tẩu
zǒu ㄗㄡˇ

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạy
2. tẩu (tiếng xưng hô)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy. ◇ Lưu Hi : "Từ hành viết bộ, tật hành viết xu, (...) tật xu viết tẩu" , , (...) (Thích danh , Thích tư dong 姿) Đi thong thả là "bộ", đi nhanh là "xu", (...) chạy là "tẩu". ◇ Hàn Phi Tử : "Thố tẩu xúc chu, chiết cảnh nhi tử" , (Ngũ đố ) Con thỏ chạy đụng gốc cây, gãy cổ chết.
2. (Động) Đi bộ. ◎ Như: "tẩu lộ" đi bộ.
3. (Động) Chạy trốn. ◎ Như: "đào tẩu" chạy trốn, "bại tẩu" thua chạy trốn. ◇ Mạnh Tử : "Khí giáp duệ binh nhi tẩu" (Lương Huệ Vương thượng ) Bỏ áo giáp kéo quân mà chạy trốn.
4. (Động) Di động. ◎ Như: "tẩu bút" nguẫy bút, "ngã đích biểu tẩu đắc ngận chuẩn" đồng hồ của tôi chạy đúng lắm.
5. (Động) Ra đi, lên đường. ◎ Như: "ngã minh thiên tựu yếu tẩu liễu" tôi ngày mai phải lên đường rồi.
6. (Động) Tiết lộ, để hở. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhân đại kinh: Mạc bất tẩu lậu liễu tiêu tức, giá kiện sự phát liễu?" : , (Đệ thập bát hồi) Ba người giật mình: Chẳng phải là đã tiết lộ tin tức, việc đó bị phát giác rồi sao?
7. (Động) Qua lại, thăm viếng, giao vãng. ◎ Như: "tha môn lưỡng gia tẩu đắc ngận cần" hai gia đình họ qua lại với nhau rất thường xuyên.
8. (Động) Mất hình thái trước, sai trật. ◎ Như: "tẩu bản" bản khác, không phải bản cũ, "tẩu vị" bay mùi, "tẩu dạng" biến dạng.
9. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "tẩu vãng" đi đến, "tẩu phỏng" đến hỏi, phỏng vấn.
10. (Tính) Để cho đi bộ được. ◎ Như: "tẩu đạo" lề đường, vỉa hè.
11. (Tính) Để sai khiến, sai bảo. ◎ Như: "tẩu tốt" lính hầu, tay sai.
12. (Tính) Đi đứng trên mặt đất. ◎ Như: "phi cầm tẩu thú" chim bay thú chạy.
13. (Danh) Tôi (khiêm từ). § Cũng như "bộc" . ◇ Trương Hành : "Tẩu tuy bất mẫn" (Tây kinh phú 西) Tôi tuy không lanh lẹ.
14. (Danh) Chỉ chung loài thú. ◇ Tả Tư : "Cùng phi tẩu chi tê túc" 宿 (Ngô đô phú ) Chim và thú ở đường cùng có chỗ đậu nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy, cất chân đi lại đều gọi là tẩu. Vì thế cho nên lo việc cả hai bên gọi là bôn tẩu .
② Trốn. Như sách Mạnh Tử nói: Khí giáp duệ binh nhi tẩu bỏ áo giáp kéo đồ binh mà trốn.
③ Tiếng nói khiêm, cũng như nghĩa chữ bộc .
④ Vật thể di động cũng gọi là tẩu. Như tẩu bút nguẫy bút.
⑤ Mất hình dạng cũ, sai kiểu, mất lối thường trước cũng gọi là tẩu. Như tẩu bản bản khác không phải bản cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi: Đi khắp cả nước; Đi nhầm nước cờ rồi;
② Chạy: Chiếc đồng hồ này chạy đúng lắm; Bỏ cả giáp kéo binh mà chạy (Mạnh tử);
③ Lên đường: Đã đến lúc anh phải đi (lên đường) rồi;
④ Thăm viếng, đi lại: Hai gia đình họ thường đi lại thăm viếng nhau;
⑤ Mang, chuyển, đi: Đi một chuyến hàng;
⑥ Phai, bay (mất hình cũ hay mùi vị cũ): Bay mùi.【】tẩu dạng [zôuyàng] Mất hình dạng cũ, sai kiểu, sai: Việc này anh ấy nói sai nguyên ý;
⑦ Sai, lạc, trệch: Nói sai (trệch) ý của anh ấy;
⑧ Để lọt ra, để lộ, hở: Để lộ tin tức; Nói hớ, lỡ miệng;
⑨ (văn) Tôi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Đi. Tới — Đem đi chỗ khác — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tẩu.

Từ ghép 23

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

trù
chóu ㄔㄡˊ, táo ㄊㄠˊ

trù

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thẻ tre, que
2. tính toán trước, trù tính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái thẻ đếm (cái đồ để tính sổ). ◎ Như: Đánh cờ đánh bạc hơn nhau một nước gọi là "lược thắng nhất trù" , cái dùng để ghi số chén rượu đã uống gọi là "tửu trù" . § Sách "Thái bình ngự lãm" có chép truyện ba ông già gặp nhau, hỏi tuổi nhau, một ông già nói: "Hải thủy biến tang điền, ngô triếp hạ nhất trù, kim mãn thập trù hĩ" , , 滿 Nước bể biến ra ruộng dâu, tôi bỏ một cái thẻ, nay vừa đầy mười cái thẻ rồi, tức là đúng một trăm tuổi. § Vì thế chúc người thọ gọi là "hải ốc thiêm trù" .
2. (Động) Suy tính, toan tính. ◎ Như: "nhất trù mạc triển" bó tay không có một kế gì nữa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vận trù quyết toán hữu thần công" (Đệ nhất hồi ) Trù liệu quyết đoán có công thần tình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ đếm (cái đồ để tính sổ). Ðánh cờ đánh bạc hơn nhau một nước gọi là lược thắng nhất trù , cái dùng để ghi số chén rượu đã uống gọi là tửu trù . Sách Thái bình ngự lãm có chép truyện ba ông già gặp nhau, hỏi tuổi nhau, một ông già nói: Hải thủy biến tang điền, ngô triếp hạ nhất trù, kim mãn thập trù hĩ 滿 nghĩa là nước bể biến ra ruộng dâu, tôi bỏ một cái thẻ, nay vừa đầy mười cái thẻ rồi, tức là đúng một trăm tuổi. Vì thế chúc người thọ gọi là hải ốc thiêm trù .
② Trù tính, toan tính. Bó tay không có một kế gì nữa gọi là nhất trù mạc triển .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái thẻ (để đếm, bằng tre, gỗ hoặc xương v.v...): Thẻ tre;
② Trù tính, tính toán, sắp xếp: Trù tính chung, chiếu cố mọi mặt; Bó tay không tính toán gì được nữa;
③ (văn) Nước cờ, nước bài: Hơn nhau một nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái thẻ để đếm số ( tính số theo số thẻ — Tính toán sắp đặt trước ).

Từ ghép 9

như
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng, giống, như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, theo đúng. ◎ Như: "như ước" theo đúng ước hẹn, "như mệnh" tuân theo mệnh lệnh.
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí : "Tề sứ giả như Lương" 使 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" , (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" . ◎ Như: "đột như kì lai" đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" ... nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ : "Khuông nhân kì như dư hà" (Tử Hãn ) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" .
10. (Danh) Họ "Như".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng, cùng. Dùng để so sánh, như ái nhân như kỉ yêu người như yêu mình.
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo, theo đúng: Hoàn thành đúng kì hạn; Phải theo đúng như đã giao ước;
② Như, giống như: Thương người như thể thương thân; Bền vững như thép. 【】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: Gan dạ như thế; Tất nhiên là như vậy; 【】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: ? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); 【】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: ? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【 】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): ? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như [rú...rán]): Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: ? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: Tôi không bằng anh ấy; Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như , nghĩa ⑪): Đi nhà xí; Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 使 [rúshê]; 【】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 使;【】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 使? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【】như hữu [ruýôu] (văn) Như 使;
⑥ (văn) Và: Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 便 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như ): Đến một cách đột ngột; Có vẻ tin cẩn thật thà; Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Thuận theo — Đến. Tới — Nếu — Giống với. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Bạn già lớp trước nay còn mấy, chuyện cũ mười phần chín chẳng hư « — Bằng với. Td: Cần bất như chuyên ( Cần thì không bằng Chuyên ).

Từ ghép 28

hĩ, hỷ, hỹ
xián ㄒㄧㄢˊ, yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định. ◇ Luận Ngữ : "Nhân viễn hồ tai? Ngã dục nhân, tư nhân chí hĩ" ? , (Thuật nhi ) Đức nhân đâu có xa gì? Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy.
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán: thay, vậy thay. § Cũng như "tai" . ◇ Luận Ngữ : "Thậm hĩ ngô suy dã" (Thuật nhi ) Ta đã suy lắm thay.
3. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Dùng như "hồ" để hỏi lại. ◇ Luận Ngữ : "Nguy nhi bất trì, điên nhi bất phù, tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ?" , , (Quý thị ) Nước nguy biến mà không biết bảo vệ, nước nghiêng ngã mà không biết chống đỡ, thì ai dùng mình làm tướng làm gì?

hỷ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

hỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vậy (trợ từ)

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, lời nói dứt câu.
② Dùng làm trợ từ, cũng như chữ tai , như thậm hĩ ngô suy hĩ (Luận ngữ ) tệ quá, ta suy quá lắm rồi.
③ Dùng như chữ hồ để hỏi lại, như tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ (Luận ngữ ) thì sẽ dùng họ giúp làm gì ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rồi (làm trợ từ, như [liăo], biểu thị việc đã xảy ra): Vua Tần về sau hối tiếc về việc đó thì Hàn Phi đã chết rồi (Sử kí); Tấn hầu lưu vong ở ngoài nước, đã mười chín năm rồi (Tả truyện); Về việc trở đậu thì ta đã từng nghe qua rồi (Luận ngữ);
② Vậy, rồi vậy, vậy thay (trợ từ, biểu thị sự cảm thán): Ta đã suy quá rồi vậy! (Luận ngữ); ! Đã lâu rồi, ta không mộng thấy ông Chu công nữa! (Luận ngữ). 【】hĩ phù [yêfú] (văn) Trợ từ liên dụng, biểu thị sự cảm thán và suy đoán: ! Có lúa non mà lẽ nào không có lúa trổ bông ư! (Luận ngữ); ! Thương thay lại thương thay, đó có lẽ là mệnh chăng! (Toàn Hán phú);【】hĩ hồ [yêhu] (văn) Thế ư, vậy ư (trợ từ liên dụng, biểu thị sự đương nhiên, bao hàm ý cảm thán hoặc nghi vấn): ! Cái đức của đạo trung dung là cùng tột vậy ư! (Luận ngữ); ! Đạo dịch là cùng tột vậy ư! (Chu Dịch); ! Công nói: Có thể vậy ư? (Tả truyện); ? Phu tử (thầy) là bậc thánh ư? (Mạnh tử);【】hĩ tai [yê zai] (văn) Vậy thay, vậy ư (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự cảm thán hoặc phản vấn): ! Lớn lao vậy thay!; ! Cung thất đồ sộ vậy thay! (Sử kí); ? Trí của kẻ ngu có khi cho là tài giỏi hơn người nhưng há có thể bảo ngu là trí được ư? (Mặc tử) (=);
③ Trợ từ cuối câu, biểu thị nghi vấn hoặc phản vấn: ? Nước nguy khốn mà không giữ gìn, nghiêng ngửa mà không nâng đỡ, thì dùng kẻ đó làm tướng chi vậy? (Luận ngữ); ? Như thế nào thì mới có thể trông coi chính sự được? (Luận ngữ); ? Lấy một người như vua Nghiêu để kế nghiệp vua Nghiêu thì có gì thay đổi đâu? (Tuân tử);
④ Trợ từ cuối câu, biểu thị ý khẳng định: Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy (Luận ngữ); (Người như vậy), tuy nói rằng không học, nhưng ta cho rằng đã có học rồi (Luận ngữ);
⑤ Trợ từ dùng cuối một đoạn câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Sông Hán rộng lớn, không lội qua được (Thi Kinh);
⑥ Trợ từ cuối câu, biểu thị yêu cầu hoặc mệnh lệnh: ! Tiên sinh thôi đi vậy! (Chiến quốc sách); ! Ngài chớ có nghi ngờ! (Thương Quân thư); Ngài đi đi, chớ có làm nhơ ta! (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu, biển thị sự dĩ nhiên. Tương tự như vậy — Trợ từ cuối câu, biển thị sự tất nhiên trong lí luận.
tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. học đi học lại, luyện tập
2. quen

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chim đập cánh nhiều lần học bay.
2. (Động) Học đi học lại. ◎ Như: "giảng tập" , "học tập" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
3. (Động) Biết rõ, hiểu. § Thông "hiểu" . ◇ Quản Tử : "Minh ư trị loạn chi đạo, tập ư nhân sự chi chung thủy giả dã" , (Chánh thế ) Rõ đạo trị loạn, biết sự trước sau của việc đời vậy.
4. (Danh) Sự việc, động tác làm đi làm lại nhiều lần.
5. (Danh) Thói quen. ◎ Như: "cựu tập" thói cũ, "ác tập" tật xấu, "tích tập nan cải" thói quen lâu ngày khó sửa. ◇ Luận Ngữ : "Tính tương cận dã, tập tương viễn dã" , (Dương Hóa ) Bản tính con người gần giống nhau, do tiêm nhiễm thói quen bên ngoài mới khác xa nhau.
6. (Danh) Người thân tín, thân cận. ◇ Lễ Kí : "Hữu quý thích cận tập" (Nguyệt lệnh ) Có người yêu quý thân cận.
7. (Danh) Họ "Tập".
8. (Phó) Quen, thạo, thường. ◎ Như: "tập kiến" thấy quen, thường nhìn thấy, "tập văn" nghe quen.
9. (Tính) Chập hai lần.

Từ điển Thiều Chửu

① Học đi học lại, như giảng tập , học tập , v.v.
② Quen, thạo. Như tập kiến thấy quen, tập văn nghe quen.
③ Tập quen, phàm cái gì vì tập quen không đổi đi được đều gọi là tập, như tập nhiễm .
④ Chim bay vì vụt.
⑤ Chồng, hai lần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập, ôn tập, luyện tập: Tự học; Tập viết; Học thì thường thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ);
② Thông thạo, quen thuộc, rõ, rành rẽ: Thông thạo việc binh; Không quen bơi lội; Ông chủ biết rõ (rành rẽ) người đó (Sử kí: Phạm Thư Sái Trạch liệt truyện). (Ngr) Thông thường, thường;
③ Tập quen, tập quán, thói quen, quen nết: Thói quen lâu đời; Thói xấu, tật xấu; Hủ tục; Tính tự nhiên của con người vốn gần giống nhau, nhưng vì tập theo thói quen bên ngoài mà dần dần xa cách nhau;
④ (văn) Chim học bay khi mới ra ràng;
⑤ Chồng lên, hai lần;
⑥ [Xí] (Họ) Tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo điều đã học mà làm ra, mà thi hành. Td: Học tập — Làm nhiều lần cho quen. Td: Luyện tập — Thói quen. Td: Tập quán.

Từ ghép 19

sao
chāo ㄔㄠ

sao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sao, chép lại
2. sao (đơn vị đo, bằng 1/1000 của thăng)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tịch thu. ◎ Như: "sao gia" tịch kí nhà cửa. ◇ Thủy hử truyện : "Na thì tố áp ti đích, đãn phạm tội trách, khinh tắc thích phối viễn ác quân châu, trọng tắc sao trát gia sản kết quả liễu tàn sanh tính mệnh" , , , (Đệ nhị thập nhị hồi) Thời đó đã làm áp tư mà phạm tội, nhẹ thì thích chữ vào mặt đày ra quân châu nước độc, nặng thì tịch thu gia sản, mất cả đến tính mạng.
2. (Động) Chép lại. ◎ Như: "sao tả" chép lại.
3. (Động) Đi tắt, đi rẽ. ◎ Như: "sao cận lộ tẩu" đi lối tắt.
4. (Động) Đánh, đoạt lấy. ◎ Như: "bao sao" đánh úp, tập kích, bao vây. ◇ Hậu Hán Thư : "Thì Hung Nô sổ sao quận giới, biên cảnh khổ chi" , (Quách Cấp truyện ) Bấy giờ quân Hung Nô đánh cướp nhiều lần ven các quận, vùng biên giới khổ sở.
5. (Động) Múc (bằng thìa, muỗng, ...). ◇ Tây du kí 西: "Tại na thạch nhai thượng sao nhất bả thủy, ma nhất ma" , (Đệ thất thập tứ hồi) Ở chỗ ven núi đá đó, múc một chút nước, chà xát một cái.
6. (Động) Chần (bỏ thức ăn vào nước sôi, nấu nhanh rồi vớt ra).
7. (Danh) Đơn vị dung tích thời xưa, bằng mười "toát" . Phiếm chỉ số lượng nhỏ.
8. (Danh) Họ "Sao".

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy qua. Tục gọi sự tịch kí nhà cửa là sao gia .
② Viết rõ ràng, như thủ sao bản tay viết, sao bản bản sao, v.v.
③ Ði rẽ. Ði lối rẽ cho đến trước gọi là sao cận lộ , bày trận đánh úp quân giặc gọi là bao sao .
④ Múc. Lấy thìa mà múc cháo gọi là sao.
⑤ Một phần nghìn của một thưng gọi là một sao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chép, sao lại, chép lại của người khác: Chép bài;
② Khám xét và tịch thu, khám bắt, lục soát: Khám ổ gian phỉ tịch thu được nhiều súng ống;
③ Đi tắt: Đi tắt;
④ (văn) Múc (bằng muỗng...);
⑤ Sao (bằng 1/1000 thưng);
⑥ Như [chao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cướp lấy, chiếm lấy — Dùng thìa muỗng mà múc đồ ăn — Chép lại.

Từ ghép 19

thích, xúc
qī ㄑㄧ

thích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thương, xót
2. thân thích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thuộc. ◎ Như: "ngoại thích" họ ngoại, "cận thích" họ hàng gần, "viễn thích" họ hàng xa. ◇ Nguyễn Trãi : "Binh dư thân thích bán li linh" (Kí cữu Dịch Trai Trần công ) Sau cơn loạn lạc, họ hàng thân thích nửa phần li tán.
2. (Danh) Cái "thích", một loại khí giới ngày xưa, tức là "phủ" cái búa, cũng dùng để múa.
3. (Danh) Buồn rầu, bi ai. ◎ Như: ◎ Như: "hưu thích tương quan" mừng lo cùng quan hệ. ◇ Hàn Dũ : "Nhược Việt nhân thị Tần nhân chi phì tích, hốt yên bất gia hỉ thích ư kì tâm" , (Tránh thần luận ) Như người Việt nhìn người Tần béo hay gầy, thản nhiên chẳng thêm vui hay buồn trong lòng.
4. (Danh) Họ "Thích".
5. (Động) Thân gần. ◇ Thư Kinh : "Vị khả dĩ thích ngã tiên vương" (Kim đằng ) Chưa thể thân cận với vua trước của ta.
6. (Động) Giận dữ, phẫn nộ. ◇ Lễ Kí : "Uấn tư thích" (Đàn cung hạ ) Giận thì phẫn nộ.
7. (Tính) Cấp bách, kíp gấp. § Thông "xúc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thương, như ai thích chi dong cái dáng thương xót.
② Lo, phàm sự gì đáng lo đều gọi là thích, như hưu thích tương quan mừng lo cùng quan hệ.
③ Thân thích, họ ngoại gọi là ngoại thích .
④ Cái thích, tức là cái búa, ngày xưa dùng làm đồ binh.
⑤ Một thứ để múa trong lúc hòa nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Buồn rầu, lo lắng (như , bộ ): Lo đau đáu;
② Xấu hổ, hổ thẹn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thích, bà con: Thân bằng; Họ ngoại;
② Buồn, lo, thương xót: Vui buồn có nhau, chia ngọt xẻ bùi. Cg. [xiuqi xiang guan]; Dáng vẻ thương xót;
③ Thân thích (bên họ ngoại): Ngoại thích;
④ Cái thích (một loại búa thời xưa dùng làm binh khí);
⑤ Một thứ để múa trong lúc hòa nhạc;
⑥ [Qi] (Họ) Thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ hàng bên ngoại, bên mẹ — Buồn. Lo.

Từ ghép 9

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau chóng. Td: Xúc tốc — Một âm khác là Thích. Xem Thích.
ảnh
yǐng ㄧㄥˇ

ảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bóng
2. tấm ảnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bóng. ◎ Như: "thụ ảnh" bóng cây. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hốt kiến song ngoại trì trung chiếu nhất nhân ảnh" (Đệ bát hồi) Chợt thấy trong ao ngoài cửa sổ phản chiếu một bóng người. ◇ Lí Bạch : "Cử bôi yêu minh nguyệt, Đối ảnh thành tam nhân" , (Nguyệt hạ độc chước ) Nâng chén mời trăng sáng, Đối bóng thành ba người.
2. (Danh) Hình, hình tượng, bức tượng. ◎ Như: "nhiếp ảnh" chụp hình. ◇ Thủy hử truyện : "Tả liễu Vũ Tùng hương quán, niên giáp, tướng mô dạng, họa ảnh đồ hình, xuất tam thiên quán tín thưởng tiền" , , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Kê rõ quê quán của Võ Tòng, tên tuổi, tướng mạo, vẽ hình ảnh, treo ba nghìn quan tiền thưởng.
3. (Động) Mô phỏng, rập theo. ◇ Văn tâm điêu long : "Hán chi phú tụng, ảnh tả Sở thế" , (Thông biến ) Phú tụng của nhà Hán, là mô phỏng theo đời nước Sở.
4. (Động) Ẩn nấp, che giấu. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến đối diện tùng lâm lí ảnh trước nhất cá nhân, tại na lí thư đầu tham não gia vọng" , (Đệ thập lục hồi) Chỉ thấy trong rừng thông trước mặt một người ẩn nấp, (ở chỗ đó) đang nghển đầu nhòm ngó ra xa.

Từ điển Thiều Chửu

① Bóng, cái gì có hình tất có bóng, nên sự gì có quan thiệp đến gọi là ảnh hưởng .
② Tấm ảnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Bức, tấm) ảnh: Ảnh chụp chung;
② Điện ảnh, chiếu bóng (nói tắt): Rạp chiếu bóng; Bình luận điện ảnh;
③ Bóng: Bóng cây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bóng — Bức hình, tấm hình.

Từ ghép 38

lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.