giả
zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người
2. một đại từ thay thế

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Xưng thay người hoặc sự vật. ◎ Như: "kí giả" , "tác giả" . ◇ Luận Ngữ : "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san" , (Ung Dã ) Kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi.
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" . ◎ Như: "giả cá" cái này, "giả phiên" phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung : "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" , (Tận tâm hạ ) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư : "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" , Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí : "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" , (Kinh Kha truyện ) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời phân biệt, trong câu văn có chữ giả là để phân biệt chỗ cách nhau, như nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cá cái ấy, giả phiên phen ấy, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, kẻ, cái, giả (dùng để chỉ người, vật hoặc sự việc): Kẻ mạnh; Tác giả; Kí giả, phóng viên; ? Người bị trói làm gì thế? (Án tử Xuân thu); Khổng Văn Cử có hai con trai, đứa lớn sáu tuổi, đứa nhỏ năm tuổi (Thế thuyết tân ngữ);
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: Nay; Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: ? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với ): ? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); ? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với , , ...): Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); ? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như [zhè], [cê]): Lần này; Lượt này, phen này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người hay vật. Chẳng hạn Độc giả ( người đọc ) — Tiếng trợ từ, hoặc dùng giữa câu, hoặc dùng cuối câu.

Từ ghép 33

kế, kết
jì ㄐㄧˋ, jiē ㄐㄧㄝ, jié ㄐㄧㄝˊ

kết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thắt nút
2. kết, bó
3. liên kết
4. kết hợp
5. ra quả, kết quả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thắt nút dây. ◎ Như: "kết võng" thắt lưới, "kết thằng" thắt mối dây. Đời xưa chưa có chữ, cứ mỗi việc thắt một nút dây để làm ghi gọi là "kết thằng chi thế" hay "kết thằng kí sự" .
2. (Động) Cùng gắn bó với nhau. ◎ Như: "kết giao" làm bạn với nhau, "kết hôn" gắn bó làm vợ chồng.
3. (Động) Xây dựng, lập nên. ◎ Như: "kết lư" làm nhà.
4. (Động) Cấu thành, hình thành. ◎ Như: "kết oán" , "kết hận" đều nghĩa là gây ra sự oán hận cả. § Nhà Phật cũng gọi những mối oan thù kiếp trước là "kết".
5. (Động) Đông lại, đọng lại. ◎ Như: "kết băng" nước đóng lại thành băng, "kết hạch" khí huyết đọng lại thành cái hạch.
6. (Động) Ra trái, ra quả. ◇ Tây du kí 西: "Tiên đào thường kết quả" (Đệ nhất hồi) Đào tiên thường ra quả.
7. (Động) Thắt gọn, tóm lại. ◎ Như: "tổng kết" tóm tắt lại, thắt gọn lại bằng một câu, "cam kết" làm tờ cam đoan để cho quan xử cho xong án.
8. (Danh) Nút, nơ. ◎ Như: "đả kết" thắt nút, "hồ điệp kết" nơ hình con bướm.
9. (Danh) Giấy cam đoan, bảo chứng. ◎ Như: "bảo kết" tờ cam kết.

Từ điển Thiều Chửu

① Thắt nút dây. Ðời xưa chưa có chữ, cứ mỗi việc thắt một nút dây để làm ghi gọi là kết thằng chi thế hay kết thằng kí sự . Tết dây thao đỏ lại để làm đồ trang sức cũng gọi là kết.
② Cùng kết liên với nhau, như kết giao kết bạn với nhau, kết hôn kết làm vợ chồng, v.v.
③ Cố kết, như kết oán , kết hận đều nghĩa là cố kết sự oán hận cả. Nhà Phật cũng gọi những mối oan thù kiếp trước là kết.
④ Ðông lại, đọng lại. Như kết băng nước đóng lại thành băng, kết hạch khí huyết đọng lại thành cái hạch, v.v.
⑤ Kết thành quả, các loài thực vật ra hoa thành quả gọi là kết quả .
⑥ Thắt gọn, như tổng kết tóm tắt lại, thắt gọn lại bằng một câu; cam kết làm tờ cam đoan để cho quan xử cho xong án, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thắt, đan, tết, buộc: Thắt mối dây; Đan lưới; Treo đèn kết hoa; Buộc dây giày;
② Nút: Thắt nút;
③ Kết liền, kết lại, kết tụ, tụ lại, đóng lại: Kết lại từng mảng; Đóng băng; Kết oán;
④ Kết thúc, chấm dứt, cuối cùng, xong xuôi: Kết toán; ! Thế thì xong xuôi cả rồi!; Tổng kết;
⑤ Giấy cam kết, tờ cam kết. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

Kết quả, ra trái, có quả. Xem [jié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buộc thắt hai sợi dây vào với nhau — Họp lại thân thiết với nhau — Cuối cùng. Td: Chung kết ( sau cùng ) — Tạo nên. Td: Kết cấu — Phần chót của bài văn — Cây cối đơm trái gọi là Kết.

Từ ghép 48

cảnh, kính
jìng ㄐㄧㄥˋ

cảnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

gương, kính

kính

phồn thể

Từ điển phổ thông

gương, kính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gương (soi mặt). § Ngày xưa làm bằng đồng, bây giờ làm bằng pha lê. ◇ Nguyễn Du : "Tha hương nhan trạng tần khai kính, Khách lộ trần ai bán độc thư" , (Đông lộ ) Nơi quê người thường mở gương soi dung nhan, Trên đường gió bụi nơi đất khách, nửa thì giờ dùng để đọc sách. Quách Tấn dịch thơ: Đường hé quyển vàng khuây gió bụi, Trạm lau gương sáng ngắm mày râu.
2. (Danh) Kính, kiếng. ◎ Như: "nhãn kính" kính đeo mắt, "hiển vi kính" kính hiển vi.
3. (Danh) Tỉ dụ vật gì có mặt phẳng sáng như tấm gương. ◇ Phạm Thành Đại : "Đông phong xuy vũ vãn triều sanh, Điệp cổ thôi thuyền kính lí hành" , (Vãn triều ).
4. (Danh) Lông xoắn ở ngay giữa hai mắt ngựa.
5. (Danh) Họ "Kính".
6. (Động) Soi, chiếu. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
7. (Động) Soi sáng, chiếu diệu. ◇ Bắc Tề thư : "Ngưỡng duy Cao Tổ Hiếu Văn hoàng đế bẩm thánh tự thiên, đạo kính cổ kim" , (Hình Thiệu truyện ).
8. (Động) Lấy làm gương. ◇ Mặc Tử : "Kính ư nhân, tắc tri cát dữ hung" , (Phi mệnh trung ).
9. (Động) Xem xét, minh sát. ◇ Hàn Dũ : "Vật hà thâm nhi bất kính, lí hà ẩn nhi bất trừu" , (Biệt tri phú ).
10. (Tính) Sáng, sạch. ◇ Đỗ Mục : "Lâu ỷ sương thụ ngoại, Kính thiên vô nhất hào" , (Trường An thu vọng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gương soi, ngày xưa làm bằng đồng, bây giờ làm bằng pha lê. Nguyễn Du : Tha hương nhan trạng tần khai kính, Khách lộ trần ai bán độc thư (Ðông lộ ) Nơi quê người thường mở gương soi dung nhan, Trên đường gió bụi nơi đất khách, nửa thì giờ dùng để đọc sách. Quách Tấn dịch thơ: Ðường hé quyển vàng khuây gió bụi, Trạm lau gương sáng ngắm mày râu.
② Soi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương: 穿 Gương đứng; Gương vỡ lại lành;
② (văn) Soi gương;
③ Kính, kiếng: Kính cận thị; Kính lõm; Kính hiển vi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gương để soi — Soi gương — Sáng sủa. Sáng láng.

Từ ghép 21

sàng
chuáng ㄔㄨㄤˊ

sàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái giường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái giường. ◇ Cao Bá Quát : "Ki nhân bồng phát tọa đoạn sàng" (Đằng tiên ca ) Người tù tóc rối bù ngồi trên giường gãy.
2. (Danh) Cái giá (để gác, đặt đồ vật). ◎ Như: "cầm sàng" giá đàn, "mặc sàng" giá mực.
3. (Danh) Cái gì trên mặt đất hình như cái giường, gọi là "sàng". ◎ Như: "hà sàng" , "miêu sàng" , "hoa sàng" .
4. (Danh) Bàn, sàn, sạp. ◎ Như: "thái sàn" sạp rau, "bào sàng" bàn máy bào.
5. (Danh) Cái sàn bắc trên giếng để đỡ cái con quay kéo nước.
6. (Danh) Lượng từ: cái, chiếc, tấm (dùng cho mền, chăn, thảm). ◎ Như: "nhất sàng miên bị" một cái chăn bông.
7. Cũng viết là "sàng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ sàng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giường: Giường bệnh; Giường lò so; Bên giường vừa lọt ánh trăng, trông ra mặt đất ngỡ rằng hơi sương (Lí Bạch: Tĩnh dạ tư);
② Giá, sàn, bàn, máy: Cái giá đàn; Bàn đẻ, giường đỡ đẻ; Máy tiện;
③ Lợi, nướu: Lợi (nướu) răng;
④ (loại) Chiếc, cái, bộ...: Hai chiếc chăn bông; Một bộ đồ giường (chăn, đệm, khăn trải giường).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Sàng .

Từ ghép 14

lạp
là ㄌㄚˋ

lạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngày lễ tất niên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tế chạp. § Lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là "đại lạp" .
2. (Danh) Tháng mười hai gọi là "lạp nguyệt" tháng chạp. ◇ Yến Thù : "Lạp hậu hoa kì tri tiệm cận, Hàn mai dĩ tác đông phong tín" , (Điệp luyến hoa ) Sau tháng chạp kì hoa biết sắp gần, Mai lạnh đã đưa tin gió đông.
3. (Danh) Thịt cá ướp, hun khô. ◎ Như: "lạp ngư" cá ướp muối hong khô, "lạp tràng" lạp xưởng.
4. (Danh) Tuổi sư (tính theo số năm tu hành). Tăng sĩ Phật giáo đi "hạ" được một năm kể là một tuổi, gọi là "lạp" hay "hạ lạp" .
5. (Danh) Người sinh ra, bảy ngày sau gọi là "lạp" . Nếu chết sớm, lấy bảy ngày làm ngày "kị" (Ngọc tiếu linh âm ).
6. (Danh) Mũi nhọn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tế chạp. Lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp , vì thế nên tháng 12 cuối năm gọi là lạp nguyệt tháng chạp.
② Thịt cá ướp.
③ Tuổi sư. Phật pháp cứ đi hạ được một năm kể là một tuổi, gọi là lạp hay hạ lạp, chứ không kể tuổi đời.
④ Mũi nhọn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ tế thần vào tháng cuối năm âm lịch: Ngày giỗ ngày chạp, tháng chạp;
② Thức ăn muối (vào tháng chạp) hong khô, thịt cá ướp muối; Thịt muối hong khô; Cá muối hong khô;
③ Tuổi tu hành của nhà sư;
④ (văn) Mũi nhọn;
⑤ [Là] (Họ) Lạp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lễ tế thần vào cuối năm — Cuối năm — Tuổi của nhà tu — Ngày thứ 7 của trẻ sơ sinh gọi là Lạp — Muối cá. Ướp cá.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Hoa lá cành trùng điệp. Hình dung cây cỏ mọc nhiều và tươi tốt. ◇ Hàn Dũ : "Bách diệp song đào vãn cánh hồng, Khuy song ánh trúc kiến linh lung" , (Đề bách diệp đào hoa ).
2. Nhiều tầng lớp chồng chất. ◎ Như: "bách diệp song" .
3. Dạ dày bò, cừu... gọi là "bách diệp" . § Dạ dày bò, cừu... có nhiều lớp và mỏng như lá nên gọi tên như thế.
4. Tục gọi đậu hủ là "bách diệp" .
5. Sách lịch. ◇ Tống sử : "Trần Thị nữ tương tiến ngự, sĩ lương văn chi, cự kiến Nhân Tông. Nhân Tông phi bách diệp trạch nhật" , , . (Hoạn giả truyện tam , Diêm Văn Ứng truyện ).
6. Bách thế, bách đại, thời gian lâu dài. ◇ Tam quốc chí : "Tự vị bổn chi bách diệp, vĩnh thùy hồng huy, khởi ngụ nhị thế nhi diệt, xã tắc băng bĩ tai?" , , , ? (Cao Đường Long truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái dạ dày của loài nhai lại, như trâu, bò v.v.
am, âm
yīn ㄧㄣ

am

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lẳng lặng
2. tươi tỉnh

Từ điển Thiều Chửu

① Âm âm tươi tỉnh. Tả cái dáng yên ổn hòa nhã.
② Một âm là am. Lẳng lặng.

âm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lẳng lặng
2. tươi tỉnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Yên ổn hòa nhã.
2. (Tính) "Âm âm" : (1) Hòa nhã, tươi tỉnh. (2) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Chu Hiếu Tang : "Âm âm môn quán điệp lai hi" (Chá cô thiên ) Cửa quán lặng lẽ bướm thưa đến. (3) Ưu sầu, trầm mặc. ◇ Thái Diễm : "Nhạn phi cao hề mạc nan tầm, Không đoạn tràng hề tứ âm âm" , (Hồ già thập bát phách ) Nhạn bay cao hề xa tít khó tìm, Luống đứt ruột hề ý nghĩ buồn rầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Âm âm tươi tỉnh. Tả cái dáng yên ổn hòa nhã.
② Một âm là am. Lẳng lặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Yên lặng, bình tĩnh, trầm lặng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem các từ ngữ Âm âm , Âm ê .

Từ ghép 2

giá
jià ㄐㄧㄚˋ

giá

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái giá, gác (để đặt đồ vật)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái giá, cái kệ. ◎ Như: "y giá" giá mắc áo, "thư giá" giá sách. ◇ Liêu trai chí dị : "Tất dục thiếp lưu, đương cử giá thượng thư tận tán chi" , (Thư si ) Nếu muốn em ở lại, phải đem bỏ hết sách trên kệ đi.
2. (Danh) Giàn, khung, khuôn. ◎ Như: "bồ đào giá" giàn nho, "ốc giá" khung nhà.
3. (Danh) Tư thế, tư thái. ◎ Như: "giá thế" tư thế.
4. (Danh) Lượng từ: chiếc (máy bay), cỗ (máy). ◎ Như: "bách giá phi cơ" trăm chiếc máy bay, "nhất giá cơ khí" một cỗ máy, "lưỡng giá điện thị cơ" hai máy truyền hình.
5. (Động) Gác, bắc, dựng, mắc. ◎ Như: "giá kiều" bắc cầu, "giá thê tử" bắc thang.
6. (Động) Bó buộc, bắt. ◎ Như: "bảng giá" trói quặt lại, "giá trụ tha! biệt nhượng tha bào liễu" bắt nó lại! đừng để nó chạy thoát.
7. (Động) Đánh nhau, cãi cọ. ◎ Như: "đả giá" đánh nhau, "sảo giá" cãi nhau, "khuyến giá" can đánh nhau.
8. (Động) Chống, đỡ. ◎ Như: "chiêu giá" đỡ chiêu (võ thuật), "dụng thủ giá trụ tha đích lai quyền" dùng tay đỡ quả đấm của hắn đưa tới.
9. (Động) Đặt điều, bịa đặt, niết tạo. ◇ Kim Bình Mai : "Các nhân y phạn, tha bình bạch chẩm ma giá nhĩ thị phi?" , ? (Đệ thất thập tứ hồi) Áo ai nấy mặc cơm ai nấy ăn, cớ sao khi không nó đặt điều này nọ với mi?

Từ điển Thiều Chửu

① Cái giá, như y giá cái giá mắc áo, thư giá cái giá sách, v.v.
② Gác, như trụ thượng già lương gác xà trên cột.
③ Ðặt điều vu vạ, như giá họa đặt điều vu họa cho người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cái) giá: (Cái) giá mắc áo; Giá bút, cái gác bút;
② Giàn, khung, khuôn: Giàn nho; Khung nhà; (Cái) khuôn diều;
③ Bắc, gác: Bắc cầu; Bắc dây điện; Bắc thang; Gác xà trên cột;
④ (loại) Chiếc: Mấy nghìn chiếc máy bay;
⑤ Đánh nhau, cãi cọ nhau: Đánh nhau; Cãi nhau; Can (hai người đánh nhau);
⑥ Khiêng, cáng: Cáng binh sĩ bị thương;
⑦ Chịu đựng: ? Buồng lạnh thế này người bệnh có chịu nổi không?;
⑧ Đặt điều vu vạ: Vu vạ cho người khác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giàn dựng lên cho cây leo bò, hoặc để đồ đạc — Cái rường nhà, bắc ngang trên các đầu cột — Dụng cụ để treo đồ vật, như treo quần áo. Ta cũng gọi là cái giá.

Từ ghép 14

mông, mộng
méng ㄇㄥˊ, mèng ㄇㄥˋ

mông

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấc mơ, giấc chiêm bao. ◎ Như: "mĩ mộng thành chân" điều mơ ước trở thành sự thật. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Danh) Họ "Mộng".
3. (Động) Chiêm bao, mơ. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng ki hoàng hạc thướng tiên đàn" (Mộng sơn trung ) Mơ thấy cưỡi hạc vàng bay lên đàn tiên.
4. (Tính) Hư ảo, không thực. ◎ Như: "bất thiết thật tế đích mộng tưởng" mơ tưởng hão huyền không thực tế.
5. Một âm là "mông". (Tính) § Xem "mông mông" .
6. § Ghi chú: Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Chiêm bao, nằm mê.
② Một âm là mông. Mông mông lờ mờ, nghĩa là không biết đích xác gì cứ lờ mờ như người nằm mê. Tục viết là .

Từ ghép 1

mộng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mơ, mộng, chiêm bao
2. mơ tưởng, ao ước
3. họ Mộng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giấc mơ, giấc chiêm bao. ◎ Như: "mĩ mộng thành chân" điều mơ ước trở thành sự thật. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri kì mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Danh) Họ "Mộng".
3. (Động) Chiêm bao, mơ. ◇ Nguyễn Trãi : "Mộng ki hoàng hạc thướng tiên đàn" (Mộng sơn trung ) Mơ thấy cưỡi hạc vàng bay lên đàn tiên.
4. (Tính) Hư ảo, không thực. ◎ Như: "bất thiết thật tế đích mộng tưởng" mơ tưởng hão huyền không thực tế.
5. Một âm là "mông". (Tính) § Xem "mông mông" .
6. § Ghi chú: Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Chiêm bao, nằm mê.
② Một âm là mông. Mông mông lờ mờ, nghĩa là không biết đích xác gì cứ lờ mờ như người nằm mê. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấc mơ, giấc mộng, giấc chiêm bao: Cơn ác mộng;
② Mê, nằm mơ, nằm mộng, chiêm bao: Nằm mê thấy, chiêm bao thấy;
③ Mộng tưởng, ao ước;
④ [Mèng] (Họ) Mộng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tối tăm như chữ Mộng — Giấc mơ. Thơ Tản Đà có câu: » Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng, tiếc mộng bao nhiêu lai ngán đời « — Dữ ngã thực thị minh bạch, an tri bất thị mộng trung lai: . ( Tây Sương

Từ ghép 37

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.