Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng quân ở vùng biên giới xa xôi. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Vâng việc biên phòng — Trạnh niềm viễn thú «.
thặng, thừa
chéng ㄔㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ

thặng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỗ xe
2. sách ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỗ xe (quân sự) bốn ngựa thời cổ: Nước có nghìn cỗ xe (ý nói binh mã rất nhiều); Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí);
② Bốn: Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử);
③ Sử sách: Sách sử; Sách sử chép việc nước Tấn; Gia phả (sách chép việc trong gia tộc);
④ Đơn vị hộ khẩu ruộng đất thời xưa (9 phu là một tỉnh, 64 tỉnh là một thặng): Vua nước Yên nhân đấy lấy (bổng lộc của) ba thặng phụng dưỡng ông ấy (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng). Xem [chéng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe lớn, bốn ngựa kéo — Xem Thừa.

Từ ghép 3

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cưỡi
2. nhân (phép toán)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đáp, ngồi, cưỡi (ngựa...): Đi tàu biển; Đáp máy bay; Ngồi ô tô; Ngựa tốt khó cưỡi, nhưng có thể gánh nặng đi xa được (Mặc tử);
② Lên: Cùng lên đài cao (Liệt tử); Mau lên lợp lại mái nhà (Thi Kinh);
③ Ức hiếp: Người Chu ức hiếp dân (Thượng thư); Ba nước ắt phải nổi lên mà ức hiếp nước ta (Tuân tử);
④ Đuổi theo: Quan quân mừng rỡ, hô to rượt đuổi theo họ (Hán thư: Trần Thang truyện);
⑤ Đánh thắng: Quân của thiên hạ đã đánh thắng họ (Lã thị Xuân thu);
⑥ Giữ, phòng thủ: Sai quân lính trong cửa ải ra phòng thủ vùng biên giới (Sử kí);
⑦ Tính toán: Tính toán (tình trạng) thu chi tiền bạc của cải của họ (Chu lễ); Kẻ làm thần dân, tính toán việc làm có công thì thưởng (Hàn Phi tử: Nạn nhất);
⑧ Nhân lúc, thừa lúc: Nhân lúc rỗi rãi; Các tướng sĩ thừa thắng, tiến công vào thành của ông ta (Tam quốc chí); Có thể nhân lúc quân địch sơ hở không phòng bị, đánh thẳng vào thành (Tư trị thông giám);
⑨ Bực (trong giáo lí nhà Phật): Tiểu thừa (bực tu chỉ tự độ cho mình); Đại thừa (bực tu vừa tự độ cho mình, vừa độ cho người);
⑩ (toán) Nhân: 5 nhân với 2 là 10; Đầu nhân đuôi chia (Tam quốc chí);
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa. Xem [shèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân đó. Td: Thừa cơ — Nhân lên. Xem Thừa trừ — Vâng chịu. Xem Thừa ân — Nối theo. Xem Thừa tự — Cưỡi. Ngồi — Một âm là Thặng. Xem Thặng.

Từ ghép 25

toại
suì ㄙㄨㄟˋ

toại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ để lấy lửa
2. bó đuốc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khí cụ để lấy lửa thời xưa. ◎ Như: "mộc toại" đồ lấy lửa ở cây.
2. (Danh) Ngày xưa, ở biên phòng, có giặc đến thì đốt lửa trên đồi báo hiệu gọi là "phong toại" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ lấy lửa của đời xưa, cái dùng để lấy lửa ở mặt trời gọi là kim toại , cái dùng lấy lửa ở cây gọi là mộc toại .
② Có giặc đến thì đốt lửa trên đồi báo hiệu gọi là phong toại .
③ Bó đuốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dụng cụ để lấy lửa (thời viễn cổ): Đồ dùng để lấy lửa ở mặt trời; Đồ dùng để lấy lửa ở cây;
② Ụ lửa để báo động (thời cổ): Ụ lửa (trên đồi);
③ (văn) Bó đuốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Toại

Từ ghép 1

chủng
zhǒng ㄓㄨㄥˇ, zhòng ㄓㄨㄥˋ

chủng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gót chân
2. đến nơi
3. nối gót nhau đi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gót chân. ◎ Như: "tiếp chủng nhi chí" nối gót chân mà đến.
2. (Danh) Gót giày. ◇ Trang Tử : "Tróc câm nhi trửu kiến, nạp lũ nhi chủng quyết" , (Nhượng vương ) Xốc vạt áo thì khuỷu tay hở, xỏ giày thì gót giày sứt.
3. (Động) Theo sau, đuổi theo. ◇ Tả truyện : "Ngô chủng Sở, nhi cương tràng vô bị" , (Chiêu Công nhị thập tứ niên ) Quân Ngô đuổi theo quân Sở, mà biên giới không phòng bị.
4. (Động) Kế thừa, kế tục, nối tiếp. ◇ Khuất Nguyên : "Hốt bôn tẩu dĩ tiên hậu hề, Cập tiền vương chi chủng vũ" , (Li tao ) Bỗng bôn tẩu phía trước phía sau hề, Nối tiếp sự nghiệp các vua trước.
5. (Động) Đến tận nơi. ◎ Như: "chủng tạ" đến tận nơi cảm tạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Gót chân.
② Đến. Như chủng tạ đến tận nơi cảm tạ.
③ Nối gót, đi theo chân người trước gọi là tiếp chủng nhi chí nối gót mà đến.
④ Nhân, nối theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gót, gót chân: Nối gót nhau đến;
② Đến tận: Đến tận nhà cám ơn;
③ Theo, theo sau: Theo đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gót chân — Tới. Đến — Đi theo. Nối gót.

Từ ghép 11

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng quân ở biên giới mà phòng giặc.
nhĩ
ěr ㄦˇ, réng ㄖㄥˊ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tai
2. cái quai cầm
3. vậy, thôi (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai (dùng để nghe).
2. (Danh) Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là "nhĩ". ◎ Như: "đỉnh nhĩ" cái quai vạc, "nhĩ môn" cửa nách. ◇ Thủy hử truyện : "Lưỡng biên đô thị nhĩ phòng" (Đệ thập nhất hồi) Hai bên đều có phòng xép.
3. (Tính) Hàng chắt của chắt mình là "nhĩ tôn" tức là cháu xa tám đời.
4. (Động) Nghe. ◎ Như: "cửu nhĩ đại danh" nghe tiếng cả đã lâu, "nhĩ thực" nghe lỏm.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu: thôi vậy, vậy, mà thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đãn tri kì vi tể quan nhĩ" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Chỉ biết rằng ông ấy là một vị tể quan mà thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai, dùng để nghe.
② Nghe, như cửu nhĩ đại danh nghe tiếng cả đã lâu, nhĩ thực nghe lỏm.
③ Hàng chắt của chắt mình là nhĩ tôn tức là cháu xa tám đời.
④ Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là nhĩ, như đỉnh nhĩ cái quai vạc.
⑤ Nhĩ môn cửa nách.
⑥ Thôi vậy, vậy. Tiếng nói dứt lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai: Điếc tai;
② Vật có hình dáng như tai, quai: Mộc nhĩ, nấm mèo; Cái quai vạc;
③ Ở hai bên, ở bên cạnh: Cửa ở bên, cửa nách;
④ (văn) Mà thôi (trợ từ cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ): Cách đây chỉ năm dặm thôi; Chỉ có văn chương của ông là còn lại mà thôi (Sử kí); Đó chỉ là cặn bã của thánh nhân mà thôi (Hoài Nam tử). 【】nhĩ hĩ [âryê] (văn) Mà thôi (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ với ý nhấn mạnh): Ta vốn có cái đó, chỉ tại không nghĩ về nó mà thôi (Mạnh tử);【】 nhĩ tai [ârzai] (văn) Thôi ư? (trợ từ liên dụng, biểu thị sự phản vấn với ý nhấn mạnh): ! Cho nên các đấng tiên vương phải làm cho lệnh lạc được rõ ràng, há có thể chỉ công khai thôi ư! (Tuân tử);
⑤ (văn) Trợ từ, biểu thị sự xác định: Kẻ sĩ đương lúc nguy khổ thì thường đổi đức (Sử kí); Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, đã chết thì phải lưu lại tiếng tốt (Sử kí);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cầu khiến: ! Khẩn thiết mong các vị chịu thương cho tôi! (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu biểu thị sự phản vấn hoặc suy đoán: Những người trên thuyền đều đứng bên nói: Chỗ này vốn không có núi, coi chừng là loài thủy quái (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
⑧ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: ? Vua Sở cả giận nói: Quả nhân tuy thiếu đức độ, sao có thể vì cớ nó là con của Đào Chu Công mà ra ân cho nó! (Sử kí);
⑨ (văn) Nghe: Nghe tiếng tăm đã lâu;
⑩ [Âr] (Họ) Nhĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai ( cơ quan để nghe ) — Phần phụ vào hai bên của vật, giống như hai cái tai. Td: Đỉnh nhĩ ( cái tai đỉnh, chỗ để cầm mà nhấc cát đỉnh lên ) —Trợ ngữ từ cuối câu, không có nghĩa gì — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhĩ.

Từ ghép 31

cảnh
jǐng ㄐㄧㄥˇ

cảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đề phòng, phòng ngừa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Răn bảo, nhắc nhở. ◎ Như: "cảnh chúng" nhắc nhở mọi người, "cảnh cáo" răn bảo.
2. (Động) Phòng bị. ◎ Như: "cảnh bị" đề phòng.
3. (Động) Giác ngộ, tỉnh ngộ. ◎ Như: "đề cao cảnh giác" hết sức thức tỉnh trước hiểm nguy hoặc tình huống biến động. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Sảo năng cảnh tỉnh, diệc khả miễn trầm luân chi khổ" , (Đệ nhất hồi) Được cảnh tỉnh đôi chút, cũng có thể thoát khỏi nỗi khổ trầm luân.
4. (Tính) Nhanh nhẹn, mẫn tiệp. ◎ Như: "cơ cảnh" nhanh nhẹn.
5. (Tính) Tinh luyện, thâm thiết, xúc động lòng người (văn từ). ◎ Như: "cảnh cú" câu văn tinh luyện.
6. (Danh) Tin tức, tình hình nguy hiểm hoặc khẩn cấp. ◎ Như: "hỏa cảnh" báo động hỏa hoạn, "biên cảnh" tình huống nguy hiểm ở biên giới, tin tức về sự nguy biến ở biên thùy.
7. (Danh) Nói tắt của "cảnh sát" . ◎ Như: "cảnh giao" cảnh sát giao thông.

Từ điển Thiều Chửu

① Răn bảo, lấy lời nói ghê gớm khiến cho người phải chú ý nghe gọi là cảnh. Như cảnh chúng răn bảo mọi người. Vì thế nên báo cáo những tin nguy biến ngoài biên thùy gọi là cảnh.
Phòng bị trước. Ngày xưa vua đi ra đều cấm không cho ai đi lại để phòng sự phi thường gọi là cảnh tất . Nay các nơi đặt tuần phu hay đội xếp để phòng bị sự xảy ra cũng gọi là cảnh cả. Như tuần cảnh , cảnh sát , v.v.
③ Đánh thức.
④ Nhanh nhẹn.
⑤ Kinh hãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răn bảo, cảnh cáo: Cảnh giới;
② Báo động: Kéo còi báo động; Báo động cháy; Họ bắn mấy phát súng báo động;
③ Còi báo động: Còi báo động cháy đã vang lên;
④ Nhanh nhẹn: Anh ấy rất nhanh nhạy;
⑤ Cảnh sát, công an: Cảnh sát dân sự; Công an giao thông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Răn ngừa — Báo trước để phòng giữ — Đánh thức dậy.

Từ ghép 21

tuyến
xiàn ㄒㄧㄢˋ

tuyến

phồn thể

Từ điển phổ thông

đường, tia

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sợi, dây. ◎ Như: "mao tuyến" sợi len, "điện tuyến" dây điện.
2. (Danh) Vật có hình tượng dài và nhỏ như một đường dây. ◎ Như: "quang tuyến" tia sáng.
3. (Danh) Trong môn hình học, đường do một điểm di động vạch ra. ◎ Như: "trực tuyến" đường thẳng, "khúc tuyến" đường cong, "chiết tuyến" đường gãy.
4. (Danh) Đường giao thông. ◎ Như: "lộ tuyến" đường bộ, "hàng tuyến" đường bể, đường hàng không.
5. (Danh) Biên giới. ◎ Như: "tiền tuyến" , "phòng tuyến" .
6. (Danh) Ranh giới. ◎ Như: "tử vong tuyến" ranh giới sống chết, "sanh mệnh tuyến" ranh giới sống còn.
7. (Danh) Đầu mối, đầu đuôi. ◎ Như: "tuyến sách" đầu mối, đầu đuôi, "nội tuyến" người (làm đường dây) ngầm bên trong.
8. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sợi, dây, đường. ◎ Như: "ngũ tuyến điện thoại" năm đường dây diện thoại.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỉ khâu.
② Chiều dài, phép tính đo chiều dài gọi là tuyến, như trực tuyến chiều thẳng, khúc tuyến chiều cong. Phàm con đường từ chỗ này đến chỗ nọ tất phải qua mới tới được đều gọi là tuyến, như lộ tuyến đường bộ, hàng tuyền đường bể, v.v.
④ Suy cầu cái mạnh khỏe của sự bí mật gọi là tuyến sách, có khi gọi là tắt là tuyến. Lùng xét tung tích trộm cướp gọi là nhãn tuyến .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như ;
② [Xiàn] (Họ) Tuyến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây. Sợi tơ — Sợi chỉ để khâu vá — Đường thẳng như sợi dây căng. Td: Trung tuyến ( đường thẳng đi qua điểm giữa ) — Đường đi. Td: Lộ tuyến.

Từ ghép 28

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ gìn chỗ đất hiểm yếu ở biên giới — Đóng chặt giữ gìn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quan phòng then chặt lưới mau, Nói lời trước mặt rơi châu vắng người «.
vệ
wèi ㄨㄟˋ

vệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bảo vệ, phòng giữ
2. nước Vệ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bảo hộ, phòng thủ. ◎ Như: "phòng vệ" giữ gìn, ngăn ngừa, "tự vệ" dùng sức của chính mình để ngăn xâm nhập, không bị làm hại.
2. (Động) Thừa thị, thị phụng.
3. (Động) Che, đóng.
4. (Danh) Tên một nước thời Chu.
5. (Danh) Người giữ việc phòng hộ. ◎ Như: "thị vệ" , "cảnh vệ" đều là những chức vụ giữ việc phòng bị.
6. (Danh) Ngày xưa gọi nơi đóng binh canh giữ ở biên giới là "vệ". ◎ Như: "kim san vệ" . § Vua "Minh Thái Tổ" chọn những chỗ hiểm yếu, một quận thì đặt một sở, mấy quận liền nhau thì đặt một vệ, mỗi vệ đóng 3600 binh.
7. (Danh) Một loại y phục ngày xưa. § Một loại trong "cửu phục" . Cũng chỉ một trong "ngũ phục" .
8. (Danh) Lông mao bên cạnh mũi tên.
9. (Danh) Tên gọi khác của con lừa. ◇ Liêu trai chí dị : "Thứ nhật, hữu khách lai yết, trập hắc vệ ư môn" , , (Hồ thị ) Hôm sau, có khách đến xin gặp, buộc con lừa đen ở cổng.
10. (Danh) Chân tay, tứ chi.
11. (Danh) Tên khí "vệ" (đông y).
12. (Danh) Bề ngoài của sự vật. ◇ Trần Sư Đạo : "Ngụy Văn Đế viết: Văn dĩ ý vi chủ, dĩ khí vi phụ, dĩ từ vi vệ" : , , (Hậu san thi thoại ).
13. (Danh) Tên sông.
14. (Danh) Họ "Vệ".
15. (Tính) Sắc, nhọn. ◇ Hoài Nam Tử : "Xạ giả hãn ô hào chi cung, loan Kì vệ chi tiễn" , (Nguyên đạo ) Người bắn chim cầm cánh cung cứng (ô hào), giương mũi tên nhọn (đất Kì làm ra). § Theo một truyền thuyết: "Ô hào" chỉ cây dâu tang chá, lấy cành làm cung rất chắc. Đất "Kì" sản xuất một loại tên rất tốt.
16. (Tính) Tốt, đẹp. § Thông .
17. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Toán quân 500 người gọi là một Vệ, theo chế độ binh bị Trung Hoa thời cổ. Đoạn trường tân thanh : » Quân trung gươm lớn dáo dài, Vệ trong thị lập cơ ngoài song phi « — Che chở giữ gìn. Td: Hộ vệ — Tên một nước chư hầu đời nhà Chu, đất cũ thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.