hổ
hǔ ㄏㄨˇ, hù ㄏㄨˋ

hổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con hổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hùm, cọp. § Tục gọi là "lão hổ" .
2. (Danh) Họ "Hổ".
3. (Danh) Vật có hình dạng như miệng hổ hả ra. ◎ Như: "hổ khẩu" chỗ khe giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. § Vì thế nên bấm đốt tay tính số gọi là "nhất hổ" . Lối đánh cờ ba quân đứng ba góc cũng gọi là "hổ". § Xem thêm từ này: "hổ khẩu" .
4. (Tính) Mạnh mẽ, uy vũ. ◎ Như: "hổ tướng" tướng dũng mãnh, "hổ bôn" dũng sĩ, "hổ trướng" trướng hùm (chỗ quan võ ngồi).

Từ điển Thiều Chửu

① Con hổ.
② Dùng để tỉ dụ cái sức oai mạnh. Như hổ bôn kẻ dũng sĩ, hổ trướng trướng hùm, chỗ quan võ ngồi.
③ Vật gì hình như cái mồm hếch về một bên đều gọi là hổ. Như chỗ khe ngón tay cái với ngón tay trỏ gọi là hổ khẩu . Vì thế nên bấm đốt tay tính số gọi là nhất hổ . Lối đánh cờ ba quân đứng ba góc cũng gọi là hổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (động) Hổ, cọp, hùm. (Ngb) Can đảm, dũng mãnh: Mãnh tướng (hổ tướng). Cg. [lăohư];
② Như [hư];
③ (văn) Vật có hình dạng như miệng con hổ hả ra: Kẽ giữa ngón tay cái với ngón tay trỏ;
④ [Hư] (Họ) Hổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con cọp — Chỉ sự dũng mãnh — Chỉ các loài vật có hại.

Từ ghép 30

Từ điển trích dẫn

1. Quần lụa mịn. Chỉ quần áo đẹp của con em nhà quý tộc ngày xưa. Sau mượn chỉ con em nhà giàu sang. ◇ Đỗ Phủ : "Hoàn khố bất ngạ tử, Nho quan đa ngộ thân" , (Phụng tặng Vi Tả Thừa ) (Con nhà mặc) khố lụa không chết đói, Mũ nhà nho hay làm lụy thân.

Từ điển trích dẫn

1. Không có tài năng.
2. Chỉ người không có tài năng.
3. Không thành tài.
4. Không vẻ vang, không danh giá. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như thử khán lai, đảo phạ tương lai nan miễn bất tài chi sự, linh nhân khả kinh khả úy" , , (Đệ tam thập nhị hồi) Xem thế thì sau này e xảy việc không hay, làm cho người ta đáng ghê, đáng sợ.
5. Chẳng giỏi, ý nói mình kém cỏi (tiếng tự khiêm). ☆ Tương tự: "bỉ nhân" , "tại hạ" . ◇ Lão tàn du kí : "Bất tài vãng thường kiến nhân độc Phật kinh, thập ma "sắc tức thị không, không tức thị sắc", giá chủng vô lí chi khẩu đầu thiền, thường giác đắc đầu hôn não muộn" , ", ", , (Đệ thập hồi) Kẻ hèn này thường nghe người ta đọc kinh Phật, cái gì mà "sắc tức thị không, không tức thị sắc", thứ câu nói vô lí ấy ở cửa miệng nhà thiền, thường cảm thấy ù đầu khổ trí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chẳng giỏi, ý nói kém cỏi.

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ chung sự đau ốm. ◇ Mặc Tử : "Nhân chi sở bất dục giả hà dã? Bệnh tật họa túy dã" ? (Thiên chí trung ) Cái mà người ta không muốn là gì? Bệnh tật tai vạ quấy nhiễu vậy.
2. Bệnh nặng, bệnh nguy kịch. ◇ Bắc Tề Thư : "Kim bệnh tật như thử, đãi tương bất tế, nghi thiện tương dực tá, khắc tư phụ hạ" , , , (Đoạn Vinh truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung sự đau ốm.
vật
wù ㄨˋ

vật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dừng lại
2. đừng, chớ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chớ, đừng (lời cấm chỉ). ◇ Sử Kí : "Quả nhân phi thử nhị cơ, thực bất cam vị , nguyện vật trảm dã" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Quả nhân (mà) không có hai người cung nữ ấy (thì) ăn không ngon, xin đừng chém.

Từ điển Thiều Chửu

① Chớ. Lời cấm chỉ không được thế nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chớ, đừng, không nên (biểu thị sự cấm chỉ): Không nên bẻ cành hái hoa; Đánh gấp đừng để mất cơ hội (Sử kí);
② (văn) Không (dùng như , bộ ): (Nếu) muốn không cho (viên ngọc của họ Hòa), thì lại sợ binh Tần đến xâm phạm (Sử kí: Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện);
③ (văn) Trợ từ đầu câu (không dịch): ? Sử Tô bói ra quẻ đó, nghe theo có ích gì? (Tả truyện: Hi công thập ngũ niên);
④ (văn) Trợ từ giữa câu (không dịch): 使 Hễ gõ (chuông) thì nhất định không dùng những người già và trẻ con (Mặc tử: Phi nhạc thượng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không. Chẳng — Đừng. Không nên.

Từ ghép 4

diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

tiền, tiễn
jiǎn ㄐㄧㄢˇ, qián ㄑㄧㄢˊ

tiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiền nong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là "tiền". ◎ Như: "duyên tiền" tiền kẽm, "ngân tiền" đồng tiền đúc bằng bạc.
2. (Danh) Tiền tài nói chung. ◎ Như: "trị tiền" đáng tiền, "hữu tiền hữu thế" có tiền bạc có thế lực.
3. (Danh) Phí tổn, khoản tiêu dùng. ◎ Như: "xa tiền" tiền xe, "phạn tiền" tiền cơm.
4. (Danh) Đồng cân, mười đồng cân là một lạng.
5. (Danh) Họ "Tiền".
6. (Tính) Dùng để đựng tiền. ◎ Như: "tiền bao" bao đựng tiền, "tiền quỹ" tủ cất giữ tiền, "tiền đồng" ống đựng tiền.
7. Một âm là "tiễn". (Danh) Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuổng.
② Một âm là tiền. Ðồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là tiền. Như duyên tiền tiền kẽm, ngân tiền tiền bạc, v.v.
③ Ðồng cân, mười đồng cân là một lạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền: Thời giờ là tiền bạc; Tiền xe; Tiền cơm;
② Tiền, hoa, chỉ, đồng cân (= 1/10 lạng);
③ [Qián] (Họ) Tiền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật đúc bằng kim loại dùng vào việc mua bán. Tức tiền bạc. Đoạn trường tân thanh : » Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền « — Vật tròn như đồng tiền. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Tiền sen này đã nảy là ba « — Tên một đơn vị trọng lượng thời xưa, bằng 1/10 lượng.

Từ ghép 28

tiễn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là "tiền". ◎ Như: "duyên tiền" tiền kẽm, "ngân tiền" đồng tiền đúc bằng bạc.
2. (Danh) Tiền tài nói chung. ◎ Như: "trị tiền" đáng tiền, "hữu tiền hữu thế" có tiền bạc có thế lực.
3. (Danh) Phí tổn, khoản tiêu dùng. ◎ Như: "xa tiền" tiền xe, "phạn tiền" tiền cơm.
4. (Danh) Đồng cân, mười đồng cân là một lạng.
5. (Danh) Họ "Tiền".
6. (Tính) Dùng để đựng tiền. ◎ Như: "tiền bao" bao đựng tiền, "tiền quỹ" tủ cất giữ tiền, "tiền đồng" ống đựng tiền.
7. Một âm là "tiễn". (Danh) Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thuổng.
② Một âm là tiền. Ðồng tiền, dùng các loài kim đúc ra từng đồng để tiêu gọi là tiền. Như duyên tiền tiền kẽm, ngân tiền tiền bạc, v.v.
③ Ðồng cân, mười đồng cân là một lạng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái thuổng (một nông cụ thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cuốc để cuốc đất — Một âm là Tiền. Xem Tiền.
trị
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trị

phồn thể

Từ điển phổ thông

trị giá, đáng giá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giá. ◎ Như: "giá trị" .
2. (Động) Đáng giá. ◎ Như: "trị đa thiểu tiền?" đáng bao nhiêu tiền? ◇ Tô Thức : "Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim" (Xuân tiêu ) Đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng.
3. (Động) Trực. ◎ Như: "trị ban" luân phiên trực, "trị nhật" ngày trực, "trị cần" thường trực.
4. (Động) Gặp. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng gặp ngày đẹp trời.
5. (Động) Cầm, nắm giữ. ◇ Thi Kinh : "Vô đông vô hạ, Trị kì lộ vũ" , (Trần phong , Uyên khâu ) Không kể mùa đông hay mùa hạ, Cầm lông cò trắng (để chỉ huy múa hát).
6. Cũng viết là .

Từ ghép 7

cản
gǎn ㄍㄢˇ

cản

phồn thể

Từ điển phổ thông

đuổi theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đuổi theo. ◎ Như: "truy cản" đuổi theo. ◇ Thủy hử truyện : "Na Phú An tẩu bất đáo thập lai bộ, bị Lâm Xung cản thượng, hậu tâm chỉ nhất thương, hựu sóc đảo liễu" , , , (Đệ thập hồi) Thằng Phú An chạy không quá mươi bước, bị Lâm Xung đuổi kịp, đâm cho một nhát thương ở sau lưng, cũng ngã gục.
2. (Động) Xua, lùa, đánh xe (súc vật kéo). ◎ Như: "cản ngưu" xua bò, "cản áp tử" lùa vịt, "cản xa" đánh xe (súc vật kéo).
3. (Động) Đuổi đi. ◎ Như: "cản thương dăng" đuổi ruồi nhặng. ◇ Thủy hử truyện : "Đãn phàm hòa thượng phá giới khiết tửu, quyết đả tứ thập trúc bề, cản xuất tự khứ" , , (Đệ tứ hồi) Nếu sư phá giới uống rượu, bị phạt đánh cho bốn chục roi, đuổi ra khỏi chùa.
4. (Động) Làm gấp cho kịp. ◎ Như: "cản lộ" gấp rút đi đường (cho kịp), "cản nhậm vụ" gấp rút làm xong nhiệm vụ.
5. (Động) Gặp, gặp đúng lúc. ◎ Như: "cản thượng nhất trận vũ" gặp một cơn mưa.
6. (Tính) Gấp, vội.
7. (Giới) Đến. ◇ Hồng Lâu Mộng: "Dĩ khiển nhân khứ, cản vãn tựu hữu hồi tín đích" , (Đệ thất thập thất hồi) Đã sai người đi rồi, đến chiều sẽ có tin.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ cản .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đuổi theo, xua, lùa, xua đuổi: Anh đi trước, tôi đuổi theo sau; ! Đuổi nhanh lên; Xua ruồi, đuổi ruồi;
② Vội vàng, vội vã, hấp tấp, lật đật: Anh ta vội phóng xe đạp về nhà máy; Gấp rút hoàn thành nhiệm vụ. 【 】cản khẩn [gănjên] Nhanh lên, gấp, ngay, vội vàng: Vội vàng phanh xe ngay; Giải thích ngay; Anh ấy ăn vội ăn vàng rồi lên công trường ngay; 【 】cản khoái [gănkuài] Nhanh lên, mau lên: Đi theo tôi mau lên; 【】 cản mang [gănmáng] Vội vàng, gấp, mau: Anh ta vội vàng xin lỗi;
③ Đánh, đánh đuổi: Đánh xe ngựa;
④ Vào lúc, gặp: Gặp một trận mưa; Vừa đúng lúc anh ấy có ở nhà;
⑤ Đợi (chờ) đến: Đợi đến mai hãy hay;
⑥ (văn) Cong đuôi chạy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cong đuôi mà chạy ( nói về thú vật ). Di chuyển vội vã.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa, các quán rượu treo cờ xí trước cửa để chiêu mời khách, gọi là "trang hoảng tử" . Tỉ dụ khoa trương, huênh hoang bề ngoài. § Cũng nói là "trang môn diện" .
2. Ví hành động tự để lộ cái không tốt, không hay của mình cho người ngoài biết. ◇ Thủy hử truyện : "Ca ca bất yếu vấn, thuyết khởi lai, trang nhĩ đích hoảng tử. Nhĩ chỉ do ngã tự khứ tiện liễu" , , . 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Xin anh đừng hỏi nữa, nói ra thì khác nào vạch áo cho người xem lưng. Anh cứ để tôi đi là hơn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.