cự, há
jù ㄐㄩˋ

cự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lớn, to

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "cự khoản" khoản tiền lớn, "cự thất" nhà có tiếng lừng lẫy (danh gia vọng tộc), "cự vạn" số nhiều hàng vạn. ◇ Tô Thức : "Cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân" , (Hậu Xích Bích phú ) Cất lưới được cá, miệng to vảy nhỏ.
2. (Danh) Cái khuôn hình vuông. § Thông .
3. (Danh) Họ "Cự".
4. (Trợ) Há. § Thông "cự" . ◇ Hán Thư : "Bái Công bất tiên phá Quan Trung binh, công cự năng nhập hồ?" , (Cao đế kỉ thượng ) Bái Công không phá trước tiên quân ở Quan Trung, ông há có thể vào được ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, cự thất nhà có tiếng lừng lẫy. Số nhiều gọi là cự vạn .
② Há, cùng nghĩa với chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① To, lớn, đồ sộ, khổng lồ, kếch sù, lừng lẫy, vĩ đại: Gió to; Bức tranh lớn; Nhà có tiếng lừng lẫy; Khoản tiền khổng lồ, món tiền (số bạc) kếch sù;
② (văn) Há (dùng như , bộ );
③ [Jù] (Họ) Cự.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thép;
② To lớn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn.

Từ ghép 24

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "cự khoản" khoản tiền lớn, "cự thất" nhà có tiếng lừng lẫy (danh gia vọng tộc), "cự vạn" số nhiều hàng vạn. ◇ Tô Thức : "Cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân" , (Hậu Xích Bích phú ) Cất lưới được cá, miệng to vảy nhỏ.
2. (Danh) Cái khuôn hình vuông. § Thông .
3. (Danh) Họ "Cự".
4. (Trợ) Há. § Thông "cự" . ◇ Hán Thư : "Bái Công bất tiên phá Quan Trung binh, công cự năng nhập hồ?" , (Cao đế kỉ thượng ) Bái Công không phá trước tiên quân ở Quan Trung, ông há có thể vào được ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Lớn, cự thất nhà có tiếng lừng lẫy. Số nhiều gọi là cự vạn .
② Há, cùng nghĩa với chữ .

Từ ghép 1

tiều
qiáo ㄑㄧㄠˊ

tiều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trông trộm, canh giữ
2. xem, nhìn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Coi, xem. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thư thư nhĩ tiều, Bảo ca ca bất thị cấp thư thư lai đạo tạ, cánh thị hựu yếu định hạ minh niên đích đông tây lai liễu" , , 西 (Đệ lục thập thất hồi) Chị xem đấy, anh Bảo đến đây không phải là để cảm ơn chị, mà lại cốt để đặt trước đồ vật sang năm đấy.
2. (Động) Trông trộm. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Công tử đại hát đạo: Thập ma nhân cảm lai tiều yêm cước sắc?" (Triệu Thái Tổ thiên lí tống kinh nương ) Công tử quát lớn: Người nào đây dám lại ngó trộm chân tơ kẽ tóc của ta?

Từ điển Thiều Chửu

① Trông trộm, coi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Xem, nhìn, coi, trông: Xem sách, đọc sách; Nhìn thấy, trông thấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn trộm.
phế
fèi ㄈㄟˋ

phế

phồn thể

Từ điển phổ thông

bỏ đi, phế thải

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không dùng được nữa, hư hỏng, bị bỏ đi, tàn tật. ◎ Như: "phế vật" vật không dùng được nữa, "phế tật" bị tàn tật không làm gì được nữa.
2. (Tính) Hoang vu.
3. (Tính) Bại hoại, suy bại.
4. (Tính) To, lớn.
5. (Động) Bỏ, ngưng, trừ bỏ. ◎ Như: "phế trừ" trừ bỏ, "phế chỉ" ngưng bỏ. ◇ Luận Ngữ : "Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế" (Ung Dã ) , Kẻ không đủ sức, giữa đường bỏ dở.
6. (Động) Truất miễn, phóng trục.
7. (Động) Nép mình xuống (vì sợ...). ◇ Sử Kí : "Hạng Vương âm ác sất trá, thiên nhân giai phế" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Hạng Vương khi hò hét, quát tháo, nghìn người đều nép mình không dám ho he.
8. (Động) Khoa đại.
9. (Động) Giết.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ đi.
② Phế tật kẻ bị tàn tật không làm gì được nữa.
③ Vật gì không dùng được nữa đều gọi là phế vật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bãi bỏ, phế bỏ, bỏ dở: Bãi bỏ; Không nên làm nửa chừng bỏ dở;
② Bỏ đi, phế thải, vô dụng: Giấy lộn, giấy bỏ đi; Sắt rỉ, sắt vụn;
③ Tàn phế: Tàn tật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngưng lại. Không làm nữa — Bỏ đi không dùng tới. Td: Hoang phế — Hư nát. Sa sút. Suy kém.

Từ ghép 26

đình
tíng ㄊㄧㄥˊ

đình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sét dữ, sét lớn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiếng sét đùng đùng. ◎ Như: ◇ Thi Kinh : nói "như đình như lôi" như sét như sấm.
2. (Danh) Tia chớp. ◇ Hoài Nam Tử : "Tật lôi bất cập tắc nhĩ, tật đình bất hạ yểm mục" , (Binh lược ) Sấm lớn không kịp bịt tai, chớp nhanh không kịp che mắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiếng sét dữ. Như Kinh Thi nói như đình như lôi như sét như sấm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Sấm sét: Sấm sét; Như sét như sấm (Thi Kinh); Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy (Bình Ngô đại cáo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng sấm vang động — Làm rung động. ChẤn Động — Chỉ sự giận dữ, làm ầm lên. Cũng nói là Lôi đình.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Dùng sức mạnh hoặc thủ đoạn nào đó đoạt lấy sự vật cho mình.
2. Có được, nắm giữ. ◎ Như: "khoa học nghiên cứu tất tu chiếm hữu đại lượng tư liệu" nghiên cứu khoa học tất cần phải có rất nhiều tài liệu.
3. Ở một địa vị nào đó. ◎ Như: "nông nghiệp tại quốc dân kinh tế trung chiếm hữu trọng yếu địa vị" trong nền kinh tế toàn dân, nông nghiệp giữ một địa vị quan trọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đoạt lấy làm của mình — Ta cũng hiểu là đoạt lấy bất cứ vật gì.

Từ điển trích dẫn

1. Không giả, phù hợp với sự thật khách quan. ◇ Ngô Vĩ Nghiệp : "Thế pháp mộng huyễn, duy xuất thế đại sự, nãi vi chân thật" , , (Tặng Nguyện Vân sư ).
2. Chân tâm thật ý. ◇ Tô Thức : "Huyền Đức tương tử chi ngôn, nãi chân thật ngữ dã" , (Đông Pha chí lâm , Bại hải bổn , Quyển thập).
3. Chính xác, rõ ràng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hậu diện ngôn ngữ pha đê, thính bất chân thật" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Những câu sau vì nói nhỏ quá nên nghe không rõ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không giả dối.
hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

cử
jǔ ㄐㄩˇ

cử

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng (đầu), nâng lên, nhấc lên
2. cử động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cất lên, giơ, ngẩng. ◎ Như: "cử thủ" cất tay, "cử túc" giơ chân, "cử bôi" nâng chén. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Bầu, tuyển chọn, đề cử. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Động) Nêu ra, đề xuất. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta nêu ra một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Phát động, hưng khởi. ◎ Như: "cử sự" khởi đầu công việc, "cử nghĩa" khởi nghĩa.
5. (Động) Bay. ◇ Tô Thức : "Ngư phủ tiếu, khinh âu cử. Mạc mạc nhất giang phong vũ" , . (Ngư phủ tiếu từ ) Lão chài cười, chim âu bay. Mờ mịt trên sông mưa gió.
6. (Động) Sinh đẻ, nuôi dưỡng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
7. (Động) Lấy được, đánh lấy được thành. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương văn Hoài Âm Hầu dĩ cử Hà Bắc" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương nghe tin Hoài Âm Hầu đã lấy Hà Bắc.
8. (Danh) Hành vi, động tác. ◎ Như: "nghĩa cử" việc làm vì nghĩa, "thiện cử" việc thiện.
9. (Danh) Nói tắt của "cử nhân" người đậu khoa thi hương (ngày xưa), phiếm chỉ người được tiến cử. ◎ Như: "trúng cử" thi đậu.
10. (Tính) Toàn thể, tất cả. ◎ Như: "cử quốc" cả nước. ◇ Liêu trai chí dị : "Cử gia yến tập" (Phiên Phiên ) Cả nhà yến tiệc linh đình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cất lên, giơ lên, cất nổi. Như cử thủ cất tay, cử túc giơ chân, cử bôi cất chén, v.v.
② Cử động. Như cử sự nổi lên làm việc, cũng như ta nói khởi sự . Thế cho nên có hành động gì đều gọi là cử cả. Như cử động , cử chỉ , v.v. Sự không cần làm nữa mà cứ bới vẽ ra gọi là đa thử nhất cử .
③ Tiến cử. Như suy cử suy tôn tiến cử lên, bảo cử bảo lĩnh tiến cử lên, v.v. Lệ thi hương ngày xưa ai trúng cách (đỗ) gọi là cử nhân .
④ Phàm khen ngợi hay ghi chép ai cũng gọi là cử, như xưng cử đề cử lên mà khen, điều cử ghi tường từng điều để tiêu biểu lên.
⑤ Sinh đẻ, đẻ con gọi gọi là cử , không sinh đẻ gọi là bất cử .
⑥ Lấy được, đánh lấy được thành gọi là cử.
⑦ Bay cao, kẻ sĩ trốn đời gọi là cao cử . Ðời sau gọi những người có kẻ có tài hơn người là hiên hiên hà cử cũng noi nghĩa ấy.
⑧ Ðều cả. Như cử quốc cả nước.
⑨ Ðều.
⑩ Họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa lên, giơ lên, giương lên: Giơ tay; Giương cao;
② Ngẩng: Ngẩng đầu;
③ Ngước: Ngước mắt;
④ Bầu, cử: Cử đại biểu; Mọi người bầu anh ấy làm tổ trưởng;
⑤ Nêu ra, đưa ra, cho: Xin cho một thí dụ;
⑥ Việc: Việc nghĩa;
⑦ Cử động, hành động: Mọi hành động;
⑧ Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: Tất cả những người dự họp; Khắp nước tưng bừng; Nghe thấy thế cả làng đều mừng rỡ; Mọi việc đều không thay đổi (Sử kí); Cả huyện, hết thảy mọi người trong huyện;
⑨ (văn) Đánh hạ, đánh chiếm, chiếm lĩnh: Hiến công mất nước Quắc, năm năm sau lại đánh hạ nước Ngu (Cốc Lương truyện: Hi công nhị niên); Tên lính thú (Trần Thiệp) cất tiếng hô lớn, cửa ải Hàm Cốc bị đánh chiếm (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
⑩ (văn) Đi thi, thi đậu, trúng cử: Dũ gởi thơ cho Lí Hạ, khuyên Hạ đi thi tiến sĩ (Hàn Dũ: Vĩ biện); Lí Hạ đỗ tiến sĩ trở thành người nổi tiếng (Hàn Dũ: Vĩ biện);
⑪ (văn) Tố cáo, tố giác: Quan lại phát hiện mà không tố cáo thì sẽ cùng (với người đó) có tội (Luận hoành);
⑫ (văn) Tịch thu;
⑬ (văn) Cúng tế;
⑭ (văn) Nuôi dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng hai tay mà nâng lên, nhấc lên — Dáng chim bay — Đưa lên. Tiến dẫn — Biên chép — Sinh đẻ — Thi đậu — Tất cả. Toàn thể.

Từ ghép 70

bảo cử 保舉bao cử 包舉bạt san cử đỉnh 拔山舉鼎bạt sơn cử đỉnh 拔山舉鼎bằng cử 鵬舉bất khả mai cử 不可枚舉cao cử 高舉chế cử 制舉công cử 公舉cống cử 貢舉cử ai 舉哀cử án tề mi 舉案齊眉cử binh 舉兵cử bộ 舉步cử bộ 舉部cử bôi 舉杯cử chỉ 舉止cử chủ 舉主cử chủng 舉踵cử đao 舉刀cử đầu 舉頭cử đỉnh 舉頂cử đỉnh bạt sơn 舉鼎拔山cử động 舉動cử gia 舉家cử hành 舉行cử hặc 舉劾cử hỏa 舉火cử mục 舉目cử mục vô thân 舉目無親cử nam 舉男cử nghiệp 舉業cử nhạc 舉樂cử nhân 舉人cử nhất phản tam 舉一反三cử quốc 舉國cử sĩ 舉士cử sự 舉事cử thế 舉世cử thủ 舉手cử tọa 舉坐cử trường 舉場cử túc 舉足cử túc khinh trọng 舉足輕重cử tử 舉子cương cử mục trương 綱舉目張đại cử 大舉đề cử 提舉đơn cử 單舉hà cử 遐舉khoa cử 科舉liệt cử 列舉mao cử 毛舉nghĩa cử 義舉nhất cử lưỡng tiện 一舉兩便phó cử 赴舉phượng cử 鳳舉sáng cử 創舉sát cử 察舉suy cử 推舉tái cử 再舉thôi cử 推舉tiến cử 薦舉tiêu cử 標舉tịnh cử 並舉tổng tuyển cử 總選舉trúng cử 中舉tuyển cử 選舉ứng cử 應舉xưng cử 稱舉

Từ điển trích dẫn

1. Vợ của chư hầu. ◇ Tả truyện : "Thập hữu nhị nguyệt ất mão, phu nhân Tử Thị hoăng" , (Ẩn Công nhị niên ) Tháng mười hai năm Ất Mão, phu nhân Tử Thị mất.
2. Thiếp của thiên tử. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử hữu hậu, hữu phu nhân, hữu thế phụ, hữu tần, hữu thê, hữu thiếp" , , , , , (Khúc lễ hạ ).
3. Phong hiệu của mệnh phụ.
4. Tiếng tôn xưng đối với vợ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Phu nhân trị nội" (Tinh dụ ) Phu nhân lo liệu việc trong nhà.
5. Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng. ◇ Sử Kí : "Thử nhân bạo ngược ngô quốc tướng, vương huyền cấu kì danh tính thiên kim, phu nhân bất văn dữ, hà cảm lai thức chi dã?" , , , (Nhiếp Chánh truyện ) Người này hành hung giết tướng quốc nước ta, nhà vua treo giải ai biết được tên họ nó thì thưởng nghìn vàng, bà không nghe hay sao, lại dám đến đây nhận mặt nó?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vợ nhỏ của vua thiên tử — Vợ của vua chư hầu — Vợ của quan đại phu được sắc phong của vua — Tiếng tôn xưng người đàn bà đã có chồng — Cũng là tiếng tôn xưng các bà vợ quan. Đoạn trường tân thanh có câu: » Phu nhân khen chước rất mầu, chiều con mới dạy mặc dầu ra tay «.
tháp
tā ㄊㄚ

tháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đất trũng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đổ, sụp, sập, vỡ lở. ◎ Như: "đảo tháp" đổ sập, "tường tháp liễu" tường đổ rồi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng chư hầu thính đắc quan ngoại cổ thanh đại chấn, hảm thanh đại cử, như thiên tồi địa tháp" , , (Đệ ngũ hồi) Các chư hầu nghe thấy ngoài cửa quan tiếng trống rung chuyển, tiếng la hét ầm ĩ, như trời long đất lở.
2. (Động) Hóp, hõm, lõm. ◎ Như: "sấu đắc lưỡng nhãn đô tháp tiến khứ liễu" gầy đến nỗi hai mắt hõm cả vào trong.
3. (Động) Suy yếu, suy kém. ◎ Như: "lô tử lí cửu bất thiêm thán, hỏa tháp liễu" , trong lò lâu không thêm than, lửa cháy yếu rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất trũng.
② Xã ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đổ, sụp, sụt: Tường đổ rồi;
② Đất trũng;
③ Hóp, lõm, rủ, rũ, cụp, thòng xuống: Hóp cả hai má; Rủ đầu cụp cánh;
④ Yên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rơi xuống — Ở dưới đất.

Từ ghép 4

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.