phiên, phiến, phản
fān ㄈㄢ, fǎn ㄈㄢˇ, fàn ㄈㄢˋ

phiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lật lại: Lật lại vụ án;
② Phiên thiết (một trong những phương pháp chú âm chữ Hán). Xem (2) nghĩa ⑥ (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại. Xét lại — Một âm là Phản. Xem Phản.

phiến

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mua bán (dùng như , bộ ): Tích trữ hàng bán mà trở thành thương nhân (Tuân tử: Nho hiệu).

phản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngược
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trái, ngược. § Đối lại với "chính" . ◎ Như: "phản diện" mặt trái.
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" . ◇ Chiến quốc sách : "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" trở tay, "dị như phản thủ" dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" mưu chống ngược lại, "phản đối" phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, đối lại với chữ chính . Bên kia mặt phải gọi là mặt trái.
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản (Luận ngữ ) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản mưu trái lại, phản đối trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị bệnh dạ dầy lật lên, phiên án lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyển biến, lật lại, lật qua: Chuyển bại thành thắng; Dễ như lật bàn tay; Trở tay;
② Đảo ngược: Mũ đội ngược rồi; Để ngược rồi;
③ Trái lại: Anh ấy chẳng những không giận, mà trái lại còn cười vang; Đó là lí do khiến cho kẻ mạnh trái lại thành yếu (Tuân tử). 【】phản nhi [făn'ér] Lại, trái lại: Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; 【】 phản chi [fănzhi] Trái lại;
④ Trả, trở lại: Phản kích, đánh trả; Phản công; Ăn năn, hối lỗi. 【】phản phục [fănfù] a. Nhiều lần nhiều lượt: Nghĩ đi nghĩ lại; Giải thích nhiều lần; b. Nuốt lời: Tôi nói sao làm vậy, quyết không nuốt lời. Cv. ;
⑤ Bội phản: Phản bội; Làm phản; Quan bức dân phản;
⑥ Chống lại, phản đối: Chống gián điệp;
⑦ (văn) Đi trở lại, trở về (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Nghĩ lại, xét lại: Tự xét lại mình;
⑨ 【】 phản chính [fănzheng] Dù sao, dù thế nào: Bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi; Dù anh có nói gì đi nữa, anh ấy cũng không đồng ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lại — Trở về, quay về — Tự xét mình. Td: Phản tỉnh — Làm ngược lại. Td: Phản bội — Mặt trái, bề trái — Một âm là Phiên. Xem Phiên.

Từ ghép 58

hài
xié ㄒㄧㄝˊ

hài

phồn thể

Từ điển phổ thông

hòa hợp, hài hòa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp, điều hòa. ◎ Như: "âm vận hòa hài" âm vận hòa hợp.
2. (Động) Xong, kết thúc. ◇ Đổng tây sương 西: "Sự tất hài hĩ" (Quyển tam) Việc ắt xong xuôi.
3. (Động) Thương nghị, thỏa thuận. ◎ Như: "hài giá" thỏa thuận giá cả.
4. (Động) Biện biệt. ◇ Liệt Tử : "Dư nhất nhân bất doanh ư đức nhi hài ư lạc, hậu thế kì truy sổ ngô quá hồ!" , ! (Chu Mục vương ) Ta không biết tu dưỡng đạo đức mà chỉ lo tìm hưởng thú vui sung sướng, người đời sau có lẽ sẽ trách lỗi lầm của ta!
5. (Động) Đối chiếu. ◇ Vương Sung : "Hài ư kinh bất nghiệm, tập ư truyện bất hợp" , (Luận hành , Tự kỉ ).
6. (Tính) Hí hước, hoạt kê. ◎ Như: "khôi hài" hài hước.

Từ điển Thiều Chửu

① Hòa hợp. Như âm điệu ăn nhịp nhau gọi là hài thanh , mua hàng ngã giá rồi gọi là hài giá .
② Sự đã xong cũng gọi là hài.
③ Hài hước. Như khôi hài hài hước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hài hòa, hòa hợp, chan hòa, ổn thỏa: Âm điệu hài hòa;
② Hài hước, khôi hài: Khôi hài;
③ Xong xuôi, kết thúc: Sau khi xong việc, chúng tôi sẽ đi Hàn Quốc; Giá đã ngã xong (đã thỏa thuận).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòa hợp. Cũng nói là Hòa hài — Lời nói nói bông đùa, riễu cợt, chọc cười.

Từ ghép 10

xứ, xử
chǔ ㄔㄨˇ, chù ㄔㄨˋ

xứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

nơi, chỗ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "cửu xử" ở lâu. ◇ Mặc Tử : "Cổ giả nhân chi thủy sanh, vị hữu cung thất chi thì, nhân lăng khâu quật huyệt nhi xử yên" , , (Tiết dụng trung ) Người thời cổ bắt đầu sinh ra, lúc chưa có nhà cửa cung điện, nhân chỗ gò đống hang động mà ở vậy.
2. (Động) Giao thiệp, đối đãi. ◎ Như: "tương xử" cùng mọi người giao thiệp qua lại vui hòa, "hòa bình cộng xử" sống chung hòa bình.
3. (Động) Coi sóc, lo liệu, giải quyết. ◎ Như: "xử trí" , "khu xử" .
4. (Động) Đo đắn để cầu cho yên. ◎ Như: "xử tâm tích lự" bận lòng lo nghĩ để cho xứng đáng.
5. (Động) Quyết đoán. ◇ Hán Thư : "Thần ngu bất năng xử dã" : (Cốc Vĩnh truyện ) Thần ngu dốt không thể quyết đoán được.
6. (Động) Quyết định hình án. ◎ Như: "xử trảm" xử án chém, "xử giảo" xử án thắt cổ.
7. (Động) Không ra làm quan, ở ẩn. Trái lại với chữ "xuất" ra. ◎ Như: "xuất xử" ra ở (ra đời hay ở ẩn).
8. (Tính) Còn ở nhà, chưa ra làm quan hoặc chưa đi lấy chồng. ◎ Như: "xử sĩ" kẻ sĩ chưa ra làm quan, "xử tử" hay "xử nữ" trinh nữ. ◇ Trang Tử : "Cơ phu nhược băng tuyết, xước ước nhược xử tử" , (Tiêu dao du ) Da thịt như băng tuyết, mềm mại xinh đẹp như gái chưa chồng.
9. (Danh) Họ "Xử".
10. Một âm là "xứ". (Danh) Nơi, chỗ. ◎ Như: "thân thủ dị xứ" thân một nơi, đầu một nơi.
11. (Danh) Đơn vị tổ chức. ◎ Như: "tham mưu xứ" cơ quan tham mưu.
12. (Danh) Cái chỗ, bộ phận của sự vật. ◎ Như: "ích xứ" cái chỗ có ích lợi, "trường xứ" cái sở trường, "dụng xứ" cái tài dùng được. ◇ Thủy hử truyện : "Nhược mông viên ngoại bất khí bần tiện, kết vi tương thức, đãn hữu dụng tửu gia xứ, tiện dữ nhĩ khứ" , , , 便 (Đệ tứ hồi) Ví bằng được viên ngoại không bỏ kẻ nghèo hèn, tương hữu kết nhau, thì tôi đây có bao nhiêu tài xin đem ra giúp cả.
13. (Danh) Lúc. ◇ Liễu Vĩnh : "Lưu luyến xứ, lan chu thôi phát" , (Hàn thiền thê thiết từ ) Lúc còn lưu luyến, thuyền lan thúc giục ra đi.
14. (Danh) Nơi nào đó. ◎ Như: "đáo xứ" đến nơi nào đó, "xứ xứ" chốn chốn, nơi nơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ở. Như cửu xử ở lâu, cùng mọi người ở được vui hòa gọi là tương xử .
② Trái lại với chữ xuất ra. Như xuất xử ra ở (ra đời hay ở ẩn), xử sĩ kẻ sĩ chưa ra làm quan, xử tử , xử nữ con gái chưa chồng.
③ Phân biệt được sự lí cho được phải chăng. Như xử trí , khu xử , v.v.
④ Ðo đắn để cầu cho yên. Như xử tâm tích lự bận lòng lo nghĩ để cho xứng đáng.
⑤ Xử hình án cũng gọi là xử. Như xử trảm xử án chém, xử giảo xử án thắt cổ.
⑥ Vị trí, đặt để.
⑦ Về.
⑧ Thường.
⑨ Một âm là xứ. Nơi, chỗ. Như thân thủ dị xứ thân một nơi, đầu một nơi. Lại như trong dinh quan có chỗ tham mưu gọi là tham mưu xứ .
⑩ Nơi nào đó. Như đáo xứ đến nơi nào đó, xứ xứ chốn chốn, nơi nơi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi, chỗ, chốn: Chỗ ở; Các nơi, khắp chốn; Nơi nào, chốn nào;
② Ban, phòng, xứ: Ban trị sự, ban quản trị, cơ quan đại diện; Phòng nhân sự; Phòng bán vé, chỗ bán vé. Xem [chư].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi. Chỗ. Td: Xuất xứ — Vùng đất. Thơ Trần Tế Xương: » Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, rượu chè trai gái đủ trăm khoanh « — Một âm là Xử. Xem Xử.

Từ ghép 17

xử

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. xử sự
3. xử phạt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "cửu xử" ở lâu. ◇ Mặc Tử : "Cổ giả nhân chi thủy sanh, vị hữu cung thất chi thì, nhân lăng khâu quật huyệt nhi xử yên" , , (Tiết dụng trung ) Người thời cổ bắt đầu sinh ra, lúc chưa có nhà cửa cung điện, nhân chỗ gò đống hang động mà ở vậy.
2. (Động) Giao thiệp, đối đãi. ◎ Như: "tương xử" cùng mọi người giao thiệp qua lại vui hòa, "hòa bình cộng xử" sống chung hòa bình.
3. (Động) Coi sóc, lo liệu, giải quyết. ◎ Như: "xử trí" , "khu xử" .
4. (Động) Đo đắn để cầu cho yên. ◎ Như: "xử tâm tích lự" bận lòng lo nghĩ để cho xứng đáng.
5. (Động) Quyết đoán. ◇ Hán Thư : "Thần ngu bất năng xử dã" : (Cốc Vĩnh truyện ) Thần ngu dốt không thể quyết đoán được.
6. (Động) Quyết định hình án. ◎ Như: "xử trảm" xử án chém, "xử giảo" xử án thắt cổ.
7. (Động) Không ra làm quan, ở ẩn. Trái lại với chữ "xuất" ra. ◎ Như: "xuất xử" ra ở (ra đời hay ở ẩn).
8. (Tính) Còn ở nhà, chưa ra làm quan hoặc chưa đi lấy chồng. ◎ Như: "xử sĩ" kẻ sĩ chưa ra làm quan, "xử tử" hay "xử nữ" trinh nữ. ◇ Trang Tử : "Cơ phu nhược băng tuyết, xước ước nhược xử tử" , (Tiêu dao du ) Da thịt như băng tuyết, mềm mại xinh đẹp như gái chưa chồng.
9. (Danh) Họ "Xử".
10. Một âm là "xứ". (Danh) Nơi, chỗ. ◎ Như: "thân thủ dị xứ" thân một nơi, đầu một nơi.
11. (Danh) Đơn vị tổ chức. ◎ Như: "tham mưu xứ" cơ quan tham mưu.
12. (Danh) Cái chỗ, bộ phận của sự vật. ◎ Như: "ích xứ" cái chỗ có ích lợi, "trường xứ" cái sở trường, "dụng xứ" cái tài dùng được. ◇ Thủy hử truyện : "Nhược mông viên ngoại bất khí bần tiện, kết vi tương thức, đãn hữu dụng tửu gia xứ, tiện dữ nhĩ khứ" , , , 便 (Đệ tứ hồi) Ví bằng được viên ngoại không bỏ kẻ nghèo hèn, tương hữu kết nhau, thì tôi đây có bao nhiêu tài xin đem ra giúp cả.
13. (Danh) Lúc. ◇ Liễu Vĩnh : "Lưu luyến xứ, lan chu thôi phát" , (Hàn thiền thê thiết từ ) Lúc còn lưu luyến, thuyền lan thúc giục ra đi.
14. (Danh) Nơi nào đó. ◎ Như: "đáo xứ" đến nơi nào đó, "xứ xứ" chốn chốn, nơi nơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ở. Như cửu xử ở lâu, cùng mọi người ở được vui hòa gọi là tương xử .
② Trái lại với chữ xuất ra. Như xuất xử ra ở (ra đời hay ở ẩn), xử sĩ kẻ sĩ chưa ra làm quan, xử tử , xử nữ con gái chưa chồng.
③ Phân biệt được sự lí cho được phải chăng. Như xử trí , khu xử , v.v.
④ Ðo đắn để cầu cho yên. Như xử tâm tích lự bận lòng lo nghĩ để cho xứng đáng.
⑤ Xử hình án cũng gọi là xử. Như xử trảm xử án chém, xử giảo xử án thắt cổ.
⑥ Vị trí, đặt để.
⑦ Về.
⑧ Thường.
⑨ Một âm là xứ. Nơi, chỗ. Như thân thủ dị xứ thân một nơi, đầu một nơi. Lại như trong dinh quan có chỗ tham mưu gọi là tham mưu xứ .
⑩ Nơi nào đó. Như đáo xứ đến nơi nào đó, xứ xứ chốn chốn, nơi nơi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, ở nhà (không ra ngoài đời hoạt động): Ngày xưa, Tăng Tử ở đất Phí (Chiến quốc sách); Ăn lông ở lỗ; Ra đời hay ở nhà; Kẻ sĩ chưa ra làm quan; (hay ) Con gái chưa chồng;
② Sống, ăn ở, ứng xử, cư xử: Chung sống hòa bình; Họ cư xử với nhau rất tốt;
③ Xử trí, xử lí, giải quyết: Việc ấy khó xử trí; Khu xử;
④ Đặt vào, ở vào: Ở vào trường hợp...
⑤ (Xử) phạt, xử tội: Xử án chém; Xử án thắt cổ; Xử tù hai năm; Xử tội tử hình. Xem [chù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Ở nhà. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Xưa nay xuất xử thường hai lối, mãi thế rồi ta sẽ tính đây « — Xem xét để quyết định hay dở phải trái. Truyện Trê Cóc : » Việc quan muốn xử cho xong, thời trong lại bộ có thầy Thông Chiên «.

Từ ghép 29

trừ
chú ㄔㄨˊ, shū ㄕㄨ, zhù ㄓㄨˋ

trừ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thềm
2. loại bỏ, phép trừ
3. chia rẽ, phân chia

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ đi, diệt, dẹp. ◎ Như: "tiễn trừ" cắt sạch đi, "tảo trừ" quét sạch, "vị dân trừ hại" vì dân dẹp hại.
2. (Động) Phong quan, bổ chức. ◎ Như: "trừ thụ" bỏ chức quan cũ mà phong chức quan mới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Niên nhị thập, cử hiếu liêm, vi lang, trừ Lạc Dương bắc đô úy" , , , (Đệ nhất hồi ) Năm hai mươi tuổi, thi đỗ hiếu liêm, làm quan lang, được phong chức bắc đô úy huyện Lạc Dương.
3. (Động) Thay đổi, hoán đổi. ◎ Như: "trừ tuế" đổi sang năm mới, "bạo trúc nhất thanh trừ cựu tuế" pháo trúc nổ một tiếng, đổi năm cũ.
4. (Động) Sửa sang, chỉnh đốn. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử dĩ trừ nhung khí, giới bất ngu" , (Tụy quái ) Người quân tử sửa sang khí giới, phòng ngừa sự biến bất ngờ.
5. (Động) Chia. ◎ Như: "lục trừ dĩ nhị đẳng ư tam" sáu chia cho hai thành ba.
6. (Tính) Cuối năm, hết năm. ◎ Như: "trừ nhật" ngày cuối năm, ngày thay năm cũ sang năm mới, "trừ tịch" đêm giao thừa.
7. (Danh) Thềm, bệ. ◎ Như: "đình trừ" sân và thềm.
8. (Danh) Phép tính chia. ◎ Như: "gia giảm thừa trừ tứ tắc vận toán phương pháp" cộng trừ nhân chia là bốn phép toán.
9. (Phó) Ngoài ra, không kể. ◎ Như: "trừ phi" ngoài cái đó ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Thềm. Như đình trừ thềm trước sân.
② Trừ bỏ đi. Như tiễn trừ cắt sạch đi, tảo trừ quét sạch đi, v.v.
③ Phong quan. Như trừ thụ bỏ chức quan cũ mà phong chức quan mới.
④ Ngày hết năm gọi là trừ nhật , ý nói là cái ngày trừ hết cái cũ mà thay cái mới vậy, trừ tịch đêm giao thừa.
⑤ Phép tính chia, lấy một số nguyên chia ra từng phần gọi là trừ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỏ đi, xóa đi, tiêu trừ, trừ bỏ, trừ: Trừ hại cho dân; Họ đã xóa bỏ được nỗi ngờ vực; Cắt bỏ; Quét sạch đi;
② Ngoài... ra: Ngoài ra, trừ... không kể; Ngoài người đó ra, còn những người khác tôi đều quen biết cả. 【】trừ phi [chúfei] Trừ phi, chỉ có...: Trừ phi xảy ra tình trạng đặc biệt; Chỉ có anh nói thì hắn mới đồng ý; 【】trừ khai [chú kai] Như ;【】trừ liễu [chúle] a. Trừ... không kể: Trừ những người bệnh; b. Ngoài... ra, ngoài...: ? Ngoài anh ra, còn ai nữa; 【】trừ khứ [chúqù] Như ; 【】trừ ngoại [chúwài] Trừ ra, không kể: Phòng triển lãm hàng ngày đều mở cửa, trừ ngày thứ hai;
③ (toán) (Tính, phép) chia: 4 chia cho 2 được 2 (4c2=2);
④ (văn) Thềm: Quét rửa thềm nhà;
⑤ (văn) Bổ chức quan, phong quan: Bỏ chức cũ phong cho chức mới;
⑥【】trừ nhật [chúrì] Ngày hết năm. Cg. [chuýè]; 【】trừ tịch [chúxi] Đêm giao thừa, đêm 30 Tết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc thềm — Bỏ đi. Làm cho mất đi — Chia ra. Phép tính chia — Ta lại hiểu là bỏ bớt đi.

Từ ghép 37

phấn
fěn ㄈㄣˇ

phấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bột, phấn
2. son phấn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bột xoa mặt, đàn bà dùng để trang sức. ◎ Như: "phấn hương" bột thoa mặt và dầu thơm, "chi phấn" phấn sáp.
2. (Danh) Bột, vật tán nhỏ. ◎ Như: "hoa phấn" phấn hoa, "miến phấn" bột mì, "hồ tiêu phấn" bột tiêu, "tẩy y phấn" bột giặt quần áo.
3. (Danh) Bún, miến, ... ◎ Như: "nhục mạt sao phấn" thịt băm xào miến.
4. (Động) Bôi, xoa, sức. ◎ Như: "phấn loát" quét vôi, "phấn sức" tô điểm bề ngoài (nghĩa bóng: che đậy, giấu giếm).
5. (Động) Tan vụn. ◎ Như: "phấn thân toái cốt" nát thịt tan xương.
6. (Tính) Trắng. ◎ Như: "phấn điệp nhi" bướm trắng.
7. (Tính) Bỉ ổi, dâm ô (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "phấn khúc" bài hát dâm uế.

Từ điển Thiều Chửu

① Bột gạo, phấn gạo. Phàm vật gì tán nhỏ đều gọi là phấn cả.
② Tan nhỏ, như phấn cốt tan xương.
③ Phấn xoa, đàn bà dùng để trang sức.
④ Phấn sức, làm sự gì không cần sự thực mà chỉ vụ về bề ngoài gọi là phấn sức .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bột: Bột mì; Sữa bột; Phấn hoa;
② Phấn: Phấn sáp; Đánh phấn tô son;
③ (đph) Quét vôi: Tường mới quét vôi;
④ Màu trắng: Bươm bướm trắng;
Màu hồng; Hoa mẫu đơn hồng; Tấm lụa này màu hồng;
⑥ Bún, bánh phở, miến: Thịt băm xào miến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất bột, tức vật nghiền thật nhỏ — Thứ bột trắng, hoặc có các màu khác, dùng để thoa lên mặt cho đẹp. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chung lưng mở một ngôi hàng, quanh năm buôn phấn bán hương đã lề « — Thoa phấn. Đánh phấn ( công việc trang điểm của đàn bà ) — Nghiền thành bột — Kí hiệu độ dài, tức một Décimètre( 1/10 thước tây ).

Từ ghép 15

tịch
xí ㄒㄧˊ

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái chiếu
2. chỗ ngồi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái chiếu. ◎ Như: "thảo tịch" chiếu cói, "trúc tịch" chiếu tre.
2. (Danh) Chỗ ngồi. § Ngày xưa giải chiếu xuống đất mà ngồi, nên gọi chỗ ngồi là "tịch". ◎ Như: "nhập tịch" vào chỗ ngồi.
3. (Danh) Tiệc, bàn tiệc, mâm cỗ. ◎ Như: "yến tịch" yến tiệc, "tửu tịch" tiệc rượu. ◇ Thủy hử truyện : "Lí Trung, Chu Thông, sát ngưu tể mã, an bài diên tịch, quản đãi liễu sổ nhật" , , , , (Đệ ngũ hồi) Lí Trung, Chu Thông giết bò mổ ngựa bày tiệc, khoản đãi mấy ngày.
4. (Danh) Chức vị. § Ngày xưa giải chiếu để làm việc nên gọi chức vị là "tịch". ◎ Như: "hình tịch" người bàn giúp về việc hình danh.
5. (Danh) Buồm. ◇ Văn tuyển : "Duy trường tiêu, quải phàm tịch" , (Mộc hoa , Hải phú ) Buộc xà dài, treo cánh buồm.
6. (Danh) Lượng từ. (1) Câu, lần, buổi (nói chuyện). ◎ Như: "thính quân nhất tịch thoại, thắng độc thập niên thư" , nghe ông nói một câu, còn hơn mười năm đọc sách. (2) Ghế (quốc hội, nghị viện). ◎ Như: "giá thứ lập ủy tuyển cử tại dã đảng cộng thủ đắc tam tịch" lần bầu cử quốc hội này, đảng của phe đối lập lấy được tổng cộng ba mươi ghế.
7. (Danh) Họ "Tịch".
8. (Động) Nhờ vào, dựa vào. ◎ Như: "tịch tiền nhân chi dư liệt" nhờ vào nghiệp thừa của người trước.
9. (Phó) Bao quát, toàn diện. ◎ Như: "tịch quyển thiên hạ" bao quát cả thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chiếu.
② Nhờ, nhân vì. Như tịch tiền nhân chi dư liệt nhờ chưng nghiệp thừa của người trước.
③ Chỗ ngồi, ngày xưa giải chiếu xuống đất mà ngồi nên gọi chỗ ngồi là tịch.
④ Ngày xưa giải chiếu để làm việc nên gọi chức vụ là tịch, như hình tịch , người bàn giúp về việc hình danh.
⑤ Bao quát, như tịch quyển thiên hạ cuốn sách cả thiên hạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Chiếc) chiếu: Chiếu cói; Chiếu mây;
② Chỗ ngồi, ghế (trong nghị trường): Mời vào chỗ ngồi; Chỗ ngồi của khách, hàng ghế danh dự; Chiếm được 50 ghế trong nghị trường (viện);
③ Tiệc rượu, mâm cỗ: Bày ra mười bàn tiệc; Đặt làm năm bàn tiệc;
④ Buồm;
⑤ (văn) Nhờ, dựa vào: Nhờ vào nghiệp thừa của người đời trước;
⑥ (Ngb) Bao quát, tất cả, sạch hết.【】tịch quyển [xíjuăn] Cuộn vào tất cả, cuộn sạch (cuốn chiếu): Lấy sạch của cải trốn chạy; Đã lan rộng khắp cả nước;
⑦ [Xí] (Họ) Tịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chiếu — Chỗ ngồi. Td: Chủ tịch — Dựa vào. Căn cứ vào — Bữa tiệc. Td: Nhập tịch ( vào tiệc ).

Từ ghép 20

luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bánh xe
2. vòng, vầng, vành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe. ◇ Thẩm Cấu : "Đạo bàng đệ xá đa hách hách, Xa vô đình luân mã giao sách" , (Thất ngôn họa quân ỷ cảnh linh hành ).
2. (Danh) Bộ phận để điều khiển cho chạy (thuyền, máy móc...). ◎ Như: "xỉ luân" bánh răng cưa, "pháp luân" bánh xe (Phật) pháp.
3. (Danh) Gọi tắt của "luân thuyền" tàu thủy. ◎ Như: "độ luân" phà sang ngang, "khách luân" tàu thủy chở khách, "hóa luân" tàu chở hàng.
4. (Danh) Vòng ngoài, chu vi. ◎ Như: "nhĩ luân" vành tai.
5. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Tôn Quang Hiến : "Yểu yểu chinh luân hà xứ khứ, Li sầu biệt hận, thiên bàn bất kham" , , (Lâm giang tiên , Từ ).
6. (Danh) Một loại binh khí thời cổ.
7. (Danh) Chỉ mặt trăng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên thượng nhất luân tài phủng xuất, Nhân gian vạn tính ngưỡng đầu khan" , (Đệ nhất hồi).
8. (Danh) Chỉ mặt trời. ◇ Đường Thái Tông : "Lịch lãm tình vô cực, Chỉ xích luân quang mộ" , (San các vãn thu ).
9. (Danh) Chỉ đầu người và tứ chi. ◎ Như: "ngũ luân" .
10. (Danh) Lượng từ: vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là "luân". ◎ Như: "nhật luân" vầng mặt trời, "nguyệt luân" vầng trăng.
11. (Danh) Lượng từ: (1) đơn vị thời gian bằng mười hai năm, tức là một "giáp". ◎ Như: "tha lưỡng đích niên kỉ sai liễu nhất luân" hai người đó tuổi tác cách nhau một giáp. (2) Vòng, lượt. ◎ Như: "đệ nhị luân hội đàm" cuộc hội đàm vòng hai.
12. (Danh) "Quảng luân" chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là "quảng", phía nam bắc là "luân".
13. (Danh) Họ "Luân".
14. (Tính) To lớn. ◎ Như: "luân hoán" cao lớn lộng lẫy.
15. (Động) Hồi chuyển, chuyển động. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên địa xa luân, chung tắc phục thủy, cực tắc phục phản, mạc bất hàm đương" , , , (Đại nhạc ).
16. (Động) Thay đổi lần lượt. ◎ Như: "luân lưu" hay "luân trị" lần lượt thay đổi nhau mà làm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
17. (Động) Giương mắt nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bánh xe.
② Vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là luân. Như nhật luân vầng mặt trời, nguyệt luân vầng trăng, v.v.
③ Vòng xoay vần, một thứ đồ giúp sức về trọng học, vận chuyển thật nhanh để co đẩy các phận máy khác.
④ To lớn. Như nhà cửa cao lớn lộng lẫy gọi là luân hoán .
⑤ Thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm gọi là luân lưu hay luân trị , v.v.
⑥ Quảng luân chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là quảng, phía nam bắc là luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bánh (xe): Bánh xe; Bánh răng; Xe ba bánh;
② Vầng, vòng (chỉ vật hình tròn): Vầng trăng;
③ Tàu thủy: Tàu chạy đường sông; Phà sang ngang;
④ Luân, luân phiên, lần lượt, đến lượt: Mỗi người luân phiên một hôm; Chuẩn bị nhanh lên, sắp đến lượt anh rồi;
⑤ (loại) Vòng, giáp: Cuộc hội đàm vòng hai; Anh cả tôi cũng tuổi ngọ, lớn hơn tôi một giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh xe — Vật hình tròn gọi là luân. Td. Nguyệt luân ( vầng trăng tròn ) — Lần lượt.

Từ ghép 21

biên
biān ㄅㄧㄢ, biǎn ㄅㄧㄢˇ, biàn ㄅㄧㄢˋ

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đan, bện, tết
2. sắp xếp, tổ chức
3. biên soạn, biên tập
4. đặt ra, bịa ra
5. sách, quyển, tập
6. phần (của một bộ sách)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lề sách (ngày xưa, dùng dây xâu các thẻ tre). ◇ Sử Kí : "(Khổng Tử) độc Dịch, vi biên tam tuyệt" (), (Khổng Tử thế gia ) (Khổng Tử) đọc kinh Dịch làm cho lề sách đứt ba lần.
2. (Danh) Phiếm chỉ sách vở (ngày xưa, thư tịch làm bằng thẻ tre thẻ gỗ). ◇ Nguyễn Du : "Hàm Đan thắng tích kiến di biên" (Hàm Đan tức sự ) Thắng cảnh Hàm Đan thấy ghi trong sách cũ.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị dùng cho sách vở: quyển, tập. ◎ Như: "tiền biên" tập thượng, "hậu biên" tập hạ, "tục biên" quyển tiếp theo.
4. (Danh) Họ "Biên".
5. (Động) Sắp, xếp, sắp theo thứ tự. ◎ Như: "biên liệt" xếp bày.
6. (Động) Soạn, thu thập góp nhặt để viết thành sách. ◎ Như: "biên thư" soạn sách, "biên tự điển" biên soạn tự điển.
7. (Động) Sáng tác. ◎ Như: "biên ca" viết bài hát, "biên khúc" viết nhạc, "biên kịch bổn" viết kịch.
8. (Động) Đặt chuyện, thêu dệt, bịa đặt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã bả nhĩ lạn liễu chủy đích, ngã tựu tri đạo nhĩ thị biên ngã ni" ! (Đệ thập cửu hồi) Cái anh toét miệng này! Tôi biết ngay rằng anh đặt điều cho tôi mà.
9. (Động) Đan, ken, tết, bện. ◎ Như: "biên trúc" đan tre, "biên bồ" ken cỏ bồ, "biên phát" bện tóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lề sách, như Khổng Tử độc Dịch, vi biên tam tuyệt (Hán thư ) đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch ba lần đứt lề sách. Bây giờ cũng gọi sách vở là biên.
② Cứ thuận thứ tự đều gọi là biên, như biên liệt xếp bày.
③ Ðan, ken. Như biên trúc ken tre, biên bồ ken cỏ bồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đan, ken, tết: Đan tre, ken tre; Đan bồ, đan giỏ, đan sọt;
② Sắp, xếp: Xếp thành hàng, xếp thành đội ngũ; … Đưa... vào biên chế;
③ Soạn, viết: Soạn sách, viết sách; Soạn kịch, viết kịch; Lời tòa soạn, LTS;
④ Cuốn, quyển, tập: Tập thượng; Tập hạ; Quyển viết tiếp, tập tiếp theo; Mỗi người một cuốn;
⑤ Bịa, bịa chuyện, bịa đặt, đặt điều, thêu dệt: Bịa đặt những chuyện vu vơ, đặt diều nói láo;
⑥ (văn) Lề sách: Khổng Tử đọc Kinh Dịch, ba lần đứt lề da (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết, chép — Sách vở — Theo thứ tự mà bày ra, kể ra, viết ra — Đan, bện lại.

Từ ghép 31

lai, lãi
lái ㄌㄞˊ, lài ㄌㄞˋ

lai

phồn thể

Từ điển phổ thông

đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, đến: Đem cái cuốc lại đây; Nhờ người đưa đến một bức thư;
② Đặt sau động từ để chỉ kết quả của động tác: Nói ra dài dòng; Người này xem ra tuổi không nhỏ; Tết năm nay chắc các anh vui lắm thì phải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến: Tôi đến Bắc Kinh đã 3 năm rồi; ! Anh đã đến đấy à!;
② Xảy ra (sự việc, vấn đề), đã đến: Xảy ra vấn đề rồi đấy; , Sang xuân mùa màng bận rộn đã đến;
③ Làm, chơi, mở... hoặc dùng để thay thế cho một động từ cụ thể: Làm bậy, làm bừa; Chơi một ván cờ; Mở một cuộc thi đua; , Anh nghỉ một tí, để tôi làm; , ? Chúng tôi chơi bóng, anh có tham gia (chơi) không?;
④ Đặt sau từ "" hoặc "" để biểu thị ý có thể hoặc không: Hai người này nói chuyện rất tâm đắc (ăn ý với nhau); Bài này tôi không biết hát;
⑤ Đặt trước động từ để đề nghị sẽ làm một việc gì: Mời anh đọc một lần; Ai nấy đều nghĩ xem;
⑥ Đến... để...: Chúng tôi đến để chúc mừng; Anh ấy về nhà để thăm cha mẹ;
⑦ Để (mà)...: ? Anh lấy lí lẽ gì để thuyết phục hắn?;
⑧ Đấy, đâu (đặt sau câu để tỏ sự việc đã xảy ra): ? Tôi có bao giờ nói thế đâu?
⑨ Tương lai, sau này (hoặc các thời gian về sau): Sang năm; Đời sau;
⑩ Từ trước đến nay: Lâu nay; Hai nghìn năm nay; Từ mùa xuân đến giờ; Hơn hai mươi năm nay anh ấy đều làm việc ở nông thôn. Xem ;
⑪ Trên, hơn, ngoài, trên dưới, khoảng chừng: Hơn mười ngày; Ngoài năm mươi tuổi; Trên ba trăm người; Hơn hai dặm đường;
⑫ Đặt sau số từ "" v.v.. để liệt kê các lí do mục đích: , , , Lần này anh ấy vào phố, một là để báo cáo công tác, hai là để sửa chữa máy móc, ba là để mua sách vở; , , Một là bận việc, hai là kẹt xe, nên tôi vẫn không đến thăm anh được;
⑬ [Lái] (Họ) Lai;
⑭ Dùng làm từ đệm trong thơ ca, tục ngữ hoặc lời rao hàng: Tháng giêng đón xuân sang; 穿 Chẳng lo chuyện no cơm ấm áo; ! Mài dao mài kéo đây!;
⑮ (văn) Trợ từ, dùng để nêu tân ngữ ra trước động từ (thường dùng trong Hán ngữ thượng cổ): , Chàng không nghĩ đến tình xưa mà giận ta (Thi Kinh: Bội phong, Cốc phong);
⑯ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự cầu khiến, thúc giục (đôi khi dùng kèm với , ): ! Sao chẳng về đi! (Mạnh tử: Li Lâu thượng); , ? Về đi thôi hề! Ruộng vườn sắp hoang vu, sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Lại. Tới — Mời gọi lại — Sắp tới. Về sau này.

Từ ghép 58

lãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.
yếp, yểm, áp
yā ㄧㄚ, yà ㄧㄚˋ

yếp

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hợp lại. Gồm lại — Dùng một ngón tay mà ấn xuống — Các âm khác là Áp, Yểm. Xem các âm này.

yểm

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chôn bùa, dán bùa để trừ tà ma — Thật ra đọc Áp. Xem Áp.

áp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đè, nén, ghìm
2. chen chúc, xô đẩy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đè, ép. ◎ Như: "áp khỏa" đè sụp, "Thái San áp đính" Thái Sơn đè đầu. ◇ Thủy hử truyện : "Na lưỡng gian thảo sảnh dĩ bị tuyết áp đảo liễu" (Đệ thập hồi) Hai gian nhà sảnh lợp cỏ đó đã bị tuyết đè đổ cả.
2. (Động) Đè nén, bức bách (bằng sức mạnh hay uy thế). ◎ Như: "trấn áp" đàn áp, "khi áp" lấn ép, "biệt nã nhĩ đích đại mạo tử áp ngã" anh đừng chụp mũ áp chế tôi.
3. (Động) Đến sát, kề lại gần. ◎ Như: "đại quân áp cảnh" đại quân đến sát biên giới.
4. (Động) Chận lại, đọng lại, ngâm giữ. ◎ Như: "tích áp công văn" ngâm giữ công văn.
5. (Động) Vượt hơn, thắng hơn. ◇ Mã Trí Viễn : "Thi thiên áp Mạnh Hạo Nhiên" (Thanh sam lệ ) Bài thơ vượt hơn Mạnh Hạo Nhiên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn phàm gia đình chi sự, bất thị đông phong áp liễu tây phong, tựu thị tây phong áp liễu đông phong" , 西, 西 (Đệ bát thập nhị hồi) Việc trong gia đình nó như thế đấy, nếu không phải gió đông bạt gió tây, thì là gió tây bạt gió đông.
6. (Động) Nén, làm cho yên, làm cho nhẹ bớt. ◎ Như: "tha cương cật hạ dược, tài bả khái thấu áp hạ lai" , nó vừa uống thuốc xong, mới làm cho yên được cơn ho.
7. (Danh) Áp suất, sức ép. ◎ Như: "khí áp" áp suất không khí (khí quyển), "huyết áp" áp suất máu, "điện áp" áp suất điện.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðè ép.
② Ðè nén.
③ Bức bách đến bên.

Từ điển Trần Văn Chánh

】áp căn nhi [yàgenr] (khn) Không hề, không bao giờ: Tôi chẳng hề biết việc này. Xem [ya].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đè, ép, nén, át, cán: Đè nát; Sức ép; Bị ô tô cán chết;
② Chặn, dằn, cầm, đè nén, kiềm chế, ức chế: Lấy đá chặn (dằn) tờ giấy; Uống ngụm nước cầm ho; Tôi đã nén được (kiềm chế được) cơn giận;
③ Áp, áp chế, bức bách, đè nén: Trấn áp, đàn áp; Đừng chụp mũ áp chế người ta;
④ Áp gần, áp sát.【】áp cảnh [yajìng] Áp sát biên giới, xâm phạm bờ cõi: Đại quân áp sát biên giới;
⑤ Ứ, dìm, ngâm, om: Hàng hóa ứ đọng trong kho; Công văn này ngâm khá lâu rồi;
⑥ Áp suất: Áp suất quyển (không) khí, khí áp; Áp suất của máu, huyết áp. Xem [yà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đè xuống, nén xuống — Ép lại, ép chặt — Sáp tới gần — Dùng uy lực mà ép buộc người khác — Một âm khác là Yếp.

Từ ghép 29

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.