an, yên
ān ㄚㄋ

an

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên tĩnh, yên lành
2. làm yên lòng
3. an toàn
4. dự định

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự yên ổn, hoàn cảnh thư thái, thích nghi. ◎ Như: "cư an tư nguy" lúc ở yên nghĩ đến lúc nguy khốn, "chuyển nguy vi an" chuyển nguy thành yên. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Danh) Gọi tắt của "an phi tha mệnh" amphetamine. ◎ Như: "hấp an" hút amphetamine.
3. (Danh) Lượng từ: gọi tắt của chữ "an bồi" am-pe (ampère, đơn vị đo cường độ dòng điện).
4. (Danh) Họ "An".
5. (Tính) Yên, lặng, tĩnh. ◎ Như: "an ninh" an toàn, "tọa lập bất an" đứng ngồi không yên.
6. (Tính) Ổn định, yên ổn. ◎ Như: "sanh hoạt an ổn" đời sống ổn định.
7. (Động) Làm cho ổn định. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt bạo làm cho dân lành được ổn định, "an phủ" phủ dụ cho yên, "an ủy" yên ủi.
8. (Động) Bắc, lắp, thiết trí. ◎ Như: "an điện đăng" lắp đèn điện.
9. (Động) Khép vào (tội). ◎ Như: "an tội danh" khép vào tội.
10. (Động) Định, có ý làm. ◎ Như: "nhĩ an đích thị thập ma tâm?" anh định làm cái gì đây? (nghĩa xấu).
11. (Động) Quen thuộc, thành tập quán. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Chu xa chi thủy kiến dã, tam thế nhiên hậu an chi" , (Tiên thức lãm ) Thuyền xe mới đầu thấy vậy, ba đời sau mới thành quen thuộc.
12. (Phó) Há, há sao. Cũng như "khởi" . ◎ Như: "an năng như thử" há được như thế sao?
13. (Đại) Sao, sao vậy, đâu. ◎ Như: "ngô tương an ngưỡng" ta hầu ngưỡng vọng vào đâu, "nhi kim an tại" mà nay còn ở đâu? ◇ Tô Mạn Thù : "Kim tịch nguyệt hoa như thủy, an tri minh tịch bất hắc vân ái đãi da" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Đêm nay trăng hoa như nước, biết đâu đêm mai mây đen lại chẳng kéo về mù mịt?
14. (Liên) Bèn, do vậy, bởi thế. ◇ Tuân Tử : "Ủy nhiên thành văn, dĩ thị chi thiên hạ, nhi bạo quốc an tự hóa hĩ" , , (Trọng Ni ) Uyển chuyển thành văn, để báo cho thiên hạ biết, do đó mà nước tàn bạo tự cảm hóa vậy.
15. § Ghi chú: Còn đọc là "yên".

Từ điển Thiều Chửu

① Yên, như bình an , trị an , v.v.
② Ðịnh, không miễn cưỡng gì gọi là an. Như an cư lạc nghiệp yên ở vui với việc làm.
③ Làm yên, như an phủ phủ dụ cho yên, an ủy yên ủi.
④ Tiếng giúp lời. Nghĩa là Sao vậy, như ngô tương an ngưỡng ta hầu ngưỡng vọng vào đâu? Nhi kim an tại mà nay còn ở đâu?
⑤ Ðể yên, như an trí để yên một chỗ, an phóng bỏ yên đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên, an, an tâm, an ổn, an lạc: Bình yên, bình an; Biết an mà không biết nguy;
② Làm cho yên tâm, an ủi, xoa dịu: Có thể làm cho thiên hạ giàu có và yên ổn (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】an định [andìng] a. Làm yên, xoa dịu: Làm cho mọi người yên lòng; b. Yên ổn: Đời sống yên ổn;
③ Khỏe mạnh: Hỏi thăm sức khỏe;
④ Đặt, xếp đặt, sắp xếp: Sắp xếp đâu ra đấy;
⑤ Bắt, mắc: Mắc đèn điện;
⑥ Lắp ráp: Lắp ráp máy móc;
⑦ (văn) Ở đâu, nơi nào (hỏi về nơi chốn): ? Hiện giờ ở đâu?; ? Ta đi đến đâu mà chẳng được vui thích? (Tô Thức); Bái Công ở đâu (Sử kí).【】an sở [ansuô] (văn) a. Ở đâu, nơi nào: ? Định đặt nó ở nơi nào? (Sử kí); ? Nước của quả nhân nhỏ và hẹp, dân yếu bầy tôi ít, quả nhân một mình trị họ, thì dùng hiền nhân biện sĩ vào đâu? (Thuyết uyển); b. Đặt trước giới từ ,làm tân ngữ cho giới từ: ? Chẳng hay sách lược đánh hay giữ trong năm nay do ai định ra? (Tống sử: Chương Nghị truyện);
⑧ (văn) Ai, cái gì: Còn dùng các môn khách làm gì nữa! (Sử kí); Trung với ai? (Tôn Tẫn binh pháp);
⑨ (văn) Làm sao, làm thế nào (hỏi về phương thức): Làm sao được; ? Ông bảo làm sao cho phải? (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Sao (hỏi về nguyên nhân): ? Ông không phải là cá, sao biết được niềm vui của cá? (Trang tử); ? Sao có thể thế được?;
⑪ (văn) Tất sẽ, ắt sẽ: Nay ta trao thân làm bề tôi, nhà vua ắt sẽ trở nên quan trọng (Lã thị Xuân thu);
⑫ (văn) Do vậy, do đó, bởi thế: Dùng hiền sĩ rộng rãi thì trước vì nghĩa sau mới vì lợi, do vậy không phân biệt thân sơ, quý tiện, mà chỉ tìm người thật sự có tài mà thôi (Tuân tử);
⑬ [An] (Họ) An.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Sao, tại sao — Xếp chỗ — Họ người. Đời Hán có nhân vật An Thành.

Từ ghép 116

an an 安安an bài 安排an bang 安邦an bần 安貧an bần lạc đạo 安貧樂道an bẫu 安瓿an biên 安邊an bộ 安步an bồi 安培an cảm 安感an chẩm 安枕an chế 安制an cư 安居an cư lạc nghiệp 安居樂業an dân 安民an dật 安佚an dật 安逸an doanh 安營an doanh 安营an dưỡng 安養an dương vương 安陽王an đắc 安得an định 安定an đổ 安堵an đốn 安頓an đốn 安顿an gia 安家an hảo 安好an hiết 安歇an huy 安徽an khang 安康an lạc 安乐an lạc 安樂an lạc tĩnh thổ 安樂靜土an lan 安瀾an mật 安謐an mật 安谧an mệnh 安命an miên 安眠an miên dược 安眠藥an nam 安南an năng 安能an nguy 安危an nhàn 安閒an nhàn 安闲an nhân 安人an nhiên 安然an ninh 安宁an ninh 安寧an ổn 安稳an ổn 安穩an phận 安分an phận thủ kỉ 安分守己an phóng 安放an phủ 安抚an phủ 安撫an phủ sứ 安撫使an sản 安產an sinh 安生an sinh vương 安生王an tại 安在an táng 安葬an tâm 安心an thai 安胎an thần 安神an thân 安身an thần dược 安神藥an thích 安適an thiền 安禪an thiết 安設an thiết 安设an thổ 安土an thư 安舒an thường 安常an tĩnh 安靖an tĩnh 安静an tĩnh 安靜an tọa 安坐an toàn 安全an tố 安素an trạch 安宅an trang 安装an trang 安裝an tri 安知an trí 安置an túc 安宿an tử 安子an tức 安息an tường 安祥an tường 安詳an tường 安详an ủy 安慰an vị 安位an xử 安處bảo an 保安báo an 報安bất an 不安bình an 平安cẩu an 苟安chiêu an 招安công an 公安cư an tư nguy 居安思危cư vô cầu an 居無求安đầu thượng an đầu 頭上安頭kiến an 建安nghệ an 乂安nghệ an thi tập 乂安詩集phủ an 撫安phụng an 奉安thỉnh an 請安trị an 治安trường an 長安vạn an 萬安vấn an 問安vĩnh an 永安yến an 宴安

yên

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự yên ổn, hoàn cảnh thư thái, thích nghi. ◎ Như: "cư an tư nguy" lúc ở yên nghĩ đến lúc nguy khốn, "chuyển nguy vi an" chuyển nguy thành yên. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Danh) Gọi tắt của "an phi tha mệnh" amphetamine. ◎ Như: "hấp an" hút amphetamine.
3. (Danh) Lượng từ: gọi tắt của chữ "an bồi" am-pe (ampère, đơn vị đo cường độ dòng điện).
4. (Danh) Họ "An".
5. (Tính) Yên, lặng, tĩnh. ◎ Như: "an ninh" an toàn, "tọa lập bất an" đứng ngồi không yên.
6. (Tính) Ổn định, yên ổn. ◎ Như: "sanh hoạt an ổn" đời sống ổn định.
7. (Động) Làm cho ổn định. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt bạo làm cho dân lành được ổn định, "an phủ" phủ dụ cho yên, "an ủy" yên ủi.
8. (Động) Bắc, lắp, thiết trí. ◎ Như: "an điện đăng" lắp đèn điện.
9. (Động) Khép vào (tội). ◎ Như: "an tội danh" khép vào tội.
10. (Động) Định, có ý làm. ◎ Như: "nhĩ an đích thị thập ma tâm?" anh định làm cái gì đây? (nghĩa xấu).
11. (Động) Quen thuộc, thành tập quán. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Chu xa chi thủy kiến dã, tam thế nhiên hậu an chi" , (Tiên thức lãm ) Thuyền xe mới đầu thấy vậy, ba đời sau mới thành quen thuộc.
12. (Phó) Há, há sao. Cũng như "khởi" . ◎ Như: "an năng như thử" há được như thế sao?
13. (Đại) Sao, sao vậy, đâu. ◎ Như: "ngô tương an ngưỡng" ta hầu ngưỡng vọng vào đâu, "nhi kim an tại" mà nay còn ở đâu? ◇ Tô Mạn Thù : "Kim tịch nguyệt hoa như thủy, an tri minh tịch bất hắc vân ái đãi da" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Đêm nay trăng hoa như nước, biết đâu đêm mai mây đen lại chẳng kéo về mù mịt?
14. (Liên) Bèn, do vậy, bởi thế. ◇ Tuân Tử : "Ủy nhiên thành văn, dĩ thị chi thiên hạ, nhi bạo quốc an tự hóa hĩ" , , (Trọng Ni ) Uyển chuyển thành văn, để báo cho thiên hạ biết, do đó mà nước tàn bạo tự cảm hóa vậy.
15. § Ghi chú: Còn đọc là "yên".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáng lẽ đọc An. Ta quen đọc Yên trong nhiều trường hợp, như tên các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Yên v.v… Xem An.

Từ ghép 2

lão
lǎo ㄌㄠˇ

lão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gã, lão, thằng cha, tên, hắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lão, thằng cha (tiếng Quảng Đông: thường có ý khinh thường hay đùa cợt). ◎ Như: "khoát lão" lão nhà giàu, "hương ba lão" lão nhà quê.

Từ điển Trần Văn Chánh

Gã, thằng cha (có ý khinh thường): Lão nhà giàu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

To lớn — Tiếng chỉ người đàn ông. Có nghĩa như Thằng cha.

Từ ghép 2

phê
pī ㄆㄧ

phê

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bán buôn, bán sỉ
2. phê phán, phê bình

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vả, tát, lấy tay đánh vào mặt người. ◇ Tả truyện : "Ngộ Cừu Mục vu môn, phê nhi sát chi" , (Trang Công thập nhị niên ) Gặp Cừu Mục ở cổng, tát vào mặt rồi giết.
2. (Động) Đụng chạm, công kích. ◇ Chiến quốc sách : "Dục phê kì nghịch lân tai!" (Yên sách tam ) Định muốn đụng chạm đến cái vảy ngược của họ làm gì!
3. (Động) Bài trừ, diệt trừ. ◇ Sử Kí : "Trị loạn cường binh, phê hoạn chiết nạn" , (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Trị loạn làm cho quân mạnh, trừ họa hoạn diệt tai nạn.
4. (Động) Phân xử, đoán định, phán quyết phải trái. ◎ Như: "phê bác" bác lời cầu xin.
5. (Động) Phán đoán, bình luận. ◎ Như: "phê bình" .
6. (Động) Bán sỉ, bán hàng hóa theo số lượng nhiều. ◎ Như: "phê phát" bán sỉ.
7. (Động) Chia ra. ◎ Như: "bả tài sản phê thành lưỡng bộ phân" đem tài sản chia ra làm hai phần.
8. (Động) Vót, chẻ ra, cắt thành từng mảnh. ◎ Như: "phê thành bạc phiến" chẻ thành những tấm mỏng.
9. (Danh) Công văn của cấp trên phúc đáp cho cấp dưới. ◇ Tây du kí 西: "Mĩ Hầu Vương thụy lí kiến lưỡng nhân nã nhất trương phê văn, thượng hữu Tôn Ngộ Không tam tự" , (Đệ tam hồi) Trong mơ, Mĩ Hầu Vương thấy hai người cầm một tờ công văn, trên có ba chữ "Tôn Ngộ Không".
10. (Danh) Lời bình trên văn kiện, sách vở. ◎ Như: "mi phê" lời bình ghi bên lề.
11. (Danh) Lượng từ: tốp, đợt, loạt, nhóm. ◎ Như: "nhất phê lữ khách" một tốp lữ khách.

Từ điển Thiều Chửu

① Vả, lấy tay đánh vào mặt người gọi là phê.
② Phân xử, phán quyết phải trái cho biết gọi là phê. Như phê bình ý đoán thế nào là phải là trái rồi ghi lời bàn vào đấy, phê bác phê chữ để bác lời của kẻ cầu gì hay chê văn chương chỗ nào hỏng, v.v.
③ Có một việc công gì khởi lên cũng gọi là nhất phê . Số vật nhiều mà chia ra từng món để đưa dần đi cũng gọi là phê. Như đệ nhất phê món thứ nhất, đệ nhị phê món thứ hai, v.v. Vì thế nên bán đồ mà chia từng lô một gọi là phê phát .
④ Vót, chẻ ra từng mảnh mỏng cũng gọi là phê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (cũ) Vả, tát: Tát (vả) vào mặt nó;
② Phê, chấm: Phê mấy lời vào bài; Chấm điểm bài vở; Báo cáo đã được phê chuẩn rồi; Tự phê (bình);
③ Phê phán: Phê phán tư tưởng bảo thủ;
④ Tốp, loạt: Sản xuất hàng loạt; Một tốp người; Hàng loạt công nhân;
⑤ (văn) Vót, chẻ (ra từng mảnh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay mà đánh — Chống lại — Bày tỏ cho người khác biết. Td: Bút phê ( viết ra ý kiến của mình ) — Ta còn hiểu là viết sự quyết định của mình ra — Phê nghịch lân : Nghĩa là vuốt ngược vảy rồng. Hàn phi truyện: » Rồng là vật có thể vuốt ve cho quen mà cỡi được, nhưng dưới cổ họng có cái vảy ngược nếu động chạm phải sẽ chết với nó. Ông vua cũng có vảy ngược như thế, mấy người đã dám vuốt. Nên ai can vua thì gọi là vuốt ngược vảy rồng «. » Miệng hùm chớ sợ, vảy rồng chớ ghê «. ( Nhị độ mai ).

Từ ghép 15

như
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng, giống, như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, theo đúng. ◎ Như: "như ước" theo đúng ước hẹn, "như mệnh" tuân theo mệnh lệnh.
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí : "Tề sứ giả như Lương" 使 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" , (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" . ◎ Như: "đột như kì lai" đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" ... nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ : "Khuông nhân kì như dư hà" (Tử Hãn ) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" .
10. (Danh) Họ "Như".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng, cùng. Dùng để so sánh, như ái nhân như kỉ yêu người như yêu mình.
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo, theo đúng: Hoàn thành đúng kì hạn; Phải theo đúng như đã giao ước;
② Như, giống như: Thương người như thể thương thân; Bền vững như thép. 【】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: Gan dạ như thế; Tất nhiên là như vậy; 【】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: ? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); 【】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: ? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【 】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): ? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như [rú...rán]): Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: ? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: Tôi không bằng anh ấy; Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như , nghĩa ⑪): Đi nhà xí; Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 使 [rúshê]; 【】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 使;【】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 使? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【】như hữu [ruýôu] (văn) Như 使;
⑥ (văn) Và: Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 便 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như ): Đến một cách đột ngột; Có vẻ tin cẩn thật thà; Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Thuận theo — Đến. Tới — Nếu — Giống với. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Bạn già lớp trước nay còn mấy, chuyện cũ mười phần chín chẳng hư « — Bằng với. Td: Cần bất như chuyên ( Cần thì không bằng Chuyên ).

Từ ghép 28

tôn, tông
zōng ㄗㄨㄥ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tổ tiên đời sau — Giòng họ — Một ngành đạo, hoặc một học phái — Đáng lẽ đọc Tông. Xem Tông.

Từ ghép 22

tông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dòng họ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Miếu thờ tổ tiên.
2. (Danh) Tổ tiên. ◎ Như: "liệt tổ liệt tông" các tổ tiên, "tổ tông" tổ tiên
3. (Danh) Họ hàng, gia tộc. ◎ Như: "đại tông" dòng trưởng, "tiểu tông" dòng thứ, "đồng tông" cùng họ. ◇ Tả truyện : "Tấn ngô tông dã, khởi hại ngã tai?" , ? (Hi Công ngũ niên ) Tấn là họ hàng ta, há nào hại ta ư?
4. (Danh) Căn bản, gốc rễ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Uyên hề tự vạn vật chi tông" (Chương 4) (Đạo) là hố thẳm hề, tựa như gốc rễ của vạn vật.
5. (Danh) Dòng, phái. § Đạo Phật từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là "nam tông" và "bắc tông" .
6. (Danh) Lễ tiết chư hầu triều kiến thiên tử. ◇ Chu Lễ : "Xuân kiến viết triêu, hạ kiến viết tông" , (Xuân quan , Đại tông bá ) Mùa xuân triều kiến gọi là "triêu", mùa hạ triều kiến gọi là "tông".
7. (Danh) Lượng từ: kiện, món, vụ. ◎ Như: "nhất tông sự" một việc, "đại tông hóa vật" số hàng lớn, "án kiện tam tông" ba vụ án.
8. (Danh) Họ "Tông".
9. (Động) Tôn sùng, tôn kính. ◇ Thi Kinh : "Tự chi ấm chi, Quân chi tông chi" , (Đại nhã , Công lưu ) Cho (chư hầu) ăn uống, Được làm vua và được tôn sùng.
10. (Tính) Cùng họ. ◎ Như: "tông huynh" anh cùng họ.
11. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "tông chỉ" chủ ý.

Từ điển Thiều Chửu

① Ông tông, ông tổ nhất gọi là tổ, thứ nữa là tông. Thường gọi là tông miếu, nghĩa là miếu thờ ông tổ ông tông vậy. Tục thường gọi các đời trước là tổ tông .
② Họ hàng dòng trưởng là đại tông , dòng thứ là tiểu tông , cùng họ gọi là đồng tông .
③ Chủ, như tông chỉ chủ ý quy về cái gì.
④ Dòng phái, đạo phật từ ông Ngũ-tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông và bắc tông .
⑤ Tục gọi một kiện là một tông, như tập văn tự gọi là quyển tông , một số đồ lớn gọi là đại tông .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông tông (ông tổ thứ nhất là tổ, ông tổ thứ hai là tông), tổ tiên: Các tổ tiên;
② Họ (hàng): Cùng họ; Anh họ;
③ Phe, dòng, phái: Phái Bắc;
④ (loại) Sự, món, kiện, vụ: Một việc; Số hàng lớn; Ba vụ án;
⑤ Chủ, chính: Chủ ý.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà thờ tổ tiên — Dòng họ. Tục ngữ: » Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống « — Cái lí thuyết làm gốc. Xem Tông chỉ — Ta vẫn đọc là Tôn. Xem thêm Tôn.

Từ ghép 22

mãnh
měng ㄇㄥˇ

mãnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mạnh, khoẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mạnh, dũng cảm. ◎ Như: "mãnh tướng" tướng mạnh.
2. (Tính) Hung ác, hung bạo, tàn ác. ◎ Như: "mãnh thú" thú mạnh dữ, "mãnh hổ" cọp dữ. ◇ Lễ Kí : "Hà chánh mãnh ư hổ dã" (Đàn cung ) Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
3. (Phó) Đột nhiên, bỗng nhiên. ◎ Như: "mãnh tỉnh" hốt nhiên tỉnh ngộ. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm mãnh văn đắc nhất trận nhục hương" (Đệ tứ hồi) (Lỗ) Trí Thâm bỗng ngửi thấy mùi thịt thơm.
4. (Phó) Dữ dội, gấp nhanh. ◎ Như: "mãnh liệt" mạnh mẽ dữ dội, "mãnh tiến" tiến nhanh tiến mạnh.
5. (Danh) Sự nghiêm khắc. ◇ Tả truyện : "Duy hữu đức giả năng dĩ khoan phục dân, kì thứ mạc như mãnh" , (Chiêu Công nhị thập niên ) Chỉ người có đức mới có thể lấy khoan dung mà làm cho dân theo, dưới bậc ấy không gì bằng nghiêm khắc.
6. (Danh) Con chó mạnh.
7. (Danh) Họ "Mãnh".

Từ điển Thiều Chửu

① Mạnh, như mãnh tướng tướng mạnh, mãnh thú thú mạnh, v.v.
② Nghiêm ngặt.
③ Mạnh dữ, như mãnh liệt mạnh dữ quá, đang mê hoặc mà hốt nhiên tỉnh ngộ gọi là mãnh tỉnh .
④ Ác.
⑤ Chó mạnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mãnh (liệt), mạnh, dữ, ác, tàn bạo: Tướng mạnh, mãnh tướng; Tiến nhanh tiến mạnh; Sút mạnh một cú, trái banh lọt vào khung thành; Dùng chính sách mạnh thì dân bị tàn hại, tàn hại thì thi hành chính sách khoan dung (Tả truyện); Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp (Lễ kí);
② Bỗng nhiên, đột nhiên: Đột nhiên từ trong nhà nhảy ra.【】mãnh địa [mângde] Như nghĩa ②; 【】mảnh nhiên [mângrán] Như ;
③ (văn) Kiên cố, kiên cường, vững chắc: Đá cứng; Ý chí kiên cường;
④ (văn) Sắc bén: Móng vuốt sắc bén;
⑤ (văn) Con chó khỏe mạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chó dữ, có sức mạnh — Mạnh mẽ dữ tợn — Thình lình.

Từ ghép 13

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ biết a dua tùy tiện, không cần đúng đạo nghĩa. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô Khởi sự Điệu Vương, sử tư bất hại công, sàm bất tế trung, ngôn bất thủ cẩu hợp, hạnh bất thủ cẩu dong" , 使, , (Tần sách tam ) Ngô Khởi thờ Điệu Vương, không để việc riêng hại việc công, lời gièm pha không che lấp được lòng trung, lời nói (của ông) không a dua phụ họa, đức hạnh không vụ giả dối bề mặt.
2. Tạm bợ, qua loa.
3. Chỉ nam nữ kết hợp bất chính. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã lưỡng nhân tình hảo tuy giai, chung thuộc cẩu hợp" , (A Hà ) Hai ta tuy tình ý tốt đẹp, nhưng vẫn là không chính đáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè chơi với nhau không vì đạo nghĩa — Chỉ sự ăn nằm không chính đáng giữa trai gái ( không phải là vợ chồng ).
nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業
tình
qíng ㄑㄧㄥˊ

tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý niệm tự nhiên hoặc trạng thái tâm lí do sự vật bên ngoài kích thích mà phát sinh. ◇ Lễ Kí : "Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng" ? , , , , , ,, (Lễ vận ) Sao gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết. ◇ Bạch Cư Dị : "Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh, Vị thành khúc điệu tiên hữu tình" , 調 (Tì bà hành ) Vặn trục, gẩy dây đàn hai ba tiếng, Chưa thành khúc điệu gì mà đã hữu tình.
2. (Danh) Lòng yêu mến, quyến luyến giữa nam nữ. ◎ Như: "ái tình" tình yêu, "si tình" tình say đắm.
3. (Danh) Sự thân ái, giao tiếp. ◎ Như: "giao tình" tình bạn, "nhân tình thế cố" sự giao tiếp xử sự của người đời. ◇ Lí Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Danh) Trạng huống, sự thật, nội dung. ◎ Như: "thật tình" trạng huống thật, "bệnh tình" trạng huống bệnh, "tình ngụy" thật giả.
5. (Danh) Chí nguyện. ◎ Như: "trần tình" dãi bày ý mình ra.
6. (Danh) Thú vị. ◎ Như: "tình thú" thú vị, hứng thú.
7. (Tính) Có liên quan tới luyến ái nam nữ. ◎ Như: "tình si" say đắm vì tình, "tình thư" thư tình.
8. (Phó) Rõ rệt, phân minh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết Bàn kiến mẫu thân như thử thuyết, tình tri nữu bất quá đích" , (Đệ thập bát hồi) Tiết Bàn nghe mẹ nói như vậy, biết rõ rằng không trái ý mẹ được.

Từ điển Thiều Chửu

① Tình, cái tình đã phát hiện ra ngoài, như mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn gọi là thất tình.
② Nhân tình, tâm lí mọi người cùng thế cả gọi là nhân tình , nghĩa là tình thường con người ta vậy.
③ Thực, danh tiếng quá sự thực gọi là thanh văn quá tình , sự thực hay giả gọi là tình ngụy .
④ Cùng yêu, như đa tình . Phàm cái gì có quan hệ liên lạc với nhau đều gọi là hữu tình . Như liên lạc hữu tình .
⑤ Chí nguyện, tự dãi bày ý mình ra gọi là trần tình .
Ý riêng.
⑦ Thú vị.
⑧ Tình ái. Tục cho sự trai gái yêu nhau là tình, như tình thư thơ tình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình: Tình cảm; Nhiệt tình, sốt sắng;
② Tình yêu, tình ái: Tình tự; Thư tình;
③ Tình hình: Tình hình giá cả thị trường; Tình hình thiên tai;
④ Tính, lí tính;
⑤ Sự thực: Sự thực và giả; Danh tiếng quá sự thực;
⑥ (văn) Thật là, rõ ràng: Thật (rõ ràng) chẳng biết điều đó là bất nghĩa (Mặc tử: Phi công thượng); Sự biết của nó thật đáng tin (Trang tử: Ứng đế vương);
⑦ Tình ý, chí nguyện: Giải bày tình ý;
⑧ Nể: Nể mặt, nể vì, nể nang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều cảm thấy trong lòng, do ngoại cảnh mà có. Td: Tình cảm — Lòng thương yêu giữa người này và người khác. Tục ngữ: » Phụ tử tình thâm « — Lòng yêu trai gái. Truyện Nhị độ mai : » Thảm vì tình lắm, lại vui vì tình « — Nỗi lòng. Đoạn trường tân thanh : » Nỉ non đêm ngắn tình dài « — Sự thật hiện tại. Ca dao: » Chồng bé vợ lớn ra tình chị em «.

Từ ghép 115

á tình 亞情ai tình 哀情ái tình 愛情ái tình 爱情ân tình 恩情ẩn tình 隱情bạc tình 薄情bất cận nhân tình 不近人情bất tình 不情bệnh tình 病情biệt tình 別情biểu đồng tình 表同情biểu tình 表情cảm tình 感情cát tình 割情cận tình 近情cầu tình 求情chân tình 真情chí tình 至情chính tình 政情chung tình 鍾情chung tình 鐘情chung tình 钟情dân tình 民情di tình 移情diễm tình 豔情dục tình 慾情duyên tình 緣情đa tình 多情đoạn tình 斷情đồng tình 同情giai cảnh hứng tình phú 佳景興情賦giao tình 交情hàng tình 行情hứng tình 興情lục tình 六情ngoại tình 外情ngụ tình 寓情nhân tình 人情nhập tình 入情nhập tình nhập lí 入情入理nhiệt tình 熱情nội tình 內情oán tình 怨情phát tình 發情phong tình 風情phụ tình 負情quả tình 果情quần tình 羣情sầu tình 愁情si tình 癡情sinh tình 生情sự tình 事情tả tình 寫情ta tình 謝情tài tình 才情tâm tình 心情tận nhân tình 盡人情tận tình 盡情thâm tình 深情thần tình 神情thân tình 親情thất tình 七情thất tình 失情thật tình 實情thịnh tình 盛情thỏa tình 妥情thu tình 秋情thuận tình 順情thường tình 常情tình ái 情愛tình báo 情報tình báo 情报tình cảm 情感tình chung 情鐘tình dục 情欲tình duyên 情緣tình điệu 情調tình hình 情形tình huống 情况tình huống 情況tình lang 情郎tình lí 情理tình nghi 情疑tình nghĩa 情義tình nguyện 情愿tình nguyện 情願tình nhân 情人tình nương 情娘tình quân 情君tình thế 情勢tình thiết 情切tình thú 情趣tình thư 情書tình tiết 情節tình tiết 情节tính tình 性情tình trái 情債tình trạng 情狀tình trường 情場tình tứ 情思tình tự 情緒tình tự 情绪tình ý 情意tội tình 罪情tống tình 送情trần tình 陳情trữ tình 抒情tự tình 敍情tư tình 私情u tình 幽情vi tình 微情vong tình 忘情vô tình 無情xuân tình 春情
án
àn ㄚㄋˋ

án

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bàn dài
2. bản án

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái mâm gỗ ngày xưa, có chân ngắn, dùng để đựng thức ăn. ◇ Hậu Hán Thư : "Mỗi quy, thê vi cụ thực, bất cảm ư Hồng tiền ngưỡng thị, cử án tề mi" , , , (Lương Hồng truyện ) Mỗi khi về, vợ làm sẵn cơm, không dám ngẩng nhìn Lương Hồng, dâng mâm ngang mày.
2. (Danh) Cái bàn dài. ◎ Như: "phục án" cúi đầu trên bàn, chỉ sự chăm học, "án thư" bàn để sách, để đọc sách.
3. (Danh) Sự kiện liên hệ tới pháp luật hoặc chính trị. ◎ Như: "ngũ tam thảm án" vụ thảm sát ngày 3 tháng 5.
4. (Danh) Văn thư, thể lệ, các bản kiện tụng đã quyết định xong. ◎ Như: "công án" , "án bản" .
5. (Danh) Hồ sơ. ◎ Như: "đề án" hồ sơ đề nghị kế hoạch, "thảo án" hồ sơ dự thảo kế hoạch.
6. (Động) Đè lên. § Thông "án" . ◇ Sử Kí : "Tịch Phúc khởi vi tạ, án Quán Phu hạng, lệnh tạ" , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Tịch Phúc đứng dậy xin lỗi, đè lên gáy Quán Phu, bắt tạ tội. § Ghi chú: Tịch Phúc ép buộc Quán Phu phải tạ tội với Vũ An Hầu.
7. (Động) Khảo xét, khảo tra. § Thông "án" . ◇ Chiến quốc sách : "Thần thiết dĩ thiên hạ địa đồ án chi, chư hầu chi địa, ngũ bội ư Tần" , , (Triệu sách nhị ) Thần trộm đem địa đồ trong thiên hạ ra xét, đất của chư hầu rộng gấp năm lần Tần.
8. (Động) Chiếu theo, y chiếu. § Thông "án" . ◇ Hàn Phi Tử : "Án pháp nhi trị quan" (Cô phẫn ) Theo phép tắc mà cai trị.
9. (Động) Cầm vững. § Thông "án" . ◎ Như: "án kiếm" cầm vững gươm.
10. (Liên) Bèn, nhân đó. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng" , 使 (Vinh nhục ) Cho nên các vua trước bèn chia ra phép tắc lễ nghĩa, khiến cho có bậc sang hoặc hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bàn.
② Cái mâm.
③ Khảo xét, làm sách tự phát biểu ý kiến mình ra cũng gọi là án.
④ Các bản thể lệ nhà nước định lại lệ cũ hay các bản kiện tụng đã quyết rồi đều gọi là án, như công án , án bản , v.v.
⑤ Cầm vững, như án kiếm cầm vững gươm.
⑥ Lần lượt, như án đổ như cố vẫn lần lượt yên như cũ, từ nghĩa thứ ba trở xuống cùng một nghĩa như chữ án .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Án, cái bàn dài;
② Hồ sơ: Lập hồ sơ; Có hồ sơ để tra cứu;
③ Án, vụ, vụ án: Đề án, dự thảo nghị quyết; (sử) Vụ thảm sát ngày 30 tháng 5 (Trung Quốc, năm 1925);
④ (cũ) Khay;
⑤ Như [àn] nghĩa ⑤.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại bàn cao — Xem xét. Cũng như chữ Án .

Từ ghép 40

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.