dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mặt trời
2. dương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trời. ◎ Như: "triêu dương" mặt trời ban mai, "dương quang" ánh sáng mặt trời.
2. (Danh) Hướng nam. ◇ Tả truyện : "Thiên tử đương dương" (Văn Công tứ niên ) Vua ngồi xoay về hướng nam.
3. (Danh) Chiều nước về phía bắc. ◎ Như: "Hán dương" phía bắc sông Hán. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Quán thủy chi dương hữu khê yên, đông lưu nhập ư Tiêu thủy" , (Ngu khê thi tự ) Ở phía bắc sông Quán có một khe nưóc chảy qua hướng đông rồi nhập vào sông Tiêu.
4. (Danh) Mặt núi phía nam. ◎ Như: "Hành dương" phía nam núi Hành. ◇ Sử Kí : "Thiên sanh Long Môn, canh mục Hà San chi dương" , (Thái sử công tự tự ) (Tư Mã) Thiên sinh ở Long Môn, làm ruộng chăn nuôi ở phía nam núi Hà Sơn.
5. (Danh) Cõi đời đang sống, nhân gian. ◎ Như: "dương thế" cõi đời. ◇ Liêu trai chí dị : "Minh vương lập mệnh tống hoàn dương giới" (Tịch Phương Bình ) Diêm vương lập tức hạ lệnh đưa về dương gian.
6. (Danh) Họ "Dương".
7. (Phó) Tỏ ra bề ngoài, làm giả như. § Thông "dương" . ◎ Như: "dương vi tôn kính" tỏ vẻ tôn kính ngoài mặt.
8. (Tính) Có tính điện dương. Trái lại với "âm" . ◎ Như: "dương điện" điện dương, "dương cực" cực điện dương.
9. (Tính) Tươi sáng. ◇ Lục Cơ : "Thì vô trùng chí, Hoa bất tái dương" , (Đoản ca hành ) Cơ hội chẳng đến hai lần, Hoa không tươi thắm lại.
10. (Tính) Hướng về phía mặt trời. ◇ Đỗ Phủ : "Sấu địa phiên nghi túc, Dương pha khả chủng qua" , (Tần Châu tạp thi ) Đất cằn thì chọn lúa thích hợp, Sườn núi hướng về phía mặt trời có thể trồng dưa.
11. (Tính) Gồ lên, lồi. ◎ Như: "dương khắc" khắc nổi trên mặt.
12. (Tính) Thuộc về đàn ông, thuộc về nam tính. ◎ Như: "dương cụ" dương vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Phần dương, khí dương. Trái lại với chữ âm . Xem lại chữ âm .
② Mặt trời. Như sách Mạnh Tử nói Thu dương dĩ bộc chi mặt trời mùa thu rọi xuống cho.
③ Hướng nam. Như thiên tử đương dương vua ngồi xoay về hướng nam.
④ Chiều nước về phía bắc cũng gọi là dương. Như Hán dương phía bắc sông Hán.
⑤ Mặt núi phía nam cũng gọi là dương như Hành dương phía nam núi Hành.
⑥ Tỏ ra. Như dương vi tôn kính ngoài mặt tỏ ra đáng tôn kính.
⑦ Màu tươi, đỏ tươi.
⑧ Cõi dương, cõi đời đang sống.
⑨ Dái đàn ông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dương (trái với âm): Âm dương;
② Thái dương, mặt trời: Mặt trời ban mai; Có mặt trời mùa thu dọi xuống cho nó (Mạnh tử);
③ (văn) Hướng nam, phía nam: Thiên tử ngồi quay về hướng nam;
④ (văn) Hướng bắc, phía bắc: Phía bắc sông Hán;
⑤ (văn) Phía nam núi: Phía nam núi Hành; Vì nó ở phía nam núi Hoa Sơn nên mới gọi nó là động Hoa Sơn (Vương An Thạch: Du Bao Thiền sơn kí);
⑥ Lộ ra ngoài, tỏ ra bên ngoài, bề ngoài, giả vờ, vờ (như , bộ ): Ngoài mặt tỏ ra tôn kính; Nay bề ngoài vờ nói ủng hộ nước Hàn, nhưng thực ra lại ngầm thân với Sở (Sử kí: Hàn thế gia); Giả vờ ngủ.【】dương câu [yáng gou] Rãnh nổi, cống lộ thiên; 【】 dương phụng âm vi [yángféng-yinwéi] Ngoài thì thuận, trong thì chống, trước mặt phục tùng sau lưng chống lại;
⑦ Dương (vật): Dương vật, ngọc hành;
⑧ (văn) Màu đỏ tươi;
⑨ (văn) Cõi dương, cõi đời, dương gian;
⑩ [Yáng] Tên đất thời xưa (thuộc nước Yên đời Xuân thu, ở phía đông huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc);
⑪ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khí dương — Mặt trời — Sáng sủa. Ấp áp. Chỉ mùa xuân — Chỉ về cuộc sống, trái với cõi chết — Hòn dái đàn ông. Chỉ về đàn ông.

Từ ghép 44

dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

giản thể

Từ điển phổ thông

1. mặt trời
2. dương

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dương (trái với âm): Âm dương;
② Thái dương, mặt trời: Mặt trời ban mai; Có mặt trời mùa thu dọi xuống cho nó (Mạnh tử);
③ (văn) Hướng nam, phía nam: Thiên tử ngồi quay về hướng nam;
④ (văn) Hướng bắc, phía bắc: Phía bắc sông Hán;
⑤ (văn) Phía nam núi: Phía nam núi Hành; Vì nó ở phía nam núi Hoa Sơn nên mới gọi nó là động Hoa Sơn (Vương An Thạch: Du Bao Thiền sơn kí);
⑥ Lộ ra ngoài, tỏ ra bên ngoài, bề ngoài, giả vờ, vờ (như , bộ ): Ngoài mặt tỏ ra tôn kính; Nay bề ngoài vờ nói ủng hộ nước Hàn, nhưng thực ra lại ngầm thân với Sở (Sử kí: Hàn thế gia); Giả vờ ngủ.【】dương câu [yáng gou] Rãnh nổi, cống lộ thiên; 【】 dương phụng âm vi [yángféng-yinwéi] Ngoài thì thuận, trong thì chống, trước mặt phục tùng sau lưng chống lại;
⑦ Dương (vật): Dương vật, ngọc hành;
⑧ (văn) Màu đỏ tươi;
⑨ (văn) Cõi dương, cõi đời, dương gian;
⑩ [Yáng] Tên đất thời xưa (thuộc nước Yên đời Xuân thu, ở phía đông huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc);
⑪ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 6

quất
jú ㄐㄩˊ

quất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây quít, cây quất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây quýt (lat. Citrus reticulata). Trái gọi là "quất tử" . ◇ Tả Tư : "Gia hữu diêm tuyền chi tỉnh, hộ hữu quất dữu chi viên" , (Thục đô phú ).
2. (Danh) Một tên của "nguyệt dương" , tức là cách ghi tên tháng trong âm lịch dựa theo "thiên can" . ◇ Nhĩ nhã : "Nguyệt tại Giáp viết Tất, tại Ất viết Quất, ..., tại Quý viết Cực: nguyệt dương" , , ..., : (Thích thiên ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cây quất (cây quýt).

Từ điển Trần Văn Chánh

(Cây) quýt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả Cây cam — Quả quýt. Cây quýt — Tên loài cây thuộc giống cam quýt, quả nhỏ, chua. Ta cũng gọi là quả quất — , 。 Lão nhân du hí như đồng tử, bất chiết mai chi chiết quất chi ( Tô Thị ) — » Người già chơi như trẻ con, không bẻ cành mai lại bẻ cành quýt «. Nghĩa là người già mà không đứng đắn, cũng như ta nói » già đời còn chơi trống bỏi «. » Đào tiên đã bén tạy phàm, Thì vin cành quýt cho cam sự đời « ( Kiều ).

Từ ghép 1

điếm, điệp
diàn ㄉㄧㄢˋ

điếm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thấp xuống
2. chết đuối
3. kê, đệm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kê, đệm. ◎ Như: "sàng bất ổn, điếm nhất khối mộc đầu" , giường gập ghềnh, kê một miếng gỗ vào.
2. (Động) Chêm vào, thêm vào chỗ trống. ◎ Như: "chánh hí vị thượng diễn tiền, tiên điếm nhất đoạn tiểu hí" , tuồng chính chưa diễn, hãy xen vào một vở phụ.
3. (Động) Ứng tiền trước. ◎ Như: "nhĩ tiên cấp ngã điếm thượng, dĩ hậu tái hoàn nhĩ" , anh ứng tiền trước cho tôi, sau này tôi sẽ trả lại anh.
4. (Động) Chìm, đắm. ◎ Như: "điếm một" chìm đắm.
5. (Danh) Nệm, đệm. ◎ Như: "bì điếm" nệm bằng da.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấp xuống.
② Chết đuối.
③ Ðệm, phàm kê đệm cho cao cho dày lên gọi là điếm.
④ Cái đệm.
⑤ Khoản tiền thay người tạm giao đi gọi là điếm khoản .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kê, đệm, chèn, lót: Kê bàn lên một tí; Lót đường;
② Đệm, nệm: Đệm giường; Ngồi trên nệm;
③ Ứng trước: Anh ứng hộ tôi, sau này tôi sẽ trả lại anh;
④ Chết đuối;
⑤ (văn) Thấp xuống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở bên dưới đất — Chìm xuống. Lút xuống — Trong Bạch thoại có nghĩa là tiền ứng trước cho người khác — Một âm là Điệp. Xem Điệp.

Từ ghép 1

điệp

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông.
phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

bình, băng, phanh
bēng ㄅㄥ, bīng ㄅㄧㄥ, bǐng ㄅㄧㄥˇ

bình

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỗn tạp — Một âm khác là Phanh.

băng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xà cạp, dải buộc che chân dưới đầu gối. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng tựu hào tiệm biên thoát liễu hài miệt, giải hạ thối băng hộ tất, trảo trát khởi y phục, tòng giá thành hào lí tẩu quá đối ngạn" , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Võ Tòng bèn ở bên đường hào cởi giày vớ, tháo dải buộc chân che đầu gối, xắn quần áo, theo hào thành lội chân sang bờ bên kia.
2. (Động) Đan, bện. ◇ Viên Hoành Đạo : "Triêu băng mộ chức, vị dư thúc đốc gia chánh, thậm cần khổ" , , (Thư đại gia chí thạch minh ) Sớm đan tối dệt, vì tôi coi sóc việc nhà, hết sức vất vả.
3. (Động) Kế tục, tiếp nối. ◇ Hậu Hán Thư : "Tương băng vạn tự" (Ban Bưu truyện hạ ) Tiếp nối muôn đời sau.
4. (Động) Buộc, trói. ◇ Dụ thế minh ngôn : "Tội nhân nhập ngục, giáo ngục tử băng tại lang thượng" , (Quyển thập ngũ, Sử hoằng triệu long hổ quân thần hội ) Tội nhân vào ngục, sai ngục tốt trói ở hành lang.

phanh

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi dây — Nối sợi dây đứt. Nối lại. Tiếp nối — Một âm là Bình. Xem Bình.
điều, điệu
diào ㄉㄧㄠˋ, tiáo ㄊㄧㄠˊ, tiào ㄊㄧㄠˋ, zhōu ㄓㄡ

điều

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chuyển, thay đổi
2. điều chỉnh
3. lên dây (đàn)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hòa hợp: 調 Gia vị; 調 Mưa thuận gió hòa;
② Trêu, pha trò, cười cợt: 調 Trêu, chọc ghẹo, tán gái; 調 Nói đùa, pha trò;
③ Hòa giải;
④ Xúi giục. Xem 調 [diào].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm cho hòa hợp — Xem xét, tìm biết — Một âm là Điệu. Xem Điệu.

Từ ghép 19

điệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điệu, khúc
2. nhử, dử (mồi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hợp, thích hợp. ◎ Như: "lê quất tảo lật bất đồng vị, nhi giai điều ư khẩu" , 調 lê quất táo dẻ không cùng vị, nhưng đều hợp miệng.
2. (Động) Chia đều, phân phối cho đồng đều.
3. (Động) Hòa hợp, phối hợp. ◎ Như: "điều vị" 調 gia vị, "điều quân" 調 hòa đều.
4. (Động) Làm cho hòa giải, thu xếp. ◎ Như: "điều giải" 調, "điều đình" 調.
5. (Động) Bỡn cợt, chọc ghẹo. ◎ Như: "điều hí" 調 đùa bỡn, "điều tiếu" 調 cười cợt.
6. (Tính) Thuận hòa. ◎ Như: "phong điều vũ thuận" 調 mưa gió thuận hòa.
7. Một âm là "điệu". (Động) Sai phái, phái khiển, xếp đặt. ◎ Như: "điệu độ" 調 sắp đặt, sắp xếp, "điệu binh khiển tướng" 調 chỉ huy điều khiển binh và tướng.
8. (Động) Đổi, dời, chuyển (chức vụ). ◎ Như: "điệu nhậm" 調 đổi quan đi chỗ khác.
9. (Động) Lường tính. ◎ Như: "điệu tra" 調 tra xét tính toán lại xem.
10. (Danh) Thanh luật trong âm nhạc, nhịp. ◇ Nguyễn Du : "Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri" 調, (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.
11. (Danh) Âm cao thấp trong ngôn ngữ. ◎ Như: "khứ thanh điệu" 調, "nhập thanh điệu" 調.
12. (Danh) Giọng nói. ◎ Như: "giá nhân thuyết thoại đái San Đông điệu nhi" 調 người này nói giọng Sơn Đông, "nam khang bắc điệu" 調 giọng nam tiếng bắc.
13. (Danh) Tài cán, phong cách. ◇ Lí Thương Ẩn : "Giả Sinh tài điệu cánh vô luân" 調 (Giả Sinh ) Giả Sinh (tức Giả Nghị) có tài năng không ai bằng.
14. (Danh) Lời nói, ý kiến. ◎ Như: "luận điệu" 調.
15. (Danh) Một thứ thuế đặt ra từ thời nhà Đường, đánh trên hàng tơ hàng vải. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.

Từ điển Thiều Chửu

① Điều hòa. Như điều quân 調 hòa đều nhau.
② Thu xếp cho việc nó xong xuôi cũng gọi là điều. Như điều đình 調.
③ Cười cợt. Như điều hí 調 đùa bỡn, điều tiếu 調 cười cợt, v.v.
④ Một âm là điệu. Sai phái đi. Như điệu binh 調 phái lính đi.
⑤ Đổi ngôi thứ đi cũng gọi là điệu. Như điệu nhậm 調 đổi quan đi chỗ khác.
⑥ Lường tính. Như điệu tra 調 tra xét tính toán lại xem.
⑦ Thuế hộ, một thứ thuế nhà Đường, tức là lối đánh thuế lấy hàng tơ hàng vải đời xưa vậy. (Trong ba nghĩa này ta quen dùng là chữ điều cả).
⑧ Điệu đàn điệu hát. Điệu có ý nghĩa là khí với vận ăn nhau mà nên nhịp hay. Cho nên tài cán của người cũng gọi là tài điệu 調. Nguyễn Du : Kì trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri 調 Trong tiếng kêu có điệu thanh thương, Không phải người buồn thì không biết được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều động, phân phối: 調 Điều động cán bộ; 調 Điều binh khiển tướng;
② Giọng nói: 調 Người này nói giọng Sơn Đông; 調 Giọng Nam tiếng Bắc;
③ (nhạc) Nhịp, nhịp điệu: 調 Điệu (hát) này rất hay;
④ (ngôn) Âm điệu. Xem 調 [tiáo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luật lệ của âm nhạc — Tiếng nhạc lên xuống — Dời chỗ — Sự tài giỏi.

Từ ghép 17

càn khôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

quẻ Càn và quẻ Khôn trong kinh dịch, tượng trưng cho trời đất

Từ điển trích dẫn

1. Quẻ "Càn" và quẻ "Khôn" trong Dịch kinh .
2. Trời và đất, cha và mẹ, con trai và con gái, vua và tôi, chồng và vợ, âm và dương, mặt trời và mặt trăng, v.v.
3. Quốc gia, giang san, thiên hạ. ◇ Đôn Hoàng khúc tử từ : "Kiệt tiết tận trung phù xã tắc, Chỉ san vi thệ bảo càn khôn" , (Hoán khê sa ) Hết lòng trung tiết phù hộ xã tắc, Trỏ núi thề gìn giữ quê hương.
4. Chỉ thế cục, đại cục.
5. Trò lừa, thủ đoạn, hoa chiêu.

kiền khôn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quẻ Kiền và quẻ Khôn trong Bát quái, chỉ trời đất — Cũng chỉ âm dương, nam nữ, vợ chồng, vua tôi. » Ra vào kim khuyết quỳnh lâu. Treo tranh yên thủy, giắt bầu kiền khôn « ( B.C.K.N ).
lương, lượng
liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc để tang cha mẹ và các bậc sĩ đại phu thời cổ — Một âm là Lượng. Xem Lượng.

lượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xinh
2. sáng
3. thanh cao

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng láng, rực rỡ. ◇ Kê Khang : "Hạo hạo lượng nguyệt" (Tạp thi ) Rực rỡ trăng sáng.
2. (Tính) Sang sảng, cao vút (âm thanh). ◎ Như: "liệu lượng" vang xa, véo von.
3. (Tính) Trung trinh chính trực. ◎ Như: "cao phong lượng tiết" phẩm hạnh thanh cao, chính trực.
4. (Động) Hiển lộ, để lộ. ◎ Như: "lượng bài" lộ bài, "lượng tướng" công khai bày tỏ thái độ, lập trường hoặc trình bày quan điểm của mình.
5. (Động) Ngày xưa thiên tử có tang, giao phó chính sự cho đại thần, gọi là "lượng âm" . ◇ Thượng Thư : "Vương trạch ưu, lượng âm tam tự" , (Duyệt mệnh thượng ) Nhà vua có tang, lượng âm ba năm.
6. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Gia Cát Lượng" người đời hậu Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng, như lượng giám sáng soi.
② Thanh cao, như cao phong lượng tiết phẩm hạnh thanh cao.
③ Tên người, ông Gia Cát Lượng người đời hậu Hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáng, bóng: Sáng sủa; Sáng chói; Sáng trưng;
② Sáng (lên): Ánh đèn pin vừa lóe sáng; Trời sắp hửng sáng;
③ (Âm thanh) lanh lảnh, sang sảng: Giọng sang sảng;
④ Cất, bắt: Bắt giọng, cất giọng;
⑤ Rạng, sáng sủa, rạng rỡ (trong lòng): Sáng sủa (rạng rỡ) trong lòng;
⑥ Kiên trinh, chính trực: Tiết tháo trung thực thành khẩn, kiên trinh (Bạch Cư Dị);
⑦ Thành tín (dùng như ): , ? Người quân tử không thành tín, thì thao thủ thế nào được? (Mạnh tử: Cáo tử hạ);
⑧ (văn) Hiển lộ, lộ ra (dùng như động từ);
⑨ (văn) Phụ tá, phò giúp: Lúc ấy giúp vua lập công (Thượng thư: Nghiêu điển).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa, nhiều ánh sáng — Âm thanh trong và cao. Giọng cao — Đáng tin — Một âm khác là Lương. Xem Lương — Tên người, tức Nguyễn Huy Lượng, danh sĩ thời Lê, không rõ tuổi và quê quán, chỉ biết ông làm quan với nhà Lê, sau làm quan với nhà Tây sơn, được phong tới chức Chương lĩnh hầu, làm tới chức Hữu Hộ, thường gọi Hữu Hộ Lượng. Tác phẩm văn nôm có bài Tụng Tây Hổ phú, nội dung ca tụng công đức Tây sơn.

Từ ghép 5

lao, lạo
láo ㄌㄠˊ, lào ㄌㄠˋ

lao

phồn thể

Từ điển phổ thông

nặng nhọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đem sức làm việc. ◎ Như: "lao động" làm việc, "bất lao nhi hoạch" không làm mà được hưởng.
2. (Động) Làm phiền (tiếng khách sáo hỏi nhờ người khác). ◎ Như: "lao phiền" làm phiền, xin làm ơn, "lao giá" cảm phiền.
3. (Danh) Thành tích, công lao. ◎ Như: "huân lao" công lao. ◇ Sử Kí : "Ngã vi Triệu tướng, hữu công thành dã chiến chi đại công, nhi Lạn Tương Như đồ dĩ khẩu thiệt vi lao, nhi vị cư ngã thượng" , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Ta là tướng nước Triệu, phá thành đánh trận có công to, trong khi Tương Như chỉ nhờ miệng lưỡi lập công mà địa vị ở trên ta.
4. (Danh) Sự nhọc nhằn, mệt mỏi. ◎ Như: "tích lao thành tật" chất chứa mệt nhọc mà sinh bệnh.
5. (Danh) Người làm việc (nói tắt của "lao động giả" ). ◎ Như: "lao tư quan hệ" quan hệ giữa người lao động và nhà tư bản.
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Nhọc, vất vả. ◎ Như: "bì lao" nhọc mệt.
8. Một âm là "lạo". (Động) Thăm hỏi, yên ủi. ◎ Như: "úy lạo" thăm hỏi an ủy, "lạo quân" thăm hỏi binh sĩ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhọc, như lao lực nhọc nhằn.
② Công lao, như huân lao công lao.
③ Một âm là lạo. Yên ủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lao động, làm việc, làm: Phân phối theo lao động; Không làm mà hưởng;
② Làm phiền (nhờ người ta giúp đỡ): Làm ơn; Phiền (nhờ) anh giúp hộ tí;
③ Khó nhọc, vất vả: Làm quần quật suốt ngày, cặm cụi, chịu khó;
④ Công lao: Công lao hãn mã (chinh chiến), có phần đóng góp đáng kể;
⑤ Ủy lạo, khao: 【】lao quân [láojun] a. Ủy lạo chiến sĩ, ủy lạo quân đội; b. Quân lính mỏi mệt;
⑥ [Láo] (Họ) Lao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt nhọc — Cực khổ nhọc nhằn — Cái công khó nhọc. Cũng nói là Công lao — Bệnh mất sức, mệt mỏi — Lo buồn trong lòng.

Từ ghép 24

lạo

phồn thể

Từ điển phổ thông

an ủi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đem sức làm việc. ◎ Như: "lao động" làm việc, "bất lao nhi hoạch" không làm mà được hưởng.
2. (Động) Làm phiền (tiếng khách sáo hỏi nhờ người khác). ◎ Như: "lao phiền" làm phiền, xin làm ơn, "lao giá" cảm phiền.
3. (Danh) Thành tích, công lao. ◎ Như: "huân lao" công lao. ◇ Sử Kí : "Ngã vi Triệu tướng, hữu công thành dã chiến chi đại công, nhi Lạn Tương Như đồ dĩ khẩu thiệt vi lao, nhi vị cư ngã thượng" , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Ta là tướng nước Triệu, phá thành đánh trận có công to, trong khi Tương Như chỉ nhờ miệng lưỡi lập công mà địa vị ở trên ta.
4. (Danh) Sự nhọc nhằn, mệt mỏi. ◎ Như: "tích lao thành tật" chất chứa mệt nhọc mà sinh bệnh.
5. (Danh) Người làm việc (nói tắt của "lao động giả" ). ◎ Như: "lao tư quan hệ" quan hệ giữa người lao động và nhà tư bản.
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Nhọc, vất vả. ◎ Như: "bì lao" nhọc mệt.
8. Một âm là "lạo". (Động) Thăm hỏi, yên ủi. ◎ Như: "úy lạo" thăm hỏi an ủy, "lạo quân" thăm hỏi binh sĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lao động, làm việc, làm: Phân phối theo lao động; Không làm mà hưởng;
② Làm phiền (nhờ người ta giúp đỡ): Làm ơn; Phiền (nhờ) anh giúp hộ tí;
③ Khó nhọc, vất vả: Làm quần quật suốt ngày, cặm cụi, chịu khó;
④ Công lao: Công lao hãn mã (chinh chiến), có phần đóng góp đáng kể;
⑤ Ủy lạo, khao: 【】lao quân [láojun] a. Ủy lạo chiến sĩ, ủy lạo quân đội; b. Quân lính mỏi mệt;
⑥ [Láo] (Họ) Lao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

An ủi. Td: ủy lạo — Một âm là Lao.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.