đoan
duān ㄉㄨㄢ

đoan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đầu, mối

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ngay ngắn, ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "phẩm hạnh bất đoan" phẩm hạnh không đoan chính. ◇ Mặc Tử : "Tịch bất đoan, phất tọa; cát bất chánh, phất thực" , ; , (Phi nho hạ ).
2. (Danh) Sự vật có hai đầu, đều gọi là "đoan". ◎ Như: "tiêm đoan" đầu nhọn, "bút đoan" ngọn bút. § Xem thêm: "lưỡng đoan" .
3. (Danh) Bờ bến, biên tế. ◇ Trang Tử : "Thuận lưu nhi đông hành, chí ư bắc hải. Đông diện nhi thị, bất kiến thủy đoan" , . , (Thu thủy ) Thuận dòng xuống Đông, đi tới biển Bắc, quay mặt sang Đông mà nhìn, không thấy đầu nước.
4. (Danh) Mầm mối, nguyên nhân. ◎ Như: "kiến đoan" mới thấy nhú mầm, "tạo đoan" gây mối, "vô đoan" không có nguyên nhân. ◇ Trần Nhân Tông : "Vô đoan lạc nhật tây lâu ngoại" 西 (Khuê sầu ) Vô cớ mặt trời lặn ngoài lầu tây.
5. (Danh) Điều nghĩ ngợi, tâm tư. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Kiến thử mang mang, bất giác bách đoan giao tập" , (Thế thuyết tân ngữ , Ngôn ngữ ) Trông cảnh mênh mang này, bất giác trăm mối suy tư dồn dập.
6. (Danh) Hạng mục, phương diện, khía cạnh, điều kiện. ◎ Như: "quỷ kế đa đoan" mưu kế quỷ quái khôn lường, "biến hóa vạn đoan" biến hóa muôn mặt, "canh đoan" đổi điều khác, "cử kì nhất đoan" đưa ra một việc.
7. (Danh) Điểm. ◇ Mặc Tử : "Đoan, thể chi vô tự nhi tối tiền giả dã" , (Kinh thượng ). § Trong môn kỉ hà học thời xưa: "đoan" tương đương với "điểm" , "thể chi vô tự" tức là "tuyến" (đường).
8. (Danh) Cái nghiên đá. § Xứ "Đoan Khê" xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái "đoan".
9. (Danh) Lễ phục, thường mặc trong tang tế (thời xưa). ◇ Chu Lễ : "Kì tư phục hữu huyền đoan tố đoan" (Xuân quan , Ti phục ).
10. (Danh) Áo có xiêm liền gọi là "đoan".
11. (Danh) Cửa chính phía nam cung điện hoặc kinh thành gọi là "đoan môn" .
12. (Danh) Đời Lục triều kính xưng "mạc chức" là "đoan". ◇ Vương Chí Kiên : "Lục triều xưng phủ mạc viết phủ đoan, châu mạc xưng châu đoan, tiết độ viết tiết đoan, hiến ti mạc viết hiến đoan" , , , (Biểu dị lục , Chức quan ).
13. (Danh) Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là "đoan".
14. (Danh) Lượng từ: tấm. ◎ Như: "bố nhất đoan" một tấm vải.
15. (Danh) Họ "Đoan".
16. (Động) Làm cho ngay thẳng, điều chỉnh. ◇ Hoài Nam Tử : "Lệnh quan thị đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu xứng, đoan quyền khái" , , , (Thì tắc ).
17. (Động) Xem xét, nhìn kĩ. ◎ Như: "đoan tường" xem xét kĩ càng.
18. (Động) Bưng, bưng ra. ◎ Như: "đoan oản" bưng chén, "đoan thái thượng trác" bưng thức ăn ra bàn.
19. (Động) Đưa ra. ◎ Như: "bả vấn đề đô đoan xuất lai thảo luận" đưa các vấn đề ra thảo luận.
20. (Phó) Cố ý, một cách đặc biệt. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Minh nhật, đoan phục ẩm ư thị, dục ngộ nhi thứ sát chi" , , (Nghi tự ).
21. (Phó) Đúng lúc, vừa, kháp xảo.
22. (Phó) Quả thực, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Đoan đích hảo kế!" (Đệ nhị thập tứ hồi) Quả thực là diệu kế!
23. (Phó) Chung quy, rốt cuộc, đáo để, cứu cánh. ◇ Lục Du : "Dư niên đoan hữu kỉ?" (U sự ) Những năm thừa rốt cuộc có là bao?
24. (Phó) Cả, đều. ◇ Liêu trai chí dị : "Táng mẫu giáo tử, đoan lại khanh hiền" , (Bạch Vu Ngọc ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ngay thẳng.
② Mầm mối, đầu mối, như kiến đoan mới thấy nhú mầm, tạo đoan gây mối.
③ Tấm, một tấm vải gọi là bố nhất đoan .
④ Mối, đầu, lớn bé dày mỏng, cùng đối đãi với nhau gọi là lưỡng đoan , như chấp kì lưỡng đoan (Lễ kí ) cầm cả hai mối.
⑤ Ðoạn, điều kiện, như canh đoan đổi điều khác.
⑥ Nguyên nhân, như vô đoan không có nguyên nhân gì, không có mối gì.
⑦ Có ý đích xác, như đoan đích đích thực.
⑧ Cái nghiên đá, xứ Ðoan Khê xuất sản nhiều thứ đá ấy nên gọi cái nghiên là cái đoan.
⑨ Vải lụa đo gấp hai trượng gọi là đoan.
⑩ Áo có xiêm liền gọi là đoan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu, đầu mối, đầu mút: Hai đầu; Mũi nhọn;
② Lúc khởi đầu: Bắt đầu, khởi đầu; Luật pháp là khởi đầu của việc trị dân (Tuân tử);
③ Ngay ngắn, đứng đắn, đoan trang, đoan chính, ngay thẳng: Ngồi ngay ngắn; Tính nết không đứng đắn; Kẻ sĩ chính trực;
④ Bưng: Bưng cơm; Bưng hai tách trà; Có vấn đề tốt nhất là cứ nói thẳng ra;
⑤ (văn) Kĩ lưỡng, xét kĩ;
⑥ (văn) Chung quy, rốt cuộc, thật: Chung quy (thật) chẳng phụ cuộc sống trong đời (Thái Thân: Mãn đình phương);
⑦ (văn) Cái nghiên đá;
⑧ (văn) (Vải lụa dài) hai trượng;
⑨ (văn) Tấm: Một tấm vải;
⑩ (văn) Áo liền với xiêm;
⑪ [Duan] (Họ) Đoan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng. Ngay thẳng — Cái gốc, cái đầu, cái đầu mối, nguyên do — Xét kĩ — Hai tay băng vật gì. Chẳng hạn Đoan trà ( bưng nước trà mời khách ) — Cái áo lễ.

Từ ghép 31

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

trang
zhuāng ㄓㄨㄤ

trang

phồn thể

Từ điển phổ thông

đồ trang điểm, trang sức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phấn sáp trang điểm dung mạo phụ nữ. ◇ Đỗ Phủ : "La nhu bất phục thi, Đối quân tẩy hồng trang" , (Tân hôn biệt ) Không mặc xiêm lụa nữa, Rửa hết phấn hồng vì chàng (trang điểm khi xưa).
2. (Danh) Quần áo, đồ trang sức, đồ dùng cô dâu mang theo về nhà chồng. ◎ Như: "tân nương trang" , "giá trang" .
3. (Động) Trang sức, dùng các thứ phấn sáp vàng ngọc mà chải chuốt cho đẹp thêm. ◇ Tô Thức : "Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi" (Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ ) Điểm trang sơ sài hay thoa đậm phấn son, cả hai đều diễm lệ như nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Trang sức, dùng các thứ phấn sáp vàng ngọc mà chải chuốt cho đẹp thêm gọi là trang.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trang điểm: Trang điểm;
② Đồ trang sức: Cởi đồ trang sức;
③ Quần áo và tư trang (của cô dâu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trang .

Từ ghép 5

khải, khởi
qǐ ㄑㄧˇ

khải

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. bắt đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở. ◎ Như: "khải môn" mở cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nãi khải tứ, xuất thằng nhất đoàn" , (Thâu đào ) Bèn mở sọt, lấy ra một cuộn dây thừng.
2. (Động) Bày giải, cho biết, thưa, bạch. ◎ Như: "khải sự" bày giải công việc, "thư khải" tờ bồi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chấp sự thái giám khải đạo: Thì dĩ sửu chánh tam khắc, thỉnh giá hồi loan" : , (Đệ thập bát hồi) Viên thái giám chấp sự tâu: Đã đến giờ sửu ba khắc, mời loan giá về cung.
3. (Động) Yên nghỉ. ◎ Như: "khải xử" yên nghỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mở, bóc: Mở cửa; Mở màn;
② Bắt đầu: Khởi hành. Cg. ;
③ (cũ) Trình bày, giãi bày, giải thích, cho biết, thưa: Kính thưa...;
④【】khải xử [qê chư] (văn) Yên nghỉ;
⑤ [Qê] (Họ) Khải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra — Mở mang, dạy dỗ — Nói rõ ra — Văn thư của quan, kể rõ về một sự việc gì — Tên người, tức Hoàng Cao Khải, sinh 1850, mất 1933, hiệu là Thái Xuyên, người làng Đông Thái huyện La Sơn tỉnh Hà Tĩnh, đậu cử nhân năm 1868, Tự Đức 21, có công đánh dẹp giặc giã ở các vùng Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương năm 1888, rồi Kinh lược Bắc kì năm 1890, sau được triệu vào kinh làm Phụ chánh đại thần. Tác phẩm Nôm của ông có Gương Sử Nam, Việt Nam Nhân Thần Giám, Vịnh Nam Sử, Làm Con Phải Hiếu, Đàn Bà Nước Nam và các vở tuồng Tây Đắc Bằng, Tượng Kì Khí Xa — Tên người, tức Trần Quang Khải, sinh 1241, mất 1294, con thứ ba của vua Trần Thái Tông, tức Chiêu Minh Đại Vương, là danh tướng đời Trần, có công đánh giặc Nguyên, đặc biệt là trong trận Chương Dương. Ông học rộng, hiểu được nhiều tiếng ngoại quốc. Thi phẩm chữ Hán để lại có Lạc Đạo Tập.

Từ ghép 14

khởi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. bắt đầu

Từ ghép 3

sư phó

phồn thể

Từ điển phổ thông

sư phó, sư phụ, thầy

Từ điển trích dẫn

1. Thầy dạy, lão sư. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Sư phó nhược hữu dụng trước ngã tứ nhân xử, ngã môn thủy hỏa bất tị, báo đáp sư phó" , , (Quyển tam nhất).
2. Thầy dạy vua. § Như thái sư, thái phó, thái bảo, thiểu sư, thiểu phó, thiểu bảo... đều gọi chung là "sư phó" . ◇ Sử Kí : "Tự Khổng Tử tốt hậu, thất thập tử chi đồ tán du chư hầu, đại giả vi sư phó khanh tướng, tiểu giả hữu giáo sĩ đại phu" , , , (Nho lâm liệt truyện ).
3. Tiếng kính xưng đối với tăng ni, đạo sĩ. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Li thử gian tam thập lí, hữu cá Bạch Hạc San, tối thị thanh u tiên cảnh chi sở, trẫm khứ kiến tạo cá tự sát, thỉnh sư phó đáo na lí khứ trụ" , , , , (Lương Vũ Đế lũy tu quy cực lạc ).
4. Tiếng tôn xưng lại dịch sở quan. ◇ Tỉnh thế nhân duyên truyện : "Trương sư phó, biệt yếu kế giác, yêm môn khiếu tha xuất khứ, tái bất cảm phóng tha lai tựu thị liễu" , , , (Đệ tứ tam hồi).
5. Tiếng gọi tôn người có nghề nghiệp chuyên môn. ◎ Như: "tố điểm tâm đích sư phó" .

Từ điển trích dẫn

1. Quẻ "Càn" hào sáu là "tức" , quẻ "Khôn" hào sáu là "tiêu" . § Theo kinh Dịch, quẻ Càn chủ Dương, quẻ Khôn chủ Âm. Dương thăng thì vạn vật sinh sôi nẩy nở, nên gọi là "tức"; Âm giáng thì vạn vật diệt, nên gọi là "tiêu".
2. Tiêu trưởng, tăng giảm, thịnh suy. ◇ Dịch Kinh : "Nhật trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực, thiên địa doanh hư, dữ thì tiêu tức, nhi huống ư nhân hồ? huống ư quỷ thần hồ?" , , , , ? ? (Phong quái ) Mặt trời ở chính giữa (bầu trời) thì sẽ xế về tây, trăng đầy thì sẽ khuyết, trời đất lúc đầy lúc trống, cùng với thời gian tiêu vong và sinh trưởng. Huống hồ là người ta? Huống hồ là quỷ thần?
3. Riêng chỉ tăng bổ. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Lí diện hữu bất thị xứ, tiện dữ cải chánh, không khuyết xứ, cánh tiêu tức" , 便, , (Dữ Chu Thị thư ).
4. Biến hóa. ◇ Vương Thao : "Sự quý nhân thì dĩ biến thông, đạo tại dữ thì nhi tiêu tức" , (Khiển sử 使).
5. Nghỉ ngơi, hưu dưỡng. ◇ Ngụy thư : "Nhân vãn nhi tiến, yến vu cấm trung, chí dạ giai túy, các tựu biệt sở tiêu tức" , , , (Bành Thành Vương Hiệp truyện ).
6. (Quốc gia) yên nghỉ (sau chiến tranh hoặc biến động) để khôi phục sức lực nguyên khí. ◇ Cựu Đường Thư : "Quốc gia nan tiêu tức giả, duy Thổ Phiền dữ Mặc Xuyết nhĩ" , (Quách Nguyên Chấn truyện ).
7. Ngừng, đình chỉ. ◇ Âu Dương Tu : "Tai lệ tiêu tức, phong vũ kí thì, canh chủng kí đắc, thường bình chi túc kí xuất nhi dân hữu thực" , , , (Đáp Tây Kinh Vương tướng công thư 西).
8. Châm chước, sửa đổi thêm bớt. ◇ Tùy Thư : "Kim chi ngọc lộ, tham dụng cựu điển, tiêu tức thủ xả, tài kì chiết trung" , , , (Nghi chí ngũ ).
9. Tin tức, âm tín. ◇ Chu Chuẩn : "Trung nguyên tiêu tức đoạn, Hồ địa phong sa hàn" , (Minh Phi khúc ).
10. Đầu mối, trưng triệu. ◇ Lỗ Tấn : "Tòng giá tiêu cực đích đả toán thượng, tựu khả dĩ khuy kiến na tiêu tức" , (Thả giới đình tạp văn nhị tập , Tại hiện đại Trung Quốc đích Khổng Phu Tử ).
11. Bí mật, quyết khiếu. ◇ Thủy hử truyện : "Tả lai hữu khứ, chỉ tẩu liễu tử lộ, hựu bất hiểu đích bạch dương thụ chuyển loan mạt giác đích tiêu tức" , , (Đệ tứ thất hồi) (Không biết đường) đi quanh co, chỉ đâm vào đường chết, lại biết được bí mật là thấy cây bạch dương thì phải rẽ.
12. Ảo diệu, chân đế. ◇ Vô danh thị : "Hình hài thổ mộc tâm vô nại, Tựu trung tiêu tức thùy năng giải" , (Trám Khoái Thông , Đệ tam chiệp ).
13. Cơ quan, nút bật, then, chốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nguyên lai thị tây dương cơ quát, khả dĩ khai hợp, bất ý Lưu lão lão loạn mạc chi gian, kì lực xảo hợp, tiện tràng khai tiêu tức, yểm quá kính tử, lộ xuất môn lai" 西, , , , 便, , (Đệ tứ thập nhất hồi) Nguyên là một cái gương máy của tây phương, có thể đóng mở được, không ngờ bà già Lưu trong lúc sờ mó lung tung mà lại đúng ngay chỗ, làm cho cái nút bật mở ra, cái gương gạt sang một bên, hé ra một cái cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tin cho biết việc xảy ra.

Từ điển trích dẫn

1. Làm việc cẩn thận, không cẩu thả, không tùy tiện. ☆ Tương tự: "mại lực" "phụ trách" , "khắc ý" , "hữu kính" , "dụng tâm" . ★ Tương phản: "mã hổ" , "phu diễn" , "lao thảo" , "thảo suất" , "tùy tiện" 便.
2. Thật là. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tam nhật lưỡng đầu nhi đả liễu can đích đả thân đích, hoàn thị mãi lộng nhĩ nữ nhi đa, hoàn thị nhận chân bất tri vương pháp?" , , ? (Đệ ngũ thập cửu hồi) Ba ngày nay bà đánh hết con nuôi đến con đẻ, có phải bà định khoe nhiều con đấy không? Hóa ra thật là bà không biết gì đến phép tắc hay sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phân biệt để biết rõ sự thật, không lầm lẫn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.