tịnh lập

phồn thể

Từ điển phổ thông

song song tồn tại

Từ điển trích dẫn

1. Đồng thời tồn tại. § Ý nói cùng có địa vị, thế lực tương đương. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quyết tính bất trắc, huống kim lưỡng hùng bất tịnh lập, thảng bỉ tửu hậu trí độc, thiếp tương nại như" , , , (Đệ thập tam hồi) (Lí) Quyết là người không lường được. Vả nay hai bậc anh hùng không thể cùng lúc đứng ngang nhau. (Phu quân sang bên ấy,) ví dù trong khi ăn uống, bị đánh thuốc độc, thiếp làm thế nào?
2. Đứng cùng nhau. ◎ Như: "tha môn lưỡng nhân tại đài thượng tịnh lập trước" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng đứng ngang nhau.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ ngôi sao mới xuất hiện trong không trung. Có khi chỉ sao chổi.
2. Đặc chỉ ẩn sĩ "Nghiêm Quang" (đời Đông Hán). Có lần cùng vua "Quang Vũ" truyện trò, rồi cùng nằm ngủ; Nghiêm Quang đè chân lên cả bụng vua; ngày hôm sau quan thái sử tâu có sao "khách tinh" phạm phải chòm sao "Ngự" rất gấp; vua cười nói: Cố nhân của ta Nghiêm Tử Lăng cùng nằm ngủ đấy thôi.
3. Theo thần thoại truyền thuyết, "Thiên Hà" tương thông với biển, mỗi năm vào tháng tám có bè qua lại. Có người cưỡi bè lên trời gặp gỡ "Khiên Ngưu" đàm luận. Sau khi trở về, tới nước Thục, "Nghiêm Quân Bình" báo rằng: Ngày đó tháng đó năm đó có "khách tinh" phạm phải sao "Khiên Ngưu". Tính ra đúng là khi người này đến "Thiên Hà".
phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

như
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng, giống, như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, theo đúng. ◎ Như: "như ước" theo đúng ước hẹn, "như mệnh" tuân theo mệnh lệnh.
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí : "Tề sứ giả như Lương" 使 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" , (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" . ◎ Như: "đột như kì lai" đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" ... nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ : "Khuông nhân kì như dư hà" (Tử Hãn ) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" .
10. (Danh) Họ "Như".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng, cùng. Dùng để so sánh, như ái nhân như kỉ yêu người như yêu mình.
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo, theo đúng: Hoàn thành đúng kì hạn; Phải theo đúng như đã giao ước;
② Như, giống như: Thương người như thể thương thân; Bền vững như thép. 【】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: Gan dạ như thế; Tất nhiên là như vậy; 【】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: ? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); 【】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: ? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【 】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): ? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như [rú...rán]): Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: ? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: Tôi không bằng anh ấy; Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như , nghĩa ⑪): Đi nhà xí; Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 使 [rúshê]; 【】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 使;【】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 使? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【】như hữu [ruýôu] (văn) Như 使;
⑥ (văn) Và: Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 便 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như ): Đến một cách đột ngột; Có vẻ tin cẩn thật thà; Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Thuận theo — Đến. Tới — Nếu — Giống với. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Bạn già lớp trước nay còn mấy, chuyện cũ mười phần chín chẳng hư « — Bằng với. Td: Cần bất như chuyên ( Cần thì không bằng Chuyên ).

Từ ghép 28

gia
jiā ㄐㄧㄚ

gia

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thêm vào, tăng thêm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cộng với (làm phép toán). ◎ Như: "tam gia ngũ đẳng ư bát" ba cộng với năm là tám.
2. (Động) Chất thêm, thêm lên trên. ◎ Như: "vũ tuyết giao gia" mưa tuyết cùng chất thêm lên.
3. (Động) Thi hành (hình phạt) hoặc thi (ơn). ◎ Như: "gia sủng tích" ban cho ân sủng. ◇ Hàn Dũ : "Xa phục bất duy, đao cứ bất gia, lí loạn bất tri, truất trắc bất văn" , , , (Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự ) Ngựa xe mũ áo không ràng buộc, hình cụ không dùng tới, trị loạn không hay biết, truất quan thăng chức không phải nghe.
4. (Động) Tăng thêm, làm thêm. ◇ Luận Ngữ : "Kí phú hĩ, hựu hà gia yên" , (Tử Lộ ) (Dân) đã giàu rồi, phải làm thêm gì nữa?
5. (Tính) Hơn. ◎ Như: "gia nhân nhất đẳng" hơn người một bực.
6. (Phó) Càng, càng thêm. ◇ Vương An Thạch : "Cái kì hựu thâm, tắc kì chí hựu gia thiểu hĩ" , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Càng vô sâu (trong hang), thì số người tới được càng ít.
7. (Liên) "Gia dĩ" hơn nữa, thêm vào đó.
8. (Danh) Phép tính cộng.
9. (Danh) Họ "Gia".

Từ điển Thiều Chửu

① Thêm.
② Chất thêm, như vũ tuyết giao gia mưa tuyết cùng chất thêm lên.
③ Hơn, như gia nhân nhất đẳng hơn người một bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Phép) cộng: 2 cộng với 3 là 5;
② Thêm, tăng: Tăng nhanh; Thêm tiền; Thêm tí đường vào;
③ (văn) Chất thêm: Mưa và tuyết cùng chất thêm lên;
④ (văn) Hơn: Hơn người một bậc;
⑤ Nhấn mạnh: Hết sức cẩn thận; Hết lời khen ngợi; Không chịu suy nghĩ;
⑥ Trút, đổ: Đổ trách nhiệm cho người khác;
⑦ 【】 gia dĩ [jiayê] a. Tiến hành, để (thường lược đi): Vấn đề này phải trong một điều kiện nào đó mới có thể (tiến hành) giải quyết được; Cố gắng (để) khắc phục; b. Hơn nữa, thêm vào đó: Anh ấy vốn đã sáng dạ, hơn nữa lại rất chăm chỉ, nên tiến bộ rất nhanh;
⑧ [Jia] (Họ) Gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thêm vào. Thêm lên — Làm việc gì cho ai — Ở. Ở nơi nào — Phép tính cộng.

Từ ghép 50

cập
jí ㄐㄧˊ

cập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tới, đến, kịp
2. bằng
3. cùng với, và

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt tới. ◎ Như: "cập chí" cho đến, "cập đệ" thi đậu. ◇ Tả truyện : "Bất cập hoàng tuyền, vô tương kiến dã" , (Ẩn Công nguyên niên ) Không tới suối vàng thì không gặp nhau.
2. (Động) Kịp. ◎ Như: "cập thời" kịp thời, "cập tảo" sớm cho kịp. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã dĩ thất khẩu, hối vô cập" , (Thâu đào ) Ta đã lỡ lời, hối chẳng kịp.
3. (Động) Bằng. ◎ Như: "bất cập nhân" chẳng bằng người. ◇ Lí Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Động) Liên quan, liên lụy, dính líu. ◎ Như: "ba cập" liên lụy (như sóng tràn tới).
5. (Động) Kế tục. ◎ Như: "huynh chung đệ cập" anh chết em kế tục (chế độ ngày xưa truyền ngôi vua từ anh tới em).
6. (Động) Thừa lúc, thừa dịp. ◇ Tả truyện : "Cập kì vị kí tế dã, thỉnh kích chi" , (Hi Công nhị thập nhị niên ) Thừa dịp họ chưa qua sông hết, xin hãy tấn công.
7. (Liên) Cùng, và. ◇ Ngụy Hi : "Khấu kì hương cập tính tự, giai bất đáp" , (Đại thiết truy truyện ) Hỏi quê quán và tên họ, đều không đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, đến. Từ sau mà đến gọi là cập, như huynh chung đệ cập anh hết đến em, cập thời kịp thời, ba cập tràn tới, nghĩa bóng là sự ở nơi khác liên lụy đế mình.
② Bằng, như bất cập nhân chẳng bằng người.
Cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới: Từ ngoài đến trong; Sắp (đến) mười năm; Liên quan tới; Từ xưa đến nay chưa từng nghe nói (Tuân tử);
② Kịp: Bây giờ đi không kịp nữa.【】cập thời [jíshí] Kịp thời, kịp lúc: Uốn nắn sai lầm kịp thời; 【】cập tảo [jízăo] Sớm: Đã có vấn đề thì nên giải quyết cho sớm; 【】cập chí [jízhì] Đến: Đến chiều;
③ Bằng: Gỗ liễu không chắc bằng gỗ thông; Tôi không bằng anh ấy; Anh đẹp lắm, Từ Công sao đẹp bằng anh? (Chiến quốc sách);
④ Và, cùng với: Vấn đề chủ yếu và thứ yếu; Hỏi thăm quê quán và tên họ, đều không đáp (Ngụy Hi: Đại Thiết Chùy truyện); Lòng cô gái bi thương, lo sợ sẽ phải về cùng chàng công tử (Thi Kinh); Tấn hầu cùng với Sở tử, Trịnh Bá đánh nhau ở Yên Lăng (Xuân thu kinh: Thành công thập lục niên);
⑤ (văn) Kịp đến khi, đến lúc: Đến khi quân địch dùng thương đánh tiếp thì người trong trại lại nằm phục xuống như con vịt trời (Thanh bại loại sao);
⑥ Đợi đến khi, nhân lúc, thừa dịp: Thừa dịp họ chưa qua sông hết, mau tấn công họ (Tả truyện: Hi công nhị thập nhị niên);
⑦ [Jí] (Họ) Cập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Tới — Kịp.

Từ ghép 25

cực
jí ㄐㄧˊ

cực

phồn thể

Từ điển phổ thông

cực, tột cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ nhà, rường cột nhà. ◇ Trang Tử : "Kì lân hữu phu thê thần thiếp đăng cực giả" (Tắc Dương ) Hàng xóm người ấy, có cả vợ chồng, tôi tớ, tì thiếp leo lên cột trụ nhà.
2. (Danh) Chỗ cao xa nhất, chỗ tận cùng. ◇ Thi Kinh : "Du du thương thiên, Hạt kì hữu cực?" , (Đường phong , Bảo vũ ) Trời xanh cao xa kia ơi, Bao giờ đến được chỗ tận cùng?
3. (Danh) Ngôi vua. ◎ Như: "đăng cực" lên ngôi vua.
4. (Danh) Chỗ chính giữa làm chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇ Thi Kinh : "Thương ấp dực dực, Tứ phương chi cực" , (Thương tụng , Ân vũ ) Kinh đô nhà Thương rất tề chỉnh, Làm khuôn mẫu cho các nước ở bốn phương.
5. (Danh) Chỉ sao Bắc cực.
6. (Danh) Khí cụ (như quả cân) để xác định trọng lượng (nặng nhẹ). ◇ Dật Chu thư : "Độ tiểu đại dĩ chánh, quyền khinh trọng dĩ cực" , (Độ huấn ) Đo lớn nhỏ thì dùng cái "chánh", cân nặng nhẹ dùng cái "cực".
7. (Danh) Đầu trục trái đất. ◎ Như: "nam cực" cực nam địa cầu, "bắc cực" cực bắc địa cầu.
8. (Danh) Biên tế, biên giới. ◇ Tuân Tử : "Vũ trung lục chỉ vị chi cực" (Nho hiệu ) Chỗ tận cùng của "lục chỉ" (trên, dưới và bốn phương hướng) gọi là "cực" , tức là biên tế.
9. (Danh) Số mục: triệu lần một triệu. § Các thuyết không thống nhất. ◇ Thái bình ngự lãm : "Thập thập vị chi bách, thập bách vị chi thiên, thập thiên vị chi vạn, thập vạn vị chi ức, thập ức vị chi triệu, thập triệu vị chi kinh, thập kinh vị chi cai, thập cai vị chi bổ, thập bổ vị chi tuyển, thập tuyển vị chi tái, thập tái vị chi cực" , , , , , , , , , , (Quyển thất ngũ dẫn Hán Ưng Thiệu , Phong tục thông ).
10. (Danh) Đầu điện. ◎ Như: "âm cực" cực điện âm, "dương cực" cực điện dương.
11. (Động) Tìm hiểu sâu xa, cùng cứu. ◇ Vương Sung : "Thánh nhân chi ngôn, (...), bất năng tận giải, nghi nan dĩ cực chi" , (...), , (Luận hành , Vấn Khổng ).
12. (Động) Khốn quẫn; làm cho khốn quẫn, nhọc nhằn. ◇ Mạnh Tử : "Kim vương điền liệp ư thử, bách tính văn vương xa mã chi âm, kiến vũ mao chi mĩ, cử tật thủ túc át nhi tương cáo viết: "Ngô vương chi hiếu điền liệp, phù hà sử ngã chí ư thử cực dã, phụ tử bất tương kiến, huynh đệ thê tử li tán." Thử vô tha, bất dữ dân đồng lạc dã" , , , : ", 使, , ." , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay nhà vua bày ra cuộc săn bắn ở đây, trăm họ nghe tiếng xe tiếng ngựa của vua, thấy nghi trượng vũ mao đẹp đẽ, đau đầu nhăn mũi (tỏ vẻ thống hận chán ghét) nói với nhau rằng: "Vua ta thích săn bắn, sao mà làm cho ta khốn quẫn nhọc nhằn đến thế, cha con không gặp mặt nhau, anh em vợ con li tán." Không có lí do nào khác, vua với dân không thể cùng vui thú như nhau được.
13. (Động) Tới, đến. ◇ Khang Hữu Vi : "Hành giả bất tri sở tòng, cư giả bất tri sở vãng; phóng hồ trung lưu, nhi mạc tri sở hưu; chỉ hồ nam bắc, nhi mạc tri sở cực" , ; , ; , (Thượng Thanh đế đệ lục thư ).
14. (Động) Tới cùng, lên tới điểm cao nhất. ◇ Thi Kinh : "Tuấn cực vu thiên" 駿 (Đại nhã , Tung cao ) Cao vút tới tận trời.
15. (Tính) Xa. ◇ Từ Hạo : "Địa cực lâm thương hải, Thiên diêu quá đẩu ngưu" , (Yết Vũ miếu ).
16. (Tính) Tận cùng, nhiều nhất, cao nhất. ◎ Như: "cực điểm" điểm cao nhất, "cực phong" ngọn núi cao nhất, chỉ người thủ lãnh cao nhất.
17. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "cực vi cao hứng" rất vui mừng, "mĩ cực liễu" đẹp quá.
18. § Thông "cức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nóc nhà, nay gọi các sự vật gì rất cao là cực là bởi nghĩa đó.
② Trước khi trời đất chưa chia rành rẽ gọi là thái cực , ngôi vua gọi là hoàng cực , vua lên ngôi gọi là đăng cực đều là ý nói rất cao không ai hơn nữa.
③ Phần cực hai đầu quả đất gọi là cực. Phần về phía nam gọi là nam cực , phần về phía bắc gọi là bắc cực .
Cùng cực, như ơn cha mẹ gọi là võng cực chi ân nghĩa là cái ơn không cùng, như cực ngôn kì lợi nói cho hết cái lợi, v.v.
⑤ Mỏi mệt, như tiểu cực hơi mệt.
⑥ Sự xấu nhất, khổ nhất.
⑦ Trọn, hết, mười năm gọi là một cực.
⑧ Ðến.
Cùng nghĩa với chữ cực .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc nhà;
② Chỗ cùng tột, chỗ tối cao, cực: Bắc cực; Cực dương;
③ Tột bực, hết mức: Mọi sự vật khi đạt đến chỗ cùng cực thì quay trở lại; Cực kì hung ác;
④ (pht) Rất, lắm, quá, vô cùng, rất mực, hết sức, tột bực...: cùng căm phẫn; Rất vui mừng; Ngon quá, ngon ghê; Hay quá, hay ghê; Nóng quá, nóng chết người; Đến khi nghe Lương vương qua đời, Đậu thái hậu khóc rất bi ai (Sử kí: Lương Hiếu vương thế gia);
⑤ (văn) Mỏi mệt, mệt nhọc: Hơi mệt nhọc;
⑥ (văn) Sự xấu nhất khổ nhất, cùng cực;
⑦ (văn) Trọn, hết;
⑧ (văn) Đến;
⑨ (văn) Tiêu chuẩn: Lập nên tiêu chuẩn;
⑩ (văn) Như (bộ ). Xem [jí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng. Tận cùng. Chỗ chấm dứt. Chẳng hạn Cùng cực — Ngôi vua. Chẳng hạn Đăng cực ( lên ngôi ) — Rất. Lắm. Vô cùng — Cái đòn dông ở nóc nhà — Đầu trái đất. Khốn khổ. Chẳng hạn Cực nhục, Cực khổ.

Từ ghép 44

tu phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

tu sửa, phục hồi

Từ điển trích dẫn

1. Sửa sang làm trở lại dạng gốc. ◇ Hậu Hán Thư : "Chiếu tu phục Tây Kinh viên lăng" 西 (Quang Vũ đế kỉ thượng ) Xuống chiếu lệnh cho sửa sang lăng mộ Tây Kinh thành như cũ.
2. Khôi phục. ◇ Hậu Hán Thư : "Kim phi tướng quân, thùy dữ tu phục tiền tích" , (Phùng Cổn truyện ) Nay không phải tướng quân, thì cùng ai khôi phục công nghiệp tiền nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ Đỗ Phủ, thi hào đời Đường, để phân biệt với Tiểu Đỗ và Đỗ Mục, thi nhân đồng thời. Bài Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát có câu: » Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa hẹn hò Lão Đỗ «.
thích, xúc
qī ㄑㄧ

thích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thương, xót
2. thân thích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc. ◎ Như: "ngoại thích" họ ngoại, "cận thích" họ hàng gần, "viễn thích" họ hàng xa. ◇ Nguyễn Trãi : "Binh dư thân thích bán li linh" (Kí cữu Dịch Trai Trần công ) Sau cơn loạn lạc, họ hàng thân thích nửa phần li tán.
2. (Danh) Cái "thích", một loại khí giới ngày xưa, tức là "phủ" cái búa, cũng dùng để múa.
3. (Danh) Buồn rầu, bi ai. ◎ Như: ◎ Như: "hưu thích tương quan" mừng lo cùng quan hệ. ◇ Hàn Dũ : "Nhược Việt nhân thị Tần nhân chi phì tích, hốt yên bất gia hỉ thích ư kì tâm" , (Tránh thần luận ) Như người Việt nhìn người Tần béo hay gầy, thản nhiên chẳng thêm vui hay buồn trong lòng.
4. (Danh) Họ "Thích".
5. (Động) Thân gần. ◇ Thư Kinh : "Vị khả dĩ thích ngã tiên vương" (Kim đằng ) Chưa thể thân cận với vua trước của ta.
6. (Động) Giận dữ, phẫn nộ. ◇ Lễ Kí : "Uấn tư thích" (Đàn cung hạ ) Giận thì phẫn nộ.
7. (Tính) Cấp bách, kíp gấp. § Thông "xúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thương, như ai thích chi dong cái dáng thương xót.
② Lo, phàm sự gì đáng lo đều gọi là thích, như hưu thích tương quan mừng lo cùng quan hệ.
③ Thân thích, họ ngoại gọi là ngoại thích .
④ Cái thích, tức là cái búa, ngày xưa dùng làm đồ binh.
⑤ Một thứ để múa trong lúc hòa nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Buồn rầu, lo lắng (như , bộ ): Lo đau đáu;
② Xấu hổ, hổ thẹn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thích, bà con: Thân bằng; Họ ngoại;
② Buồn, lo, thương xót: Vui buồn có nhau, chia ngọt xẻ bùi. Cg. [xiuqi xiang guan]; Dáng vẻ thương xót;
③ Thân thích (bên họ ngoại): Ngoại thích;
④ Cái thích (một loại búa thời xưa dùng làm binh khí);
⑤ Một thứ để múa trong lúc hòa nhạc;
⑥ [Qi] (Họ) Thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ hàng bên ngoại, bên mẹ — Buồn. Lo.

Từ ghép 9

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau chóng. Td: Xúc tốc — Một âm khác là Thích. Xem Thích.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.