sī ㄙ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tách ra, tẽ ra
2. ấy, đó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tách ra, ghẽ ra, bửa ra. ◇ Thi Kinh : "Mộ môn hữu cức, phủ dĩ tư chi" , (Trần phong , Mộ môn ) Cửa mộ có cây gai, Lấy rìu bửa ra.
2. (Động) Cách xa. ◇ Liệt Tử : "Hoa Tư Thị chi quốc (...), bất tri tư Tề quốc kỉ thiên vạn lí" (...), (Hoàng đế ) Nước Hoa Tư Thị (...), không biết cách nước Tề bao nhiêu vạn dặm.
3. (Đại) Cái này, chỗ này, ở đây. ◎ Như: "sanh ư tư, trưởng ư tư" , sinh ra ở đây, lớn lên ở đây.
4. (Tính) Tính từ chỉ định: này, đây. ◎ Như: "tư nhân" người này. ◇ Cao Bá Quát : "Thiên địa hữu tư sơn, Vạn cổ hữu tư tự" , (Quá Dục Thúy sơn ) Trời đất có núi này, Muôn thuở có chùa này. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
5. (Tính) Trắng. ◇ Thi Kinh : "Hữu thỏ tư thủ" (Tiểu nhã , Ngư tảo chi thập ) Có con thỏ đầu trắng.
6. (Liên) Thì, bèn. ◎ Như: "thanh tư trạc anh" trong thì giặt lèo mũ.
7. (Giới) Của. § Cũng như "chi" , "đích" . ◇ Thi Kinh : "Chung tư vũ, sân sân hề, nghi nhĩ tử tôn, chân chân hề" , , , (Chu Nam , Chung tư ) Cánh của con giọt sành, tụ tập đông đảo hề, thì con cháu mày, đông đúc hề.
8. (Trợ) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "ni" . ◇ Thi Kinh : "Bỉ hà nhân tư, kì tâm khổng gian" , (Tiểu nhã , Hà nhân tư ) Kẻ nào thế kia, Mà lòng nham hiểm?
9. (Trợ) Biểu thị cảm thán. § Tương đương với "a" , "a" . ◇ Thi Kinh : "Ân tư cần tư, Dục tử chi mẫn tư" , (Bân phong , Si hào ) Ân cần làm sao, Đứa trẻ ấy đáng thương làm sao.
10. (Trợ) § Tương đương với "thị" , dùng trong câu đảo trang. ◇ Thi Kinh : "Bằng tửu tư hưởng, Viết sát cao dương" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Bày hai chén rượu cùng uống, Nói rằng: Giết con dê con.
11. (Danh) Họ "Tư".

Từ điển Thiều Chửu

① Ghẽ ra, tách rời ra.
② Ấy, như tư nhân người ấy.
③ Thì, bèn, như thanh tư trạc anh trong thì giặt lèo mũ.
④ Trắng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tách ra, bửa ra, chẻ ra: Bửa nó ra bằng rìu (Thi Kinh);
② Này, cái này, chỗ này, ở đây: Người này; Lúc này; Đẻ ở đây, lớn ở đây; Có viên ngọc đẹp ở chốn này (Luận ngữ);
③ Mới, thì (dùng như , bộ ): Có mắt mới trông thấy; Ta muốn đức nhân thì đức nhân đến (Luận ngữ);
④ Trợ từ giữa hoặc cuối câu (dùng để điều hòa âm tiết): Các ngựa đều khỏe mạnh (Thi Kinh); Ta thật xót thương (Thi Kinh);
⑤ Đặt sau hình dung từ để chỉ thức dạng (dùng như , bộ ): Văn vương bừng bừng nổi giận (Thi Kinh);
⑥ Đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , bộ 丿, hoặc , bộ ): Bèn lập kho lúa số ngàn, bèn chế ra xe số vạn (Thi Kinh);
⑦ Màu trắng: Có con thỏ đầu trắng (Thi Kinh);
⑧ Thấp, hèn: 祿 Chức thấp lộc ít (Hậu Hán thư: Tả Chu Hoàng liệt truyện);
⑨ Cách: Không biết cách Trung Quốc mấy ngàn vạn dặm (Liệt tử);
⑩ [Si] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thì. Ấy là — Cái ấy — Gãy lìa ra. Chia lìa.

Từ ghép 22

hoa, hóa
huā ㄏㄨㄚ, huà ㄏㄨㄚˋ

hoa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

hóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biến hóa, biến đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biến hóa. Biến đổi vô hình. Như hóa thân , hóa trang nghĩa là biến đổi hình tướng không cho ai biết. Phật vì muốn cứu chúng sinh, phải hóa xuống làm thân người gọi là hóa thân. Phàm vật này mất mà vật kia sinh ra gọi là hóa. Như hủ thảo hóa vi huỳnh cỏ thối hóa làm đom đóm. Thoát xác bay lên tiên gọi là vũ hóa . Dần dần ít đi, có rồi lại không cũng gọi là hóa. Như tiêu hóa tiêu tan vật chất hóa ra chất khác, phần hóa lấy lửa đốt cho tan mất, dung hóa cho vào nước cho tan ra. Khoa học về vật chất chia ghẽ các vật ra từng chất, hay pha lẫn mấy chất làm thành một chất gọi là hóa học .
② Hóa sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hóa , là hóa công nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
③ Cảm hóa. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hóa. Như giáo hóa nghĩa là dẫn bảo chúng, cấm ngăn chúng, khiến cho chúng thuận tòng vậy. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hóa , lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hóa , lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hóa . Cho nên kẻ ở cõi ngoài, không theo sự giáo hóa của mình gọi là hóa ngoại , bị mình cảm hóa cũng như theo mình gọi là đồng hóa .
④ Cầu xin, như hóa mộ , hóa duyên nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hóa, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Biến) hóa, đổi: Biến hóa, biến đổi, thay đổi; Cảm hóa;
② Sinh hóa, sinh thành (vạn vật);
③ Dạy dỗ, sửa đổi phong tục cho tốt lên, cảm hóa: Giáo hóa; Cảm hóa bằng ân nghĩa;
④ Tan: Tuyết tan rồi;
⑤ Hóa học: Vật lí và hóa học;
⑥ Chảy: Sắt nung đã chảy;
⑦ Hóa, làm cho biến thành: Cơ giới (khí) hóa nông nghiệp;
⑧ 【】hóa mộ [huàmù]; 【】 hóa duyên [huàyuán] (tôn) Đi quyên, đi khất thực (của nhà chùa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi — Làm cho thay đổi — Chỉ sự sống — Cũng chỉ sự chết.

Từ ghép 65

nhi, nhân
ēr ㄦ, ér ㄦˊ, r , rén ㄖㄣˊ

nhi

giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứa trẻ
2. con (từ xưng hô với cha mẹ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người. § Cũng như "nhân" . § Chữ "nhân" giống người đứng, chữ "nhân" giống người đi.
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trẻ con: Trẻ con; Nhi đồng;
② Người trẻ (thường chỉ thanh niên trai tráng): Nam nhi;
③ Con trai: Chị ấy được một cháu trai một cháu gái;
④ Con (tiếng tự xưng của con đối với cha mẹ);
⑤ Con, cái... (chữ đệm để chỉ những vật nhỏ, thường đặt phía sau để biến động từ hoặc tính từ thành danh từ): Con mèo con; Cái hoa, cánh hoa;
⑥ Đực.【】 nhi mã [érmă] Ngựa đực.

Từ ghép 12

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người đang đứng, người đang đi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người. § Cũng như "nhân" . § Chữ "nhân" giống người đứng, chữ "nhân" giống người đi.
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Người. Chữ nhân giống người đứng, chữ nhân giống người đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chữ thời xưa;
② Một trong những vận mẫu làm chú âm phù hiệu, tương đương với âm EI.
nguyên, nguyện
yuán ㄩㄢˊ, yuàn ㄩㄢˋ

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cánh đồng
2. gốc, vốn (từ trước)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có gốc ở, bắt nguồn ở, phát sinh từ. ◇ Trang Tử : "Thánh hữu sở sanh, vương hữu sở thành, giai nguyên ư Nhất" , , (Thiên hạ ) Chỗ thánh sinh ra, chỗ vua nên công, đều bắt nguồn từ Một (Đạo thuần nhất).
2. (Động) Suy cứu, thôi cầu cho tới nguồn gốc. ◎ Như: "nguyên thủy yếu chung" suy cùng cái trước, rút gọn cái sau. ◇ Thẩm Quát : "Mạc khả nguyên kì lí" (Mộng khê bút đàm ) Không thể truy cầu cái lí của nó.
3. (Động) Tha thứ. ◎ Như: "nguyên lượng" khoan thứ, "tình hữu khả nguyên" về tình thì có thể lượng thứ.
4. (Danh) Cánh đồng, chỗ đất rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "bình nguyên" đồng bằng, "cao nguyên" đồng cao, "thảo nguyên" đồng cỏ.
5. (Danh) Bãi tha ma. ◎ Như: "cửu nguyên" chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau dùng làm tiếng gọi nơi tha ma.
6. (Danh) Gốc rễ. ◎ Như: "đại nguyên" gốc lớn.
7. (Danh) Họ "Nguyên".
8. (Tính) Từ lúc đầu, tự ban sơ. ◎ Như: "nguyên văn" văn viết ra từ đầu, văn gốc, "nguyên du" dầu thô (chưa biến chế), "vật quy nguyên chủ" vật về với chủ cũ (từ ban đầu).
9. (Phó) Vốn dĩ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu nguyên một hữu đại bệnh, bất quá thị lao phạp liễu, kiêm trước liễu ta lương" , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Giả mẫu vốn không có bệnh gì nặng, chẳng qua là mệt nhọc, lại thêm cảm lạnh một chút.
10. Một âm là "nguyện". (Tính) Trung hậu, thành thật. § Thông "nguyện" . ◇ Luận Ngữ : "Hương nguyện, đức chi tặc dã" , (Dương Hóa ) Kẻ hương nguyện (ra vẻ thành thật, giả đạo đức trong làng), là kẻ làm hại đạo đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Cánh đồng. Chỗ đất bằng phẳng gọi là nguyên. Như bình nguyên đồng bằng, cao nguyên đồng cao, v.v. Nơi đất ở giữa cả nước gọi là trung nguyên .
② Nơi tha ma, cửu nguyên chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau cứ dùng làm chữ gọi nơi tha ma là bởi cớ đó.
③ Gốc, đại nguyên gốc lớn. Tục gọi ông quan đã đi là nguyên nhậm quan nghĩa là ông quan nguyên đã cai trị trước.
④ Suy nguyên, suy cầu cho biết tới cái cớ nó như thế nào gọi là nguyên. Như nguyên cáo kẻ tố cáo trước, nguyên chất vật chất thuần túy không thể phân tách ra được, nguyên lí chân lí lúc nguyên thủy, nguyên tử cái phần của vật chất rất nhỏ, rất tinh, nguyên thủy yếu chung suy cùng cái trước, rút gọn cái sau, v.v.
⑤ Tha tội, nghĩa là suy đến cỗi nguồn chân tình có thể tha thứ được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên sơ, mở đầu, lúc đầu: Nguyên thủy. 【】nguyên bản [yuán bân] Như nghĩa a; 【】 nguyên lai [yuánlái] a. Ban sơ, lúc đầu, vốn dĩ: Mảnh đất chua mặn này ban đầu cỏ cũng không mọc được; b. Té ra, hóa ra: Té ra là anh đã cải tiến cỗ máy này; 【】 nguyên tiên [yuánxian] Như nghĩa a;
② Vốn dĩ: Nguyên tác giả; Số người vốn có;
③ (Vật) chưa gia công, còn thô: Than nguyên khai;
④ Vùng đất bằng, đồng bằng: Bình nguyên, đồng bằng; Thảo nguyên, đồng cỏ;
⑤ Gốc: Gốc lớn;
⑥ Bãi tha ma: Bãi tha ma;
⑦ Tha tội, tha thứ: Xét sự tình có thể tha thứ được;
⑧ [Yuán] (Họ) Nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nguồn gốc. Td: Căn nguyên — Tha thứ cho — Vùng rộng và bằng. Td: Bình nguyên, Cao nguyên — Vốn sẵn, vốn là. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nguyên người quanh quất đâu xa, họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh « — Người đứng ra thưa kiện. Truyện Trê Cóc có câu: » Cho đồng đối tụng hai bên, có bên bị, có bên nguyên mới tường «. Dùng như chữ Nguyên .

Từ ghép 43

nguyện

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Có gốc ở, bắt nguồn ở, phát sinh từ. ◇ Trang Tử : "Thánh hữu sở sanh, vương hữu sở thành, giai nguyên ư Nhất" , , (Thiên hạ ) Chỗ thánh sinh ra, chỗ vua nên công, đều bắt nguồn từ Một (Đạo thuần nhất).
2. (Động) Suy cứu, thôi cầu cho tới nguồn gốc. ◎ Như: "nguyên thủy yếu chung" suy cùng cái trước, rút gọn cái sau. ◇ Thẩm Quát : "Mạc khả nguyên kì lí" (Mộng khê bút đàm ) Không thể truy cầu cái lí của nó.
3. (Động) Tha thứ. ◎ Như: "nguyên lượng" khoan thứ, "tình hữu khả nguyên" về tình thì có thể lượng thứ.
4. (Danh) Cánh đồng, chỗ đất rộng và bằng phẳng. ◎ Như: "bình nguyên" đồng bằng, "cao nguyên" đồng cao, "thảo nguyên" đồng cỏ.
5. (Danh) Bãi tha ma. ◎ Như: "cửu nguyên" chỗ quan khanh đại phu đời nhà Tấn để mả, về sau dùng làm tiếng gọi nơi tha ma.
6. (Danh) Gốc rễ. ◎ Như: "đại nguyên" gốc lớn.
7. (Danh) Họ "Nguyên".
8. (Tính) Từ lúc đầu, tự ban sơ. ◎ Như: "nguyên văn" văn viết ra từ đầu, văn gốc, "nguyên du" dầu thô (chưa biến chế), "vật quy nguyên chủ" vật về với chủ cũ (từ ban đầu).
9. (Phó) Vốn dĩ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả mẫu nguyên một hữu đại bệnh, bất quá thị lao phạp liễu, kiêm trước liễu ta lương" , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Giả mẫu vốn không có bệnh gì nặng, chẳng qua là mệt nhọc, lại thêm cảm lạnh một chút.
10. Một âm là "nguyện". (Tính) Trung hậu, thành thật. § Thông "nguyện" . ◇ Luận Ngữ : "Hương nguyện, đức chi tặc dã" , (Dương Hóa ) Kẻ hương nguyện (ra vẻ thành thật, giả đạo đức trong làng), là kẻ làm hại đạo đức.
liêu, liệu
liáo ㄌㄧㄠˊ, liào ㄌㄧㄠˋ

liêu

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, lường tính, liệu, như liêu lượng liệu lường, liệu lí liệu sửa (săn sóc), v.v.
② Vuốt ve.
③ Một âm là liệu. Vật liệu, thứ gì có thể dùng làm đồ chế tạo được đều gọi là liệu.
④ Ngày xưa chế pha lê giả làm ngọc cũng gọi là liệu.
⑤ Các thức cho ngựa trâu ăn như cỏ ngô cũng gọi là liệu.
⑥ Liệu đoán, như liệu sự như thần liệu đoán việc đúng như thần.
⑦ Liều, hợp số nhiều làm một gọi là nhất liệu một liều.

liệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đo, lường tính
2. liệu đoán
3. vuốt ve
4. vật liệu
5. liều (làm nhiều trong 1 lần)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự vật đem cung cấp, sử dụng hoặc tham khảo. ◎ Như: "tài liệu" , "nguyên liệu" , "hương liệu" chất thơm, "nhan liệu" sơn màu (hội họa), "sử liệu" , "tư liệu" .
2. (Danh) Đề tài sự vật để làm thi văn hoặc nói chuyện. ◎ Như: "tiếu liệu" chuyện làm cho mắc cười, "thi liệu" đề tài làm thơ.
3. (Danh) Ngày xưa chế pha lê giả làm ngọc gọi là "liệu".
4. (Danh) Các thức cho ngựa trâu ăn, các thứ dùng để bón trồng cây. ◎ Như: "phì liệu" chất bón cây, "thảo liệu" đồ ăn (cỏ, đậu, v.v.) dùng để nuôi súc vật, "tự liệu" đồ ăn cho động vật.
5. (Danh) Lượng từ: món, liều. ◎ Như: "dược nhất liệu" một liều thuốc.
6. (Động) Đo đắn, lường tính. ◎ Như: "dự liệu" ước tính, dự đoán, "liệu sự như thần" tính việc như thần.
7. (Động) Tính sổ, kiểm điểm.
8. (Động) Trông coi, coi sóc. ◎ Như: "chiếu liệu" trông coi, "liệu lí" coi sóc.
9. (Động) Vứt đi, gạt bỏ. § Thông "lược" .
10. (Động) Vuốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, lường tính, liệu, như liêu lượng liệu lường, liệu lí liệu sửa (săn sóc), v.v.
② Vuốt ve.
③ Một âm là liệu. Vật liệu, thứ gì có thể dùng làm đồ chế tạo được đều gọi là liệu.
④ Ngày xưa chế pha lê giả làm ngọc cũng gọi là liệu.
⑤ Các thức cho ngựa trâu ăn như cỏ ngô cũng gọi là liệu.
⑥ Liệu đoán, như liệu sự như thần liệu đoán việc đúng như thần.
⑦ Liều, hợp số nhiều làm một gọi là nhất liệu một liều.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dự tính, lường tính, dự đoán trước: Dự đoán như thần; Đúng như đã đoán trước, không ngoài dự đoán;
② (văn) Vuốt ve;
③ (văn) Ngọc giả làm bằng pha lê;
④ Vật liệu, chất liệu, nguyên liệu: Gỗ; Thêm chất liệu; Vật liệu làm giày; Ngừng việc chờ nguyên liệu;
⑤ (văn) Liều: Một liều.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đo lường. Đong xem được bao nhiêu. Thóc lúa rơm rạ cho trâu bò ăn — Thứ có thể dùng chế tạo đồ vật. Td: Vật liệu — Thứ có thể dùng vào việc được. Td: Tài liệu — Tính toán sắp đặt công việc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đôi ta chút nghĩa đèo bòng, Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh «.

Từ ghép 30

kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ ghép 1

tận

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, tận: Lấy không hết; Vô tận; Nghĩ hết mọi cách;
② Hết sức, vô cùng: Hết sức tốt đẹp. 【】tận lực [jìnlì] Tận lực, hết sức: Hết sức giúp đỡ mọi người;
③ Dốc hết, hết, tận: Dốc hết toàn lực; Tận tâm, hết lòng;
④ Làm tròn, tận: Làm tròn nghĩa vụ của mình; Tận trung;
⑤ Đều, toàn, hoàn toàn, hết, tất cả, hết thảy, suốt, mọi, đủ mọi: Trong vườn trồng rất nhiều cây, không thể kể hết ra được; Trong gian nhà nhỏ của anh ấy toàn là sách; Đây toàn là hàng ngoại; Nếm đủ mùi cay đắng; Mọi người đều biết; Bọn bề tôi ngăn cản công việc và làm hại những người có tài, hết thảy đều được làm vạn hộ hầu (Lí Lăng); Suốt tháng mười hai, trong quận không có một tiếng động (Hán thư). 【】tận giai [jìnjie] (văn) Tất cả đều, thảy đều, hết cả: Kĩ nữ ba trăm người, tất cả đều hạng quốc sắc (Lạc Dương già lam kí); Đất bằng và gò cao, đều làm ngập hết cả (Lã thị Xuân thu); 【】tận thị [jìnshì] Toàn bộ là, đều là: Toàn là sản phẩm mới; Quan san khó vượt, ai thương cho kẻ lạc đường; bèo nước gặp nhau, thảy đều là người đất khách (Vương Bột: Đằng vương các tự);
⑥【】đại tận [dàjìn] Tháng đủ 30 ngày; 【】 tiểu tận [xiăo jìn] Tháng thiếu (chỉ có 29 ngày). Xem [jên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết không còn gì. Thành ngữ năm cùng tháng tận — Tất cả — Cùng cực, không tới thêm được nữa — Ta còn hiểu là tới cùng, tới chỗ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay « — Chết. Td: Tự tận.

Từ ghép 40

liệt, lệ
liē ㄌㄧㄝ, liě ㄌㄧㄝˇ, lie

liệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói bậy, nói ba hoa
2. khóc nhèo nhẹo
3. nhếch mép
4. hài hước, buồn cười, thú vị

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhếch mép. ◎ Như: "liệt chủy đại tiếu" nhếch mép cười lớn.
2. (Trợ) Rồi, đấy, thôi. § Dùng như , , . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất quá thị cá lão phế vật bãi liệt" (Đệ tam thập cửu hồi) Chẳng qua là hạng già bỏ đi đấy thôi!
3. (Phó) "Liệt liệt" lung tung, bừa bãi (tiếng địa phương bắc Trung Quốc).
4. (Trạng thanh) "Liệt liệt" oe oe (tiếng trẻ con khóc, tiếng địa phương bắc Trung Quốc).

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) (trợ) Rồi, đấy: Được rồi; Đến rồi; ! Nó vẫn chưa bằng lòng đấy! Xem [lie], [liâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhếch mép: Cười nhếch cả mép; Cay đến nhe răng nhếch mép. Xem [lie], [lie].

Từ điển Trần Văn Chánh

】liệt liệt [lielie]
① (đph) Nói bậy, ba hoa: Nó hay nói bậy, cứ ba hoa chích choè suốt ngày;
② (Khóc) nhèo nhẹo. Xem [liâ], [lie].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ cuối câu, dùng để nhấn mạnh — Một âm là Lệ.

lệ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há lớn miệng ra — Một âm là Liệt.
tao
sāo ㄙㄠ, sǎo ㄙㄠˇ, xiāo ㄒㄧㄠ

tao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quấy nhiễu
2. phong nhã, thanh cao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quấy nhiễu. ◎ Như: "tao nhiễu" quấy rối.
2. (Danh) Sự lo lắng, lo buồn. ◇ Sử Kí : "Li Tao giả, do li ưu dã" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Tập Li Tao, do ưu sầu mà làm ra vậy.
3. (Danh) Lòng uất ức, sự bất mãn. ◎ Như: "mãn phúc lao tao" 滿 sự bồn chồn, uất ức, bất đắc chí chất chứa trong lòng.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Li Tao" . ◇ Văn tâm điêu long : "Tích Hán Vũ ái Tao" (Biện Tao ) Xưa Hán Vũ yêu thích tập Li Tao.
5. (Danh) Phiếm chỉ thơ phú. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tiếu ngữ họa phong tao, Ung dong sự văn mặc" , (Tặng Tể Âm) Cười nói họa thơ phú, Ung dung làm văn chương.
6. (Danh) Mùi hôi tanh. § Thông "tao" . ◎ Như: "tao xú" mùi hôi thối.
7. (Tính) Dâm đãng, lẳng lơ. ◎ Như: "tao phụ" người đàn bà dâm đãng.
8. (Tính) Phong nhã. ◎ Như: "tao nhân mặc khách" người phong nhã khách văn chương.

Từ điển Thiều Chửu

① Quấy nhiễu. Như bắt phu thu thuế làm cho dân lo sợ không yên gọi là tao nhiễu .
② Ðời Chiến quốc có ông Khuất Nguyên làm ra thơ Li tao , nói gặp sự lo lắng vậy. Người bất đắc chí gọi là lao tao bồn chồn, cũng là noi cái ý ấy. Lại sự phong nhã cũng gọi là phong tao . Vì thế gọi các làng thơ là tao nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rối ren, quấy nhiễu: Rối loạn;
② Như [sao] (bộ );
③ (văn) Buồn rầu, lo lắng;
④ Thể văn li tao (chỉ tập thơ Li tao của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên thời Chiến quốc của Trung Quốc);
⑤ Giới văn thơ (chỉ văn học nói chung và nhà thơ, nhà văn thời xưa. 【】tao khách [saokè] (văn) Nhà thơ, khách thơ;
⑥ Lẳng lơ, lăng nhăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gây rối — Rối loạn — Buồn rầu — Hôi thối — Chỉ về văn chương.

Từ ghép 10

hương
xiāng ㄒㄧㄤ

hương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hương, mùi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùi thơm. ◎ Như: "hoa hương" mùi thơm của hoa, "hương vị" hương thơm và vị ngon.
2. (Danh) Cây cỏ có mùi thơm hoặc vật gì làm bằng chất thơm đều gọi là "hương". ◎ Như: "đàn hương" cây đàn thơm, còn gọi là trầm bạch, "thiêu hương" đốt nhang, "văn hương" nhang muỗi. ◇ Nguyễn Du : "Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp" (Vọng Quan Âm miếu ) Đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
3. (Danh) Lời khen, tiếng tốt. ◇ Nguyễn Du : "Thiên cổ trùng tuyền thượng hữu hương" (Âu Dương Văn Trung Công mộ ) Nghìn thuở nơi chín suối vẫn có tiếng thơm.
4. (Danh) Chỉ con gái, phụ nữ. ◎ Như: "liên hương tích ngọc" thương hương tiếc ngọc.
5. (Danh) Họ "Hương".
6. (Động) Hôn. ◎ Như: "hương nhất hương kiểm" hôn vào má một cái.
7. (Tính) Thơm, ngon. ◎ Như: "hương mính" trà thơm, "giá phạn ngận hương" cơm này rất thơm ngon.
8. (Tính) Có liên quan tới phụ nữ, con gái. ◎ Như: "hương khuê" chỗ phụ nữ ở.
9. (Phó) Ngon. ◎ Như: "cật đắc ngận hương" ăn rất ngon, "thụy đắc ngận hương" ngủ thật ngon.

Từ điển Thiều Chửu

① Hơi thơm.
② Phàm thứ cây cỏ nào có chất thơm đều gọi là hương. Như đàn hương cây đàn thơm, ta gọi là trầm bạch. Nguyễn Du : Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp (Vọng Quan Âm miếu ) đốt nén hương đàn để tiêu tan nghiệp chướng do trí tuệ gây ra.
③ Lời khen lao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thơm, hương: Xà bông thơm; Hoa này thơm quá;
② Thơm ngon, ngon: Cơm canh hôm nay thơm ngon quá; Ăn không thấy ngon; Đang ngủ ngon;
③ Hương (cây có mùi thơm), nhang (hương để đốt), đồ gia vị: Hương trầm; Nhang muỗi;
④ Được khen, được hoan nghênh: Loại xe đạp này ở nông thôn rất được hoan nghênh;
⑤ [Xiang] (Họ) Hương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thơm — Mùi thơm — Một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Hồ Xuân Hương, nữ danh sĩ thời Lê mạt, cha là Hồ Phi Diễn, quê ở làng Huỳnh Đôi, huyện Huỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Không rõ năm sanh năm mất của bà, chỉ biết bà từng xướng họa với Phạm Đình Hổ (1768-1839). Bà có tài thơ văn, nhưng duyên phận long đong, phải lấy lẽ Tri phủ Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Yên, Bắc phần). Ít lâu sau, ông phủ Vĩnh Tường mất bà tái giá với một viên Cai tổng. Bà có biệt tài về thơ Nôm, để lại nhiều bài thơ lời thanh ý tục, được coi là tuyệt tác.

Từ ghép 48

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.