binh
bīng ㄅㄧㄥ

binh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vũ khí
2. quân lính
3. quân sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vũ khí. ◇ Trịnh Huyền : "Trịnh Tư Nông vân: Ngũ binh giả: qua, thù, kích, tù mâu, di mâu" : : , , , , (Chú ) Trịnh Tư Nông nói rằng: Có năm thứ vũ khí là: qua, thù, kích, tù mâu, di mâu. ◇ Sử Kí : "Kim Lương Triệu tương công, khinh binh duệ tốt tất kiệt ư ngoại, lão nhược bì ư nội" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Nay nước Lương và nước Triệu đánh nhau, vũ khí nhẹ, quân giỏi tất nhiên ở hết ngoài (mặt trận), người già mệt mỏi ở trong (nước).
2. (Danh) Chiến sĩ, quân đội. ◎ Như: "điều binh khiển tướng" 調 điều khiển tướng sĩ, chỉ huy quân đội. ◇ Chiến quốc sách : "Tần công Triệu ư Trường Bình, đại phá chi, dẫn binh nhi quy" , , (Triệu sách tam) Tần đánh Triệu ở Trường Bình, đại thắng, kéo quân về.
3. (Danh) Quân sự, chiến tranh. ◎ Như: "chỉ thượng đàm binh" bàn việc binh trên giấy (chỉ giỏi bàn luận quân sự trên lí thuyết).
4. (Danh) Phân loại cơ bản trong quân đội. ◎ Như: "pháo binh" , "kị binh" , "bộ binh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ binh. Các đồ như súng ống, giáo mác đều gọi là binh khí . Lính, phép binh bây giờ chia làm ba: 1) hạng thường bị; 2) tục bị; 3) hậu bị. Hiện đang ở lính gọi là thường bị binh, hết hạn ba năm về nhà; có việc lại ra là tục bị binh; lại đang hạn ba năm nữa rồi về là hậu bị binh, lại hết bốn năm cho về hưu hẳn, lại như dân thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quân, quân sự, quân đội, lính, binh, chiến sĩ: Dân quân; Huấn luyện quân đội, tập luyện (quân sự); Binh lính, chiến sĩ; Bộ binh;
② Việc binh, việc quân cơ: Việc binh là việc lớn của quốc gia (Tôn tử binh pháp); Việc binh quý ở thần tốc; Bàn việc quân trên qiấy, lí luận suông;
③ (văn) Binh khí, võ khí;
④ Con tốt (chốt) trong cờ tướng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí giới đánh trận. Còn gọi là binh khí — Người lính — Chỉ việc chiến tranh.

Từ ghép 141

án binh 按兵án binh bất động 按兵不動âm binh 陰兵bãi binh 罷兵binh bất huyết nhận 兵不血刃binh bất yếm trá 兵不厭詐binh biến 兵变binh biến 兵變binh bộ 兵部binh cách 兵革binh chế 兵制binh chủng 兵种binh chủng 兵種binh công 兵工binh công xưởng 兵工廠binh dịch 兵役binh doanh 兵營binh doanh 兵营binh đoàn 兵团binh đoàn 兵團binh đội 兵隊binh gia 兵家binh giải 兵解binh gián 兵諫binh giáp 兵甲binh hạm 兵舰binh hạm 兵艦binh hậu 兵後binh hiểm 兵險binh khí 兵器binh lực 兵力binh lược 兵略binh lương 兵糧binh mã 兵馬binh mã 兵马binh nguyên 兵源binh nhu 兵需binh nhung 兵戎binh pháp 兵法binh phí 兵費binh phủ 兵府binh phù 兵符binh qua 兵戈binh quyền 兵权binh quyền 兵權binh sĩ 兵士binh thuyền 兵船binh thư 兵书binh thư 兵書binh thư yếu lược 兵書要略binh trạm 兵站binh viên 兵员binh viên 兵員bộ binh 步兵cảnh binh 警兵cấm binh 禁兵cấu binh 構兵chỉ thượng đàm binh 紙上談兵chiến binh 戰兵chiêu binh 招兵chuyên binh 顓兵công binh 工兵cơ binh 機兵cử binh 舉兵cứu binh 救兵cựu chiến binh 舊戰兵dung binh 傭兵dụng binh 用兵duyệt binh 閱兵đại binh 大兵đái binh 帶兵đao binh 刀兵đào binh 逃兵điểm binh 點兵điều binh 調兵đoản binh 短兵đồ binh 徒兵đồn binh 屯兵đốn binh 頓兵động binh 動兵giao binh 交兵giáp binh 甲兵hành binh 行兵hiến binh 憲兵hoãn binh 緩兵hồi binh 回兵hội binh 會兵hưng binh 興兵hương binh 鄉兵khao binh 犒兵khinh binh 輕兵khởi binh 起兵kì binh 奇兵kị binh 騎兵kiêu binh 驕兵kỵ binh 騎兵kỵ binh 骑兵lệ binh 隸兵lĩnh binh 領兵luyện binh 鍊兵mộ binh 募兵nghi binh 疑兵nghĩa binh 義兵nhị binh 弭兵nhuệ binh 鋭兵nhũng binh 宂兵pháo binh 炮兵phát binh 發兵phó lĩnh binh 副領兵phục binh 伏兵quan binh 官兵quân binh 軍兵quốc binh 國兵sáo binh 哨兵sĩ binh 士兵sùng binh 崇兵tài binh 裁兵tàn binh 殘兵tăng binh 增兵tân binh 新兵tập binh 習兵tẩy binh 洗兵thu binh 收兵thủy binh 水兵tiêu binh 哨兵tiêu binh 标兵tiêu binh 標兵tinh binh 精兵toát binh 嘬兵tổng binh 總兵trị binh 治兵triệt binh 撤兵trú binh 駐兵trưng binh 徵兵tù binh 囚兵tuyển binh 選兵ủng binh 擁兵vệ binh 衛兵viện binh 援兵xuất binh 出兵xưng binh 稱兵
liêu, liệu
liáo ㄌㄧㄠˊ, liào ㄌㄧㄠˋ

liêu

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, lường tính, liệu, như liêu lượng liệu lường, liệu lí liệu sửa (săn sóc), v.v.
② Vuốt ve.
③ Một âm là liệu. Vật liệu, thứ gì có thể dùng làm đồ chế tạo được đều gọi là liệu.
④ Ngày xưa chế pha lê giả làm ngọc cũng gọi là liệu.
⑤ Các thức cho ngựa trâu ăn như cỏ ngô cũng gọi là liệu.
⑥ Liệu đoán, như liệu sự như thần liệu đoán việc đúng như thần.
⑦ Liều, hợp số nhiều làm một gọi là nhất liệu một liều.

liệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đo, lường tính
2. liệu đoán
3. vuốt ve
4. vật liệu
5. liều (làm nhiều trong 1 lần)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vật đem cung cấp, sử dụng hoặc tham khảo. ◎ Như: "tài liệu" , "nguyên liệu" , "hương liệu" chất thơm, "nhan liệu" sơn màu (hội họa), "sử liệu" , "tư liệu" .
2. (Danh) Đề tài sự vật để làm thi văn hoặc nói chuyện. ◎ Như: "tiếu liệu" chuyện làm cho mắc cười, "thi liệu" đề tài làm thơ.
3. (Danh) Ngày xưa chế pha lê giả làm ngọc gọi là "liệu".
4. (Danh) Các thức cho ngựa trâu ăn, các thứ dùng để bón trồng cây. ◎ Như: "phì liệu" chất bón cây, "thảo liệu" đồ ăn (cỏ, đậu, v.v.) dùng để nuôi súc vật, "tự liệu" đồ ăn cho động vật.
5. (Danh) Lượng từ: món, liều. ◎ Như: "dược nhất liệu" một liều thuốc.
6. (Động) Đo đắn, lường tính. ◎ Như: "dự liệu" ước tính, dự đoán, "liệu sự như thần" tính việc như thần.
7. (Động) Tính sổ, kiểm điểm.
8. (Động) Trông coi, coi sóc. ◎ Như: "chiếu liệu" trông coi, "liệu lí" coi sóc.
9. (Động) Vứt đi, gạt bỏ. § Thông "lược" .
10. (Động) Vuốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, lường tính, liệu, như liêu lượng liệu lường, liệu lí liệu sửa (săn sóc), v.v.
② Vuốt ve.
③ Một âm là liệu. Vật liệu, thứ gì có thể dùng làm đồ chế tạo được đều gọi là liệu.
④ Ngày xưa chế pha lê giả làm ngọc cũng gọi là liệu.
⑤ Các thức cho ngựa trâu ăn như cỏ ngô cũng gọi là liệu.
⑥ Liệu đoán, như liệu sự như thần liệu đoán việc đúng như thần.
⑦ Liều, hợp số nhiều làm một gọi là nhất liệu một liều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dự tính, lường tính, dự đoán trước: Dự đoán như thần; Đúng như đã đoán trước, không ngoài dự đoán;
② (văn) Vuốt ve;
③ (văn) Ngọc giả làm bằng pha lê;
④ Vật liệu, chất liệu, nguyên liệu: Gỗ; Thêm chất liệu; Vật liệu làm giày; Ngừng việc chờ nguyên liệu;
⑤ (văn) Liều: Một liều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đo lường. Đong xem được bao nhiêu. Thóc lúa rơm rạ cho trâu bò ăn — Thứ có thể dùng chế tạo đồ vật. Td: Vật liệu — Thứ có thể dùng vào việc được. Td: Tài liệu — Tính toán sắp đặt công việc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đôi ta chút nghĩa đèo bòng, Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh «.

Từ ghép 30

thích, xích
chì ㄔˋ

thích

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đỏ. ◎ Như: "diện hồng nhĩ xích" mặt hồng tai đỏ (vì mắc cỡ hay giận dữ), "cận chu giả xích" gần màu đỏ "chu" là màu đỏ "xích" (Kinh Lễ: đỏ nhạt là "xích" , đỏ đậm là "chu" ).
2. (Tính) Trung thành, hết lòng. ◎ Như: sắc đỏ là sắc rực rỡ nhất, cho nên gọi tấm lòng trung là "xích thành" hay "xích tâm" .
3. (Tính) Trần trụi, trống không. ◎ Như: "xích thủ" tay không, "xích bần" nghèo xơ xác, "xích địa thiên lí" đất trơ trụi hàng ngàn dặm (chỉ năm hạn hán, mất mùa).
4. (Động) Để trần truồng. ◎ Như: "xích thân lộ thể" để trần truồng thân thể.
5. (Động) Giết sạch. ◇ Dương Hùng : "Xích ngô chi tộc dã" (Giải trào ) Tru diệt cả họ nhà ta.
6. (Danh) Ngày xưa "xích" là màu của phương nam, sau chỉ phương nam.
7. (Danh) Họ "Xích".
8. Một âm là "thích". (Động) Trừ bỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc đỏ, sắc đỏ là sắc rực rỡ nhất, cho nên gọi tấm lòng trung là xích thành hay xích tâm .
② Cốt yếu nhất, đầu cả, như nước Tàu ngày xưa gọi là thần châu xích huyện ý nói nước Tàu là nước đứng đầu cả thiên hạ và là chỗ cốt yếu nhất trong thiên hạ vậy.
③ Hết sạch, như năm mất mùa quá gọi là xích địa thiên lí , nghèo không có một cái gì gọi là xích bần , tay không gọi là xích thủ v.v.
④ Trần truồng, như xích thể mình trần truồng, con trẻ mới đẻ gọi là xích tử (con đỏ).
⑤ Nói ví dụ những nơi máu chảy, như xích tộc bị giết hết cả họ. Lấy lời xấu xa mà mỉa mai người gọi là xích khẩu hay xích thiệt . Cũng như tục thường nói hàm huyết phún nhân ngậm máu phun người.
⑥ Phương nam.
⑦ Một âm là thích. Trừ bỏ.

xích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đỏ, màu đỏ
2. trần truồng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đỏ. ◎ Như: "diện hồng nhĩ xích" mặt hồng tai đỏ (vì mắc cỡ hay giận dữ), "cận chu giả xích" gần màu đỏ "chu" là màu đỏ "xích" (Kinh Lễ: đỏ nhạt là "xích" , đỏ đậm là "chu" ).
2. (Tính) Trung thành, hết lòng. ◎ Như: sắc đỏ là sắc rực rỡ nhất, cho nên gọi tấm lòng trung là "xích thành" hay "xích tâm" .
3. (Tính) Trần trụi, trống không. ◎ Như: "xích thủ" tay không, "xích bần" nghèo xơ xác, "xích địa thiên lí" đất trơ trụi hàng ngàn dặm (chỉ năm hạn hán, mất mùa).
4. (Động) Để trần truồng. ◎ Như: "xích thân lộ thể" để trần truồng thân thể.
5. (Động) Giết sạch. ◇ Dương Hùng : "Xích ngô chi tộc dã" (Giải trào ) Tru diệt cả họ nhà ta.
6. (Danh) Ngày xưa "xích" là màu của phương nam, sau chỉ phương nam.
7. (Danh) Họ "Xích".
8. Một âm là "thích". (Động) Trừ bỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc đỏ, sắc đỏ là sắc rực rỡ nhất, cho nên gọi tấm lòng trung là xích thành hay xích tâm .
② Cốt yếu nhất, đầu cả, như nước Tàu ngày xưa gọi là thần châu xích huyện ý nói nước Tàu là nước đứng đầu cả thiên hạ và là chỗ cốt yếu nhất trong thiên hạ vậy.
③ Hết sạch, như năm mất mùa quá gọi là xích địa thiên lí , nghèo không có một cái gì gọi là xích bần , tay không gọi là xích thủ v.v.
④ Trần truồng, như xích thể mình trần truồng, con trẻ mới đẻ gọi là xích tử (con đỏ).
⑤ Nói ví dụ những nơi máu chảy, như xích tộc bị giết hết cả họ. Lấy lời xấu xa mà mỉa mai người gọi là xích khẩu hay xích thiệt . Cũng như tục thường nói hàm huyết phún nhân ngậm máu phun người.
⑥ Phương nam.
⑦ Một âm là thích. Trừ bỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỏ, son: Màu đỏ;
② Không, hết sạch, trắng tay, xơ xác, hết sức: Tay không; Nghèo xơ xác;
③ Cởi trần, trần truồng: Đi chân không, chân đất; Cởi trần;
④ (văn) Thành thật, chân thật, trung thành: Suy tấm lòng thành nơi bụng những người hiền (Lí Bạch: Dữ Hàn Kinh châu thư); Lòng dạ trung thành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đỏ. Màu đỏ. Xem xích thằng — Trống không. Trống trơn, không có gì. Xem Xích thủ — Trần truồng, không có gì che đậy. Xem Xích thân — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Xích.

Từ ghép 25

chí, chất
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản thể của sự vật, gốc rễ, căn bản, đặc tính. ◎ Như: "khí chất" chất hơi, "lưu chất" chất lỏng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm.
2. (Danh) Bẩm tính trời cho. ◎ Như: "tư chất" bẩm tính riêng.
3. (Danh) Bản tính chất phác. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.
4. (Danh) Hình vóc, thân thể. ◇ Tào Thực : "Thống dư chất chi nhật khuy" (Mẫn chí phú ) Đau đớn trong thân ta mà ngày một suy kém.
5. (Danh) Cái đích tập bắn.
6. (Danh) Gông, một hình cụ thời xưa.
7. (Danh) Lối văn tự mua bán. ◎ Như: "chất tề" tờ hợp đồng buôn bán.
8. (Danh) Lời thề ước.
9. (Động) Hỏi, cật vấn, còn nghi ngờ nên hỏi lại. ◎ Như: "chất nghi" tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp trung bộ dịch nghi nhi chấp chi, chất ư quan, khảo lược khốc thảm" , , (Vương Lan ) Sai dịch trong ấp nghi ngờ nên bắt giữ, cật vấn ở sở quan, khảo đánh thảm khốc.
10. (Tính) Thật thà, mộc mạc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết nhĩ tính linh, khước hựu như thử chất xuẩn" , (Đệ nhất hồi) Ngươi bảo ngươi có tính linh, sao lại dại dột ngu dốt thế?
11. Một âm là "chí". (Động) Để một vật hay người làm tin. § Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm con tin gọi là "chí". ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
12. (Động) Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tả nang chí y" (Cát Cân ) Dốc hết túi cầm bán áo.
13. (Danh) Lễ vật để bái kiến người trên. § Thông "chí" . ◇ Sử Kí : "Nãi lệnh Trương Nghi tường khứ Tần, hậu tệ ủy chí sự Sở" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Bèn sai Trương Nghi giả vờ bỏ Tần, mang nhiều tiền của và lễ vật xin thờ nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Thể chất, cái bản thể của các vật đều gọi là chất, như khí chất chất hơi, lưu chất chất lỏng, chia rẽ vật thể ra từng bộ phận rất nhỏ gọi là chất điểm , cái chất điểm thuần một chất không lẫn cái gì gọi là nguyên chất .
② Tư chất nói về cái bẩm tính của con người.
③ Chất phác, mộc mạc.
④ Chất chính, tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng gọi là chất nghi .
⑤ Chủ, cỗi gốc.
⑥ Lối văn tự mua bán.
⑦ Tin.
⑧ Thật, chân thật.
⑨ Lời thề ước.
⑩ Cái đích tập bắn.
⑪ Một âm là chí. Cầm đợ, để một vật gì làm tin. Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm cho tin gọi là chí. Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền cũng gọi là chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chất: Chất lỏng; Vật chất; Phẩm chất; Tính chất;
② Chất lượng, phẩm chất: Coi trọng chất lượng chứ không coi trọng số lượng; Chia cấp theo chất lượng;
③ (văn) Chất phác, mộc mạc (ít văn vẻ);
④ Chất chính, chất vấn, hỏi (cho ra đúng sai): Tôi chất vấn đứa bé trai này cho đến lúc nó nói ra hết những gì nó biết;
⑤ Đối chất: Bị cáo đối chất với nguyên cáo;
⑥ Thế nợ, cầm, đợ, đưa (người) đi làm con tin, đồ (vật) gán nợ, con tin: Lấy quần áo gán nợ; Lấy vật này làm đồ gán nợ; Con tin;
⑦ (văn) Thật, chân thật;
⑧ (văn) Lời thề ước;
⑨ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa ra, gửi lại để làm tin — Vật làm tin. Con tin. Một âm khác là Chất.

Từ ghép 4

chất

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thể chất (rắn, lỏng, khí)
2. tư chất
3. chất phác, mộc mạc
4. hỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản thể của sự vật, gốc rễ, căn bản, đặc tính. ◎ Như: "khí chất" chất hơi, "lưu chất" chất lỏng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm.
2. (Danh) Bẩm tính trời cho. ◎ Như: "tư chất" bẩm tính riêng.
3. (Danh) Bản tính chất phác. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.
4. (Danh) Hình vóc, thân thể. ◇ Tào Thực : "Thống dư chất chi nhật khuy" (Mẫn chí phú ) Đau đớn trong thân ta mà ngày một suy kém.
5. (Danh) Cái đích tập bắn.
6. (Danh) Gông, một hình cụ thời xưa.
7. (Danh) Lối văn tự mua bán. ◎ Như: "chất tề" tờ hợp đồng buôn bán.
8. (Danh) Lời thề ước.
9. (Động) Hỏi, cật vấn, còn nghi ngờ nên hỏi lại. ◎ Như: "chất nghi" tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp trung bộ dịch nghi nhi chấp chi, chất ư quan, khảo lược khốc thảm" , , (Vương Lan ) Sai dịch trong ấp nghi ngờ nên bắt giữ, cật vấn ở sở quan, khảo đánh thảm khốc.
10. (Tính) Thật thà, mộc mạc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược thuyết nhĩ tính linh, khước hựu như thử chất xuẩn" , (Đệ nhất hồi) Ngươi bảo ngươi có tính linh, sao lại dại dột ngu dốt thế?
11. Một âm là "chí". (Động) Để một vật hay người làm tin. § Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm con tin gọi là "chí". ◇ Chiến quốc sách : "Yên thái tử Đan chí ư Tần, vong quy" , (Yên sách tam ) Thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, trốn được về nước.
12. (Động) Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tả nang chí y" (Cát Cân ) Dốc hết túi cầm bán áo.
13. (Danh) Lễ vật để bái kiến người trên. § Thông "chí" . ◇ Sử Kí : "Nãi lệnh Trương Nghi tường khứ Tần, hậu tệ ủy chí sự Sở" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Bèn sai Trương Nghi giả vờ bỏ Tần, mang nhiều tiền của và lễ vật xin thờ nước Sở.

Từ điển Thiều Chửu

① Thể chất, cái bản thể của các vật đều gọi là chất, như khí chất chất hơi, lưu chất chất lỏng, chia rẽ vật thể ra từng bộ phận rất nhỏ gọi là chất điểm , cái chất điểm thuần một chất không lẫn cái gì gọi là nguyên chất .
② Tư chất nói về cái bẩm tính của con người.
③ Chất phác, mộc mạc.
④ Chất chính, tới người biết hơn mà định phải trái nên chăng gọi là chất nghi .
⑤ Chủ, cỗi gốc.
⑥ Lối văn tự mua bán.
⑦ Tin.
⑧ Thật, chân thật.
⑨ Lời thề ước.
⑩ Cái đích tập bắn.
⑪ Một âm là chí. Cầm đợ, để một vật gì làm tin. Ngày xưa hai nước hòa hiếu với nhau, sợ sau phản trắc, mới cắt người thân nước này sang ở nước kia để làm cho tin gọi là chí. Đem đồ đạc hay nhà ruộng mà cầm làm tin để lấy tiền cũng gọi là chí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chất: Chất lỏng; Vật chất; Phẩm chất; Tính chất;
② Chất lượng, phẩm chất: Coi trọng chất lượng chứ không coi trọng số lượng; Chia cấp theo chất lượng;
③ (văn) Chất phác, mộc mạc (ít văn vẻ);
④ Chất chính, chất vấn, hỏi (cho ra đúng sai): Tôi chất vấn đứa bé trai này cho đến lúc nó nói ra hết những gì nó biết;
⑤ Đối chất: Bị cáo đối chất với nguyên cáo;
⑥ Thế nợ, cầm, đợ, đưa (người) đi làm con tin, đồ (vật) gán nợ, con tin: Lấy quần áo gán nợ; Lấy vật này làm đồ gán nợ; Con tin;
⑦ (văn) Thật, chân thật;
⑧ (văn) Lời thề ước;
⑨ (văn) Cái đích tập bắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thể của vật, cái làm nên vật — Tính cách của sự vật — Thành thật, không trau chuốt giả dối — Hỏi kĩ, gạn hỏi — Phần cốt yếu, phần chính. Một âm khác là P Chí.

Từ ghép 39

bãi, bì
bā ㄅㄚ, bà ㄅㄚˋ, ba , bǎi ㄅㄞˇ, bǐ ㄅㄧˇ, pí ㄆㄧˊ, pì ㄆㄧˋ

bãi

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngừng, thôi, nghỉ
2. bãi, bỏ
3. xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghỉ, thôi. ◎ Như: "bãi công" thôi không làm việc nữa, "bãi thị" bỏ không họp chợ nữa, "dục bãi bất năng" muốn thôi mà không được.
2. (Động) Cách, bỏ, phế trừ. ◎ Như: "bãi miễn" cho thôi, "bãi quan" cách chức quan.
3. (Động) Hết, chấm dứt. ◇ Khuất Nguyên : "Thì ái ái tương bãi hề, kết u lan nhi diên trữ" , (Li Tao ) Ngày u ám sẩm tối (sắp hết) hề, kết hoa lan u nhã mà tần ngần (đứng lâu).
4. (Phó) Xong, rồi. ◎ Như: "chiến bãi" đánh xong, "trang bãi" trang sức xong.
5. (Thán) Thôi, nhé, ... § Cũng như "ba" . ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn hồi thành lí khứ bãi" (Đệ thập hồi) Chúng ta về thành đi thôi!
6. Một âm là "bì". (Tính) Mỏi mệt. § Thông "bì" . ◇ Sử Kí : "Hạng Vương binh bì thực tuyệt" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Quân Hạng Vương mệt mỏi, lương thực cạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghỉ, thôi. Như bãi công thôi không làm việc nữa, bãi thị bỏ không họp chợ nữa.
② Xong rồi, như chiến bãi đánh xong, trang bãi trang sức xong, bãi quan bị thải về không cho làm quan nữa.
③ Thôi! dùng làm tiếng cuối câu.
④ Một âm là bì. Mỏi mệt. Cùng nghĩa với chữ bì .

Từ điển Trần Văn Chánh

Thôi (trợ từ cuối câu). Như [ba] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghỉ, ngừng, thôi, đình chỉ, bãi: Không chịu ngừng tay;
② Cách (chức), cho thôi, bãi miễn: Cách chức;
③ Xong: Ăn cơm xong; Đánh xong; Trang điểm xong;
④ 【】bãi liễu [bàle, bàliăo] Thôi, mà thôi, thì thôi, thế thôi: 穿 Vải này xem có vẻ màu mè thế thôi, chứ thực ra mặc không bền; Anh ta chẳng qua nói thế thôi, đừng có tin là thật; Đừng nhắc đến nữa, tôi chỉ làm cái việc phải làm mà thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi. Ngừng lại — Bỏ chức vụ của người khác, không cho làm việc nữa — Tiếng trợ từ cuối câu có nghĩa như nhé.

Từ ghép 13

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghỉ, thôi. ◎ Như: "bãi công" thôi không làm việc nữa, "bãi thị" bỏ không họp chợ nữa, "dục bãi bất năng" muốn thôi mà không được.
2. (Động) Cách, bỏ, phế trừ. ◎ Như: "bãi miễn" cho thôi, "bãi quan" cách chức quan.
3. (Động) Hết, chấm dứt. ◇ Khuất Nguyên : "Thì ái ái tương bãi hề, kết u lan nhi diên trữ" , (Li Tao ) Ngày u ám sẩm tối (sắp hết) hề, kết hoa lan u nhã mà tần ngần (đứng lâu).
4. (Phó) Xong, rồi. ◎ Như: "chiến bãi" đánh xong, "trang bãi" trang sức xong.
5. (Thán) Thôi, nhé, ... § Cũng như "ba" . ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn hồi thành lí khứ bãi" (Đệ thập hồi) Chúng ta về thành đi thôi!
6. Một âm là "bì". (Tính) Mỏi mệt. § Thông "bì" . ◇ Sử Kí : "Hạng Vương binh bì thực tuyệt" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Quân Hạng Vương mệt mỏi, lương thực cạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghỉ, thôi. Như bãi công thôi không làm việc nữa, bãi thị bỏ không họp chợ nữa.
② Xong rồi, như chiến bãi đánh xong, trang bãi trang sức xong, bãi quan bị thải về không cho làm quan nữa.
③ Thôi! dùng làm tiếng cuối câu.
④ Một âm là bì. Mỏi mệt. Cùng nghĩa với chữ bì .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).
anh
yīng ㄧㄥ

anh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trẻ con
2. thêm vào
3. vòng quanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trẻ sơ sinh. ◎ Như: "nam anh" bé trai, "nữ anh" bé gái.
2. (Động) Vòng quanh, vấn vít. ◇ Nguyễn Trãi : "Quân thân nhất niệm cửu anh hoài" (Đề Đông Sơn tự ) Một niềm trung hiếu vấn vít mãi trong lòng.
3. (Động) Trói buộc, ràng buộc. ◇ Lục Cơ : "Thế võng anh ngã thân" (Phó lạc trung đạo tác ) Lưới đời ràng buộc thân ta.
4. (Động) Mang, đeo. ◇ Tuân Tử : "Tích chi, thị do sử xử nữ anh bảo châu, bội bảo ngọc, phụ đái hoàng kim, nhi ngộ trung san chi đạo dã" , 使, , , (Phú quốc ) Đi lánh, mà còn cho trinh nữ mang hạt trai quý, đeo ngọc quý, mang theo vàng bạc, mà gặp phải kẻ cướp trong núi.
5. (Động) Xúc phạm, đụng chạm đến. ◇ Tuân Tử : "Giáo hối chi, điều nhất chi, tắc binh kính thành cố, địch quốc bất cảm anh dã" , 調, , (Cường quốc ) Dạy bảo, điều hợp, thì quân mạnh thành vững, nước địch không dám xúc phạm vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Con trẻ mới đẻ gọi là anh. Có người nói con gái gọi là anh , con trai gọi là hài .
② Thêm vào, đụng chạm đến.
③ Vòng quanh, chằng chói. Như anh tật mắc bệnh, bị bệnh nó chằng chói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trẻ sơ sinh, hài nhi: Bà mẹ và trẻ em;
② (văn) Mắc, bị: Mắc (bị) bệnh;
③ Thêm vào, đụng chạm đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứa trẻ mới lọt lòng mẹ — quấn quýt, trói buộc.

Từ ghép 7

chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

bà, bá, bả
bǎ ㄅㄚˇ, bà ㄅㄚˋ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bà . Họ người — Các âm khác là Bá, Bả.

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Bá — Các âm khác là Bà, Bả.

bả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cầm, nắm, giữ
2. canh giữ, gác trông
3. chuôi, cán, tay cầm, tay nắm
4. bó, mớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, nắm. ◎ Như: "bả tí" cầm tay, "bả ác" cầm chắc.
2. (Động) Canh giữ. ◎ Như: "bả môn" giữ cửa.
3. (Động) Cấp cho, đem cho. ◎ Như: "bả tha tứ cá tiền" cho nó bốn đồng tiền.
4. (Động) Xi (bế trẻ con cho tiểu hoặc đại tiện). ◎ Như: "bả thỉ" xi ỉa, "bả niệu" 尿 xi đái.
5. (Danh) Cán, chuôi. ◎ Như: "thương bả" cán súng, "đao bả" chuôi dao.
6. (Danh) Lượng từ: (1) Dùng cho đồ vật có cán, chuôi. ◎ Như: "nhất bả đao" một con dao. (2) Dùng cho đồ vật hình dài. ◎ Như: "nhất bả thông" một bó hành, "lưỡng bả khoái tử" hai bó đũa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại lệnh quân sĩ , mỗi nhân thúc thảo nhất bả, ám địa mai phục" , , (Đệ nhất hồi ) Bèn sai quân sĩ mỗi người bó một bó cỏ, ngầm đi mai phục. (3) Dùng cho cái gì nắm trong lòng bàn tay: mớ, vốc, nắm. ◎ Như: "nhất bả mễ" một vốc gạo, "nhất bả diêm" một nắm muối. (4) Dùng cho động tác bằng tay. ◎ Như: "thôi tha nhất bả" đẩy nó một cái. (5) Dùng nói về lửa. ◎ Như: "nhất bả nộ hỏa" một cơn giận (như lửa) bừng bừng.
7. (Tính) Ước chừng, độ chừng. ◎ Như: "trượng bả trường" dài chừng một trượng, "bả nguyệt thì gian" thời gian khoảng một tháng.
8. (Giới) Đem, làm cho. ◎ Như: "bả đại gia cao hứng" làm cho mọi người vui mừng, "bả nguyệt bính phân vi ngũ phân" đem bánh trung thu chia làm năm phần.
9. (Giới) Bị, đã xảy ra. ◎ Như: "bả điểu phi tẩu liễu" chim bay mất rồi, "bả lão Trương bệnh liễu" cậu Trương bệnh rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, như bả tí cầm tay. Sự gì cầm chắc được gọi là bả ác .
② Cái chuôi.
③ Giữ, như bả môn giữ cửa.
④ Bó.

Từ điển Trần Văn Chánh

Chuôi, cán, quai: Chuôi dao, cán dao; Cán quạt; Quai ấm. Xem [bă].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, nắm: Cầm lái;
② Đem, làm cho, đối với: Đem cuốn sách này về cho nó; Đạt được thành tích tốt như thế, làm cho ai nấy đều vui mừng đến nhảy cỡn lên; Đứa bé nghịch ngợm này, bà mẹ không làm được gì đối với nó;
③ Gác, giữ: Gác cửa, giữ cửa;
④ Bó: Bó đuốc;
⑤ (loại) Con, vốc, nắm, bó, mớ, cây, cái...: Một con dao; Một vốc gạo, một nắm gạo; Một mớ rau; Một bó rơm (cỏ); Một cây quạt; Một cái ấm;
⑥ Chừng, khoảng, độ, độ chừng, ước chừng: Mỗi lần đến Quảng Châu mua hàng, cả đi và về mất khoảng một tháng; Cây cao chừng mươi thước; Có khoảng một trăm người. Xem [bà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm lấy — Cái chuôi. Cái cán. Cái tay cầm — Ràng buộc, trói buộc. Chẳng hạn người giữ cửa, như bị trói buộc với cái cửa nên gọi là Bả môn Dư ra, thừa ra, tiếng dùng để tính toán. Chẳng hạn hơn một năm, gọi là Niên bả.

Từ ghép 24

thặng, thừa
chéng ㄔㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ

thặng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỗ xe
2. sách ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỗ xe (quân sự) bốn ngựa thời cổ: Nước có nghìn cỗ xe (ý nói binh mã rất nhiều); Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí);
② Bốn: Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử);
③ Sử sách: Sách sử; Sách sử chép việc nước Tấn; Gia phả (sách chép việc trong gia tộc);
④ Đơn vị hộ khẩu ruộng đất thời xưa (9 phu là một tỉnh, 64 tỉnh là một thặng): Vua nước Yên nhân đấy lấy (bổng lộc của) ba thặng phụng dưỡng ông ấy (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng). Xem [chéng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe lớn, bốn ngựa kéo — Xem Thừa.

Từ ghép 3

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cưỡi
2. nhân (phép toán)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đáp, ngồi, cưỡi (ngựa...): Đi tàu biển; Đáp máy bay; Ngồi ô tô; Ngựa tốt khó cưỡi, nhưng có thể gánh nặng đi xa được (Mặc tử);
② Lên: Cùng lên đài cao (Liệt tử); Mau lên lợp lại mái nhà (Thi Kinh);
③ Ức hiếp: Người Chu ức hiếp dân (Thượng thư); Ba nước ắt phải nổi lên mà ức hiếp nước ta (Tuân tử);
④ Đuổi theo: Quan quân mừng rỡ, hô to rượt đuổi theo họ (Hán thư: Trần Thang truyện);
⑤ Đánh thắng: Quân của thiên hạ đã đánh thắng họ (Lã thị Xuân thu);
⑥ Giữ, phòng thủ: Sai quân lính trong cửa ải ra phòng thủ vùng biên giới (Sử kí);
⑦ Tính toán: Tính toán (tình trạng) thu chi tiền bạc của cải của họ (Chu lễ); Kẻ làm thần dân, tính toán việc làm có công thì thưởng (Hàn Phi tử: Nạn nhất);
⑧ Nhân lúc, thừa lúc: Nhân lúc rỗi rãi; Các tướng sĩ thừa thắng, tiến công vào thành của ông ta (Tam quốc chí); Có thể nhân lúc quân địch sơ hở không phòng bị, đánh thẳng vào thành (Tư trị thông giám);
⑨ Bực (trong giáo lí nhà Phật): Tiểu thừa (bực tu chỉ tự độ cho mình); Đại thừa (bực tu vừa tự độ cho mình, vừa độ cho người);
⑩ (toán) Nhân: 5 nhân với 2 là 10; Đầu nhân đuôi chia (Tam quốc chí);
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa. Xem [shèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân đó. Td: Thừa cơ — Nhân lên. Xem Thừa trừ — Vâng chịu. Xem Thừa ân — Nối theo. Xem Thừa tự — Cưỡi. Ngồi — Một âm là Thặng. Xem Thặng.

Từ ghép 25

cầu
qiú ㄑㄧㄡˊ

cầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầu xin

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm, tìm tòi. ◎ Như: "sưu cầu" tìm tòi, "nghiên cầu" nghiền tìm.
2. (Động) Trách, đòi hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử trách ở mình, kẻ tiểu nhân trách ở người.
3. (Động) Xin giúp, nhờ. ◎ Như: "cầu trợ" nhờ giúp, "khẩn cầu" khẩn xin.
4. (Động) Tham. ◇ Luận Ngữ : "Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang" , (Tử Hãn ) Chẳng ganh ghét chẳng tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp.
5. (Động) Dẫn đến, chiêu dẫn. ◎ Như: "tự cầu họa" tự mình chiêu họa đến. ◇ Dịch Kinh : "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" , (Kiền quái ) Cùng tiếng thì ứng hợp với nhau, cùng khí chất thì dẫn đến nhau.
6. (Danh) Họ "Cầu".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm, phàm muốn được cái gì mà hết lòng tìm tòi cho được đều gọi là cầu, như sưu cầu lục tìm, nghiên cầu nghiền tìm, v.v.
② Trách, như quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân người quân tử trách ở mình, kẻ tiểu nhân trách ở người.
③ Xin.
④ Tham, như bất kĩ bất cầu chẳng ghen ghét chẳng tham lam.
⑤ Ngang bực, ngang nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ: Nhờ hàng xóm trông nhà hộ;
② Xin, cầu: Xin người khác giúp đỡ mình; Cầu cứu;
③ Yêu cầu, mong cầu: Không thể yêu cầu thành công ngay được;
④ Tìm tòi: Cần phải đi sâu tìm tòi;
⑤ Hám, tham, cầu, tìm: Không hám danh cầu lợi; Chẳng ganh ghét chẳng tham lam (Thi Kinh); Hai hạng người hiền và người ngu không so sánh được với nhau, cũng là đều tự tìm điều mong muốn của mình (Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca);
⑥ (văn) Ngang bực, ngang nhau;
⑦ Nhu cầu: Cung cấp đáp ứng nhu cầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm — Xin xỏ.

Từ ghép 52

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.