biên
biān ㄅㄧㄢ, bian

biên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bên, phía
2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh
3. biên giới
4. giới hạn, chừng mực
5. ở gần, bên cạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ranh giới, chỗ hai nước hoặc hai khu đất tiếp cận nhau. ◎ Như: "thủ biên" phòng vệ biên giới, "thú biên" đóng giữ ở vùng biên giới, "khẩn biên" khai khẩn đất ở biên giới.
2. (Danh) Bên, ven. ◎ Như: "giang biên" ven sông, "lộ biên" bên đường.
3. (Danh) Chung quanh, chu vi. ◎ Như: "trác biên" bốn cạnh bàn, "sàng biên" chung quanh giường.
4. (Danh) Giới hạn, tận cùng. ◎ Như: "khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn" , biển khổ không cùng, quay đầu là bờ. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuộn chảy không ngừng.
5. (Danh) Phía, đằng, phương hướng. ◎ Như: "tả biên" phía trái, "tiền biên" đằng trước, "đông biên" phía đông, "ngoại biên" phía ngoài.
6. (Danh) Đầu mối.
7. (Danh) Cạnh (từ dùng trong môn hình học). ◎ Như: "đẳng biên tam giác hình" hình tam giác đều (ba cạnh dài bằng nhau).
8. (Danh) Đường viền (trang sức). ◎ Như: "kim biên" đường viền vàng.
9. (Danh) Lượng từ: cạnh. ◎ Như: "ngũ biên hình" hình năm cạnh.
10. (Danh) Họ "Biên".
11. (Tính) Lệch, không ngay.
12. (Tính) Biểu thị vị trí. Tương đương với "lí" , "nội" , "trung" . ◇ Cao Thích : "Đại mạc phong sa lí, Trường thành vũ tuyết biên" , (Tín An Vương mạc phủ ) Trong gió cát sa mạc, Trong tuyết mưa trường thành.
13. (Phó) Một mặt ..., vừa ... vừa. ◎ Như: "biên tố biên học" một mặt làm việc, một mặt học hành, "biên cật phạn biên khán điện thị" vừa ăn cơm vừa xem truyền hình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ven bờ. Như giang biên ven bờ sông.
② Bên cõi, chỗ địa phận nước này giáp nước kia. Như biên phòng sự phòng bị ngoài biên.
③ Bên. Như lưỡng biên hai bên. Một mặt gọi là nhất biên .
④ Ðường viền, đính vào bên mép áo cho đẹp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ, ven bờ, rìa, vệ, mép, lề: Lề giấy; Mép bàn; Vệ đường, bên đường; Bờ sông; Rìa núi;
② Biên giới, địa giới, địa phận, bờ cõi: Thành phố ở biên giới; Làng bản ở biên giới;
③ Đường viền;
④ Giới hạn;
⑤ (toán) Đường, giác: Đường đáy; Đa giác;
⑥ Vừa... vừa...: Vừa nghe vừa ghi chép; Vừa làm vừa học;
⑦ Bên, phía: Đứng nép vào một bên, bị gạt ra rìa; Ngả hẳn về một phía; Đi về phía này;
⑧ Gần, gần bên;
⑨ Ở (bên)..., đằng... (thường đặt sau những chữ "","", "", "", "", "", "", "" v.v...): Ở trên; Ở dưới; Đằng trước; Đằng sau;
⑩ [Bian] (Họ) Biên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bờ nước — Bên cạnh, một vùng, một phương — Gần, liền với — Chỗ giáp ranh.

Từ ghép 32

sương
shuāng ㄕㄨㄤ

sương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sương (hơi nước bốc lên gặp lạnh đọng lại thành hạt nhỏ). ◇ Nguyễn Du : "Thu mãn phong lâm sương diệp hồng" 滿 (Từ Châu đạo trung ) Thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
2. (Danh) Thuốc nghiền nhỏ, phấn sáp màu trắng. ◎ Như: "diện sương" kem thoa mặt.
3. (Danh) Năm. ◇ Lí Bạch : "Bạch cốt hoành thiên sương" (Cổ phong ngũ thập cửu thủ ) Xương trắng vắt ngang ngàn năm.
4. (Tính) Trắng; biến thành màu trắng. ◇ Đỗ Phủ : "Sương bì lựu vũ tứ thập vi, Đại sắc tham thiên nhị thiên xích" , (Cổ bách hành ) Vỏ trắng (của cây bách cổ thụ), mưa gội, bốn chục ôm, Màu xanh đen cao ngất trời hai nghìn thước. ◇ Phạm Vân : "Bất sầu thư nan kí, Đãn khủng tấn tương sương" , (Tống biệt ).
5. (Tính) Trong trắng, cao khiết. ◎ Như: "sương nữ" (chỉ hoa mai), "sương tiết" . ◇ Lục Cơ : "Tâm lẫm lẫm dĩ hoài sương, Chí miễu miễu nhi lâm vân" , (Văn phú ).
6. (Tính) Lạnh lùng, lãnh khốc. ◇ Nam sử : "Vương tư viễn hằng như hoài băng, thử nguyệt diệc hữu sương khí" , (Lục Tuệ Hiểu truyện ).
7. (Tính) Nghiêm khắc. ◎ Như: "sương pháp" .
8. (Tính) Sắc, bén, nhọn. ◇ Tả Tư : "Cương thốc nhuận, sương nhận nhiễm" , (Ngô đô phú ).
9. (Động) Rơi rụng, tàn tạ (vì gặp phải sương móc). ◇ Mạnh Giao : "Sài lang nhật dĩ đa, Thảo mộc nhật dĩ sương" , (Cảm hoài ).

Từ điển Thiều Chửu

① Sương (vì hơi nước bốc lên gặp lạnh dót lại từng hạt nhỏ thánh thót rơi xuống gọi là sương. Nguyễn Du : Thu mãn phong lâm sương diệp hồng 滿 (Từ Châu đạo trung ) thu ngập rừng phong, sương nhuộm đỏ lá.
② Hàng năm, năm. Lí Bạch : Bạch cốt hoành thiên sương xương trắng vắt ngang ngàn năm.
③ Thuốc nghiền thấy nhỏ trắng ra gọi là sương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sương, sương muối: 滿 Cỏ phủ đầy sương;
② Váng trắng, phấn trắng: Váng trắng, sương muối; Tóc sương, tóc bạc phơ;
③ Thuốc bột trắng;
④ Lãnh đạm, thờ ơ;
⑤ Trong trắng: Lòng nơm nớp ấp ủ một tâm tư trong trắng (Lục Cơ: Văn phú);
⑥ (văn) Năm: Xương trắng vắt ngang ngàn năm (Lí Bạch: Cổ phong ngũ thập cửu thủ); Mái nhà ẩn nấp cây ngàn năm (Ngô Mại Viễn: Trường tương tư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi nước đọng lại thành những giọt cực nhỏ. Đoạn trường tân thanh có câu » Hải đường lả ngọn đông lân, giọt sương gieo nặng cành xuân la đà « — Bạc trắng ( như sương ) — Bột thật nhỏ, thật mịn — Lạnh lùng ( như sương lạnh ) — Dùng như chữ Sương .

Từ ghép 20

tống
sòng ㄙㄨㄥˋ

tống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đưa, cho, biếu
2. đưa tiễn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đưa đi, chở đi. ◎ Như: "vận tống" vận tải đi, "tống hóa" chở hàng hóa, "tống tín" đưa thư.
2. (Động) Đưa tiễn. ◎ Như: "tống khách" tiễn khách. ◇ Đỗ Phủ : "Gia nương thê tử tẩu tương tống, Trần ai bất kiến Hàm Dương kiều" , (Binh xa hành ) Cha mẹ vợ con đưa tiễn, Cát bụi bay, không trông thấy cầu Hàm Dương.
3. (Động) Cáo biệt, từ bỏ. ◎ Như: "tống cựu nghênh tân" tiễn bỏ cái cũ đi, đón cái mới lại.
4. (Động) Đưa làm quà, biếu tặng. ◎ Như: "phụng tống" kính đưa tặng, "tha tống ngã nhất bổn thư" anh ấy tặng tôi một quyển sách.
5. (Động) Đưa chuyển. ◎ Như: "tống thu ba" đưa mắt (có tình ý, đầu mày cuối mắt).
6. (Động) Cung ứng, cung cấp. ◎ Như: "tống thủy" cung ứng nước, "tống điện" cung ứng điện.
7. (Động) Bỏ mạng. ◎ Như: "tống tử" lao vào chỗ chết, "tống mệnh" mất mạng.

Từ điển Thiều Chửu

① Đưa đi. Như vận tống vận tải đi.
② Tiễn đi. Như tống khách tiễn khách ra.
③ Đưa làm quà. Như phụng tống kính đưa tặng.
④ Vận tải đi, áp tải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa đi, chuyển đi, chở đi: Đưa thư; Thời vận đến thì gió thổi đưa đi tới gác Đằng vương;
② Tặng cho, biếu: Anh ấy tặng cho tôi một cây bút máy;
③ Tiễn: Ra ga tiễn khách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa đi — Đi theo. Td: Hộ tống — Tặng.

Từ ghép 29

tố
sù ㄙㄨˋ

tố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tơ trắng
2. trắng nõn
3. chất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ sống màu trắng.
2. (Danh) Rau dưa, đồ chay. ◎ Như: "nhự tố" ăn chay.
3. (Danh) Thư từ, thư tịch (ngày xưa dùng tơ sống để viết). ◇ Cổ nhạc phủ : "Khách tòng viễn phương lai, Di ngã song lí ngư. Hô nhi phanh lí ngư, Trung hữu xích tố thư" , . , (Ẩm mã trường thành quật hành ) Khách từ phương xa lại, Để lại cho ta cặp cá chép. Gọi trẻ nấu cá chép, Trong đó có tờ thư.
4. (Danh) Chất, nguyên chất, nguyên thủy, căn bổn. ◎ Như: "nguyên tố" nguyên chất (hóa học), "tình tố" bản tính người.
5. (Danh) Họ "Tố".
6. (Tính) Trắng, trắng nõn. ◎ Như: "tố thủ" tay trắng nõn, "tố ti" tơ trắng.
7. (Tính) Cao khiết. ◎ Như: "tố tâm" lòng trong sạch.
8. (Tính) Mộc mạc, thanh đạm, không hoa hòe. ◎ Như: "phác tố" mộc mạc, "tố đoạn" đoạn trơn.
9. (Tính) Chỗ quen cũ. ◎ Như: "dữ mỗ hữu tố" cùng mỗ là chỗ biết nhau đã lâu, "tố giao" người bạn vẫn chơi với nhau từ trước, "bình tố" vốn xưa, sự tình ngày trước.
10. (Phó) Không. ◎ Như: "tố xan" không làm gì mà hưởng lộc, "tố phong" không có tước vị gì mà giàu. § Tấn Đỗ Dư gọi đức Khổng Tử là "Tố vương" nghĩa là không có chức tước gì mà thế lực như vua vậy.
11. (Phó) Vốn thường, xưa nay, vốn là. ◎ Như: "tố phú quý" vốn giàu sang, "tố bần tiện" vốn nghèo hèn. ◇ Tam quốc chí : "Sĩ bất tố phủ, binh bất luyện tập, nan dĩ thành công" , , (Trương Phạm truyện ) Kẻ sĩ trước nay không phủ dụ, quân lính không luyện tập, khó mà thành công.

Từ điển Thiều Chửu

① Tơ trắng.
② Trắng nõn, như tố thủ tay trắng nõn. Người có phẩm hạnh cao khiết cũng gọi là tố, như tố tâm lòng trong sạch. Nói rộng ra phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả, như phác tố mộc mạc, để tang mặc áo vải trắng to gọi là xuyên tố 穿. Ðồ gì không có chạm vẽ cũng gọi là tố, như tố đoạn đoạn trơn.
③ Không, không làm gì mà hưởng lộc gọi là tố xan . Tấn Ðỗ Dư gọi đức Khổng Tử là tố vương nghĩa là không có chức tước gì mà thế lực như vua vậy. Không có tước vị gì mà giàu gọi là tố phong cũng là do nghĩa ấy.
④ Chất, nhà hóa học gọi nguyên chất là nguyên tố . Bản tính người gọi là tình tố .
⑤ Chỗ quen cũ, như dữ mỗ hữu tố cùng mỗ là chỗ biết nhau đã lâu, tố giao người bạn vẫn chơi với nhau từ trước, bình tố vốn xưa, v.v.
⑥ Vốn thường, như Trung Dong nói tố phú quý vốn giàu sang, tố bần tiện vốn nghèo hèn, đều là nói không đổi cái địa vị ngày thường vậy.
⑦ Tục gọi rau dưa là tố, cho nên ăn chay gọi là nhự tố .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trắng, trắng nõn, nguyên màu: Quần áo vải mộc; Lụa trắng;
② Không có hoa, không hoa hoè, nhã: Miếng vải này màu nhã lắm;
③ Nguyên chất, chất: Chất độc;
④ (Ăn) chay, không, suông: Ăn chay; Vua không ngai;
⑤ Từ trước, xưa nay, bình thường, vốn dĩ: Xưa nay chưa hề quen biết; Vốn giàu sang. 【】tố lai [sùlái] Từ trước đến nay, xưa nay: Xưa nay không quen biết nhau;
⑥ (văn) Chỗ quen biết cũ: Có quen biết với ông Mỗ đã lâu;
⑦ Lụa trắng, vóc trơn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tơ sống — Sắc trắng — Cái chất có từ đầu. Td: Nguyên tố — Không. Trống không — Vốn từ trước.

Từ ghép 33

lâu, lũ
lǚ , lǔ ㄌㄨˇ

lâu

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Sợi tơ, sợi gai.
② Một âm lâu. Lam lâu rách rưới bẩn thỉu. Ta quen đọc là chữ lũ cả.

phồn thể

Từ điển phổ thông

sợi tơ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sợi, sợi gai. ◇ Tô Thức : "Dư âm niệu niệu, bất tuyệt như lũ" , (Tiền Xích Bích phú ) Dư âm dìu dặt, như sợi tơ không dứt.
2. (Danh) Lượng từ: cuộn, mớ, làn, mối. ◎ Như: "nhất lũ đầu phát" một mớ tóc, "nhất lũ xuy yên" một sợi khói bếp, "nhất lũ hương" một làn hương, "nhất lũ nhu tình" một mối tơ tình.
3. (Động) Khâu, thêu, chích. ◇ Đỗ Thu Nương : "Khuyến quân mạc tích kim lũ y, Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì" , (Kim lũ y ) Khuyên bạn đừng nên tiếc cái áo thêu tơ vàng, Khuyên bạn hãy tiếc lấy tuổi trẻ. ◇ Bạch Cư Dị : "Nhân châm lũ thải, lạc kim chuế châu" , (Tú Quan Âm bồ tát tượng tán tự ).
4. (Động) Khai thông (thuận theo thế nước chảy). ◇ Minh sử : "Lũ thủy tắc lưỡng ngạn trúc đê, bất sử bàng hội, thủy đắc toại kì tựu hạ nhập hải chi tính" , 使, (Hà cừ chí nhất ).
5. (Phó) Cặn kẽ, tỉ mỉ. ◎ Như: "lũ tích" phân tích tỉ mỉ, "lũ thuật" thuật lại cặn kẽ.
6. (Tính) Cũ, rách nát. § Thông "lũ" . ◎ Như: "lam lũ" rách rưới, bẩn thỉu.

Từ điển Thiều Chửu

① Sợi tơ, sợi gai.
② Một âm lâu. Lam lâu rách rưới bẩn thỉu. Ta quen đọc là chữ lũ cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sợi tơ, sợi gai;
② Mối, sợi, dây, chỉ;
③ Cặn kẽ, tỉ mỉ, từng li từng tí: Phân tích tỉ mỉ;
④ (loại) Cuộn, mớ, làn, mối: Một cuộn gai; Một mớ tóc; Một làn khói bếp; Làn hương phưng phức, mùi thơm phưng phức; Một mối tơ tình;
⑤ (văn) Áo cũ, rách nát: Rách rưới bẩn thỉu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ — Cái dây — Rõ ràng tường tận. Thí dụ: Lũ giải ( Nói rõ cho người khác hiểu, giải thích kĩ ).

Từ ghép 2

xū ㄒㄩ, xǔ ㄒㄩˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỉ chức quan coi việc bắt giặc cướp. Sau chỉ chức quan nhỏ. ◎ Như: "tư lại" thơ lại. ◇ Bạch Cư Dị : "Tạc nhật lí tư phương đáo môn" (Đỗ Lăng tẩu ) Hôm qua viên lại làng vừa mới đến cửa.
2. (Danh) Họ "Tư".
3. (Động) Chờ, đợi. ◎ Như: "thiểu tư" đợi một chút, "tư mệnh" đợi mệnh lệnh.
4. (Động) Coi xét, thị sát. ◇ Thi Kinh : "Vu tư tư nguyên" (Đại nhã , Công lưu ) Coi xét cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
5. (Phó) Lẫn nhau, hỗ tương. ◇ Thi Kinh : "Huynh đệ hôn nhân, Vô tư viễn hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Anh em thân thích nội ngoại, Không nên xa cách nhau.
6. (Phó) Đều. ◎ Như: "tư khả" đều khá. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ chi giáo hĩ, Dân tư hiệu hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Ngài dạy bảo thế nào, Thì dân đều bắt chước theo như vậy.
7. (Trợ) Đặt cuối câu: biểu thị ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Quân tử lạc tư, Vạn bang chi bình" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Chư hầu vui mừng thay, (Vì) muôn nước được sự che chở.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều, như tư khả đều khá.
② Ðợi, như thiểu tư đợi một chút, tư mệnh đợi mệnh lệnh, v.v.
③ Cùng coi, dò xét, như vu tư tư nguyên (Thi Kinh ) cùng coi cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
④ Thứ nhân làm quan gọi là tư. Ðời sau gọi thơ lại là tư lại là bởi đó (tức ta gọi là nhà tơ).
⑤ Giúp.
⑥ Sơ, xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đều: Đều khá; Muôn sự đều đã sẵn sàng; Dân đều như thế cả (Thi Kinh);
② Quan lại nhỏ (cấp thấp): Viên quan nhỏ trong làng rất giảo hoạt gian trá (Liêu trai chí dị: Xúc chức). 【 】tư lại [xulì] (văn) Quan chức nhỏ;
③ Đợi: Đợi một chút; Đợi mệnh lệnh; Đợi (chờ) lệnh mà làm (Quản tử);
④ Cùng coi, dò xét: Cùng coi cánh đồng (để định chỗ dân ở) (Thi Kinh);
⑤ Lẫn nhau: Anh em là chỗ ruột rà, không nên xa (sơ) nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Giác cung);
⑥ Người ấy, ông ấy (dùng như đại từ): Vua Bàn Canh dời đô, những kẻ oán hận ông ấy lại là dân chúng (Vương An Thạch: Đáp Tư mã Gián nghị thư);
⑦ Trợ từ dùng cuối câu cảm thán, biểu thị sự tán tụng: Quân tử vui thay, được phúc của trời (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tang hỗ);
⑧ [Xu] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chức quan nhỏ — Đều. Cùng — Giúp đỡ — Chờ đợi.

Từ ghép 1

ba
bēi ㄅㄟ, bì ㄅㄧˋ, bō ㄅㄛ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sóng nhỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sóng (nước). ◇ Tô Thức : "Thanh phong từ lai, thủy ba bất hưng" , (Tiền Xích Bích phú ) Gió mát từ từ lại, sóng nước lặng lờ.
2. (Danh) Sự vật có làn sóng (khoa học Vật lí, ...). ◎ Như: "điện ba" sóng điện, "âm ba" sóng âm thanh, "quang ba" sóng ánh sáng.
3. (Danh) Dòng nước chảy mạnh, sông. ◎ Như: "ba lộ" đường thủy, "ba thần" thần sông, thủy thần. ◇ Đỗ Mục : "Trường kiều ngọa ba" (A Phòng cung phú ) Cầu dài vắt ngang sông.
4. (Danh) Sóng gió, sự tình biến hóa bất ngờ. ◎ Như: "nhất ba vị bình, nhất ba hựu khởi" , nạn này chưa yên, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia.
5. (Danh) Ánh mắt long lanh. ◎ Như: "nhãn ba" sóng mắt (chỉ ánh mắt long lanh), "thu ba" làn sóng mùa thu (chỉ ánh mắt long lanh của người đẹp như sóng nước mùa thu).
6. (Danh) Tên gọi tắt của "Ba Lan" quốc gia ở Âu Châu (tiếng Anh: Poland).
7. (Động) Nổi sóng. ◇ Khuất Nguyên : "Động đình ba hề mộc diệp hạ" (Cửu ca , Tương Phu nhân ) Hồ Động Đình nổi sóng hề cây lá rụng.
8. (Động) Dần đến. ◎ Như: "ba cập" trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, "ba lụy" liên lụy.
9. (Động) Chạy vạy, bôn tẩu. ◎ Như: "bôn ba" sóng nước chảy xiết, ý nói bôn tẩu vất vả.

Từ điển Thiều Chửu

① Sóng nhỏ, sóng nhỏ gọi là ba , sóng lớn gọi là lan . Văn bài gì có từng thứ nẩy ra cũng gọi là ba lan .
② Một cái nổi lên một cái im đi cũng gọi là ba. Như âm nhạc phát ra tiếng, thì những tiếng còn dư lại gọi là âm ba . Viết văn viết chữ thì chỗ tàng nên gò gập lại gọi là ba chích .
③ Dần đến, như ba cập trước ở bên ấy, rồi đến bên kia, ba lụy nhân người khác mà lụy đến mình.
④ Bôn ba bôn tẩu vất vả.
⑤ Tia sáng của con mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sóng (nhỏ): Sóng biếc; Nơi khói sóng xa xôi;
② (lí) Chỉ vật hình sóng: Sóng điện; Sóng âm, âm ba; Sóng ánh sáng;
③ Bôn ba, chạy vạy: Bôn ba, chạy vạy;
④ Ví với việc xảy ra bất ngờ: Phong ba, sóng gió; Nạn này chưa hết, nạn khác đã đến, hết nạn nọ đến nạn kia;
⑤ Tia sáng của mắt (ví với mắt long lanh của người con gái đẹp): Thu ba, sóng thu, làn thu thủy;
⑥ (văn) Dần dần lan đến: Dần lan tới; Liên lụy;
⑦ Nước Ba Lan (nói tắt): Nước Ba Lan (ở châu Âu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng nước — Chỉ ánh mắt long như sóng nước. Chẳng hạn Thu ba ( ánh mắt long lanh như sóng nước mùa thu ) — Chạy tới ( như sóng nước xô nhau chạy tới ).

Từ ghép 48

não
nǎo ㄋㄠˇ, nào ㄋㄠˋ

não

phồn thể

Từ điển phổ thông

não, óc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Óc.
2. (Danh) Đầu. ◎ Như: "diêu đầu hoảng não" gật gà gật gù, đầu lắc la lắc lư (có vẻ tự đắc hoặc thích thú). ◇ Đỗ Phủ : "Trắc não khán thanh tiêu" (Họa cốt hành ) Nghiêng đầu nhìn trời xanh.
3. (Danh) Bộ phận trung tâm của vật thể. ◇ Đạo Tiềm : "Quỳ tâm cúc não" (Thứ vận Tử Chiêm phạn biệt ) Tim hoa quỳ đọt hoa cúc.
4. (Danh) Chỉ vật gì có màu sắc hoặc hình trạng như óc tủy. ◎ Như: "chương não" long não, "đậu hủ não" tàu hủ.

Từ điển Thiều Chửu

① Óc. Phần ở khắp cả bộ đầu gọi là óc lớn: đại não , chủ về việc tri giác vận động, phần ở sau óc lớn hình như quả bóng nhỏ tiểu não: , chuyên chủ về vận động, ở dưới đáy óc lớn gọi là óc giữa trung não: , dưới liền với tủy xương sống, gọi là duyên tủy , đều chủ sự thở hút. Do óc giữa xuống tủy chia ra các dây nhỏ đi suốt cả mình gọi là não khí cân dây gân óc, hay là não thần kinh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Óc, não: Máy tính điện tử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Óc, tức chất mềm, màu trắng xám ở tỏng sọ.

Từ ghép 24

chū ㄔㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lần đầu, vừa mới, bắt đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ban đầu, lúc đầu. ◇ Thi Kinh : "Ngã sanh chi sơ, Thượng vô vi. Ngã sanh chi hậu, Phùng thử bách li" , . , (Vương phong , Thố viên ) Ban đầu của đời ta, (Thiên hạ) còn vô sự. Cuối cuộc đời ta, Gặp trăm mối lo âu. ◇ Đào Uyên Minh : "Sơ cực hiệp, tài thông nhân" , (Đào hoa nguyên kí ) Mới đầu (hang) rất hẹp, chỉ vừa lọt một người.
2. (Danh) Mồng (dùng cho ngày âm lịch từ một tới mười). ◎ Như: "sơ nhị" mồng hai.
3. (Danh) Họ "Sơ".
4. (Tính) Lần đầu, lần thứ nhất. ◎ Như: "sơ thứ kiến diện" lần đầu gặp mặt, "sơ dân" dân thượng cổ.
5. (Tính) Vốn, xưa nay, bổn lai. ◎ Như: "sơ nguyện" nguyện vọng ban đầu, "sơ tâm" bổn ý, ý từ đầu.
6. (Phó) Từ trước, trước. ◇ Tả truyện : "Sơ, Trịnh Vũ Công thú ư Thân" , (Ẩn Công nguyên niên ) Trước đây, Trịnh Vũ Công cưới vợ ở đất Thân.
7. (Phó) Mới, vừa. ◎ Như: "sơ sanh" mới sinh, "sơ hàn" chớm lạnh. ◇ Đỗ Phủ : "Kiếm ngoại hốt truyền thu Kế Bắc, Sơ văn thế lệ mãn y thường" , 滿 (Văn quan quân thu Hà Nam Hà Bắc ) Ở đất Kiếm Các chợt nghe tin quân ta đã thu phục được Kế Bắc, Vừa nghe tin, nước mắt đã thấm đầy áo xiêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu: Ban đầu, thoạt tiên; Đầu năm; Đầu tháng;
② Mới, vừa: Mặt trời mới mọc; Lệnh vừa ban xuống;
③ Lần đầu, lần thứ nhất: Gặp mặt lần đầu tiên; Lên sân khấu lần thứ nhất;
④ Trước, từ trước, lúc đầu: Thân thiện như trước;
⑤ Mồng, mùng: Mồng hai;
⑥ [Chu] (Họ) Sơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt đầu. Lúc đầu — Lúc xưa. Thời cổ.

Từ ghép 42

tuyệt
jué ㄐㄩㄝˊ

tuyệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắt đứt, dứt, cự tuyệt
2. hết, dứt
3. rất, cực kỳ
4. có một không hai

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứt, cắt đứt. ◎ Như: "đoạn tuyệt" cắt đứt. ◇ Sử Kí : "Vị chí thân, Tần vương kinh, tự dẫn nhi khởi, tụ tuyệt" , , , (Kinh Kha truyện ) (Mũi chủy thủ) chưa đến người, vua Tần sợ hãi vùng dậy, tay áo đứt.
2. (Động) Ngưng, dừng, đình chỉ. ◎ Như: "lạc dịch bất tuyệt" liền nối không dứt, "thao thao bất tuyệt" nói tràng giang đại hải, nói không ngừng.
3. (Đông) Cạn, hết, kiệt tận. ◇ Hoài Nam Tử : "Giang hà tuyệt nhi bất lưu" , (Bổn kinh ) Sông nước cạn kiệt không chảy nữa.
4. (Động) Bất tỉnh. ◇ Phong thần diễn nghĩa : "Huyết nhiễm y khâm, hôn tuyệt vu địa" , (Đệ thất hồi) Máu nhuộm vạt áo, hôn mê bất tỉnh trên mặt đất.
5. (Động) Không có đời sau (để tiếp nối). ◎ Như: "tuyệt tử" không có con nối dõi, "tuyệt tôn" không có cháu nối dõi.
6. (Động) Chống, cưỡng lại. ◎ Như: "cự tuyệt" chống lại.
7. (Động) Rẽ ngang, xuyên qua. ◎ Như: "tuyệt lưu nhi độ" rẽ ngang dòng nước mà qua.
8. (Động) Cao vượt, siêu việt. ◇ Khổng Tử gia ngữ : "Kì nhân thân trường thập xích, vũ lực tuyệt luân" , (Bổn tính giải ) Người đó thân cao mười thước, sức lực vượt trội.
9. (Tính) Xuất chúng, trác việt, có một không hai. ◎ Như: "tuyệt thế mĩ nữ" người đàn bà đẹp tuyệt trần, đẹp có một không hai.
10. (Tính) Xa xôi hẻo lánh. ◎ Như: "tuyệt địa" nơi xa xôi khó lai vãng. ◇ Lí Lăng : "Xuất chinh tuyệt vực" (Đáp Tô Vũ thư ) Xuất chinh vùng xa xôi.
11. (Tính) Cùng, hết hi vọng. ◎ Như: "tuyệt lộ" đường cùng, "tuyệt xứ" chỗ không lối thoát.
12. (Tính) Quái lạ, đặc thù (hình dung, cử chỉ).
13. (Phó) Hoàn toàn. ◎ Như: "tuyệt đối tán thành" hoàn toàn tán thành.
14. (Phó) Rất, hết sức, vô cùng. ◎ Như: "tuyệt trọng kì nhân" rất trọng người ấy.
15. (Danh) Nói tắt của "tuyệt cú" . ◎ Như: "tứ tuyệt" thơ bốn câu, "ngũ tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu năm chữ, "thất tuyệt" thơ bốn câu mỗi câu bảy chữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứt, phàm cái gì sấn đứt ngang đều gọi là tuyệt, nhì tuyệt lưu nhi độ rẽ ngang dòng nước mà sang.
② Dứt, hết. Như tuyệt mệnh chết mất, tuyệt tự không có con cháu gì, v.v.
③ Tuyệt vô, như tuyệt đối tán thành hết sức tán thành, ý nói tán thành đến kì cùng.
④ Có một không hai, như tuyệt sắc đẹp lạ.
⑤ Cách tuyệt không thông, như tuyệt địa nơi cách tuyệt không thông ra đâu cả.
⑥ Cự tuyệt, tuyệt hẳn không chơi với nữa là tuyệt giao .
⑦ Rất, tiếng trợ từ, như tuyệt trọng kì nhân rất trọng người ấy.
⑧ Tuyệt cú , lối thơ có bốn câu, cũng gọi là tứ tuyệt . Câu có bảy chữ gọi là thất tuyệt . Câu có năm chữ gọi là ngũ tuyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dứt, đứt, ngớt: Ùn ùn không ngớt; Rẽ ngang dòng nước mà qua;
② Bặt: Bặt tin từ lâu;
③ Hết, sạch, tiệt: Nghĩ hết cách; Chém sạch giết sạch;
④ Rất, hết sức, vô cùng, có một không hai, tuyệt: Rất sớm; Hết sức sai lầm; Rất trọng người ấy; Tuyệt sắc;
⑤ Cùng, hết (hi vọng): Đường cùng; Tuyệt vọng, hết hi vọng;
⑥ Tuyệt đối, tuyệt nhiên, hoàn toàn: Tuyệt đối không phải như thế; Tuyệt nhiên không có ý định ấy. 【】tuyệt đối [jué duì] Tuyệt đối: Tuyệt đối an toàn; Tuyệt đối không cho phép; Sự lãnh đạo tuyệt đối; Tuyệt đối phục tùng;
⑦ Cách tuyệt, cách biệt;
⑧ Cắt đứt, đoạn tuyệt: Cắt đứt mối quan hệ, đoạn tuyệt giao du; Về đi thôi hề, xin đoạn tuyệt giao du (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑨ Thể cơ cổ: Thơ tứ tuyệt; Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Từ ghép 21

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.