thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

wǔ ㄨˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

múa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điệu múa, kiểu múa. ◎ Như: "ba lôi vũ" múa cổ điển Âu Châu (dịch âm tiếng Anh "ballet"). ◇ Thái Ung : "Vũ giả, nhạc chi dong dã; ca giả, nhạc chi thanh dã" , ; , (Nguyệt lệnh chương cú ).
2. (Danh) § Thông "Vũ" . Tên một nhạc khúc cổ.
3. (Danh) Họ "Vũ".
4. (Động) Múa (cử động có phép tắc, theo âm nhạc, v.v.). ◎ Như: "ca vũ" múa hát. ◇ Luận Ngữ : "Bát dật vũ ư đình" (Bát dật ).
5. (Động) Huy động, cử động. ◎ Như: "vũ kiếm" múa gươm, "thủ vũ túc đạo" múa tay giậm chân.
6. (Động) Hưng khởi. ◎ Như: "cổ vũ" khua múa.
7. (Động) Bay liệng. ◎ Như: "long tường phượng vũ" rồng bay phượng múa.
8. (Động) Xoay sở, múa may, ngoạn lộng. ◎ Như: "vũ văn" múa may chữ nghĩa, dùng văn chương hiểm hóc mà điên đảo thị phi. ◇ Văn tâm điêu long : "Nhược bất đạt chánh thể, nhi vũ bút lộng văn" , (Nghị đối ).
9. (Động) Hí lộng, đùa cợt. ◇ Liệt Tử : "Vi nhược vũ, bỉ lai giả hề nhược?" , ? (Trọng Ni ) Ta đùa tên này một trận, xem y làm gì?

Từ điển Thiều Chửu

① Múa, cầm cái quạt hay cái nhịp múa theo âm nhạc gọi là vũ.
② Cầm đồ binh diễn các môn võ nghệ cũng gọi là vũ. Như vũ kiếm múa gươm.
③ Hưng khởi. Nhân cái gì nó cảm xúc đến mình mà sinh ra lòng phấn khởi gọi là cổ vũ khua múa. Thủ vũ túc đạo múa tay dậm chân, v.v.
④ Bay liệng. Như long tường phượng vũ rồng bay phượng múa. Khí tượng hớn hở gọi là phi vũ , như mi phi sắc vũ mặt mày hớn hở.
⑤ Biến đổi, lật lọng, làm cho điên đảo thị phi, khiến cho người không can vặn vào đâu được gọi là vũ. Như vũ văn dùng văn chương hiểm hóc mà điên đảo thị phi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhảy múa, khiêu vũ, múa, vũ: Ca múa, ca vũ, múa hát; Múa kiếm; Rồng bay phượng múa;
② Giở trò, giở ngón, chơi, lật lọng, múa may: Múa may chữ nghĩa (văn chương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Múa lên để xem cho đẹp mắt. Td: Vũ khúc. Cung oán ngâm khúc : » Xiêm nghê nọ tả tơi trước gió, áo vũ kia lấp ló trong trăng « ( Áo vũ là áo mặc để múa ) — Múa may giỡn cợt. Td: Vũ lộng — Khen ngợi khuyến khích. Td: Cổ vũ.

Từ ghép 17

cuồng
jué ㄐㄩㄝˊ, kuáng ㄎㄨㄤˊ

cuồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

điên cuồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh điên rồ, bệnh dại. ◎ Như: "phát cuồng" phát bệnh rồ dại, "táng tâm bệnh cuồng" dở điên dở dại. ◇ Tô Thức : "Dư văn Quang Hoàng gian đa dị nhân, vãng vãng dương cuồng cấu ô, bất khả đắc nhi kiến" , , (Phương Sơn Tử truyện ) Tôi nghe miền Quang, Hoàng có nhiều dị nhân, thường giả cuồng bôi nhọ, không cho ai thấy.
2. (Danh) Họ "Cuồng".
3. (Tính) Ngông, ngạo mạn. ◎ Như: "cuồng vọng" ngông nghênh, "khẩu xuất cuồng ngôn" miệng nói lời ngông cuồng.
4. (Tính) Phóng túng, phóng đãng. ◎ Như: "cuồng phóng bất ki" phóng túng không kiềm chế.
5. (Tính) Mắc bệnh rồ, bệnh dại. ◎ Như: "cuồng nhân" người rồ, "cuồng khuyển" chó dại.
6. (Tính) Dữ dội, mãnh liệt. ◎ Như: "cuồng phong" gió dữ.
7. (Phó) Buông thả, không bó buộc, không câu thúc. ◎ Như: "cuồng tiếu bất dĩ" cười thỏa thích không thôi. ◇ Vương Duy : "Cuồng ca ngũ liễu tiền" (Võng xuyên nhàn cư ) Hát tràn trước năm cây liễu.
8. (Phó) Nhanh, gấp. ◎ Như: "cuồng bôn" chạy nhanh. ◇ Khuất Nguyên : "Cuồng cố nam hành, liêu dĩ ngu tâm hề" , (Cửu chương , Trừu tư ) Quay nhìn nhanh về nam, vui thỏa lòng ta hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh hóa rồ, như cuồng nhân người rồ, cuồng khuyển chó dại.
② Chí to nói ngông cũng gọi là cuồng.
③ Ngông cuồng, như cuồng thư kẻ trai gái vô hạnh.
④ Dữ dội, như cuồng phong gió dữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cuồng, điên cuồng, khùng, rồ dại: Phát điên;
② (Mừng) quýnh, rối rít: Mừng quýnh;
③ Dữ dội: Sụt giá dữ dội;
④ Ngông cuồng. 【】cuồng vọng [kuángwàng] Ngông cuồng, rồ dại: Anh ấy định thực hiện kế hoạch rồ dại của mình; Ông ta là một họa sĩ ngông cuồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chó dại — Điên rồ — Buông thả, không giữ gìn — Thế mạnh mẽ.

Từ ghép 25

mèi ㄇㄟˋ, mí ㄇㄧˊ, mì ㄇㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lạc, mất
2. mê, say, ham
3. lầm mê, mê tín
4. lờ mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lạc, không phân biệt phương hướng. ◎ Như: "mê lộ" lạc đường.
2. (Động) Lầm lạc. ◎ Như: "tài mê tâm khiếu" tiền bạc làm sai trái lòng người ta. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc" , (Khôn quái ) Người quân có chỗ đến (có việc gì làm), khởi lên trước thì lầm lạc, theo sau thì được (nên việc).
3. (Động) Mị hoặc, mất sáng suốt. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Phụng khuyến thế nhân hưu ái sắc, Ái sắc chi nhân bị sắc mê" , (Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp ) Khuyên nhủ người đời thôi ham thích sắc đẹp, Người ham thích sắc đẹp sẽ bị sắc đẹp làm cho mê muội.
4. (Động) Đắm đuối, say đắm, ham thích quá độ. ◎ Như: "nhập mê" say đắm, "trầm mê" chìm đắm.
5. (Tính) Không rõ ràng, làm cho rối trí, làm cho sai lầm. ◎ Như: "mê đồ" đường lối sai lạc, "mê cung" (1) đường lối quanh co, phức tạp, khó thấy được phương hướng để đi ra. (2) cục diện hỗn loạn, tình huống phức tạp khó tìm được giải pháp.
6. (Tính) Lờ mờ, mơ hồ, hôn loạn, tinh thần không được thanh sảng.
7. (Danh) Người ham thích, say đắm một thứ gì. ◎ Như: "ảnh mê" người say mê điện ảnh, "cầu mê" người mê túc cầu, "ca mê" người mê ca hát.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạc. Như mê lộ lạc đường.
② Lầm mê. Dùng thuốc hay dùng thuật làm cho người ta mê mẩn gọi là mê. Như mê dược thuốc mê.
③ Lờ mờ. Tinh thần lờ mờ không được thanh sảng gọi là mê.
④ Mê tín. Tâm say mê về một sự gì gọi là mê. Như mê tín tin nhảm, trầm mê mê mãi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không phân biệt được, lạc: Lạc đường;
② Say, mê, ham mê, say sưa, đắm đuối, thích: Say mê, đắm đuối; Chị ấy rất thích bơi; Mê bóng đá; Mê kịch, mê tuồng; Cảnh đẹp làm cho người ta say sưa; Tiền bạc làm mê lòng người;
③ Mê tín, mê muội, hão huyền, nhảm: Tin nhảm;
④ Người say mê, người ham thích: Anh ấy là người mê bóng chày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mơ hồ, không rõ — Sai lầm — Ham thích tới độ say đắm, không biết gì — Không biết gì nữa, không còn tỉnh táo. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chập chờn tỉnh cơn mê, rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn «.

Từ ghép 22

tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. học đi học lại, luyện tập
2. quen

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chim đập cánh nhiều lần học bay.
2. (Động) Học đi học lại. ◎ Như: "giảng tập" , "học tập" . ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
3. (Động) Biết rõ, hiểu. § Thông "hiểu" . ◇ Quản Tử : "Minh ư trị loạn chi đạo, tập ư nhân sự chi chung thủy giả dã" , (Chánh thế ) Rõ đạo trị loạn, biết sự trước sau của việc đời vậy.
4. (Danh) Sự việc, động tác làm đi làm lại nhiều lần.
5. (Danh) Thói quen. ◎ Như: "cựu tập" thói cũ, "ác tập" tật xấu, "tích tập nan cải" thói quen lâu ngày khó sửa. ◇ Luận Ngữ : "Tính tương cận dã, tập tương viễn dã" , (Dương Hóa ) Bản tính con người gần giống nhau, do tiêm nhiễm thói quen bên ngoài mới khác xa nhau.
6. (Danh) Người thân tín, thân cận. ◇ Lễ Kí : "Hữu quý thích cận tập" (Nguyệt lệnh ) Có người yêu quý thân cận.
7. (Danh) Họ "Tập".
8. (Phó) Quen, thạo, thường. ◎ Như: "tập kiến" thấy quen, thường nhìn thấy, "tập văn" nghe quen.
9. (Tính) Chập hai lần.

Từ điển Thiều Chửu

① Học đi học lại, như giảng tập , học tập , v.v.
② Quen, thạo. Như tập kiến thấy quen, tập văn nghe quen.
③ Tập quen, phàm cái gì vì tập quen không đổi đi được đều gọi là tập, như tập nhiễm .
④ Chim bay vì vụt.
⑤ Chồng, hai lần.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập, ôn tập, luyện tập: Tự học; Tập viết; Học thì thường thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ);
② Thông thạo, quen thuộc, rõ, rành rẽ: Thông thạo việc binh; Không quen bơi lội; Ông chủ biết rõ (rành rẽ) người đó (Sử kí: Phạm Thư Sái Trạch liệt truyện). (Ngr) Thông thường, thường;
③ Tập quen, tập quán, thói quen, quen nết: Thói quen lâu đời; Thói xấu, tật xấu; Hủ tục; Tính tự nhiên của con người vốn gần giống nhau, nhưng vì tập theo thói quen bên ngoài mà dần dần xa cách nhau;
④ (văn) Chim học bay khi mới ra ràng;
⑤ Chồng lên, hai lần;
⑥ [Xí] (Họ) Tập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo điều đã học mà làm ra, mà thi hành. Td: Học tập — Làm nhiều lần cho quen. Td: Luyện tập — Thói quen. Td: Tập quán.

Từ ghép 19

nghệ
yì ㄧˋ

nghệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trồng cây
2. tài năng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghề, tài năng, kĩ thuật. ◎ Như: "công nghệ" , "kĩ nghệ" .
2. (Danh) Đời xưa cho "lễ" , "nhạc" , "xạ" bắn, "ngự" cầm cương cưỡi ngựa, "thư" viết, "số" học về toán: là "lục nghệ" .
3. (Danh) Văn chương. ◇ Liêu trai chí dị : "Tri chế nghệ phủ?" (Lục phán ) Có rành văn chương cử nghiệp không?
4. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Quốc ngữ : "Tham dục vô nghệ" (Tấn ngữ bát ) Tham muốn không hạn độ.
5. (Danh) Họ "Nghệ".
6. (Động) Trồng. ◇ Mạnh Tử : "Thụ nghệ ngũ cốc" (Đằng Văn Công thượng ) Trồng trọt năm giống thóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề, tài năng, học vấn, kĩ thuật đều gọi là nghệ. Ðời xưa cho lễ , nhạc , xạ bắn, ngự cầm cương cưỡi ngựa, thư viết, số học về toán: là lục nghệ sáu nghệ.
② Văn. Như các sách vở gọi là nghệ văn chí .
Trước. Như nghệ tổ , cũng như ta nói thủy tổ .
④ Trồng. Như thụ nghệ ngũ cốc trồng tỉa năm giống thóc.
⑤ Cùng cực.
⑥ Chuẩn đích.
⑦ Phân biệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Công) nghệ, nghề, tài nghề, kĩ năng, kĩ thuật: Công nghệ;
② Nghệ thuật: Văn nghệ;
③ (văn) Trồng: Trồng tỉa ngũ cốc;
④ (văn) Cùng cực;
⑤ (văn) Chuẩn đích;
⑥ (văn) Phân biệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tài giỏi, khéo léo – Trồng trọt — Việc làm đòi hỏi sự khéo léo.

Từ ghép 17

cứ
jù ㄐㄩˋ

cứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngông ngáo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghênh ngang, ngạo mạn, vô lễ. ◎ Như: "cứ ngạo" hỗn láo, xấc xược.
2. (Động) Xoạc chân. § Thông "cứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngông láo.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ngạo nghễ, ngông láo: Trước thì hùng hổ, sau thì khúm núm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bướng bỉnh, không chịu tuân lời.

Từ ghép 1

khoan
kuān ㄎㄨㄢ

khoan

giản thể

Từ điển phổ thông

rộng rãi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng, rộng rãi, thênh thang: Đường rộng thênh thang; Vai rộng;
② Chiều ngang, chiều rộng: Con sông này rộng độ 500 mét;
③ Nới rộng, nới lỏng: Nới thắt lưng;
④ Khoan hồng, khoan dung, tha thứ: Xét xử khoan hồng; Thà cho điều lỗi đã qua;
⑤ Rộng rãi: Anh ta ăn tiêu rộng rãi hơn trước nhiều;
⑥ [Kuan] (Họ) Khoan.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 7

lí ㄌㄧˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cày ruộng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cày (nông cụ).
2. (Danh) Lượng từ: "nhất lê" : động từ mượn làm lượng từ. ◇ Lí Tuấn Dân : "Xuân không ái ái mộ vân đê, Phi quá tiền san vũ nhất lê" , (Vũ hậu ) Trời xuân lớp lớp mây chiều thấp, Trước núi bay qua, mưa (nhiều như) cày xới đất.
3. (Danh) Chỉ con bò nhiều màu lang lổ.
4. (Danh) Họ "Lê".
5. (Động) Cày ruộng. ◇ Cổ thi : "Cổ mộ lê vi điền, Tùng bách tồi vi tân" , (Khứ giả nhật dĩ sơ ) Mộ cổ cày làm ruộng, Tùng bách bẻ làm củi.
6. (Động) Hủy hoại, tiêu diệt. ◇ Minh sử : "Lê kì tâm phúc" (Diệp Đoái truyện ) Tiêu diệt bọn tâm phúc ở đó.
7. (Động) Cắt, rạch. § Thông "li" . ◎ Như: "li diện" rạch mặt.
8. (Tính) Tạp sắc, nhiều màu lang lổ.
9. (Tính) Đen. § Thông "lê" . ◇ Chiến quốc sách : "Hình dong khô cảo, diện mục lê hắc" , (Tần sách nhất ) Hình dung tiều tụy, mặt mày đen xạm.
10. (Tính) Đông đảo, nhiều người. § Thông "lê" . ◎ Như: "lê nguyên" dân chúng, bách tính.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ lê .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái cày;
② Cày (ruộng): Ruộng đã cày hai lượt;
③ 【】lê lão [lílăo] (văn) Người già.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Lê .

Từ ghép 1

nhẫm, nhậm
nèn ㄋㄣˋ, nín ㄋㄧㄣˊ, rèn ㄖㄣˋ

nhẫm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nghĩ, nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nhớ.
2. (Đại) Ấy, đó. ◎ Như: "nhẫm thì" lúc đó.
3. (Đại) Sao, gì, nào. § Dùng như "hà" .
4. (Đại) Nhân xưng ngôi thứ hai. § Thông "nhĩ" , "nâm" .
5. (Đại) Như thế, như vậy, thế, vậy. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã giá lí phủ năng, kiến phinh đình, tỉ trước na nguyệt điện Thường Nga dã bất nhẫm bàn sanh" , , 殿 (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Tôi nay mới được nhìn mặt đẹp, so với ả Hằng cung Nguyệt đã chắc được như thế chưa!

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ, nhớ.
② Như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Như thế, như vậy, thế, vậy: To gan thế; Không cần đến nhiều thế;
② Ấy, đó: Lúc đó, thời ấy;
③ (văn) Nghĩ, nhớ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ tới. Nhớ tới.

Từ ghép 1

nhậm

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (đph) Như thế, như vậy, thế, vậy: To gan thế; Không cần đến nhiều thế;
② Ấy, đó: Lúc đó, thời ấy;
③ (văn) Nghĩ, nhớ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.