nhân vật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhân vật

Từ điển trích dẫn

1. Người và vật. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Giá hội thành khước dã nhân vật phú thứ, phòng xá trù mật" , (Đệ nhất hồi).
2. Chỉ người. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Trưởng quan ngữ âm, bất tượng Giang Nam nhân vật" , (Tiểu thủy loan thiên hồ di thư ) Giọng nói của trưởng quan, không giống người Giang Nam.
3. Chỉ người khác. ◇ Đông Quan Hán kí : "Luân miễn quan quy điền lí, bất giao thông nhân vật, cung dữ nô cộng phát cức điền chủng mạch" , , (Đệ Ngũ Luân truyện ).
4. Người có phẩm cách, tài ba kiệt xuất hoặc có danh vọng, địa vị. ◇ Phạm Thành Đại : "Địa linh cảnh tú hữu nhân vật, Tân An phủ thừa kim đệ nhất" , (Tống thông thủ lâm ngạn cường tự thừa hoàn triều ).
5. Chỉ phẩm cách, tài cán. ◇ Lí Triệu : "Trinh Nguyên trung, Dương Thị, Mục Thị huynh đệ nhân vật khí khái bất tương thượng hạ" , , (Đường quốc sử bổ , Quyển trung ).
6. Chỉ vẻ ngoài (ngoại mạo). ◇ Tôn Quang Hiến : "Lô tuy nhân vật thậm lậu, quan kì văn chương hữu thủ vĩ, tư nhân dã, dĩ thị bốc chi, tha nhật  tất vi đại dụng hồ?" , , , , ? (Bắc mộng tỏa ngôn , Quyển ngũ ).
7. Chỉ chí thú tình tính. ◇ Ngô Tăng : "Cao Tú Thật mậu hoa, nhân vật cao viễn, hữu xuất trần chi tư" , , (Năng cải trai mạn lục , Kí thi ).
8. Về một phương diện nào đó, đặc chỉ người có tính đại biểu. ◇ Thanh Xuân Chi Ca : "Đoản đoản đích nhất thiên thì gian, tha giản trực bả tha khán tác lí tưởng trung đích anh hùng nhân vật" , (Đệ nhất bộ, Đệ ngũ chương).
9. Nhân vật lấy làm đề tài trong tranh Trung Quốc. ◇ Tô Thức : "Đan thanh cửu suy công bất nghệ, Nhân vật vưu nan đáo kim thế" , (Tử Do tân tu Nhữ Châu Long Hưng tự ngô họa bích ).
10. Nhân vật hình tượng trong tác phẩm và nghệ thuật phẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người nổi bật, được chú ý.

Từ điển trích dẫn

1. Trình lên chủ quản hồ sơ về công việc làm để sẵn sàng được kiểm soát tra khảo. ☆ Tương tự: "đăng kí" , "lập án" , "chú sách" , "tồn án" .
2. Hồ sơ chuẩn bị cho phương án. ◎ Như: "tố thập ma sự đô yếu hữu cá bị án, dĩ miễn xuất liễu ý ngoại, thố thủ bất cập" , , làm việc gì cũng đều cần phải lập hồ sơ, để tránh khỏi gặp phải bất ngờ hoặc sai sót bất cập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự việc đã được trình báo đầy đủ.

Từ điển trích dẫn

1. Nỗ lực, hết sức làm. ◇ Hán Thư : "Sự tại cưỡng miễn nhi dĩ, cưỡng miễn học vấn, tắc kiến bác nhi tri ích minh" , , (Đổng Trọng Thư truyện ).
2. Việc gượng ép phải làm hoặc khó làm cho được.
3. Gắng gượng, không tự nhiên. ◇ Lão tàn du kí tục tập di cảo 稿: "Đồng trần tục nhân xử, tha nhất dạng đích trần tục, đồng cao nhã nhân xử, tha hựu nhất dạng đích cao nhã, tịnh vô nhất điểm cường miễn xử, sở dĩ nhân đô trắc bất thấu tha" , , , , , (Đệ ngũ hồi ).
phú, phúc, phục
fòu ㄈㄡˋ, fù ㄈㄨˋ

phú

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ ghép 2

phúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chăm non săn sóc — Lật lại — Bỏ đi. Miễn đi — Một âm là Phục. Xem Phục.

Từ ghép 2

phục

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khôi phục, phục hồi
2. trở lại
3. làm lại, lặp lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trở lại, đã đi rồi trở lại. § Cũng như "phản" , "hoàn" . ◇ Tả truyện : "Chiêu Vương nam chinh nhi bất phục" (Hi Công tứ niên ) Chiêu Vương đi đánh phương nam mà không trở lại.
2. (Động) Lập lại như trước, hoàn nguyên. ◎ Như: "khôi phục" quang phục, "khang phục" khỏe mạnh trở lại, "hồi phục" trở lại, đáp lại, lấy lại, "thu phục" thu hồi. ◇ Sử Kí : "Tam khứ tướng, tam phục vị" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Ba lần bỏ chức, ba lần phục chức.
3. (Động) Báo đáp. ◎ Như: "phục thư" viết thư trả lời, "phục cừu" báo thù.
4. (Động) Miễn trừ (tạp dịch, thuế). ◇ Hán Thư : "Thục Hán dân cấp quân sự lao khổ, phục vật tô thuế nhị tuế" , (Cao Đế kỉ thượng ) Dân Thục, Hán giúp vào việc quân khổ nhọc, miễn khỏi đóng thuế hai năm.
5. (Phó) Lại. ◎ Như: "tử giả bất khả phục sinh" kẻ chết không thể sống lại. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
6. (Trợ) Bổ sung hoặc điều hòa âm tiết trong câu. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh sáng ngọn nến này.
7. (Danh) Họ "Phục".
8. Một âm là "phú". § Thông "phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại. Ðã đi rồi trở lại gọi là phục.
② Báo đáp. Như phục thư viết thư trả lời, phục cừu báo thù, v.v.
③ Một âm là phúc. Lại có hai. Như tử giả bất khả phúc sinh kẻ chết không thể sống lại.
④ Trừ. Trừ cho khỏi đi phu phen tạp dịch gọi là phúc.
⑤ Lại một âm là phú. Cùng nghĩa như chữ phú .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trở đi trở lại: Phản phúc; Trằn trọc;
② Trả lời, đáp lại: Thư trả lời; Xin đánh điện trả lời ngay;
③ Khôi phục: Quang phục; Thu hồi; Phục hôn;
④ Báo phục: Trả thù, phục thù;
⑤ Trở lại, lại: Bệnh cũ lại phát; Khơi lại đống tro tàn; Chết rồi sống lại; Một đi không trở lại, việc đã qua rồi sẽ không trở lại nữa. Cv. ;
⑥ (văn) Miễn trừ thuế má và lao dịch: Đất Bái may được miễn trừ thuế má và lao dịch (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
⑦ (văn) Đôi, kép (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Chấn, trên quẻ Khôn. Chỉ sự trở lại, trở về — Đáp lại. Trả lời — Báo cho biết — Một âm là Phúc. Xem Phúc.

Từ ghép 32

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa, trước khi thăng đường, quan viên cho bày biện nghi trượng để đợi liêu thuộc ra mắt. ◇ Bạch Cư Dị : "Bất tri vũ tuyết Giang Lăng phủ, Kim nhật bài nha đắc miễn vô" , (Vũ tuyết phỏng triều nhân Hoài Vi Chi ).

Từ điển trích dẫn

1. Không luận tội nữa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bất như xá chi, bái vi nhất quận thú, tắc Thiệu hỉ ư miễn tội, tất vô hoạn hĩ" , , , (Đệ tứ hồi) Không bằng tha tội hắn (Viên Thiệu), cho hắn một chức quận thú gì đấy, thì hắn mừng được khỏi tội, sẽ không gây ra hậu hoạn nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tha cho sự lầm lỗi — Không bàn xét về điều lầm lỗi nữa.
khuất, quật
qū ㄑㄩ

khuất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cong
2. khuất phục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Oan ức, ủy khúc. ◎ Như: "thụ khuất" chịu oan, "khiếu khuất" kêu oan.
2. (Danh) Họ "Khuất".
3. (Động) Làm cho cong, co lại. ◎ Như: "khuất tất" quỳ gối, "khuất chỉ nhất toán" bấm đốt tính. ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
4. (Động) Hàng phục. ◎ Như: "khuất tiết" không giữ được tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Uy vũ bất năng khuất" (Đằng Văn Công hạ ) Uy quyền sức mạnh không làm khuất phục được.
5. (Tính) Cong, không thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết" , (Chương 45) Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng.
6. (Tính) Thiếu sót, không đủ vững. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" lẽ đuối lời cùng.
7. (Phó) Miễn cưỡng, gượng ép. ◇ Tam quốc chí : "Thử nhân khả tựu kiến, bất khả khuất trí dã" , (Gia Cát Lượng truyện ) Người này đáng nên xin gặp, không thể miễn cưỡng vời lại được đâu.
8. (Phó) Oan uổng. ◎ Như: "khuất tử" chết oan uổng.
9. Một âm là "quật". (Tính) ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong, phàm sự gì cong không duỗi được đều gọi là khuất, như lí khuất từ cùng lẽ khuất lời cùng, bị oan ức không tỏ ra được gọi là oan khuất , v.v.
② Chịu khuất, như khuất tiết chịu bỏ cái tiết của mình mà theo người.
③ Một âm là quật. Như quật cường cứng cỏi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cong, co lại: Con mèo co chân lại; Co mà không duỗi (Mạnh tử);
② Khuất phục, chịu khuất: Không khuất phục; Chịu bỏ khí tiết của mình;
③ Oan ức: Kêu oan; Uất ức;
④ Đuối lí: Nghẹn lời cụt lí;
⑤ [Qu] (Họ) Khuất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cong lại. Co lại — Cúi xuống.

Từ ghép 13

quật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: quật cường )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Oan ức, ủy khúc. ◎ Như: "thụ khuất" chịu oan, "khiếu khuất" kêu oan.
2. (Danh) Họ "Khuất".
3. (Động) Làm cho cong, co lại. ◎ Như: "khuất tất" quỳ gối, "khuất chỉ nhất toán" bấm đốt tính. ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
4. (Động) Hàng phục. ◎ Như: "khuất tiết" không giữ được tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Uy vũ bất năng khuất" (Đằng Văn Công hạ ) Uy quyền sức mạnh không làm khuất phục được.
5. (Tính) Cong, không thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết" , (Chương 45) Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng.
6. (Tính) Thiếu sót, không đủ vững. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" lẽ đuối lời cùng.
7. (Phó) Miễn cưỡng, gượng ép. ◇ Tam quốc chí : "Thử nhân khả tựu kiến, bất khả khuất trí dã" , (Gia Cát Lượng truyện ) Người này đáng nên xin gặp, không thể miễn cưỡng vời lại được đâu.
8. (Phó) Oan uổng. ◎ Như: "khuất tử" chết oan uổng.
9. Một âm là "quật". (Tính) ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong, phàm sự gì cong không duỗi được đều gọi là khuất, như lí khuất từ cùng lẽ khuất lời cùng, bị oan ức không tỏ ra được gọi là oan khuất , v.v.
② Chịu khuất, như khuất tiết chịu bỏ cái tiết của mình mà theo người.
③ Một âm là quật. Như quật cường cứng cỏi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như (bộ );
② Cạn kiệt: Dùng mà vô độ thì vật lực ắt phải cạn kiệt (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ).

Từ ghép 2

minh, miên, miễn
méng ㄇㄥˊ, mián ㄇㄧㄢˊ, miàn ㄇㄧㄢˋ, míng ㄇㄧㄥˊ, mǐng ㄇㄧㄥˇ

minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhắm mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhắm mắt. ◎ Như: "tử bất minh mục" chết không nhắm mắt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quân nhược xả ngã nhi khứ, ngã tử bất minh mục hĩ" , (Đệ thập nhất hồi) Nếu ngươi bỏ ta mà đi, ta chết không nhắm mắt đâu.
2. (Tính) Tối tăm, hôn ám. ◇ Lục Du : "Thảo mộc tận yển phục, Đạo lộ minh bất phân" , (Phong vân trú hối dạ toại đại tuyết ) Cỏ cây nằm rạp hết cả, Đường lối u tối không phân biệt được.
3. Một âm là "miễn". (Tính) "Miễn huyễn" choáng váng, hoa mắt (như là phản ứng sau khi uống thuốc).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhắm mắt, người chết nhắm mắt gọi là minh mục . Chết không nhắm mắt gọi là tử bất minh mục . Quân nhược xả ngã nhi khứ, ngã tử bất minh mục hĩ (Tam quốc diễn nghĩa ) nếu ngươi bỏ ta mà đi, ta chết không nhắm mắt đâu.
② Một âm là miễn. Miễn huyễn loáng quoáng (say lừ đừ). Nhân bệnh mà tối tăm tán loạn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhắm mắt. 【】minh mục [míngmù] Nhắm mắt: Chết không nhắm mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhắm mắt lại — Các âm khác là Miên, Miễn. Xem các âm này.

Từ ghép 1

miên

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Miên — Các âm khác là Miễn, Minh. Xem các âm này.

miễn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhắm mắt. ◎ Như: "tử bất minh mục" chết không nhắm mắt. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quân nhược xả ngã nhi khứ, ngã tử bất minh mục hĩ" , (Đệ thập nhất hồi) Nếu ngươi bỏ ta mà đi, ta chết không nhắm mắt đâu.
2. (Tính) Tối tăm, hôn ám. ◇ Lục Du : "Thảo mộc tận yển phục, Đạo lộ minh bất phân" , (Phong vân trú hối dạ toại đại tuyết ) Cỏ cây nằm rạp hết cả, Đường lối u tối không phân biệt được.
3. Một âm là "miễn". (Tính) "Miễn huyễn" choáng váng, hoa mắt (như là phản ứng sau khi uống thuốc).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhắm mắt, người chết nhắm mắt gọi là minh mục . Chết không nhắm mắt gọi là tử bất minh mục . Quân nhược xả ngã nhi khứ, ngã tử bất minh mục hĩ (Tam quốc diễn nghĩa ) nếu ngươi bỏ ta mà đi, ta chết không nhắm mắt đâu.
② Một âm là miễn. Miễn huyễn loáng quoáng (say lừ đừ). Nhân bệnh mà tối tăm tán loạn.

Từ điển Trần Văn Chánh

miễn huyễn [miànxuàn] Váng đầu hoa mắt (sau khi uống thuốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Miễn huyễn : Làm cho người khác buồn giận — Các âm khác là Miên, Minh. Xem các âm này.

Từ điển trích dẫn

1. Nhà tu đi (hành khất) các nơi tìm thầy học đạo.
2. Ăn xin, hành khất. ◇ Bích Dã : "Kim thiên đích hành cước hảo mạ! Na lí, chỉ tại nhất gia nhân gia lí yếu đáo liễu kỉ căn lạn hồng thự" ! , (Đăng lung tiêu ).
3. Đi trên đường, tẩu lộ.
4. Hai chân động đậy không ngừng. ◇ Tống Thư : "Kí Chi bất dục dữ Ân Cảnh Nhân cửu tiếp sự, nãi từ cước tật tự miễn quy. Tại gia mỗi dạ thường ư sàng thượng hành cước, gia nhân thiết dị chi nhi mạc hiểu kì ý" , . , (Cổ Kí Chi truyện ).
ngỗ
wǔ ㄨˇ

ngỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngang ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm trái, nghịch lại, không thuận tòng. ◎ Như: "ngỗ nghịch" ngỗ ngược (bất hiếu). ◇ Liêu trai chí dị : "Công thích dĩ ngỗ thượng quan miễn, tương giải nhậm khứ" , (Diệp sinh ) Đúng lúc ông vì nghịch với quan trên, bị cách chức, sắp giải nhiệm đi về.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngang ngược. Tục gọi kẻ bất hiếu là ngỗ nghịch nghĩa là kẻ không thuận theo cha mẹ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trái ngược, ngang ngược, ngỗ nghịch, không nghe theo. 【】ngỗ nghịch [wưnì] Ngỗ ngược (bất hiếu với cha mẹ);
② Ngang bướng, gây gỗ: Không gây gỗ với ai, không xích mích với ai.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghịch lại. Làm trái lại — Sai lầm. Lầm lỗi.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.