quá bách nhật hậu, phương phù cữu hồi tịch" , , (Đệ lục thập tứ hồi) Giả Trân, Vưu thị cùng Giả Dung ở lại chùa túc trực bên quan tài. Qua một trăm ngày mới rước linh cữu về nguyên quán.
8. (Danh) Họ "Linh".
9. (Động) Hiểu rõ sự lí. ◇ Trang Tử : "Đại hoặc giả chung thân bất giải, đại ngu giả chung thân bất linh" , (Thiên địa ) Kẻ mê lớn suốt đời không tỉnh ngộ, hạng đại ngu suốt đời không thông hiểu.
10. (Động) Che chở, giúp đỡ.
11. (Tính) Thần diệu, kì dị. ◎ Như: "linh vật" vật thần kì, đồ vật kì diệu.
12. (Tính) Ứng nghiệm. ◎ Như: "linh dược" thuốc hiệu nghiệm.
13. (Tính) Nhanh nhẹn, không ngu ngốc xuẩn trệ. ◎ Như: "tâm linh thủ xảo" khéo tay nhanh trí.
14. (Tính) Tốt, lành. ◇ Phan Nhạc : "Trúc mộc ống ái, linh quả sâm si" , (Nhàn phú ) Tre trúc cây cỏ um tùm, trái tốt lành tạp loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần , khí tinh anh của khí âm gọi là linh , ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả trong các vật cùng loài với nó vậy. Như người là giống linh hơn cả muôn vật, con kì lân, con phượng hoàng, con rùa, con rồng gọi là tứ linh bốn giống linh trong loài vật.
② Thần. Như bách thần gọi là bách linh , thần núi gọi là sơn linh , v.v.
③ Người chết gọi là linh, ý nói hình chất tuy nát, tinh thần thường còn vậy. Ðặt bài vị thờ kẻ chết gọi là thiết linh .
④ Uy phúc không hiện rõ gọi là linh. Như thanh linh cảm đến là ta thấy thấu ngay, hình như có cái gì soi xét bênh vực cho không cần phải dùng đến thực lực vậy.
⑤ Ứng nghiệm. Như bói toán thuốc thang mà thấy hiệu nghiệm ngay đều gọi là linh.
⑥ Linh hoạt, lanh lẹ, không ngu ngốc xuẩn trệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhanh nhẹn, linh hoạt, lanh lẹ, tinh, thính: Khéo tay nhanh trí; Tai rất thính;
② Tâm thần, linh hồn: Tâm thần; Anh linh;
③ (cũ) Linh thiêng, thiêng liêng: Thần linh; Thiêng quái;
④ Kì diệu, thần kì;
⑤ Thần linh, thần, yêu tinh: Các thần (trong núi);
⑥ Hiệu nghiệm, ứng nghiệm, kết quả: Thuốc hiệu nghiệm; Làm theo cách này rất có kết quả;
⑦ Linh cữu, quan tài: Túc trực bên linh cữu; Dời linh cữu; 滿 Vòng hoa đặt đầy trước linh cữu;
⑧ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông thần — Phần vô hình thiêng liêng của người chết. Hồn người chết — Thiêng liêng. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn thành có câu: » Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ Hoàng triều bể lặng sóng trong, duy vạn kỉ chửa đời ngôi bảo tộ «.

Từ ghép 44

thẩm, trấm, trầm
chēn ㄔㄣ, chén ㄔㄣˊ

thẩm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chìm
2. lặn

trấm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ném xuống nước

trầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chìm
2. lặn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chìm, đắm. ◎ Như: "trầm một" chìm đắm, "thạch trầm đại hải" đá chìm đáy biển.
2. (Động) Sụt, lún. ◎ Như: "địa cơ hạ trầm" nền đất lún xuống.
3. (Động) Mai một, luân lạc. ◇ Tả Tư : "Anh tuấn trầm hạ liêu" (Vịnh sử ) Anh hùng rớt xuống hạng tầm thường.
4. (Động) Sa sầm, tối sầm. ◎ Như: "trầm hạ kiểm lai" sa sầm mặt xuống.
5. (Động) Say đắm, mê muội. ◇ Chiến quốc sách : "Thường dân nịch ư tập tục, học giả trầm ư sở văn" , (Vũ Linh Vương bình trú nhàn ) Dân thường thì chìm ngập nơi thói tục, người có học thì mê đắm ở cái học (trong sách vở).
6. (Động) Tiềm tàng, ẩn ở trong không lộ ra ngoài.
7. (Tính) Nặng. ◎ Như: "giá cá tương hận trầm" cái rương này rất nặng.
8. (Tính) Sâu, sâu kín. ◎ Như: "thâm trầm" sâu sắc.
9. (Tính) Lâu, kéo dài. ◇ Đỗ Phủ : "Đa bệnh trầm niên khổ vô kiện" (Bệnh hậu quá Vương Ỷ ẩm tặng ca ) Nhiều bệnh lâu năm khổ không được mạnh khỏe.
10. (Phó) Nhiều, thâm. ◎ Như: "trầm túy" say khướt, "trầm thụy" ngủ say.
11. § Cũng viết là "trầm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trầm .

Từ ghép 7

a, á
ā , á , ǎ , à , a

a

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hả, hở (thán từ dùng để hỏi)
2. ừ, ờ (thán từ chỉ sự đồng ý)
3. ôi (thán từ chỉ sự tán thưởng)

Từ điển trích dẫn

1. (Thán) Ô, ồ, ôi. § Biểu thị kinh hãi, khen ngợi, than van. ◇ Cù Hựu : "Hạ Nhan a Hạ Nhan, nhĩ bình thì dã toán đào dã thân tâm, cẩn thận hành sự đích liễu, khả vi thập ma tựu bất năng nhượng gia đình phú dụ nhất ta ni" , , , (Tu Văn xá nhân truyện ) Hạ Nhan ôi Hạ Nhan, ngươi bình thời rèn luyện thân tâm, thận trọng xử, sao không biết làm cho gia đình giàu có chút sao!
2. (Thán) Thế à, gì vậy, sao. § Biểu thị truy cầu hoặc xin nói thêm. ◎ Như: "a? nhĩ thuyết thập ma?" ? ?
3. (Thán) Ủa. § Biểu thị còn ngờ, lấy làm lạ. ◎ Như: "a, giá thị thập ma hồi sự a?" , ? ủa, thế là thế nào nhỉ?
4. (Thán) A, ờ. § Biểu thị đồng ý, chấp nhận. ◎ Như: "a, hảo ba" , .
5. (Trợ) Dùng cuối câu biểu thị cảm thán. ◇ Tương Quang Từ : "Hoan nhạc tựu thị sanh hoạt, Sanh hoạt tựu thị hoan nhạc a" , (Tạc dạ lí mộng nhập thiên quốc ).
6. (Trợ) Dùng cuối câu biểu thị khẳng định, biện giải, đốc thúc, dặn dò, v.v. ◇ Tương Quang Từ : "Hiện tại khứ chỉ trụ tha môn hoàn lai đắc cập a" (Điền dã đích phong , Quyển thất).
7. (Trợ) Dùng cuối câu biểu thị nghi vấn. ◎ Như: "nhĩ giá thuyết đích thị chân đích a?" ?
8. (Trợ) Dùng giữa câu biểu thị đình đốn. ◇ Quách Tiểu Xuyên : "Cán kính a, trùng cửu tiêu" , (Xuân noãn hoa khai ).
9. (Trợ) Đặt sau những sự vật để liệt kê. ◎ Như: "thư a, tạp chí a, bãi mãn liễu nhất thư giá tử" , , 滿.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (trợ) Chứ, ạ (từ đệm đặt ở cuối câu, biểu thị sự ca ngợi, khẳng định hoặc nghi vấn): ! (đọc thành [ya]) Đến nhanh lên đi chứ!; ! (đọc thành [wa]) Chào anh (ạ)!; ! Cái tháp này cao thật!; ! Nói thế đúng quá!; ? Mai anh ấy có đến không vậy?;
② Đặt giữa câu, biểu thị sự đình đốn: ! Lại đi, chúng cùng làm;
③ Đặt sau những sự vật được liệt kê: Nào cá, nào thịt, nào rau xanh, nào củ cải, trong chợ các thức đều đủ cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Từ đặt đầu câu tỏ ý nghi vấn hay hỏi lại: ? Nó đã đi rồi à?; ? Anh nói gì cơ (đấy)? Xem [shà].

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) A, ờ (từ đặt đầu câu để tỏ ý chấp thuận hoặc tỏ rằng mình mới nhận ra hay nhớ ra điều gì): Ờ, cũng được; ! A, thì ra là cậu đấy à!; Vâng, tôi sẽ đến ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ủa (từ đặt đầu câu tỏ ý thắc mắc, khó hiểu): ? Ủa, thế là thế nào nhỉ?; ? Ủa, cái rađiô mới mua về sao đã hỏng rồi?

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Ô, ồ (từ đặt đầu câu để tỏ ý vui mừng, khen ngợi hay ngạc nhiên): ! Ồ, đá banh hay quá!; !Hoa đẹp quá nhỉ!; ! Ô! anh bệnh rồi!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng kêu kinh ngạc — Tiếng reo mừng rỡ. Một âm khác là Á. Xem Á.

Từ ghép 1

á

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng kêu vì đau đớn hoặc ngạc nhiên; một âm khác là A. Xem A.
ung
yōng ㄧㄨㄥ, yǒng ㄧㄨㄥˇ

ung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sông chảy xung quanh ấp
2. châu Ung (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thành ấp bị nước chảy bao quanh.
2. (Danh) Châu "Ung", thuộc tỉnh Quảng Tây.
3. (Động) Lấp, nghẽn. § Cũng như "ung" . ◇ Hán Thư : "Ung Kính thủy bất lưu" (Vương Mãng truyện ) Làm lấp nghẽn sông Kính không chảy được.
4. (Tính) Hòa vui. ◇ Tấn Thư : "Ngu ngũ thế đồng , khuê môn ung mục" , (Tang Ngu truyện ) (Tang) Ngu năm đời sống chung, trong nhà hòa mục.

Từ điển Thiều Chửu

① Sông chảy xung quanh ấp dùng như ao rửa gọi là ung.
② Châu Ung, thuộc tỉnh Quảng Tây. Ngày xưa dùng như chữ ung , chữ ung .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hòa hảo, hài hòa (như , bộ );
② (văn) Trồng (cây);
③ (văn) Lấp (như , bộ );
④ [Yong] Tên sông; Sông Ung (ở Quảng Tây, Trung Quốc);
⑤ [Yong] Thành phố Ung Ninh (gọi tắt).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất mà xung quang là nước — Hòa hợp êm đẹp.
ức
yǐ ㄧˇ, yì ㄧˋ

ức

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngực. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh hữu tình lệ triêm ức, Giang thủy giang hoa khởi chung cực?" , (Ai giang đầu ) Người ta có tình cảm, nước mắt thấm ướt ngực, Nước sông, hoa sông há có tận cùng không?
2. (Danh) Tấm lòng, bụng dạ. ◎ Như: "tư ức" nỗi riêng. ◇ Văn tâm điêu long : "Thần hung ức, nhi chí khí thống kì quan kiện" , (Thần tư ).
3. (Động) Suy đoán, thôi trắc. ◎ Như: "ức đạc" phỏng đoán, "ức thuyết" nói phỏng. ◇ Tô Thức : "Sự bất mục kiến nhĩ văn, nhi ức đoạn kì hữu vô khả hồ?" , (Thạch chung san kí ) Việc không mắt thấy tai nghe, mà phỏng đoán có không được chăng?
4. (Động) Buồn giận, uất ức. ◇ Lí Hoa : "Địa khoát thiên trường, bất tri quy lộ. Kí thân phong nhận, phức ức thùy tố?" , . , (Điếu cổ chiến trường văn ) Đất rộng trời dài, không biết đường về. Gửi thân nơi gươm giáo, uất ức ngỏ cùng ai?

Từ điển Thiều Chửu

① Ngực. Nói bóng nghĩa là tấm lòng, như tư ức nỗi riêng.
② Lấy ý riêng đoán, như ức đạc đoán phỏng, ức thuyết nói phỏng, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngực, ức: Đánh trúng ngực;
② Đoán theo ý riêng, ức đoán. (Ngr) Chủ quan.【】ức trắc [yìcè] Đoán, đoán chừng, ức đoán, suy đoán chủ quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ngực. Ta cũng gọi là cái ức.

Từ ghép 3

mi, my
mí ㄇㄧˊ

mi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con nai. ◇ Mạnh Tử : "Lạc kì hữu mi lộc ngư miết" 鹿 Vui có nai, hươu, cá, ba ba.
2. (Danh) Lông mày. § Thông "mi" . ◇ Tuân Tử : "Diện vô tu mi" (Phi tướng ) Mặt không có râu và lông mày.
3. (Danh) Bờ nước, ven nước. § Thông "mi" . ◇ Thi Kinh : "Bỉ hà nhân tư, hà chi mi" , (Tiểu nhã , Xảo ngôn ) Người nào thế kia, Ở bên bờ nước.
4. (Danh) Họ "Mi".

my

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con nai

Từ điển Thiều Chửu

① Con nai, mỗi năm cũng thay sừng một lần, chỉ khác là sừng hươu thì cuối xuân mới thay mà nai thì sang mùa đông mới thay.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nai (sừng tấm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con nai.
hựu
yòu ㄧㄡˋ

hựu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rộng thứ, tha thứ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đối đãi, xử một cách khoan hậu, nhân từ. ◇ Kê Khang : "Thánh nhân bất đắc dĩ nhi lâm thiên hạ, dĩ vạn vật vi tâm, tại hựu quần sanh" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Thánh nhân bất đắc dĩ mà đến với thiên hạ, lấy muôn vật làm lòng mình, đối đãi khoan hậu với chúng sinh.
2. (Động) Rộng thứ, tha thứ. ◇ Tô Thức : "Cao Dao viết sát chi, tam Nghiêu viết hựu chi, tam" , , (Hình thưởng ) Ông Cao Dao (làm hình quan) ba lần bảo giết đi, vua Nghiêu ba lần bảo tha cho.
3. § Xem "hựu mật" .
4. § Cũng như "hựu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Rộng thứ, tha thứ cho.
② Rộng rãi, sâu xa.
③ Cùng nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khoan dung, khoan thứ, tha thứ: Lượng thứ;
② Rộng rãi sâu xa;
③ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ rộng rãi — Tha thứ. Tha tội — Giúp đỡ — Khuyên răn.

Từ ghép 2

triền
chán ㄔㄢˊ

triền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỗ ở của dân
2. quán chợ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ ở trong thành thị của người bình dân thời xưa.
2. (Danh) Quán chợ, hàng quán, cửa hàng. ◎ Như: "thị triền" phố chợ. ◇ Nguyễn Du : "Cựu nhạc tử tán, kì nhân lưu lạc thị triền, hiệp kĩ dĩ ngao" , , (Long Thành cầm giả ca ) Đội nhạc cũ tiêu tán, nàng lưu lạc nơi quán chợ, ôm đàn gảy dạo.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ của một người dân ở gọi là triền.
② Quán chợ, đời xưa các chợ đều do quan làm, nhưng chỉ đánh thuế nhà không đánh thuế đồ hàng. Nay cũng gọi các hàng quán là thị triền . Nguyễn Du : Cựu nhạc tử tán, kì nhân lưu lạc thị triền, hiệp kĩ dĩ ngao đội nhạc cũ tiêu tán, nàng lưu lạc nơi quán chợ, ôm đàn gảy dạo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chỗ ở của một gia đình thời xưa;
② Quán chợ, hàng quán, cửa hàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khu đất hai mẫu rưỡi ta — Ngôi nhà có một gia dình ngụ — Tiệm bán hàng.

Từ ghép 1

trước, trứ, trữ
chú ㄔㄨˊ, zhāo ㄓㄠ, zháo ㄓㄠˊ, zhē ㄓㄜ, zhe , zhù ㄓㄨˋ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

trước

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mặc áo
2. biên soạn sách
3. nước cờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiển lộ, biểu hiện. ◇ Lễ Kí : "Yểm kì bất thiện nhi trứ kì thiện" (Đại Học ).
2. (Động) Soạn, viết. ◎ Như: "trứ thư lập thuyết" soạn sách lập thuyết.
3. (Động) Nêu lên. ◎ Như: "vĩnh trứ vi lệnh" cứ nêu thế làm phép mãi mãi.
4. (Động) Ghi chép, kí tái. ◇ Thương quân thư : "Tứ cảnh chi nội, trượng phu nữ tử giai hữu danh ư thượng, sanh giả trứ, tử giả tước" , , , (Cảnh nội ) Trai gái trong khắp bốn cõi đều có tên trên sổ, khi còn sống thì ghi vào, chết thì xóa đi.
5. (Tính) Sáng, rõ ràng. ◎ Như: "hiển trứ" sáng rõ, "trứ danh" nổi tiếng.
6. (Danh) Văn chương, tác phẩm. ◎ Như: "danh trứ" tác phẩm nổi tiếng, "cự trứ" tác phẩm lớn.
7. Một âm là "trước". (Động) Ở gần, dựa vào, tiếp xúc. ◇ Tống Ngọc : "Trước phấn tắc thái bạch, ư chu tắc thái xích" , (Đăng đồ tử hảo sắc phú ) Gần phấn thì trắng, gần son thì đỏ.
8. (Động) Bị, mắc, chịu. ◎ Như: "trước phong" bị cảm gió, "trước lương" bị cảm lạnh.
9. (Động) Hóa ra, thành ra. ◎ Như: "trước cấp" (hóa ra) vội vàng, "trước hoảng" (đâm ra) hoảng sợ.
10. (Động) Mặc, mang, xỏ. ◎ Như: "trước y" mặc áo. ◇ Lí Bạch : "Cừu phi thanh mao cẩm, Thân trước xích sương bào" , (Thượng nguyên phu nhân ).
11. (Động) Ham, thích, tham luyến. ◇ Hàn Dũ : "Ngô lão trước độc thư, Dư sự bất quải nhãn" , (Tặng Trương Tịch ).
12. (Động) Đến, tới nơi. ◎ Như: "phi cơ tựu yếu trước lục liễu" phi cơ sắp hạ cánh (phi cơ xuống tới mặt đất). ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Thiếp gia lâm Vị Bắc, Xuân mộng trước Liêu Tây" , 西 (Tạp thi ).
13. (Động) Nở hoa, ra trái. ◇ Vương Duy : "Lai nhật ỷ song tiền, Hàn mai trước hoa vị" , (Tạp thi ) Ngày bạn đến đây, trước cửa sổ đẹp, Cây mai lạnh đã nở hoa chưa?
14. (Động) Tô. ◎ Như: "trước sắc" tô màu.
15. (Động) Sai khiến. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã trước nhĩ đãn khứ xử hành giam tọa thủ, thùy trước nhĩ dĩ đậu đích hồ hành loạn tẩu?" , ? (Đệ tứ bổn , Đệ nhị chiết) Ta sai mày lúc đi khi ngồi trông coi (cô nương), ai khiến mày dẫn dụ nó làm bậy chạy càn?
16. (Danh) Nước đánh cờ. ◎ Như: "kì cao nhất trước" một nước cờ cao.
17. (Danh) Mưu kế, đường lối, phương pháp. ◎ Như: "thất trước" sai đường (tính lầm), "vô trước" không có cách. ◇ Thủy hử truyện : "Tam thập lục trước, tẩu vi thượng trước" , (Đệ nhị hồi) Ba mươi sáu kế, chạy là cách hơn cả.
18. (Danh) Nơi dồn tụ, kết cục. ◎ Như: "trước lạc" kết quả, kết cục, "sự tình hoàn một hữu trước lạc" sự việc chưa ra đâu vào đâu cả.
19. (Trợ) Biểu thị mệnh lệnh, hoặc khuyên nhủ: đây, đi, chứ. ◎ Như: "nhĩ thính trước" anh nghe đây, "nhĩ mạn trước tẩu" anh đi chậm chứ, "trước chiếu sở thỉnh" cứ theo điều đã thỉnh cầu (dùng trong văn thư).
20. (Trợ) Biểu thị động tác đang tiến hành. ◎ Như: "tọa trước" đang ngồi, "tẩu trước" đang đi.
21. (Trợ) Biểu thị tình trạng tồn tại. ◎ Như: "trác tử thượng hoàn phóng trước kỉ bổn thư" trên bàn (còn) có để mấy quyển sách.
22. (Trợ) Rất, lắm (đặt trước thán từ tăng thêm ý nghĩa câu nói). ◎ Như: "giá hài tử thông minh trước ni" đứa bé này thông minh lắm.
23. (Trợ) Được. ◎ Như: "kiến trước" thấy được, "phùng trước" gặp được.
24. Một âm là "trữ". (Danh) Chỗ khoảng giữa cửa và tấm bình phong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rõ, rõ rệt, sáng tỏ, nổi, xuất sắc: Nổi tiếng; Có những thành tích xuất sắc;
② Soạn, viết: Biên soạn; Viết sách;
③ Trước tác, tác phẩm: Tác phẩm nổi tiếng; Trước tác mới, tác phẩm mới; Tác phẩm dịch;
④ (văn) Phụ vào, thêm vào (như , bộ );
⑤ (văn) Ghi vào, đăng kí (tên...): Trai gái trong khắp bốn cõi đều có tên trên sổ, khi còn sống thì ghi vào, chết thì xóa đi (Thương Quân thư);
⑥ (văn) Dựa vào, tựa vào Xem [zhuó] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc: Mặc áo;
② Tiếp; liền: Gần liền, phụ liền vào;
③ Tô (màu), bắt (tay). 【】trước sắc [zhuósè] Tô màu, bôi màu;
④ Manh mối; cách: Không tìm ra manh mối gì, không tìm ra cách gì. Xem [zhao], [zháo], [zhe] và [zhù].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zhuó] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phụ vào — Dùng làm trợ từ — Người sinh sống ở một vùng. Td: Thổ trước ( dân trong vùng ) — Mặc áo. Mặc vào. Đặt để vào — Ghi chép vào. Cũng đọc Trứ.

Từ ghép 9

trứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

nêu lên, nổi lên, rõ rệt, nổi danh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiển lộ, biểu hiện. ◇ Lễ Kí : "Yểm kì bất thiện nhi trứ kì thiện" (Đại Học ).
2. (Động) Soạn, viết. ◎ Như: "trứ thư lập thuyết" soạn sách lập thuyết.
3. (Động) Nêu lên. ◎ Như: "vĩnh trứ vi lệnh" cứ nêu thế làm phép mãi mãi.
4. (Động) Ghi chép, kí tái. ◇ Thương quân thư : "Tứ cảnh chi nội, trượng phu nữ tử giai hữu danh ư thượng, sanh giả trứ, tử giả tước" , , , (Cảnh nội ) Trai gái trong khắp bốn cõi đều có tên trên sổ, khi còn sống thì ghi vào, chết thì xóa đi.
5. (Tính) Sáng, rõ ràng. ◎ Như: "hiển trứ" sáng rõ, "trứ danh" nổi tiếng.
6. (Danh) Văn chương, tác phẩm. ◎ Như: "danh trứ" tác phẩm nổi tiếng, "cự trứ" tác phẩm lớn.
7. Một âm là "trước". (Động) Ở gần, dựa vào, tiếp xúc. ◇ Tống Ngọc : "Trước phấn tắc thái bạch, ư chu tắc thái xích" , (Đăng đồ tử hảo sắc phú ) Gần phấn thì trắng, gần son thì đỏ.
8. (Động) Bị, mắc, chịu. ◎ Như: "trước phong" bị cảm gió, "trước lương" bị cảm lạnh.
9. (Động) Hóa ra, thành ra. ◎ Như: "trước cấp" (hóa ra) vội vàng, "trước hoảng" (đâm ra) hoảng sợ.
10. (Động) Mặc, mang, xỏ. ◎ Như: "trước y" mặc áo. ◇ Lí Bạch : "Cừu phi thanh mao cẩm, Thân trước xích sương bào" , (Thượng nguyên phu nhân ).
11. (Động) Ham, thích, tham luyến. ◇ Hàn Dũ : "Ngô lão trước độc thư, Dư sự bất quải nhãn" , (Tặng Trương Tịch ).
12. (Động) Đến, tới nơi. ◎ Như: "phi cơ tựu yếu trước lục liễu" phi cơ sắp hạ cánh (phi cơ xuống tới mặt đất). ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Thiếp gia lâm Vị Bắc, Xuân mộng trước Liêu Tây" , 西 (Tạp thi ).
13. (Động) Nở hoa, ra trái. ◇ Vương Duy : "Lai nhật ỷ song tiền, Hàn mai trước hoa vị" , (Tạp thi ) Ngày bạn đến đây, trước cửa sổ đẹp, Cây mai lạnh đã nở hoa chưa?
14. (Động) Tô. ◎ Như: "trước sắc" tô màu.
15. (Động) Sai khiến. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã trước nhĩ đãn khứ xử hành giam tọa thủ, thùy trước nhĩ dĩ đậu đích hồ hành loạn tẩu?" , ? (Đệ tứ bổn , Đệ nhị chiết) Ta sai mày lúc đi khi ngồi trông coi (cô nương), ai khiến mày dẫn dụ nó làm bậy chạy càn?
16. (Danh) Nước đánh cờ. ◎ Như: "kì cao nhất trước" một nước cờ cao.
17. (Danh) Mưu kế, đường lối, phương pháp. ◎ Như: "thất trước" sai đường (tính lầm), "vô trước" không có cách. ◇ Thủy hử truyện : "Tam thập lục trước, tẩu vi thượng trước" , (Đệ nhị hồi) Ba mươi sáu kế, chạy là cách hơn cả.
18. (Danh) Nơi dồn tụ, kết cục. ◎ Như: "trước lạc" kết quả, kết cục, "sự tình hoàn một hữu trước lạc" sự việc chưa ra đâu vào đâu cả.
19. (Trợ) Biểu thị mệnh lệnh, hoặc khuyên nhủ: đây, đi, chứ. ◎ Như: "nhĩ thính trước" anh nghe đây, "nhĩ mạn trước tẩu" anh đi chậm chứ, "trước chiếu sở thỉnh" cứ theo điều đã thỉnh cầu (dùng trong văn thư).
20. (Trợ) Biểu thị động tác đang tiến hành. ◎ Như: "tọa trước" đang ngồi, "tẩu trước" đang đi.
21. (Trợ) Biểu thị tình trạng tồn tại. ◎ Như: "trác tử thượng hoàn phóng trước kỉ bổn thư" trên bàn (còn) có để mấy quyển sách.
22. (Trợ) Rất, lắm (đặt trước thán từ tăng thêm ý nghĩa câu nói). ◎ Như: "giá hài tử thông minh trước ni" đứa bé này thông minh lắm.
23. (Trợ) Được. ◎ Như: "kiến trước" thấy được, "phùng trước" gặp được.
24. Một âm là "trữ". (Danh) Chỗ khoảng giữa cửa và tấm bình phong.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng, rõ rệt. Như trứ danh nổi tiếng.
② Soạn thuật sách vở. Như trứ thư lập thuyết làm ra sách vở.
③ Nêu lên. Như vĩnh trứ vi lệnh cứ nêu thế làm phép mãi mãi.
④ Một âm là trước. Mặc. Như trước y mặc áo.
⑤ Ðánh nước cờ. Vì thế nên sự gì tính lầm lỡ việc gọi là thất trước tính lầm.
⑥ Bám. Người ở một chỗ không rời đi đâu gọi là thổ trước . Cây có hoa gọi là trước hoa . Vương Duy : Lai nhật ỷ song tiền, Hàn mai trước hoa vị (Tạp thi ) Ngày bạn đến đây, trước cửa sổ đẹp, Cây mai lạnh đã nở hoa chưa?
⑦ Ði đến đâu gọi là trước xứ .
⑧ Ðược. Dùng làm trợ từ. Như kiến trước thấy được, phùng trước gặp được.
⑨ Lời mệnh lệnh. Như trước chiếu sở thỉnh cứ xét điều đã xin.
⑩ Sự gì có quy thức gọi là trước. Như trước thực đúng thực, trước lạc đúng chỗ. Tục hay viết là .
⑪ Một âm nữa là trữ. Chỗ khoang cửa cách bình phong.
⑫ Ngôi thứ.
⑬ Tích chứa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rõ, rõ rệt, sáng tỏ, nổi, xuất sắc: Nổi tiếng; Có những thành tích xuất sắc;
② Soạn, viết: Biên soạn; Viết sách;
③ Trước tác, tác phẩm: Tác phẩm nổi tiếng; Trước tác mới, tác phẩm mới; Tác phẩm dịch;
④ (văn) Phụ vào, thêm vào (như , bộ );
⑤ (văn) Ghi vào, đăng kí (tên...): Trai gái trong khắp bốn cõi đều có tên trên sổ, khi còn sống thì ghi vào, chết thì xóa đi (Thương Quân thư);
⑥ (văn) Dựa vào, tựa vào Xem [zhuó] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rõ rệt ra. Xem Trứ danh — Viết ra. Soạn ra. Cũng đọc Trước — Tên người, tức Nguyễn Công Trứ, 1778-1858, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, hiệu là Hi Văn, người xã Uy viễn huyện Nghi xuân tỉnh Hà tĩnh, đậu Giải nguyên năm 1919, niên hiệu Gia long thứ 18, trải thờ đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, làm quan từ chức Hành tẩu Sử quán tới Binh bộ Thượng thư, lại có lúc bị cách tuột làm lính trơn, cuộc đời làm quan vô cùng sôi nổi, nhiều thăng giáng. Ông có tư tưởng hào hùng phóng khoáng. Tác phẩm chữ Nôm có nhiều bài thơ, Hát nói, câu đối, và bài Hàn nho phong vị phú.

Từ ghép 5

trữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

khoang cửa cách bình phong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiển lộ, biểu hiện. ◇ Lễ Kí : "Yểm kì bất thiện nhi trứ kì thiện" (Đại Học ).
2. (Động) Soạn, viết. ◎ Như: "trứ thư lập thuyết" soạn sách lập thuyết.
3. (Động) Nêu lên. ◎ Như: "vĩnh trứ vi lệnh" cứ nêu thế làm phép mãi mãi.
4. (Động) Ghi chép, kí tái. ◇ Thương quân thư : "Tứ cảnh chi nội, trượng phu nữ tử giai hữu danh ư thượng, sanh giả trứ, tử giả tước" , , , (Cảnh nội ) Trai gái trong khắp bốn cõi đều có tên trên sổ, khi còn sống thì ghi vào, chết thì xóa đi.
5. (Tính) Sáng, rõ ràng. ◎ Như: "hiển trứ" sáng rõ, "trứ danh" nổi tiếng.
6. (Danh) Văn chương, tác phẩm. ◎ Như: "danh trứ" tác phẩm nổi tiếng, "cự trứ" tác phẩm lớn.
7. Một âm là "trước". (Động) Ở gần, dựa vào, tiếp xúc. ◇ Tống Ngọc : "Trước phấn tắc thái bạch, ư chu tắc thái xích" , (Đăng đồ tử hảo sắc phú ) Gần phấn thì trắng, gần son thì đỏ.
8. (Động) Bị, mắc, chịu. ◎ Như: "trước phong" bị cảm gió, "trước lương" bị cảm lạnh.
9. (Động) Hóa ra, thành ra. ◎ Như: "trước cấp" (hóa ra) vội vàng, "trước hoảng" (đâm ra) hoảng sợ.
10. (Động) Mặc, mang, xỏ. ◎ Như: "trước y" mặc áo. ◇ Lí Bạch : "Cừu phi thanh mao cẩm, Thân trước xích sương bào" , (Thượng nguyên phu nhân ).
11. (Động) Ham, thích, tham luyến. ◇ Hàn Dũ : "Ngô lão trước độc thư, Dư sự bất quải nhãn" , (Tặng Trương Tịch ).
12. (Động) Đến, tới nơi. ◎ Như: "phi cơ tựu yếu trước lục liễu" phi cơ sắp hạ cánh (phi cơ xuống tới mặt đất). ◇ Thẩm Thuyên Kì : "Thiếp gia lâm Vị Bắc, Xuân mộng trước Liêu Tây" , 西 (Tạp thi ).
13. (Động) Nở hoa, ra trái. ◇ Vương Duy : "Lai nhật ỷ song tiền, Hàn mai trước hoa vị" , (Tạp thi ) Ngày bạn đến đây, trước cửa sổ đẹp, Cây mai lạnh đã nở hoa chưa?
14. (Động) Tô. ◎ Như: "trước sắc" tô màu.
15. (Động) Sai khiến. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã trước nhĩ đãn khứ xử hành giam tọa thủ, thùy trước nhĩ dĩ đậu đích hồ hành loạn tẩu?" , ? (Đệ tứ bổn , Đệ nhị chiết) Ta sai mày lúc đi khi ngồi trông coi (cô nương), ai khiến mày dẫn dụ nó làm bậy chạy càn?
16. (Danh) Nước đánh cờ. ◎ Như: "kì cao nhất trước" một nước cờ cao.
17. (Danh) Mưu kế, đường lối, phương pháp. ◎ Như: "thất trước" sai đường (tính lầm), "vô trước" không có cách. ◇ Thủy hử truyện : "Tam thập lục trước, tẩu vi thượng trước" , (Đệ nhị hồi) Ba mươi sáu kế, chạy là cách hơn cả.
18. (Danh) Nơi dồn tụ, kết cục. ◎ Như: "trước lạc" kết quả, kết cục, "sự tình hoàn một hữu trước lạc" sự việc chưa ra đâu vào đâu cả.
19. (Trợ) Biểu thị mệnh lệnh, hoặc khuyên nhủ: đây, đi, chứ. ◎ Như: "nhĩ thính trước" anh nghe đây, "nhĩ mạn trước tẩu" anh đi chậm chứ, "trước chiếu sở thỉnh" cứ theo điều đã thỉnh cầu (dùng trong văn thư).
20. (Trợ) Biểu thị động tác đang tiến hành. ◎ Như: "tọa trước" đang ngồi, "tẩu trước" đang đi.
21. (Trợ) Biểu thị tình trạng tồn tại. ◎ Như: "trác tử thượng hoàn phóng trước kỉ bổn thư" trên bàn (còn) có để mấy quyển sách.
22. (Trợ) Rất, lắm (đặt trước thán từ tăng thêm ý nghĩa câu nói). ◎ Như: "giá hài tử thông minh trước ni" đứa bé này thông minh lắm.
23. (Trợ) Được. ◎ Như: "kiến trước" thấy được, "phùng trước" gặp được.
24. Một âm là "trữ". (Danh) Chỗ khoảng giữa cửa và tấm bình phong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khoảng giữa cửa và tấm bình phong: Đợi ta ở khoảng giữa cửa và tấm bình phong (Thi Kinh);
② Ngôi thứ;
③ Tích chứa.
dật, trật
zhì ㄓˋ

dật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ tự
2. trật (10 năm)

trật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thứ tự
2. trật (10 năm)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ tự. ◎ Như: "trật tự" thứ hạng trên dưới trước sau.
2. (Danh) Cấp bậc, phẩm cấp, chức vị của quan lại. ◎ Như: "thăng trật" lên cấp trên. ◇ Sử Kí : "Toại phục tam nhân quan trật như cố, dũ ích hậu chi" , (Tần bổn kỉ ) Bèn phục chức vị cho ba người như trước, lại càng thêm coi trọng.
3. (Danh) Bổng lộc. ◇ Hàn Dũ : "Vấn kì lộc, tắc viết hạ đại phu chi trật dã" 祿, (Tránh thần luận ) Hỏi bổng lộc ông, ông đáp là bổng lộc của hạ đại phu.
4. (Danh) Mười năm gọi là một "trật". ◎ Như: "thất trật" bảy mươi tuổi, "bát trật" tám mươi tuổi. ◇ Bạch Dị : "Dĩ khai đệ thất trật, Bão thực nhưng an miên" , (Nguyên nhật ) Đã lên bảy mươi tuổi, Vẫn ăn no ngủ yên.
5. (Tính) Ngăn nắp, có thứ tự. ◎ Như: "trật tự tỉnh nhiên" ngăn nắp thứ tự, đâu vào đấy.
6. (Tính) Thường, bình thường. ◇ Thi Kinh : "Thị viết kí túy, Bất tri kì trật" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Ấy là đã say, Chẳng biết lễ thường nữa.
7. (Động) Thụ chức.
8. (Động) Tế tự. ◇ Ngụy thư : "Mậu Dần, đế dĩ cửu hạn, hàm trật quần thần" , , (Cao Tổ kỉ ).
9. § Thông "điệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trật tự, thứ tự.
② Phẩm trật, một tên riêng để định phẩm hàm quan to quan nhỏ.
③ Cung kính.
④ Mười năm gọi là một trật, bảy mươi tuổi gọi là thất trật , tám mươi tuổi gọi là bát trật , v.v.
⑤ Lộc.
⑥ Thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】trật tự [zhìxù] Trật tự: Trật tự xã hội;
② (văn) Mười tuổi (năm): Mừng thọ 70 tuổi;
③ (văn) Phẩm trật;
④ (văn) Cung kính;
⑤ (văn) Lộc;
⑥ (văn) Thường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ tự trên dưới trước sau — Thứ bậc. Hạng.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.