nhất thiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tất cả, mọi thứ

Từ điển trích dẫn

1. Đồng loạt, nhất lệ, nhất luật. ◇ Ngũ đại sử bình thoại : "Thử đẳng hư văn, nghi nhất thiết cách bãi" , (Chu sử , Quyển thượng) Những hạng này chỉ là văn hão không thiết thực, nên một loạt bãi bỏ hết.
2. Tất cả, toàn bộ, hoàn toàn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ư thị liên dạ phân phái các hạng chấp sự nhân dịch, tịnh dự bị nhất thiết ứng dụng phan giang đẳng vật" , (Đệ lục thập tứ hồi) Ngay đêm đó, cắt đặt các người coi việc, cũng như sắp sẵn tất cả các thứ cần dùng như phướn, cán cờ, vân vân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tất cả.

chỉnh cá

giản thể

Từ điển phổ thông

toàn thể, toàn bộ, tất cả

cơ quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơ quan, tổ chức

Từ điển trích dẫn

1. Then chốt, bộ phận điều khiển cỗ máy.
2. Mưu kế. ◇ Lão Xá : "Tha bất tái hòa Cao Đệ đàm tâm liễu, phạ thị tẩu liễu chủy, tiết lộ liễu cơ quan" , , (Tứ thế đồng đường , Ngũ nhị) Bà sẽ không nói chuyện tâm sự với Cao Đệ (con gái cả của chồng) nữa, sợ lỡ miệng, để lộ mưu kế.
3. Tổ chức, cơ cấu.
4. Chỉ miệng. § Nguồn gốc: ◇ quỷ Cốc Tử : "Cố khẩu giả, cơ quan dã, sở dĩ bế tình ý dã" , , (Quyền thiên ). ◇ Tiêu Cám : "Cơ quan bất tiện, bất năng xuất ngôn" 便, (Dịch lâm , Tiểu súc chi mông ).
5. Khớp xương, đốt xương (trên thân thể người ta). ◇ Tố Vấn : "Cơ quan bất lợi giả, yêu bất khả dĩ hành, hạng bất khả dĩ cố" , , (Quyết luận ) Khớp xương mà không trơn tru, hông không đi được, gáy không quay đầu được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận điều khiển toàn bộ máy — Nơi điều khiển công việc.

Từ điển trích dẫn

1. Trọn bộ trứ tác.
2. Tổng tập, toàn thể thư tịch có cùng một tính chất hoặc của cùng một tác giả. § Còn gọi là "toàn thư" . ◎ Như: "Lỗ Tấn toàn tập" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trọn bộ sách.
thể
tī ㄊㄧ, tǐ ㄊㄧˇ

thể

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thân, mình
2. hình thể
3. dạng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Toàn thân. ◎ Như: "thân thể" thân mình, "nhục thể" thân xác, "nhân thể" thân người.
2. (Danh) Bộ phận của thân mình. ◎ Như: "chi thể" tay chân mình mẩy, "tứ thể" hai tay hai chân. ◇ Sử Kí : "Nãi tự vẫn nhi tử. Vương Ế thủ kì đầu, (...) Tối kì hậu, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng, Dương Vũ các đắc kì nhất thể" . , (...) , , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Hạng Vương) bèn tự đâm cổ chết. Vương Ế lấy cái đầu, (...) Cuối cùng, lang trung kị Dương Hỉ, kị tư mã Lữ Mã Đồng, lang trung Lữ Thắng và Dương Vũ mỗi người chiếm được một phần thân thể (của Hạng Vương).
3. (Danh) Hình trạng, bản chất của sự vật. ◎ Như: "cố thể" chất dắn, "dịch thể" chất lỏng, "chủ thể" bộ phận chủ yếu, "vật thể" cái do vật chất cấu thành.
4. (Danh) Lối, loại, cách thức, quy chế. ◎ Như: "biền thể" lối văn biền ngẫu, "phú thể" thể phú, "quốc thể" hình thức cơ cấu của một nước (thí dụ: "quân chủ quốc" nước theo chế độ quân chủ, "cộng hòa quốc" nước cộng hòa).
5. (Danh) Kiểu chữ viết (hình thức văn tự). ◎ Như: "thảo thể" chữ thảo, "khải thể" chữ chân.
6. (Danh) Hình trạng vật khối (trong hình học). ◎ Như: "chánh phương thể" hình khối vuông.
7. (Danh) Triết học gọi bổn chất của sự vật là "thể" . § Đối lại với công năng của sự vật, gọi là "dụng" . ◎ Như: nói về lễ, thì sự kính là "thể", mà sự hòa là "dụng" vậy.
8. (Động) Làm, thực hành. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân dĩ thân thể chi" (Phiếm luận ) Cho nên thánh nhân đem thân mà làm.
9. (Động) Đặt mình vào đấy. ◎ Như: "thể lượng" đem thân mình để xét mà tha thứ, "thể tuất dân tình" đặt mình vào hoàn cảnh mà xót thương dân.
10. (Tính) Riêng. ◎ Như: "thể kỉ" riêng cho mình.
11. (Phó) Chính bản thân. ◎ Như: "thể nghiệm" tự thân mình kiểm nghiệm, "thể hội" thân mình tận hiểu, "thể nhận" chính mình chân nhận.

Từ điển Thiều Chửu

① Thân thể. Nói tất cả một bộ phận gọi là toàn thể . Nói riêng về một bộ phận gọi là nhất thể . Bốn chân tay gọi là tứ thể .
② Hình thể. vật gì đủ các chiều dài chiều rộng chiều cao gọi là thể.
③ Sự gì có quy mô cách thức nhất định đều gọi là thể. Như văn thể thể văn, tự thể thể chữ, chính thể , quốc thể , v.v. Lại nói như thể chế cách thức văn từ, thể tài thể cách văn từ, đều do nghĩa ấy cả.
④ Ðặt mình vào đấy. Như thể sát đặt mình vào đấy mà xét, thể tuất đặt mình vào đấy mà xót thương, v.v.
⑤ Cùng một bực. Như nhất khái, nhất thể suốt lượt thế cả.
⑥ Một tiếng trái lại với chữ dụng dùng. Còn cái nguyên lí nó bao hàm ở trong thì gọi là thể . Như nói về lễ, thì sự kính là thể, mà sự hòa là dụng vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân thể: Thân thể;
② Thể, hình thể, chất: Vật thể; Toàn thể; Chất lỏng; Cá thể;
③ Thể, lối: Thể chữ, lối chữ; Thể văn;
④ Lĩnh hội, thể hội, thể nghiệm, đặt mình vào đấy: Thể nghiệm, nghiệm thấy; Đặt mình vào đấy để xét; Đặt mình vào đấy mà thương xót;
⑤ Thể (bản chất bao hàm bên trong, trái với dụng ), bản thể, bản chất;
⑥ Lí thuyết (trái với thực hành) Xem [ti].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thể kỉ [tiji]
① Của riêng. Cg. [tiji];
② Thân cận: Người thân cận. Xem [tê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân mình. Td: Thân thể — Hình trạng. Td: Thể khí — Cách thức. Td: Thể thơ — Hiểu rõ. Xét biết. Td: Thể tình .

Từ ghép 68

ám thể 暗體bài thể 俳體bản thể 本體bát thể 八體biển đào thể 扁桃體biển đào thể viêm 扁桃體炎biền thể 駢體biệt thể 別體cá thể 個體cầu thể 球體chính thể 政體chỉnh thể 整體chủ thể 主體cổ thể 古體cố thể 固體cổ thể thi 古體詩cơ thể 肌體cụ thể 具體cương thể 剛體dịch thể 液體đại thể 大體đoàn thể 團體giải thể 解體hình thể 形體hồn bất phụ thể 魂不附體khách thể 客體kháng thể 抗體khí thể 氣體lao công đoàn thể 勞工團體lập thể 立體lõa thể 裸體môi thể 媒體ngọc thể 玉體nhân thể 人體nhục thể 肉體quốc thể 國體suy thể 衰體sự thể 事體sử thể 史體tân thể 新體thánh thể 聖體thân thể 身體thật thể 實體thể cách 體格thể chế 體制thể diện 體面thể dục 體育thể hiện 體現thể lệ 體例thể lượng 體諒thể nghiệm 體驗thể phách 體魄thể tài 體裁thể thao 體操thể thiếp 體貼thể thống 體統thể thức 體式thể tích 體積thi thể 尸體thi thể 屍體thực thể 實體tinh thể 星體toàn thể 全體trọng thể 重體tứ thể 四體văn thể 文體vật thể 物體xích thể 赤體

Từ điển trích dẫn

1. Một bộ phận trong toàn thể.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một phần trong toàn thể.
sạn, sản
chǎn ㄔㄢˇ

sạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chẻ, vót

sản

phồn thể

Từ điển phổ thông

chẻ, vót

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chẻ, vót, tước.
2. (Động) Trừ bỏ, diệt trừ.
3. (Danh) Xẻng, mai, thuổng. § Cũng như "sạn" .
4. (Phó) Toàn bộ, đều cả. ◎ Như: "sản tân" hoàn toàn mới.

Từ điển Thiều Chửu

① Chẻ, vót.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chẻ, vót, gọt, nạo;
② Cái nạo (bằng sắt) (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt cỏ — Trừ diệt đi — Trừ loạn, làm cho đất nước được yên ổn.

Từ điển trích dẫn

1. Trách điều lỗi, trách bị. ◇ Tiết Dụng Nhược : "Trừng Không tức thâm tự cữu trách, khể thủ sám hối" , (Tập dị kí , Bình đẳng các ).
2. Tội lỗi. ◇ Vương Tây Ngạn 西: "Tự tòng tha nhất xuất thế, gia cảnh tựu nhất thiên bất như nhất thiên, nhân thử tiện thành vi toàn gia đích oán phủ, đam phụ liễu toàn bộ đích cữu trách" , , 便, (Cổ ốc , Đệ nhất bộ ngũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rầy mắng điều lỗi.
tần, tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

tần

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ ghép 4

tẫn

giản thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Tục dùng như chữ "tẫn" . ◇ Trần Nhân Tông : "Hoa ảnh chi đầu tẫn hướng đông" (Khuê sầu ) Bóng hoa đầu cành đều hướng về phía đông.
2. Giản thể của chữ .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tận, hết, hết sức, cố gắng: Hết sức giúp đỡ các anh; Chúng ta cố làm cho thật nhanh; Hết số; Tính hết nước;
② Trong vòng, dưới mức: Làm trong vòng 3 ngày;
③ Nhường... trước;
④ Mãi... cùng, tít... cùng: Ngồi ở tít trên cùng; Ở mãi dưới cùng; Mãi tận trong cùng;
⑤ (đph) Mãi: Cứ trách anh ấy mãi cũng không ổn. Xem [jìn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

tận

giản thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Tục dùng như chữ "tẫn" . ◇ Trần Nhân Tông : "Hoa ảnh chi đầu tẫn hướng đông" (Khuê sầu ) Bóng hoa đầu cành đều hướng về phía đông.
2. Giản thể của chữ .
3. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, tận: Lấy không hết; Vô tận; Nghĩ hết mọi cách;
② Hết sức, vô cùng: Hết sức tốt đẹp. 【】tận lực [jìnlì] Tận lực, hết sức: Hết sức giúp đỡ mọi người;
③ Dốc hết, hết, tận: Dốc hết toàn lực; Tận tâm, hết lòng;
④ Làm tròn, tận: Làm tròn nghĩa vụ của mình; Tận trung;
⑤ Đều, toàn, hoàn toàn, hết, tất cả, hết thảy, suốt, mọi, đủ mọi: Trong vườn trồng rất nhiều cây, không thể kể hết ra được; Trong gian nhà nhỏ của anh ấy toàn là sách; Đây toàn là hàng ngoại; Nếm đủ mùi cay đắng; Mọi người đều biết; Bọn bề tôi ngăn cản công việc và làm hại những người có tài, hết thảy đều được làm vạn hộ hầu (Lí Lăng); Suốt tháng mười hai, trong quận không có một tiếng động (Hán thư). 【】tận giai [jìnjie] (văn) Tất cả đều, thảy đều, hết cả: Kĩ nữ ba trăm người, tất cả đều hạng quốc sắc (Lạc Dương già lam kí); Đất bằng và gò cao, đều làm ngập hết cả (Lã thị Xuân thu); 【】tận thị [jìnshì] Toàn bộ là, đều là: Toàn là sản phẩm mới; Quan san khó vượt, ai thương cho kẻ lạc đường; bèo nước gặp nhau, thảy đều là người đất khách (Vương Bột: Đằng vương các tự);
⑥【】đại tận [dàjìn] Tháng đủ 30 ngày; 【】 tiểu tận [xiăo jìn] Tháng thiếu (chỉ có 29 ngày). Xem [jên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tận .

Từ ghép 2

toàn nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

toàn bộ

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.