Từ điển trích dẫn

1. Mặt. ◇ Hoàng Phiên Xước : "Văn Thụ diện khổng bất tự hồ tôn, Hồ tôn diện khổng cưỡng tự Văn Thụ" , (Văn Thụ Trào Lưu Văn Thụ ) Mặt (Lưu) Văn Thụ không giống khỉ, Mặt khỉ hết sức giống (Lưu) Văn Thụ.
2. Dong mạo, tướng mạo. ◇ Cao Dịch : "Nữ đệ tử cần lễ bái, nguyện hậu thân diện khổng nhất tự hòa thượng" , (Quần cư giải di , Bái Hồ tăng ).
3. Mặt mũi, thể diện. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Ngã kí cùng liễu, tả hữu một hữu diện khổng tại Trường An, hoàn yếu giá trạch tử chẩm ma?" , , (Đỗ Tử Xuân tam nhập Trường An ).
cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vững chắc
2. vốn có

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Bền chắc, vững vàng. ◇ Nguyễn Du : "Thạch trụ kí thâm căn dũ cố" (Mạnh Tử từ cổ liễu ) Trụ đá càng sâu gốc càng bền.
2. (Tính) Hủ lậu, không biến thông, chấp nhất. ◎ Như: "ngoan cố" ương ngạnh, ngu ương. ◇ Mạnh Tử : "Cố tai, Cao tẩu chi vi thi dã" , (Cáo tử hạ ) Lão họ Cao giảng thơ văn chấp nhất lắm thay!
3. (Động) Làm cho vững chắc. ◎ Như: "củng cố quốc phòng" làm cho bền vững việc phòng bị đất nước.
4. (Phó) Một mực, kiên quyết, quyết. ◎ Như: "cố thỉnh" cố xin, "cố từ" hết sức từ chối. ◇ Sử Kí : "Chu Công trường nam cố thỉnh dục hành" ( (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi.
5. (Phó) Vốn có, xưa nay vẫn thế. ◎ Như: "cố hữu" sẵn có. ◇ Chiến quốc sách : "Xà cố vô túc, tử an năng vi chi túc" , (Tề sách nhị ) Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?
6. (Phó) Há, lẽ nào, chẳng lẽ. § Dùng như: "khởi" , "nan đạo" . ◇ Sử Kí : "Nhân cố hữu hảo mĩ như Trần Bình nhi trường bần tiện giả hồ?" (Trần Thừa tướng thế gia ) Há có người tuấn tú như Trần Bình mà nghèo khổ mãi bao giờ?
7. (Phó) Hãy, thì hãy. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi" , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
8. (Trợ) Đương nhiên, tất nhiên. ◎ Như: "cố dã" cố nhiên thế vậy.
9. (Danh) Họ "Cố".

Từ điển Thiều Chửu

① Bền chắc.
② Cố chấp, không biến thông, cái gì cũng chấp nhất gọi là cố.
③ Cố, như cố thỉnh cố xin, cố từ cố từ, v.v.
④ Cố nhiên, lời giúp tiếng, như cố dã cố nhiên thế vậy.
⑤ Bỉ lậu.
⑥ Yên định.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chắc, vững, làm cho chắc, làm cho vững, củng cố: Nền tảng đã vững chắc; Củng cố nước nhà; Thần nghe nói kẻ muốn cho cây được lớn lên thì ắt phải làm cho sâu rễ bền gốc (Ngụy Trưng: Gián Thái Tông thập tư sớ);
② Kết, đặc, đọng: Chất đặc, thể rắn; Ngưng kết, đọng lại;
③ Cố sức, một mực, kiên quyết, quyết, khư khư, khăng khăng, ngoan cố, cố chấp, ngang ngạnh: Kiên quyết giữ vững trận địa; Ngoan cố, lì lợm; Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi (Sử kí); Sự cố chấp của tấm lòng nhà ngươi (Liệt tử);
④ Trước, vốn: Trước vẫn có, vốn đã có; ? Rắn vốn không có chân, ông làm sao làm chân cho nó được (Chiến quốc sách);
⑤ (văn) Cố nhiên, tất nhiên, dĩ nhiên: Tất nhiên ta có thể đi xe, nhưng cũng có thể đi tàu; Cố nhiên vậy; Ông cố nhiên là người nhân, nhưng cũng quá là ngu (Mã Trung Tích: Trung Sơn Lang truyện);
⑥ (văn) Bỉ lậu, hẹp hòi;
⑦ (văn) Yên định;
⑧ (văn) Tất, ắt phải: ? Ông có thể ắt phải dâng nộp công ư? (Công Dương truyện: Tương công nhị thập thất niên);
⑨ (văn) Há, sao lại (dùng như , bộ , biểu thị sự phản vấn): ? Người nhân sao lại như thế được? (há như thế ư?) (Mạnh tử: Vạn Chương thượng);
⑩ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bốn bề đều bị ngăn chặn, không thoát ra được — Vững chắc. Cứng rắn — Yên ổn. Hẹp hòi — Chắc chắn. Nhất định — Tên người, tức Nguyễn Sĩ Cố, học giả đời Trần, từng giữ các chức Nội thị Học sĩ đời Thánh Tông và Thiên chương Học sĩ đời Anh Tông, chuyên giảng dạy Ngũ kinh, một trong nhóm người đầu tiên làm thơ bằng chữ Nôm.

Từ ghép 23

thúy
cuì ㄘㄨㄟˋ

thúy

phồn thể

Từ điển phổ thông

giòn, yếu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không cứng, dễ vỡ, dễ gãy. ◇ Đạo Đức Kinh : "Vạn vật thảo mộc chi sanh dã nhu thúy, kì tử dã khô cảo" , (Chương 76) Muôn vật cây cỏ sinh ra thì mềm dịu, mà khi chết thì khô héo.
2. (Tính) Giòn, xốp. ◎ Như: "thúy bính" bánh giòn, "hựu thúy hựu hương" vừa giòn vừa thơm.
3. (Tính) Yếu, kém, nhu nhược, khinh bạc. ◎ Như: "phong tục thúy bạc" phong tục khinh bạc.
4. (Tính) Trong trẻo (âm thanh). ◎ Như: "thanh thúy" trong trẻo và vang xa.
5. (Tính) Gọn gàng, dứt khoát. ◎ Như: "giá kiện sự bạn đắc ngận thúy" việc này giải quyết rất nhanh gọn.
6. § Cũng viết là "thúy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ thúy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giòn, giòn tan: Giấy này giòn quá; Táo giòn; Bánh mì nướng giòn tan;
② (Tiếng, giọng) trong trẻo, lanh lảnh, (cười) giòn, giòn giã: Tiếng trong trẻo, giọng nói lanh lảnh; Tiếng cười giòn giã;
③ (đph) Nhanh gọn, dứt khoát: Việc này giải quyết rất nhanh gọn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thúy .

Từ ghép 2

chỉ
zhǐ ㄓˇ

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngon
2. ý chỉ, chỉ dụ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thức ăn ngon. ◇ Luận Ngữ : "Thực chỉ bất cam, văn nhạc bất lạc" , (Dương Hóa ) Ăn món ngon không thấy ngon, nghe nhạc không thấy vui.
2. (Danh) Ý định, ý tứ. § Cũng như . ◎ Như: "ý chỉ" tâm ý, "kì chỉ viễn" ý sâu xa.
3. (Danh) Sắc dụ, mệnh lệnh vua ban hay của bề trên. ◎ Như: "thánh chỉ" sắc dụ của vua, "mật chỉ" mệnh lệnh bí mật. ◇ Tây du kí 西: "Ngã nãi thiên sai thiên sứ, hữu thánh chỉ tại thử, thỉnh nhĩ đại vương thượng giới, khoái khoái báo tri" 使, , , (Đệ tam hồi) Ta là sứ giả nhà trời, có thánh chỉ ở đây, mời đại vương các ngươi lên trời. Mau mau thông báo.
4. (Tính) Ngon, tốt. ◎ Như: "chỉ tửu" rượu ngon, "cam chỉ" ngon ngọt.
5. (Phó) Dùng như chữ "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngon, như chỉ tửu rượu ngon, cam chỉ ngon ngọt, v.v.
② Ý chỉ, như kì chỉ viễn thửa ý xa, ý nói hàm có ý sâu xa.
③ Chỉ dụ, lời vua ban bảo tôi dân gọi là chỉ.
④ Dùng làm trợ từ như chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ý, ý định, ý tứ, ý đồ, mục đích: Ý chính, ý định chính; Chủ ý, mục đích chính; Tôn chỉ; Ý sâu xa;
② (cũ) Thánh chỉ, chỉ dụ, lệnh của vua;
③ (văn) Ngon, ngọt: Rượu ngon.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Ngon ngọt — Ý chí — Ý vua. Tờ giấy chép rõ ý vua để quan dân cùng biết — Chỉ có. Như chữ.

Từ ghép 16

cập
jí ㄐㄧˊ

cập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tới, đến, kịp
2. bằng
3. cùng với, và

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt tới. ◎ Như: "cập chí" cho đến, "cập đệ" thi đậu. ◇ Tả truyện : "Bất cập hoàng tuyền, vô tương kiến dã" , (Ẩn Công nguyên niên ) Không tới suối vàng thì không gặp nhau.
2. (Động) Kịp. ◎ Như: "cập thời" kịp thời, "cập tảo" sớm cho kịp. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã dĩ thất khẩu, hối vô cập" , (Thâu đào ) Ta đã lỡ lời, hối chẳng kịp.
3. (Động) Bằng. ◎ Như: "bất cập nhân" chẳng bằng người. ◇ Lí Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Động) Liên quan, liên lụy, dính líu. ◎ Như: "ba cập" liên lụy (như sóng tràn tới).
5. (Động) Kế tục. ◎ Như: "huynh chung đệ cập" anh chết em kế tục (chế độ ngày xưa truyền ngôi vua từ anh tới em).
6. (Động) Thừa lúc, thừa dịp. ◇ Tả truyện : "Cập kì vị kí tế dã, thỉnh kích chi" , (Hi Công nhị thập nhị niên ) Thừa dịp họ chưa qua sông hết, xin hãy tấn công.
7. (Liên) Cùng, và. ◇ Ngụy Hi : "Khấu kì hương cập tính tự, giai bất đáp" , (Đại thiết truy truyện ) Hỏi quê quán và tên họ, đều không đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, đến. Từ sau mà đến gọi là cập, như huynh chung đệ cập anh hết đến em, cập thời kịp thời, ba cập tràn tới, nghĩa bóng là sự ở nơi khác liên lụy đế mình.
② Bằng, như bất cập nhân chẳng bằng người.
③ Cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới: Từ ngoài đến trong; Sắp (đến) mười năm; Liên quan tới; Từ xưa đến nay chưa từng nghe nói (Tuân tử);
② Kịp: Bây giờ đi không kịp nữa.【】cập thời [jíshí] Kịp thời, kịp lúc: Uốn nắn sai lầm kịp thời; 【】cập tảo [jízăo] Sớm: Đã có vấn đề thì nên giải quyết cho sớm; 【】cập chí [jízhì] Đến: Đến chiều;
③ Bằng: Gỗ liễu không chắc bằng gỗ thông; Tôi không bằng anh ấy; Anh đẹp lắm, Từ Công sao đẹp bằng anh? (Chiến quốc sách);
④ Và, cùng với: Vấn đề chủ yếu và thứ yếu; Hỏi thăm quê quán và tên họ, đều không đáp (Ngụy Hi: Đại Thiết Chùy truyện); Lòng cô gái bi thương, lo sợ sẽ phải về cùng chàng công tử (Thi Kinh); Tấn hầu cùng với Sở tử, Trịnh Bá đánh nhau ở Yên Lăng (Xuân thu kinh: Thành công thập lục niên);
⑤ (văn) Kịp đến khi, đến lúc: Đến khi quân địch dùng thương đánh tiếp thì người trong trại lại nằm phục xuống như con vịt trời (Thanh bại loại sao);
⑥ Đợi đến khi, nhân lúc, thừa dịp: Thừa dịp họ chưa qua sông hết, mau tấn công họ (Tả truyện: Hi công nhị thập nhị niên);
⑦ [Jí] (Họ) Cập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Tới — Kịp.

Từ ghép 25

mật
mì ㄇㄧˋ

mật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đông đúc
2. giữ kín

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rậm rạp, liền kín, sát, khít, dày. ◎ Như: "mật mật tằng tằng" chập chồng liền kín, "mật như thù võng" dày đặc như mạng nhện.
2. (Tính) Kín đáo, không để lộ, không cho người ngoài cuộc biết tới. ◎ Như: "mật lệnh" lệnh bí mật.
3. (Tính) Thân gần, thân thiết, liền kề. ◎ Như: "mật nhĩ" , "mật thiết" hợp với nhau, khắng khít. § Tục viết là . ◇ Cù Hựu : "Bằng hữu trung hữu nhất cá dữ tha giao vãng mật thiết" (Tu Văn xá nhân truyện ) Trong đám bạn bè có một người giao hảo với ông rất thân thiết.
4. (Tính) Chu đáo, tỉ mỉ. ◎ Như: "tế mật" tỉ mỉ, "chu mật" kĩ lưỡng, "nghiêm mật" nghiêm ngặt, chặt chẽ.
5. (Danh) Sự việc giữ kín, việc không để công khai. ◎ Như: "bảo mật" giữ kín, "bí mật" việc giấu kín, không để lộ, "cơ mật" việc cơ yếu giữ kín.
6. (Danh) Họ "Mật".
7. (Danh) Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, gọi là "Mật tông", cũng gọi là "Chân ngôn tông" , giáo nghĩa của tông này gọi là "mật giáo" .
8. (Phó) Kín đáo, ngầm. ◎ Như: "mật báo" ngầm thông báo, "mật cáo" kín đáo cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Rậm rạp, liền kín. Như mật mật tằng tằng chập chồng liền kín.
② Bí mật, việc gì cần phải giữ kín không cho ai biết gọi là mật.
③ Liền gắn, liền kề. Như mật nhĩ , mật thiết nghĩa là cùng hợp với nhau, có ý khắng khít lắm. Tục viết là .
④ Mật tông . Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật Tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, như thế chỉ có Phật mới biết được, nên gọi là mật tông, cũng gọi là chân ngôn tông , giáo nghĩa của tông này gọi là mật giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mau, kín, dầy, khít, sát, rậm rạp, đông đúc: Cấy dầy, trồng dầy; Vùng này cây trồng sát quá;
② Thân thiết: Bạn thân; Thân mật; Khăng khít gần gũi;
③ Tinh vi, kĩ càng: Kĩ càng; Tinh vi;
④ Bí mật, ngầm, lén: Nói chuyện kín, mật đàm; Điện mật, mật điện; Mật ước, hiệp ước bí mật; Giữ bí mật; Bí mật chôn viên ngọc bích ở sân trước tổ miếu (Tả truyện);
⑤ [Mì] (Họ) Mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo — Gần. Khít lại — Yên lặng.

Từ ghép 42

từ
cí ㄘˊ

từ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

từ tính, từ trường, nam châm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tính chất hút sắt, nam châm. ◎ Như: "từ thạch" đá nam châm.
2. (Danh) Tên huyện, ở ranh giới tỉnh Hà Bắc và tỉnh Sơn Tây, ngày xưa là một châu, nổi tiếng về sản xuất đá nam châm.
3. (Tính) Làm bằng sứ. § Thông "từ" . ◎ Như: "từ khí" đồ sứ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá mộc đầu đích khả bỉ bất đắc từ đích, na đô thị nhất sáo, định yếu cật biến nhất sáo phương sử đắc" , , 使 (Đệ tứ thập nhất hồi) Chén gỗ không giống như chén sứ đâu, nó có từng bộ một, phải uống hết cả bộ mới được.

Từ điển Thiều Chửu

① Từ thạch đá nam châm. Tục dùng để gọi đồ sứ, như từ khí đồ sứ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lí) Từ, nam châm: Điện từ, nam châm điện;
② Đồ sứ. Như [cí] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đá có tính hút vật — Nam châm — Đồ gốm. Đồ sứ. Như hai chữ Từ , .

Từ ghép 6

lữ
lǚ , lǔ ㄌㄨˇ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xương sống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương sống. § Xương sống là cái trụ cốt của người, nên gọi sức vóc là "lữ lực" .
2. (Danh) Ví dụ địa vị trọng yếu. ◇ Thư Kinh : "Kim mệnh nhĩ dư dực, tác cổ quăng tâm lữ" , (Quân nha ) Nay truyền cho ngươi là vây cánh của ta, làm vế đùi, cánh tay, trái tim và xương sống.
3. (Danh) Ví dụ chỗ ở giữa, địa điểm trung tâm.

Từ điển Thiều Chửu

① Xương sống. Xương sống là cái trụ cốt cả mình người, nên gọi sức vóc là lữ lực .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Xương sống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương sống lưng.
cổ
gǔ ㄍㄨˇ

cổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mù mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người mù, người lòa. ◇ Trang Tử : "Cổ giả vô dĩ dữ hồ văn chương chi quan" (Tiêu dao du ) Kẻ mù không cách gì để dự xem vẻ văn hoa.
2. (Danh) Các nhạc quan ngày xưa dùng những người mù nên cũng gọi là "cổ". ◇ Thư Kinh : "Cổ tấu cổ, sắc phu trì, thứ nhân tẩu" , , (Dận chinh ) Quan nhạc đánh trống, quan coi việc canh tác giong ruổi, lũ dân chạy.
3. (Tính) Mù mắt. ◇ Diệp Thánh Đào : "A Tùng hữu suy mẫu, hội thả cổ" , (Cùng sầu ) A Tùng có mẹ già yếu, vừa điếc vừa mù.
4. (Tính) Ngu dốt, không biết gì cả, hôn muội. ◇ Tuân Tử : "Bất quan khí sắc nhi ngôn vị chi cổ" (Khuyến học ) Không xem khí sắc vẻ mặt mà nói ấy là mù quáng.
5. § Thông "cổ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mù. Các nhạc quan ngày xưa dùng những người mù nên cũng gọi là cổ. Trang Tử : Cổ giả vô dĩ dữ hồ văn chương chi quan (Tiêu dao du ) kẻ mù không cách gì để dự xem vẻ văn hoa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mù: Người mù (đui);
② Nhạc quan thời xưa (vốn là những người mù).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mù mắt — Mù quáng. trái lẽ — Nhạc công thời xưa.

Từ ghép 2

lung, lông
lóng ㄌㄨㄥˊ

lung

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: mông lung ,,)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Vân lung. Vần mông.

Từ ghép 1

lông

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) "Lông lông" mờ mờ, sáng yếu ớt. ◇ Bạch Cư Dị : "Lông lông yên thụ sắc, Thập lí thủy thiên minh" , (Tảo phát sở thành dịch ) Màu khói cây mờ mờ, Mười dặm trời mới sáng.
2. (Phó) "Mông lông" : xem chữ "mông" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồng lông mặt trời mới mọc (mờ sáng).
② Mông lông mù mịt, lúc mặt trời chưa mọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lờ mờ, không rõ ràng: Nàng chỉ nhớ mơ hồ những việc đã qua. Xem , ;
② Sáng chói, sáng ngời.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.