giá
jiā ㄐㄧㄚ, jià ㄐㄧㄚˋ

giá

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đóng ngựa vào xe
2. xe cộ
3. chuyến đi của vua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng ngựa, bò vào xe để kéo đi.
2. (Động) Cưỡi. ◎ Như: "giá hạc tây quy" 西 cưỡi hạc về tây, "đằng vân giá vụ" cưỡi mây.
3. (Động) Cầm lái. ◎ Như: "giá khí xa" lái xe, "giá phi cơ" lái máy bay.
4. (Động) Điều khiển, khống chế, chế ngự. ◎ Như: "tràng giá viễn ngự" tiết chế được cả phương xa.
5. (Động) Tiến hành. ◎ Như: "tịnh giá tề khu" trình độ tiến ngang nhau. § Cũng gọi là "phương giá tề khu" .
6. (Danh) Xe cộ. ◎ Như: "loan giá" xe vua, "chỉnh giá xuất du" sửa soạn xe đi chơi. § Ngày xưa, vua xuất hành có chia ra "đại giá" và "pháp giá" . "Đại giá" là nói về chuyến đi có nhiều xe theo hầu, "pháp giá" là nói về chuyến đi có ít xe theo hầu. Song đều gọi tắt là "giá". Vì thế nên gọi sự vua xuất hành là "giá".
7. (Danh) Ngày xưa dùng làm tiếng tôn xưng hoàng đế, vua chúa. ◎ Như: "hộ giá" theo phò vua, "giá băng" vua băng hà. ◇ Liêu trai chí dị : "Tương truyền giá tương xuất liệp" (Thành tiên ) Nghe đồn vua sắp đi săn.
8. (Danh) Tiếng dùng để xưng hô tôn trọng người khác. ◎ Như: "lao giá" làm phiền ngài (đến thăm, ...), "túc giá" chực đón ngài (đến chơi, ...).
9. (Danh) "Biệt giá" một chức quan giúp việc quan thứ sử, cũng như chức thông phán bây giờ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðóng xe ngựa (đóng ngựa vào xe).
② Giá ngự. Như tràng giá viễn ngự tiết chế được cả phương xa.
③ Xe cộ. Như vua xuất hành có chia ra đại giá và pháp giá . Ðại giá là nói về chuyến đi có nhiều xe theo hầu, pháp giá là nói về chuyến đi có ít xe theo hầu. Song đều gọi tắt là giá. Vì thế nên gọi sự vua xuất hành là giá.
④ Một tiếng dùng để xưng hô tôn trọng người khác. Như tạ ơn người ta đến thăm mình gọi là lao giá , ước hẹn đón người ta đến chơi gọi là túc giá .
⑤ Tiến hành. Như trình độ trình độ tiến ngang nhau gọi là tịnh giá tề khu . Cũng có khi gọi là phương giá tề khu .
⑥ Biệt giá một chức quan giúp việc quan thứ sử, cũng như chức thông phán bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng lừa ngựa vào xe, thắng (lừa, ngựa vào xe): Cái xe này nặng quá, phải đóng hai ngựa mới được;
② Xe ngựa: Sửa soạn xe đi chơi;
③ Lái, bẻ lái: Lái máy bay; ? Anh biết lái xe không?;
④ Đánh (xe ngựa, xe bò...);
⑤ (văn) Trội hơn;
⑥ (văn) Chế ngự, tiết chế, điều khiển, lèo lái, kiểm soát: Tiết chế tới những nơi xa;
⑦ (văn) Cách gọi có ý kính cẩn (để tôn xưng ngựa xe của người khác đến chơi nhà mình): Làm nhọc ngài đến thăm; Chực đón ngài đến chơi;
⑧ (văn) Vua chúa, hoàng đế.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng ngựa vào xe — Chỉ chung xe cộ — Xe vua đi. Chẳng hạn Xa giá — Thuyền — Chẳng hạn Giá trưởng ( người thuyền trưởng, hoặc người lái đò ).

Từ ghép 12

đốc
dǔ ㄉㄨˇ

đốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

dốc sức, dốc lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trung hậu, thành thật. ◎ Như: "đốc thật" một lòng thành thật.
2. (Tính) Bệnh nặng, bệnh tình trầm trọng. ◇ Sử Kí : "Chiêu Vương cưỡng khởi Ứng Hầu, Ưng Hầu toại xưng bệnh đốc" , (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Chiêu Vương cưỡng ép Ứng Hầu dậy, Ứng Hầu bèn cáo bệnh nặng.
3. (Động) Dốc lòng, kiên trì. ◎ Như: "đốc tín" dốc một lòng tin, "đôn đốc" dốc một lòng chăm chỉ. ◇ Luận Ngữ : "Đốc tín hiếu học, thủ tử thiện đạo" , (Thái Bá ) Vững tin ham học, giữ đạo tới chết.
4. (Phó) Chuyên nhất, hết sức. ◇ Lễ Kí : "Đốc hành nhi bất quyện" (Nho hành ) Một mực thi hành không mỏi mệt.
5. (Danh) Họ "Đốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Hậu, thuần nhất không có cái gì xen vào gọi là đốc, như đốc tín dốc một lòng tin, đôn đốc dốc một lòng chăm chỉ trung hậu, v.v. Luận ngữ: Ðốc tín hiếu học, thủ tử thiện đạo vững tin ham học, giữ đạo tới chết.
② Ốm nặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dốc lòng, trung thành: Dốc chí, dốc lòng; Bền bỉ không mệt mỏi;
② (Bệnh tình) trầm trọng: Nguy ngập, nguy cấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dày dặn ( nói về vải lụa ) — Rất. Lắm — Nói về bệnh tình nguy ngập.

Từ ghép 7

hiền, hiện
xián ㄒㄧㄢˊ

hiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

người có đức hạnh, tài năng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người có đức hạnh, tài năng. ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" đề cử người tài năng đức hạnh.
2. (Tính) Tốt lành, có tài đức. ◎ Như: "hiền thê lương mẫu" vợ lành mẹ tốt, "hiền thần" bề tôi tài đức.
3. (Tính) Dùng để kính xưng người ngang hàng hoặc thấp hơn mình. ◎ Như: "hiền đệ" (em), "hiền thê" (vợ).
4. (Tính) Nhọc nhằn.
5. (Động) Tôn sùng, coi trọng. ◇ Lễ Kí : "Quân tử hiền kì hiền nhi thân kì thân" (Đại Học ) Bậc quân tử tôn trọng người tài đức và thân yêu người thân của mình.
6. (Động) Vượt hơn, thắng, hơn. ◎ Như: "bỉ hiền ư ngô viễn hĩ" họ vượt hơn ta nhiều lắm vậy. ◇ Hàn Dũ : "Sư bất tất hiền ư đệ tử" (Sư thuyết ) Thầy không hẳn phải vượt hơn học trò.
7. (Đại) Tiếng kính xưng (ngôi thứ hai): ông, ngài. § Cũng như "công" , "quân" . ◇ Ngô Tiềm : "Tự cổ kỉ phiên thành dữ bại, tòng lai bách chủng xú hòa nghiên. Tế toán bất do hiền" , . (Vọng Giang Nam , Gia san hảo từ ) Từ xưa mấy phen thành với bại, từ nay trăm thứ xấu và đẹp. Tính kĩ chẳng phải vì ông.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiền, đức hạnh tài năng hơn người gọi là hiền.
② Thân yêu, như hiền hiền dịch sắc (Luận ngữ ) đổi lòng yêu sắc đẹp mà thân yêu người hiền.
③ Hơn, như bỉ hiền ư ngô viễn hĩ họ hiền hơn ta nhiều lắm vậy.
④ Tốt hơn.
⑤ Nhọc nhằn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Người) tài đức, (người) hiền đức, đức hạnh: Thánh hiền; Dùng người phải chọn kẻ tài đức;
② (cũ) Tôn xưng người bằng vai hoặc bậc dưới: Hiền đệ, Hiền thê, vợ hiền;
③ (văn) Ca ngợi, tán tụng;
④ (văn) Tốt hơn;
⑤ (văn) Nhọc nhằn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất tài giỏi — Có tài năng và đức độ — Tốt đẹp — Không phải là hiền lành theo nghĩa Việt Nam — Tên người tức Nguyễn Thượng Hiền, danh sĩ triều Nguyễn, hiệu là Mai sơn, người xã Liên bạt phủ Ứng hòa tỉnh Hà đông Bắc phần Việt Nam đậu Hoàng Giáp năm 1892, Thành Thái thứ 4, giữ chức Biên tu Sử quán ít lâu rồi cáo quan. Tác phẩm chữ Hán có Nam chi tập.

Từ ghép 29

hiện

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lỗ lớn — Một âm là Hiền. Xem Hiền.
lâu
lóu ㄌㄡˊ, lú ㄌㄨˊ

lâu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà lầu (hai tầng trở lên). ◎ Như: "cao lâu đại hạ" nhà lầu cao lớn. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kì hỉ dương dương giả hĩ" , , , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Lên lầu này, thì trong lòng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, sủng nhục đều quên hết, cầm chén rượu hứng gió, thích thú biết bao.
2. (Danh) Tầng (của nhà lầu). ◎ Như: "địa hạ lâu" tầng dưới mặt đất, "đệ ngũ lâu" tầng thứ năm.
3. (Danh) Phòng làm việc trong nhà lầu. ◎ Như: "luật sư lâu" phòng luật sư.
4. (Danh) Họ "Lâu".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà lầu, phàm vật gì có từng trên đều gọi là lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lầu, nhà gác: Một tòa lầu; Lầu giảng dạy; Lúc ấy mà lên lầu này thì tấm lòng rộng mở tinh thần yên vui, quên hết niềm yêu nỗi nhục (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
② Gác, tầng: Tầng một; Tầng hai; Lầu thượng.
③ [Lóu] (Họ) Lâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà nhiều tầng. Nhà lầu.

Từ ghép 22

lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giết
2. giãi bày
3. họ Lưu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại vũ khí thời xưa như cái búa ("phủ" , "việt" ).
2. (Danh) Họ "Lưu". ◎ Như: "Lưu Linh" .
3. (Động) Giết. ◇ Thư Kinh : "Trọng ngã dân, vô tận lưu" , (Bàn Canh thượng ) Tôn trọng dân ta, đừng giết hết.
4. (Tính) Cành lá thưa thớt, tiêu điều.

Từ điển Thiều Chửu

① Giết.
② Họ Lưu.
③ Giãi bày.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giết;
② (văn) Giãi bày;
③ [Liú] (Họ) Lưu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giết đi — Họ người.

Từ ghép 1

tắc
zé ㄗㄜˊ

tắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quy tắc
2. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "ngôn nhi vi thiên hạ tắc" nói ra mà làm phép tắc cho thiên hạ.
2. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "dĩ thân tác tắc" lấy mình làm gương.
3. (Danh) Đơn vị trong văn từ: đoạn, mục, điều, tiết. ◎ Như: "nhất tắc tiêu tức" ba đoạn tin tức, "tam tắc ngụ ngôn" ba bài ngụ ngôn, "thí đề nhị tắc" hai đề thi.
4. (Danh) Họ "Tắc".
5. (Động) Noi theo, học theo. ◇ Sử Kí : "Tắc Cổ Công, Công Quý chi pháp, đốc nhân, kính lão, từ thiếu" , , , , (Chu bổn kỉ ) Noi theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý, dốc lòng nhân, kính già, yêu trẻ.
6. (Liên) Thì, liền ngay. ◎ Như: "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
7. (Liên) Thì là, thì. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (với cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
8. (Liên) Lại, nhưng lại. ◎ Như: "dục tốc tắc bất đạt" muốn cho nhanh nhưng lại không đạt.
9. (Liên) Chỉ. ◇ Tuân Tử : "Khẩu nhĩ chi gian tắc tứ thốn nhĩ" (Khuyến học ) Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi.
10. (Liên) Nếu. ◇ Sử Kí : "Kim tắc lai, Bái Công khủng bất đắc hữu thử" , (Cao Tổ bổn kỉ ) Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đấy.
11. (Liên) Dù, dù rằng. ◇ Thương quân thư : "Cẩu năng lệnh thương cổ kĩ xảo chi nhân vô phồn, tắc dục quốc chi vô phú, bất khả đắc dã" , , (Ngoại nội ) Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không đông thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được.
12. (Phó) Là, chính là. ◇ Mạnh Tử : "Thử tắc quả nhân chi tội dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Đó chính là lỗi tại tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Nội các chế đồ khuôn mẫu gì đều gọi là tắc, nghĩa là để cho người coi đó mà bắt chước vậy. Như ngôn nhi vi thiên hạ tắc nói mà làm phép cho thiên hạ.
② Bắt chước.
③ Thời, lời nói giúp câu, như hành hữu dư lực tắc dĩ học văn làm cho thừa sức thời lấy học văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương mẫu, gương: Lấy mình làm gương;
② Quy tắc, chế độ, quy luật, phép tắc, khuôn phép: Quy tắc chung; Quy tắc cụ thể; Bốn phép tính; Nói ra mà làm khuôn phép cho cả thiên hạ;
③ (văn) Noi theo, học theo: Noi theo ý chí các bậc tiên liệt; Học theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý (Sử kí);
④ (văn) Thì, thì là, thì lại, nhưng... thì lại: Mưa ít thì hạn, mưa nhiều thì úng; Làm được những điều đó rồi mà còn thừa sức thì mới học văn chương; Trong thì trăm họ căm giận, ngoài thì chư hầu làm phản (Tuân tử); 退 Việc học tập cũng giống như thuyền đi nước ngược, không tiến thì là lùi; Cô ấy lúc bình thường im lặng ít nói, nhưng khi thảo luận trong nhóm thì lại thao thao bất tuyệt;
⑤ (văn) Là: Đó là lỗi tại tôi; Đó là cảnh tượng đại quan của ngôi lầu Nhạc Dương (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đó (Sử kí: Cao Tổ bản kỉ);
⑦ Dù, dù rằng, tuy (biểu thị ý nhượng bộ): Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không tăng thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được (Thương Quân thư); 稿 Bài văn tuy đã viết rồi, nhưng chỉ là một bản phác thảo;
⑧ (văn) (loại) Việc, bài: Ba bài;
⑨ (văn) Bậc, hạng: (Ruộng đất) phân làm chín bậc cao thấp (Hán thư);
⑩ (văn) Chỉ có: Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi (Tuân tử: Khuyến học thiên);
⑪ (văn) Trợ từ đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , ): Không phải tiếng gáy của gà (Thi Kinh: Tề phong, Kê minh);
⑫ (văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): Khi người kia tìm ta, chỉ sợ không được ta (Thi Kinh); ? Vì sao thế?;
⑬ (Họ) Tắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn phép phải theo. Td: Pháp tắc — Rập khuôn. Bắt chước — Thì. Ắt là. Thành ngữ: Cẩn tắc vô ưu ( thận trọng thì không phải lo sợ gì ).

Từ ghép 18

cực
jí ㄐㄧˊ

cực

phồn thể

Từ điển phổ thông

cực, tột cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột trụ nhà, rường cột nhà. ◇ Trang Tử : "Kì lân hữu phu thê thần thiếp đăng cực giả" (Tắc Dương ) Hàng xóm người ấy, có cả vợ chồng, tôi tớ, tì thiếp leo lên cột trụ nhà.
2. (Danh) Chỗ cao xa nhất, chỗ tận cùng. ◇ Thi Kinh : "Du du thương thiên, Hạt kì hữu cực?" , (Đường phong , Bảo vũ ) Trời xanh cao xa kia ơi, Bao giờ đến được chỗ tận cùng?
3. (Danh) Ngôi vua. ◎ Như: "đăng cực" lên ngôi vua.
4. (Danh) Chỗ chính giữa làm chuẩn tắc, khuôn mẫu. ◇ Thi Kinh : "Thương ấp dực dực, Tứ phương chi cực" , (Thương tụng , Ân vũ ) Kinh đô nhà Thương rất tề chỉnh, Làm khuôn mẫu cho các nước ở bốn phương.
5. (Danh) Chỉ sao Bắc cực.
6. (Danh) Khí cụ (như quả cân) để xác định trọng lượng (nặng nhẹ). ◇ Dật Chu thư : "Độ tiểu đại dĩ chánh, quyền khinh trọng dĩ cực" , (Độ huấn ) Đo lớn nhỏ thì dùng cái "chánh", cân nặng nhẹ dùng cái "cực".
7. (Danh) Đầu trục trái đất. ◎ Như: "nam cực" cực nam địa cầu, "bắc cực" cực bắc địa cầu.
8. (Danh) Biên tế, biên giới. ◇ Tuân Tử : "Vũ trung lục chỉ vị chi cực" (Nho hiệu ) Chỗ tận cùng của "lục chỉ" (trên, dưới và bốn phương hướng) gọi là "cực" , tức là biên tế.
9. (Danh) Số mục: triệu lần một triệu. § Các thuyết không thống nhất. ◇ Thái bình ngự lãm : "Thập thập vị chi bách, thập bách vị chi thiên, thập thiên vị chi vạn, thập vạn vị chi ức, thập ức vị chi triệu, thập triệu vị chi kinh, thập kinh vị chi cai, thập cai vị chi bổ, thập bổ vị chi tuyển, thập tuyển vị chi tái, thập tái vị chi cực" , , , , , , , , , , (Quyển thất ngũ dẫn Hán Ưng Thiệu , Phong tục thông ).
10. (Danh) Đầu điện. ◎ Như: "âm cực" cực điện âm, "dương cực" cực điện dương.
11. (Động) Tìm hiểu sâu xa, cùng cứu. ◇ Vương Sung : "Thánh nhân chi ngôn, (...), bất năng tận giải, nghi nan dĩ cực chi" , (...), , (Luận hành , Vấn Khổng ).
12. (Động) Khốn quẫn; làm cho khốn quẫn, nhọc nhằn. ◇ Mạnh Tử : "Kim vương điền liệp ư thử, bách tính văn vương xa mã chi âm, kiến vũ mao chi mĩ, cử tật thủ túc át nhi tương cáo viết: "Ngô vương chi hiếu điền liệp, phù hà sử ngã chí ư thử cực dã, phụ tử bất tương kiến, huynh đệ thê tử li tán." Thử vô tha, bất dữ dân đồng lạc dã" , , , : ", 使, , ." , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay nhà vua bày ra cuộc săn bắn ở đây, trăm họ nghe tiếng xe tiếng ngựa của vua, thấy nghi trượng vũ mao đẹp đẽ, đau đầu nhăn mũi (tỏ vẻ thống hận chán ghét) nói với nhau rằng: "Vua ta thích săn bắn, sao mà làm cho ta khốn quẫn nhọc nhằn đến thế, cha con không gặp mặt nhau, anh em vợ con li tán." Không có lí do nào khác, vua với dân không thể cùng vui thú như nhau được.
13. (Động) Tới, đến. ◇ Khang Hữu Vi : "Hành giả bất tri sở tòng, cư giả bất tri sở vãng; phóng hồ trung lưu, nhi mạc tri sở hưu; chỉ hồ nam bắc, nhi mạc tri sở cực" , ; , ; , (Thượng Thanh đế đệ lục thư ).
14. (Động) Tới cùng, lên tới điểm cao nhất. ◇ Thi Kinh : "Tuấn cực vu thiên" 駿 (Đại nhã , Tung cao ) Cao vút tới tận trời.
15. (Tính) Xa. ◇ Từ Hạo : "Địa cực lâm thương hải, Thiên diêu quá đẩu ngưu" , (Yết Vũ miếu ).
16. (Tính) Tận cùng, nhiều nhất, cao nhất. ◎ Như: "cực điểm" điểm cao nhất, "cực phong" ngọn núi cao nhất, chỉ người thủ lãnh cao nhất.
17. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "cực vi cao hứng" rất vui mừng, "mĩ cực liễu" đẹp quá.
18. § Thông "cức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nóc nhà, nay gọi các sự vật gì rất cao là cực là bởi nghĩa đó.
② Trước khi trời đất chưa chia rành rẽ gọi là thái cực , ngôi vua gọi là hoàng cực , vua lên ngôi gọi là đăng cực đều là ý nói rất cao không ai hơn nữa.
③ Phần cực hai đầu quả đất gọi là cực. Phần về phía nam gọi là nam cực , phần về phía bắc gọi là bắc cực .
④ Cùng cực, như ơn cha mẹ gọi là võng cực chi ân nghĩa là cái ơn không cùng, như cực ngôn kì lợi nói cho hết cái lợi, v.v.
⑤ Mỏi mệt, như tiểu cực hơi mệt.
⑥ Sự xấu nhất, khổ nhất.
⑦ Trọn, hết, mười năm gọi là một cực.
⑧ Ðến.
⑨ Cùng nghĩa với chữ cực .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nóc nhà;
② Chỗ cùng tột, chỗ tối cao, cực: Bắc cực; Cực dương;
③ Tột bực, hết mức: Mọi sự vật khi đạt đến chỗ cùng cực thì quay trở lại; Cực kì hung ác;
④ (pht) Rất, lắm, quá, vô cùng, rất mực, hết sức, tột bực...: Vô cùng căm phẫn; Rất vui mừng; Ngon quá, ngon ghê; Hay quá, hay ghê; Nóng quá, nóng chết người; Đến khi nghe Lương vương qua đời, Đậu thái hậu khóc rất bi ai (Sử kí: Lương Hiếu vương thế gia);
⑤ (văn) Mỏi mệt, mệt nhọc: Hơi mệt nhọc;
⑥ (văn) Sự xấu nhất khổ nhất, cùng cực;
⑦ (văn) Trọn, hết;
⑧ (văn) Đến;
⑨ (văn) Tiêu chuẩn: Lập nên tiêu chuẩn;
⑩ (văn) Như (bộ ). Xem [jí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng. Tận cùng. Chỗ chấm dứt. Chẳng hạn Cùng cực — Ngôi vua. Chẳng hạn Đăng cực ( lên ngôi ) — Rất. Lắm. Vô cùng — Cái đòn dông ở nóc nhà — Đầu trái đất. Khốn khổ. Chẳng hạn Cực nhục, Cực khổ.

Từ ghép 44

dạng
xiàng ㄒㄧㄤˋ, yàng ㄧㄤˋ

dạng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hình dạng, dáng vẻ
2. mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hình dạng, hình thức. ◎ Như: "đồ dạng" hình vẽ, "y dạng họa hồ lô" giống y một kiểu (ý nói chỉ là mô phỏng, bắt chước, thiếu sáng tạo).
2. (Danh) Chủng loại, dáng, kiểu, cách. ◎ Như: "các thức các dạng" lắm thứ nhiều loại. ◇ Tô Thức : "Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích, Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng" , (Tây hồ tuyệt cú 西) Liền trời lá biếc vô cùng tận, Ánh chiếu hoa sen một dáng hồng.
3. (Danh) Lượng từ: loại, thứ, món. ◎ Như: "kỉ dạng" mấy thứ, "tứ dạng nhi điểm tâm" bốn món điểm tâm, "lục dạng tiểu thái" sáu món nhắm.
4. (Danh) Vật phẩm dùng làm mẫu hay làm tiêu chuẩn. ◎ Như: "dạng phẩm" phẩm vật làm mẫu, "hóa dạng" mẫu hàng.
5. (Danh) Một tiếng xưng hô kính trọng bên Nhật Bản. ◎ Như: "mỗ dạng" ngài nào đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Hình dạng, chế tạo đồ gì cũng có cái mẫu để coi gọi là dạng.
② Loài, thứ, như kỉ dạng mấy thứ.
③ Một tiếng xưng hô kính trọng bên Nhật Bản, như mỗ dạng cũng như ta nói ông là ngài vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kiểu, hình dáng: Kiểu mới; Hai năm không gặp mặt, anh ấy vẫn như trước;
② Mẫu, mẫu mực: Mẫu hàng; Gương mẫu;
③ Loại, thứ, món, môn: Bốn món điểm tâm; Bài vở của nó môn nào cũng khá; Cửa hàng này có đủ các loại hàng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức — Kiểu — Loại. Thứ.

Từ ghép 22

trần
chén ㄔㄣˊ

trần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bụi bặm
2. trần tục
3. nhơ bẩn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bụi. ◎ Như: "trần hiêu" nơi ồn ào bụi bặm. ◇ Bạch Cư Dị : "Mãn diện trần hôi yên hỏa sắc" 滿 (Mại thán ông ) Mặt đầy sắc tro bụi khói lửa.
2. (Danh) Dấu vết, tung tích. ◎ Như: "tiền trần" sự nghiệp của tiền nhân để lại, "vọng trần vật cập" mến trọng cái dấu vết của người mà không thể kịp.
3. (Danh) Thế gian, cõi đời. ◎ Như: "hồng trần" chốn bụi hồng, cõi đời phồn hoa.
4. (Danh) Tỉ dụ chiến tranh, họa loạn. ◇ Ngụy thư : "Tứ phương tiệm thái, biểu lí vô trần" , (Tự Cừ Mông Tốn truyện ) Bốn phương dần dần yên ổn, trong ngoài không còn gió bụi loạn li.
5. (Danh) Đơn vị đo lường cực nhỏ. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Vi, trần, miểu, hốt..." , , , ... (Thì hiến chí nhất ).
6. (Danh) "Trần" (thuật ngữ Phật giáo). Phật cho sắc, tiếng, hương, vị, xúc và pháp là "lục trần" , nghĩa là bao nhiêu thứ ham muốn đều vì sáu món đó mà khởi lên làm loạn chân tính.
7. (Danh) Sách đạo Lão cho một đời là "nhất trần" .
8. (Danh) Họ "Trần".
9. (Tính) Dung tục, phàm tục. ◎ Như: "trần lậu" phàm tục thiển lậu.
10. (Tính) Dùng làm khiêm từ. ◎ Như: "trần mục" làm bẩn mắt ngài.
11. (Tính) Lâu. § Cũng như "trần" . ◇ Ngô Tiềm : "Ta vãng sự vị trần, tân sầu hoàn chức" , (Nhị lang thần , Từ ) Than ôi chuyện cũ chưa lâu, buồn mới đã kết.
12. (Động) Làm bốc bay bụi bẩn, làm cho dơ bẩn, ô nhiễm. ◇ Thi Kinh : "Vô tương đại xa, Chi tự trần hề" , (Tiểu nhã , Vô tương đại xa ) Đừng phụ đẩy xe to, Chỉ làm nhơ bẩn mình thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bụi, chỗ xe ngựa đông đúc gọi là trần hiêu .
② Dấu vết, như vọng trần vật cập mến trọng cái dấu vết của người mà không thể kịp.
③ Trần. Phật cho sắc, tiếng, hương, vị, xúc (chạm biết) và pháp là sáu trần, nghĩa là bao nhiêu thứ ham muốn bậy bạ đều vì sáu món đó mà khởi lên làm loạn chân tính.
④ Trần tục.
⑤ Nhơ bẩn.
⑥ Lâu, có ý nghĩa như chữ trần .
⑦ Sách đạo Lão cho một đời là nhất trần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bụi, bụi bặm: Trừ bụi, quét bụi; Máy hút bụi; Trên bàn có nhiều bụi;
② (cũ) Cõi trần, trần tục, cõi đời: Hồng trần;
③ (văn) Dấu vết: Ngưỡng vọng dấu vết của người mà không theo kịp;
④ (tôn) Trần: Sáu thứ ham muốn bậy bạ của con người (gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp);
⑤ (văn) Nhơ bẩn;
⑥ (văn) Lâu, cũ (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bụi đất — Chỉ sự nhơ bẩn — Chỉ cuộc đời. Đoạn trường tân thanh : » dưới trần mấy mặt làng chơi « — Vết tích — Chỉ sự nhỏ nhoi.

Từ ghép 33

thọ
shòu ㄕㄡˋ

thọ

phồn thể

Từ điển phổ thông

thọ, sống lâu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lâu dài, sống lâu. ◎ Như: "phúc thọ song toàn" hạnh phúc và sống lâu hoàn toàn cả hai (lời chúc tụng).
2. (Danh) Tuổi, niên kỉ. ◎ Như: "trung thọ" số tuổi bậc trung (có nhiều thuyết khác nhau: 60, 70, 80, 90 hoặc 100 tuổi gọi là "trung thọ").
3. (Danh) Ngày sinh nhật. ◎ Như: "chúc thọ" chúc mừng sinh nhật.
4. (Danh) Họ "Thọ".
5. (Động) Đời xưa đem vàng lụa tặng cho người tôn kính hay lấy rượu mà chuốc cũng gọi là "thọ". ◇ Sử Kí : "Nghiêm Trọng Tử phụng hoàng kim bách dật, tiền vi Nhiếp Chánh mẫu thọ" , (Nhiếp Chánh truyện ) Nghiêm Trọng Tử dâng một trăm dật vàng cho mẹ Nhiếp Chính làm lễ mừng.
6. (Tính) Chuẩn bị để dùng khi chết. ◎ Như: "thọ y" quần áo để mặc khi chết, "thọ mộc" quan tài để sẵn dùng khi chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Lâu dài. Có tuổi gọi là thọ. Trăm tuổi là thượng thọ . Tám mươi gọi là trung thọ .
② Ngày sinh nhật cũng gọi là thọ.
③ Chúc, đời xưa đem vàng lụa tặng cho người tôn kính hay lấy rượu mà chuốc cũng gọi là thọ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuổi già, sống lâu;
② Tuổi đời (khoảng thời gian của đời sống): Tuổi thọ, tính mạng;
③ Ngày sinh, sinh nhật: Ăn mừng sinh nhật;
④ (văn) Chết già;
⑤ (văn) Tặng vàng, lụa cho người khác;
⑥ (văn) Uống rượu chúc mừng người trên, chúc thọ;
⑦ [Shòu] (Họ) Thọ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Thọ 寿, .

Từ ghép 18

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.