quả
guǒ ㄍㄨㄛˇ, kè ㄎㄜˋ, luǒ ㄌㄨㄛˇ, wǒ ㄨㄛˇ

quả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quả, trái
2. quả nhiên
3. kết quả
4. nếu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trái cây. ◎ Như: "thủy quả" trái cây, "khai hoa kết quả" nở hoa ra quả.
2. (Danh) Kết thúc, kết cục. ◎ Như: "thành quả" kết quả, "ác quả" kết quả xấu, "tiền nhân hậu quả" nhân trước quả sau (làm nhân ác phải vạ ác, làm nhân thiện được phúc lành).
3. (Danh) Họ "Quả".
4. (Tính) Dứt khoát, cương quyết. ◇ Luận Ngữ : "Ngôn tất tín, hành tất quả" , (Tử Lộ ) Lời nói phải tín thực, hành vi phải cương quyết.
5. (Tính) No. ◎ Như: "quả phúc" bụng no. ◇ Trang Tử : "Thích mãng thương giả, tam xan nhi phản, phúc do quả nhiên" , (Tiêu dao du ) Kẻ ra ngoài đồng, ăn ba bữa trở về, bụng còn no.
6. (Động) Làm xong việc, thực hiện. ◇ Đào Uyên Minh : "Nam Dương Lưu Tử Kí, cao thượng sĩ dã, văn chi hân nhiên, thân vãng. Vị quả, tầm bệnh chung" , , , . , (Đào hoa nguyên kí ) Ông Lưu Tử Kí ở đất Nam Dương, là bậc cao sĩ, nghe kể chuyện, hân hoan tự đi tìm lấy nơi đó. Nhưng chưa tìm ra thì bị bệnh mà mất.
7. (Phó) Quả nhiên, kết quả, sau cùng, kết cục. ◎ Như: "quả nhiên như thử" quả nhiên như vậy. ◇ Sử Kí : "Điền Kị tòng chi, Ngụy quả khứ Hàm Đan, dữ Tề chiến ư Quế Lăng, đại phá Lương quân" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Điền Kị nghe theo, quân Ngụy quả nhiên bỏ Hàm Đan, cùng quân Tề giao chiến ở Quế Lăng, đại phá quân nước Lương.
8. (Liên) Nếu. ◎ Như: "như quả" nếu như. ◇ Liêu trai chí dị : "Như quả huệ hảo, tất như Hương nô giả" , (Kiều Na ) Nếu quả có lòng tốt, xin phải được như Hương nô.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả, trái cây, như quả đào, quả mận, v.v.
② Quả quyết, quả cảm.
③ Quả nhiên, sự gì đã nghiệm gọi là quả nhiên như thử .
④ Kết quả, sự gì đã kết cục gọi là kết quả.
⑤ Làm nhân ác phải vạ ác, làm nhân thiện được phúc lành gọi là nhân quả .
⑥ No, như quả phúc no bụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quả, trái cây: Hoa quả; Khai hoa kết quả; Thành quả; Ác quả, kết quả tai hại (xấu, tồi tệ);
② Cương quyết, cả quyết, quả quyết;
③ Quả là, quả thật, thật là: Quả thật (đúng là) như đã đoán trước. 【】quả nhiên [guôrán] Quả nhiên, quả là: Đường núi quả là dốc thật; Việc này quả nhiên không thành;【】quả chân [guôzhen] Quả thật, quả vậy, quả đúng như vậy: Quả thật như vậy thì tôi yên trí;
④ Kết quả;
⑤ (văn) No: No bụng;
⑥ [Guô] (Họ) Quả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái cây. Ta cũng gọi là Quả. Ca dao có câu: » Công anh đắp nấm trồng chanh, chẳng được ăn quả vin cành cho cam « — Cái kết cục của sự việc. Td: Kết quả — Sự việc làm nên được. Td: Thành quả — Sự thật. Xem Quả tình, Quả thật — Chắc chắn, không thay đổi được. Td: Quả quyết.

Từ ghép 49

ức
yì ㄧˋ

ức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đè, nén

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ấn, đè xuống. ◇ Hoài Nam Tử : "Bệnh tì hà giả, phủng tâm ức phúc" , (Nguyên đạo ) Người bệnh khi đau, ôm ngực đè bụng.
2. (Động) Đè nén. ◎ Như: "ức chế" .
3. (Động) Nén, ghìm. ◎ Như: "phù nhược ức cường" nâng đỡ người yếu đuối, ghìm kẻ mạnh.
4. (Động) Ngăn chận, cản trở. ◇ Tuân Tử : "Vũ hữu công, ức hạ hồng" , (Thành tướng ) Vua Vũ có công, ngăn chận nước lụt lớn. ◇ Sử Kí : "Toại thừa thắng trục Tần quân chí Hàm Cốc quan, ức Tần binh, Tần binh bất cảm xuất" , , (Ngụy Công Tử truyện ).
5. (Động) Ép buộc, cưỡng bách. ◇ Hàn Dũ : "Cổ nhân hữu ngôn viết: "Nhân các hữu năng hữu bất năng." Nhược thử giả, phi Dũ chi sở năng dã. Ức nhi hành chi, tất phát cuồng tật" : "." , . , (Thượng trương bộc xạ thư ).
6. (Động) Đuổi, bỏ đi không dùng, biếm xích. ◇ Mặc Tử : "Bất tiếu giả ức nhi phế chi, bần nhi tiện chi, dĩ vi đồ dịch" , , (Thượng hiền trung ).
7. (Động) Làm cho bị oan ức. ◇ Quốc ngữ : "Hình Hầu dữ Ung Tử tranh điền, Ung Tử nạp kì nữ ư Thúc Ngư dĩ cầu trực. Cập đoán ngục chi nhật, Thúc Ngư ức Hình Hầu" , . , (Tấn ngữ cửu ).
8. (Động) Cúi xuống. ◇ Yến tử xuân thu : "Yến Tử ức thủ nhi bất đối" (Nội thiên , Gián hạ ) Yến Tử cúi đầu không đáp.
9. (Động) Chết, tử vong. ◇ Hoài Nam Tử : "Tắc binh cách hưng nhi phân tranh sanh, dân chi diệt ức yêu ẩn, ngược sát bất cô, nhi hình tru vô tội, ư thị sanh hĩ" , , , , (Bổn kinh ).
10. (Động) Cưỡng lại, chống lại, làm trái. ◇ Thủy hử truyện : "Lô Tuấn Nghĩa ức chúng nhân bất quá, chỉ đắc hựu trụ liễu kỉ nhật" , (Đệ lục nhị hồi) Lô Tuấn Nghĩa không cưỡng lại được ý muốn của mọi người, đành phải ở lại thêm vài ngày.
11. (Động) Bày tỏ ý kiến.
12. (Phó) Chẳng lẽ, há (phản vấn). § Cũng như: "nan đạo" , "khởi" . ◇ Mạnh Tử : "Ức vương hưng giáp binh, nguy sĩ thần, cấu oán ư chư hầu, nhiên hậu khoái ư tâm dư?" , , , ? (Lương Huệ Vương thượng ).
13. (Tính) Trầm, thấp. ◇ Thái Ung : "Ư thị phồn huyền kí ức, nhã vận phục dương" , (Cầm phú ).
14. (Liên) Hoặc là, hay là. § Cũng như: "hoặc thị" , "hoàn thị" . ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh, cầu chi dư ức dữ chi dư?" , , ? (Học nhi ) Thầy đến nước nào cũng được nghe chính sự nước đó, (như vậy) là thầy cầu được nghe đấy ư hay là được cho nghe đấy ư?
15. (Liên) Mà còn. § Cũng như: "nhi thả" . ◇ Tam quốc chí : "Phi duy thiên thì, ức diệc nhân mưu dã" , (Gia Cát Lượng truyện ) Không phải chỉ có thiên thời mà còn có mưu trí của con người nữa.
16. (Liên) Nhưng mà. § Cũng như: "đãn thị" , "nhiên nhi" . ◇ Luận Ngữ : "Nhược thánh dữ nhân, tắc ngô khởi cảm; ức vi chi bất yếm, hối nhân bất quyện, tắc khả vị vân nhĩ dĩ hĩ" , ; , , (Thuật nhi ) Như làm bậc thánh và bậc nhân thì ta há dám; nhưng mà làm mà không chán, dạy người không mỏi mệt, ta chỉ có thể gọi được như vậy mà thôi.
17. (Liên) Thì là, thì. § Cũng như: "tắc" , "tựu" .
18. (Liên) Nếu như. § Cũng như: "như quả" . ◇ Tả truyện : "Ức Tề nhân bất minh, nhược chi hà?" , ? (Chiêu Công thập tam niên ).
19. (Trợ) Đặt ở đầu câu (dùng làm ngữ trợ từ). ◇ Đái Chấn : "Ức ngôn san dã, ngôn thủy dã, thì hoặc bất tận san chi áo, thủy chi kì" , , , (Dữ Phương Hi Nguyên thư ).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðè nén, như ức chế .
② Ðè xuống.
③ Chỉn, hay lời nói chuyển câu, như cầu chi dư, ức dư chi dư cầu đấy ư? hay cho đấy ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dằn ép, đè nén, dìm xuống;
② (văn) (lt) Hoặc, hay là, song, nhưng, mà: ? Đó là sức mạnh của phương nam? Đó là sức mạnh của phương bắc? Hay là sức mạnh của nhà ngươi? (Trung dung). 【】ức hoặc [yìhuò] (văn) Hoặc, hay là;【】ức diệc [yìyì] (văn) a. (Không chỉ...) mà còn; b. Hay là: ? Nhà của Trọng Tử ở, là do ông Bá Di cất ư? Hay là do Đạo Chích cất? (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay đè xuống — Đè nén — Bị đè nén. Td: Oan ức — Hoặc giả ( tiếng dùng để chuyển tiếp lời nói ).

Từ ghép 7

na, nan, nạn
nán ㄋㄢˊ, nàn ㄋㄢˋ, nuó ㄋㄨㄛˊ

na

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tốt, thịnh — Xua đuổi ma quỷ gây bệnh dịch — Các âm khác là Nan, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nan

phồn thể

Từ điển phổ thông

khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khó khăn: Chứng bệnh khó chữa; Đường núi rất khó đi;
② Làm cho bó tay: Vấn đề này làm tôi phải bó tay;
③ Khó thể, không thể. 【】 nan đạo [nándào] Chẳng lẽ, lẽ nào, há (dùng như , bộ ): ? Chẳng lẽ anh không biết hay sao?; ?Lẽ nào anh lại quên mất lời hứa của mình?; ? Há chẳng phải như thế sao?; 【】nan quái [nánguài] Chẳng trách, chả trách, thảo nào, hèn chi: Hèn chi người ta phải cáu; Đều đi họp cả, thảo nào không tìm thấy ai; Không hiểu tình hình mấy, chả trách anh ta làm sai; 【】 nan miễn [nánmiăn] Khó tránh, không tránh khỏi: Mắc sai lầm là chuyện khó tránh; Đôi khi không tránh khỏi phiến diện; 【】nan dĩ [nányê] Khó mà: Khó mà tưởng tượng; Khó mà đoán trước được; Khó mà tin được;
④ Khó chịu, đáng ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó. Khó khăn. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Giai nhân nan tái đắc « ( người đẹp thì khó lòng được gặp lại ) — Các âm khác là Na, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai họa, tai nạn, tai ương: Chạy nạn; Mắc nạn; Lánh nạn; Gặp nạn;
② Trách, khiển trách, vặn vẹo, làm khó, vấn nạn: Trách móc đủ điều; Không nên khiển trách anh ấy; Hỏi vặn lẽ khó khăn, vấn nạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều rủi ro xảy tới. Điều nguy hại. Đem điều khó khăn ra mà hỏi người khác — Một âm khác là Nan. Xem Nan.

Từ ghép 24

huyền
xuán ㄒㄩㄢˊ

huyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. còn lại, tồn lại
2. sai, cách biệt
3. treo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo, treo lơ lửng. ◎ Như: "huyền hồ tế thế" treo trái bầu cứu đời (làm nghề chữa bệnh). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cống toại sát Đoàn Khuê, huyền đầu ư mã hạng hạ" , (Đệ tam hồi) (Mẫn) Cống bèn giết Đoàn Khuê, treo đầu dưới cổ ngựa.
2. (Động) Lo nghĩ canh cánh không yên. ◎ Như: "huyền niệm" lo nghĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "A thúc lạp cố đại cao, hạnh phục cường kiện, vô lao huyền cảnh" , , (Phiên Phiên ) Ông chú, cố nhiên tuổi tác đã cao, nhưng may vẫn còn mạnh khoẻ, (mình) không phải nhọc lòng lo lắng.
3. (Động) Công bố. ◎ Như: "huyền thưởng" treo giải thưởng.
4. (Tính) Cheo leo, lơ lửng trên cao. ◎ Như: "huyền nhai" sườn núi dốc đứng, "huyền bộc" thác nước cheo leo.
5. (Tính) Dở dang, không dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được. ◎ Như: "huyền án" vụ xét xử tạm đình lại, chưa kết thúc.
6. (Tính) Cách xa.
7. (Tính) Sai biệt, khác nhau rất nhiều. ◎ Như: "huyền thù" chênh lệch, khác nhau rất nhiều. ◇ Liêu trai chí dị : "Phong lự thế phận huyền thù, khủng tương bất toại" , (Mai nữ ) Phong lo gia thế quá chênh lệch, sợ (cầu hôn) sẽ không thành.
8. (Phó) Không thật, không có căn cứ. ◎ Như: "huyền tưởng" tưởng tượng vu vơ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tính ngãi trệ, đa sở vị thậm dụ, an cảm huyền đoán thị thả phi da" , , (Phục Đỗ Ôn Phu thư ) Tính tôi ngu dốt trì độn, nhiều điều còn chưa hiểu rõ, đâu dám đoán mò điều phải lẽ trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Treo, treo thằng lẵng giữa khoảng không gọi là huyền.
② Sự gì không có dính líu vào đâu, chưa quyết hẳn được gọi là huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Treo, treo lủng lẳng, bỏ lửng: Việc đó còn bỏ lửng ở đấy;
② Lơ lửng (không dính vào đâu);
③ Cách xa, chênh lệch: Cách biệt xa xôi; Chênh lệch rất xa;
④ Nhớ nhung;
⑤ (đph) Nguy hiểm: ! Ban đêm một mình đi đường rừng, nguy hiểm lắm!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Treo lên — Treo mắc, ràng buộc — Chơi vơi, không bám víu vào đâu.

Từ ghép 15

nan, nạn
nán ㄋㄢˊ, nàn ㄋㄢˋ, nuó ㄋㄨㄛˊ

nan

giản thể

Từ điển phổ thông

khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khó khăn: Chứng bệnh khó chữa; Đường núi rất khó đi;
② Làm cho bó tay: Vấn đề này làm tôi phải bó tay;
③ Khó thể, không thể. 【】 nan đạo [nándào] Chẳng lẽ, lẽ nào, há (dùng như , bộ ): ? Chẳng lẽ anh không biết hay sao?; ?Lẽ nào anh lại quên mất lời hứa của mình?; ? Há chẳng phải như thế sao?; 【】nan quái [nánguài] Chẳng trách, chả trách, thảo nào, hèn chi: Hèn chi người ta phải cáu; Đều đi họp cả, thảo nào không tìm thấy ai; Không hiểu tình hình mấy, chả trách anh ta làm sai; 【】 nan miễn [nánmiăn] Khó tránh, không tránh khỏi: Mắc sai lầm là chuyện khó tránh; Đôi khi không tránh khỏi phiến diện; 【】nan dĩ [nányê] Khó mà: Khó mà tưởng tượng; Khó mà đoán trước được; Khó mà tin được;
④ Khó chịu, đáng ghét.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 4

nạn

giản thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai họa, tai nạn, tai ương: Chạy nạn; Mắc nạn; Lánh nạn; Gặp nạn;
② Trách, khiển trách, vặn vẹo, làm khó, vấn nạn: Trách móc đủ điều; Không nên khiển trách anh ấy; Hỏi vặn lẽ khó khăn, vấn nạn.

Từ ghép 2

siểm, thiểm
shǎn ㄕㄢˇ

siểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. né, nấp, tránh, lánh
2. chớp, loé, lấp loáng
3. đau sái

thiểm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. né, nấp, tránh, lánh
2. chớp, loé, lấp loáng
3. đau sái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ló đầu ra dòm, nhìn trộm.
2. (Động) Lánh ra, nghiêng mình tránh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiểm quá nhất bàng, nhượng Bảo Thoa khứ liễu" , (Đệ nhị thập thất hồi) Né qua một bên, nhường cho Bảo Thoa đi.
3. (Động) Lóe sáng, chớp, loáng qua. ◎ Như: "thiểm quang" lóe sáng, "não trung thiểm quá nhất cá niệm đầu" trong óc thoáng hiện một ý nghĩ. ◇ Cao Bá Quát : "Điện quang thiểm thiểm" (Đằng tiên ca ) Chớp sáng lấp loáng.
4. (Động) Chợt hiện chợt mất.
5. (Động) Dồn ép, bức bách, làm hại. ◇ Thủy hử truyện : "Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí, thiểm đắc ngã hữu gia nan bôn, hữu quốc nan đầu, thụ thử tịch mịch" , , , , , (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây, bức bách ta đến nỗi có nhà mà không dám về, có nước mà không dám ở, chịu âm thầm thế này.
6. (Động) Vứt bỏ, bỏ rơi. ◇ Tây du kí 西: "Chẩm ma nhất khứ hử cửu, bả ngã môn câu thiểm tại giá lí" , (Đệ nhị hồi) Sao mà đi đâu lấu thế, bỏ rơi chúng tôi ở chốn này.
7. (Động) Che lấp.
8. (Động) Bị cảm gió. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tình Văn phương tài hựu thiểm liễu phong, trước liễu khí, phản giác cánh bất hảo liễu" , , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Tình Văn vừa bị nhiễm gió, vừa nổi giận, nên càng thấy người khó chịu.
9. (Động) Dối lừa, gạt.
10. (Động) Đem lại, chiêu dẫn. ◇ Thang Hiển Tổ : "Mộng kiến nhất nhân thủ chấp liễu chi, thiểm liễu tha khứ" , (Mẫu đan đình , Cật bệnh ).
11. (Động) Hoảng động, không yên định.
12. (Động) Giương mắt. Cũng chỉ mắt nhắm mắt mở, chớp chớp mắt. ◇ Hà Điển : "(Thư quỷ) chỉ đắc phóng liễu thủ, nhất nhãn phất thiểm đích khán tha" , (Đệ tứ hồi ).
13. (Động) Đau sái, sụn, khuỵu, bại. ◎ Như: "thiểm liễu yêu" đau sái cả lưng.
14. (Danh) Ánh chớp điện xẹt.
15. (Danh) Nguy hiểm, sai lạc, thất bại.
16. (Danh) Họ "Thiểm".

Từ điển Thiều Chửu

① Lánh ra, nghiêng mình lánh qua gọi là thiểm.
② Thấy một loáng. Như điện quang thiểm thiểm chớp sáng lòe lòe.
③ Họ Thiểm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chớp: Chớp lóe, trời chớp;
② Nhấp nháy, lấp lánh: Ánh đèn nhấp nháy (lấp lánh);
③ Tránh ra, lánh ra: Tránh ra;
④ Sụn, bại: Sụn cả lưng;
⑤ [Shăn] (Họ) Thiểm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tránh né — Chớp nhoáng. Cực mau.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.