cức
jí ㄐㄧˊ

cức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây gai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây gai, một thứ cây gỗ dắn ruột đỏ nhiều gai. § Cây "cức" hay móc áo người, người đi đường rất sợ, cho nên đường xá hiểm trở gọi là "kinh cức" .
2. (Danh) Vũ khí cán dài. § Thông "kích" .
3. (Danh) § Xem "tam hòe cửu cức" .
4. (Danh) Họ "Cức".
5. (Tính) Khó khăn, nguy khốn. ◇ Thi Kinh : "Duy viết vu sĩ, Khổng cức thả đãi" , (Tiểu nhã , Vũ vô chánh ) Chỉ nói việc đi làm quan, Rất khốn khó và nguy hiểm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây gai, một thứ cây gỗ dắn ruột đỏ nhiều gai, hay móc áo người, người đi đường rất sợ, cho nên đường xá hiểm trở gọi là kinh cức , như kinh thiên cức địa trời đất chông gai, ý nói loạn lạc không chỗ nào yên vậy, sự gì khó làm được cũng gọi là cức thủ . Ðời Ngũ Ðại học trò vào thi hay làm rầm, quan tràng bắt trồng gai kín cả xung quang tràng thi, cấm ra vào ồn ào, nên gọi thi hương thi hội là cức vi .
② Ngày xưa gọi là ba quan công chín quan khanh là tam hòe cửu cức , vì thế đời sau mới gọi các quan to là cức, như cức khanh , cức thự dinh quan khanh, v.v.
③ Kíp, Kinh Thi có câu: Khổng cức thả đãi rất kíp và nguy, vì thế những người đang có tang tự xưng là cức nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gai;
② Cây táo gai;
③ (văn) Quan to: Quan khanh; Dinh quan khanh;
④ (văn) Kíp, gấp: Rất gấp và lại nguy (Thi Kinh); Người đang có tang (đang có việc gấp).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gai của cây.

Từ ghép 11

trúc
zhú ㄓㄨˊ, zhù ㄓㄨˋ

trúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

xây cất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đắp đất, nện đất cho cứng.
2. (Động) Xây đắp, xây dựng. ◎ Như: "kiến trúc" xây cất, "trúc lộ" làm đường.
3. (Động) Đâm, chọc. ◇ Tây du kí 西: "Tha tràng thượng lai, bất phân hảo đãi, vọng trước Bồ Tát cử đinh ba tựu trúc" , , (Đệ bát hồi) Nó xông tới, không cần phân biệt phải trái gì cả, nhắm vào Bồ Tát, đâm cái đinh ba.
4. (Danh) Nhà ở. ◎ Như: "tiểu trúc" cái nhà nhỏ xinh xắn.
5. (Danh) Đồ bằng gỗ dùng để đập đất, phá tường.
6. (Danh) Họ "Trúc".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắp đất, lèn đất. Xây đắp cái gì cũng phải lên cái nền cho tốt đã, cho nên các việc xây đắp nhà cửa đều gọi là kiến trúc .
② Nhà ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xây, làm, bắc, đắp, trúc: Kiến trúc; Xây công sự; Đắp (làm) đường; Bắc cầu;
② (văn) Nhà ở. Xem [zhú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xây đắp, xây cất. Td: Kiến trúc.

Từ ghép 3

nhụ, nhục, nậu
ròu ㄖㄡˋ, rù ㄖㄨˋ

nhụ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo tốt, núng nính những thịt — Một âm là Nhục. Xem Nhục.

Từ ghép 23

nhục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thịt
2. cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịt: Thịt heo; Bắp thịt;
② Cơm, cùi, nhục, thịt (phần nạc của trái cây): Trái vải dày cơm; Nhãn nhục;
③ Phần xác thịt: Sự ham muốn về xác thịt; Hình phạt về xác thịt;
④ Nẫu: 西 Dưa hấu nẫu ruột;
⑤ (đph) Chậm chạp: Anh ấy làm việc chậm chạp lắm; Tính chậm chạp;
⑥ (văn) Mập mạp, đẫy đà, nở nang;
⑦ (văn) Làm cho trở thành thịt: Làm cho người chết sống lại và làm cho xương trở nên thịt (Tả truyện);
⑧ (văn) Phần ngoài lỗ của đồng tiền hay đồ ngọc có lỗ (phần trong gọi là háo ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt. Td: Ngưu nhục (thịt bò) — Xác thịt. Thân xác. Td: Nhục dục —Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhục, khi viết thành bộ thì viết là .

Từ ghép 23

nậu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt. ◎ Như: "cơ nhục" bắp thịt, "kê nhục" thịt gà, "trư nhục" thịt heo, "ngưu nhục" thịt bò.
2. (Danh) Thể xác. § Đối lại với "tinh thần" . ◎ Như: "nhục dục" ham muốn về xác thịt, "nhục hình" hình phạt trên thân thể, "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (chỉ có phần thân xác mà không có tinh thần).
3. (Danh) Cơm, cùi (phần nạc của trái cây). ◎ Như: "quả nhục" cơm trái. ◇ Thẩm Quát : "Mân trung lệ chi, hạch hữu tiểu như đinh hương giả, đa nhục nhi cam" , , (Mộng khê bút đàm ) Trái vải xứ Mân (Phúc Kiến), hột có cái nhỏ như đinh hương, nhiều cơm trái mà ngọt.
4. (Tính) Nhũn, mềm, không dòn. ◎ Như: "giá tây qua nhương nhi thái nhục" 西 múi dưa hấu này nhũn quá.
5. (Phó) Chậm chạp. ◎ Như: "tố sự chân nhục" làm việc thật là chậm chạp.
6. § Cũng đọc là "nậu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt. Là do chất như lòng trắng trứng gà cấu tạo nên, là chất mềm chơn để bao bọc gân xương cho các giống động vật. Nay ta gọi trong họ thân là cốt nhục nghĩa là cùng một ông cha sinh đẻ san sẻ ra vậy.
② Phần xác thịt, như nhục dục cái ham muốn về xác thịt, như rượu chè trai gái, v.v. Cũng viết là . Nhục hình hình phạt đến da thịt, như kìm kẹp xẻo đánh, v.v. đều nói về ngoài xác thịt cả. Những kẻ vô học vô tri gọi là hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi, nói kẻ chỉ có phần xác mà không có tinh thần vậy.
③ Thịt ăn. Các thứ thịt giống vật có thể ăn được đều gọi là nhục. Người giầu sang gọi là nhục thực . Lấy thế lực mà ăn hiếp người gọi là ngư nhục , như ngư nhục hương lí hà hiếp làng mạc.
④ Cùi, cùi các thứ quả.
⑤ Một âm là nhụ. Bắp thịt nở nang, mập mạp.
⑥ Cũng đọc là chữ nậu.
cục
jú ㄐㄩˊ

cục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ván (cờ), cuộc, bữa
2. phần, bộ phận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức (trong đoàn thể hay cơ quan chính phủ để phân công làm việc). ◎ Như: "bưu cục" cục bưu điện, "giáo dục cục" cục giáo dục.
2. (Danh) Cửa tiệm, hiệu buôn. ◎ Như: "dược cục" tiệm thuốc, "thư cục" hiệu sách.
3. (Danh) Phần, bộ phận. ◇ Lễ Kí : "Tả hữu hữu cục, các ti kì cục" , (Khúc lễ thượng ) (Trong quân) bên trái bên phải có bộ phận riêng, bên nào phận sự nấy.
4. (Danh) Bàn cờ. ◇ Đỗ Phủ : "Lão thê họa chỉ vi kì cục, Trĩ tử xao châm tác điếu câu" , (Giang thôn ) Vợ già vẽ giấy làm bàn cờ, Lũ trẻ đập kim làm móc câu.
5. (Danh) Lượng từ: bàn, ván (cờ, thể thao). ◎ Như: "đối dịch lưỡng cục" hai ván cờ.
6. (Danh) Việc tụ họp (yến tiệc, vui chơi). ◎ Như: "phạn cục" tiệc tùng, "bài cục" bài bạc.
7. (Danh) Tình huống, hình thế. ◎ Như: "thì cục" thời cuộc, "nguy cục" tình huống nguy hiểm.
8. (Danh) Kết cấu, tổ chức. ◎ Như: "cách cục" cấu trúc từng phần có lề lối, "bố cục" sự phân bố mạch lạc, cấu trúc.
9. (Danh) Khí lượng, bụng dạ. ◎ Như: "khí cục" khí lượng, "cục lượng" phẩm cách độ lượng.
10. (Danh) Kế, tròng. ◎ Như: "phiến cục" trò lừa, "mĩ nhân cục" mĩ nhân kế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vương Hi Phượng độc thiết tương tư cục" (Đệ thập nhị hồi) Vương Hy Phượng độc ác, bày kế tương tư.
11. (Động) Cong, khom. § Thông "cục" . ◇ Thi Kinh : "Vị thiên cái cao, Bất cảm bất cục" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Bảo rằng trời cao, (Nhưng) không dám không khom lưng.
12. (Động) Gò bó, câu thúc, hạn chế. § Thông "câu" . ◎ Như: "cục hạn" giới hạn, "cục ư nhất ngung" gò bó vào một góc.
13. (Tính) Cuốn, cong. ◇ Thi Kinh : "Dư phát khúc cục" (Tiểu nhã , Thải lục ) Tóc em quăn rối.
14. (Tính) Chật, hẹp. ◎ Như: "phòng gian thái cục xúc tẩu động bất tiện" 便 nhà cửa chật hẹp đi lại không tiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Cuộc, bộ phận. Chia làm bộ phận riêng đều gọi là cục, như việc quan chia riêng từng bọn để làm riêng từng việc gọi là chuyên cục , cho nên người đương sự gọi là đương cục người đang cuộc, cục nội trong cuộc, cục ngoại ngoài cuộc, v.v. Nghề đánh bạc cũng chia mỗi người một việc cho nên cũng gọi là cục. Mỗi một ván cờ gọi là một cục (một cuộc). Thời thế biến thiên như thể bàn cờ, cho nên gọi việc nước vận đời là đại cục hay thời cục .
② Khí phách độ lượng của một người cũng gọi là cục. Như khí cục , cục lượng , v.v. nghĩa là cái độ lượng dung được là bao nhiêu vậy.
③ Co, như cục xúc co quắp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn cờ: Bàn cờ;
② Ván cờ, cuộc cờ: Đánh một ván cờ;
③ Tình hình, tình thế: Tình hình, tình thế; Tình hình chiến tranh;
④ Tròng, kế: Bày kế để lừa tiền của;
⑤ Cuộc, việc: Người trong cuộc thường không tỉnh táo, việc mình thì quáng; Ngoài cuộc; Việc lớn, việc nước;
⑥ Khí lượng (khí phách và độ lượng) của con người: Bụng dạ, độ lượng; Khí lượng, độ lượng;
⑦ Hiệu: Hiệu sách; Hiệu bán hoa quả;
⑧ Bộ phận: Bộ phận, cục bộ; Toàn bộ (cục);
⑨ Cục: Cục chuyên gia; Cục đường sắt;
⑩ Ti: Ti công an (tỉnh);
⑪ Bộ: Bộ chính trị;
⑫ (văn) Co lại. 【】cục xúc [júcù] a. Nhỏ, hẹp: 便 Nhà cửa chật hẹp đi lại không tiện; b. (Thời giờ) eo hẹp, ngắn ngủi: Thời gian ba ngày ngắn quá, e làm không xong; c. Mất tự nhiên: Cảm thấy bồn chồn không yên, cảm thấy hồi hộp không yên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thu nhỏ. Co ngắn lại — Một phần trong toàn thể — Cong, gãy khúc — Sòng bạc — Lúc. Vận hội — Sự sắp đặt cho một việc gì. Ta gọi là Cuộc — Sự rộng hẹp của lòng dạ một người.

Từ ghép 44

nha, nhã
yā ㄧㄚ, yá ㄧㄚˊ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nha — Một âm là Nhã. Xem Nhã.

nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, hay, luôn
2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thể tài trong "Thi Kinh" . Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có "Đại nhã" và "Tiểu nhã" .
2. (Danh) Tình bạn, tình thân, giao tình. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã" , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.
3. (Danh) Tên sách. § Sách "Nhĩ nhã" thường gọi tắt là "nhã". Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là "nhã". ◎ Như: "dật nhã" , "quảng nhã" .
4. (Danh) Một thứ âm nhạc.
5. (Danh) Họ "Nhã".
6. (Tính) Chính, đúng. ◇ Luận Ngữ : "Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả" . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.
7. (Tính) Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.
8. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "văn nhã" nho nhã, lịch sự, "nhã quan" đẹp mắt.
9. (Phó) Cho nên, do đó. ◇ Sử Kí : "Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công" , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.
10. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "nhã thiện cổ sắt" rất giỏi đánh đàn sắt.
11. (Phó) Tiếng kính xưng đối với người khác. ◎ Như: "nhã giáo" xin chỉ dạy, "nhã giám" xin soi xét.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
② Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
③ Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
④ Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
⑤ Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
⑥ Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
⑦ Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
⑧ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng: Nho nhã, lịch sự;
② Nhã ý;
③ Xưa nay, vốn thường: Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ; Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau; Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
④ (văn) Thường: Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ);
⑤ (văn) Chính: Đại nhã (trong Kinh Thi); Tiểu nhã (trong Kinh Thi);
⑥ (văn) Rất, lắm: Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư: Dương Uẩn truyện);
⑦ (văn) Tên sách: Nhĩ nhã; Quảng nhã;
⑧ Một loại âm nhạc xưa (dùng trong chốn triều đình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh tốt lành — Đẹp đẽ thanh cao — Chỉ thiên Đại nhã trong kinh Thi, nói về công nghiệp nhà Chu. Còn gọi là Chu nhã. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã « — Một âm Nha. Xem Nha.

Từ ghép 38

thiền, thiện
chán ㄔㄢˊ, shàn ㄕㄢˋ, tán ㄊㄢˊ

thiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lặng nghĩ suy xét
2. thiền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc niệm, tĩnh lặng, thiền: Ngồi mặc niệm, ngồi thiền;
② Thiền, Phật: Xem . Xem [shàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, phiên âm của tiếng Phạn ( Dhyana tức Thiền na ), chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lí nhà Phật. Cung oán ngâm khúc : » Liệu thân này với cơ thiền phải nao « — Một âm là Thiện. Xem Thiện.

Từ ghép 13

thiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quét đất để tế
2. trao cho, truyền cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên tử) nhường ngôi, truyền ngôi (cho người khác): Nhường ngôi;
② (văn) Quét đất để tế. Xem [chán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền lại. Đưa lại — Xem Thiền.

Từ ghép 2

thận
shèn ㄕㄣˋ

thận

phồn thể

Từ điển phổ thông

thận trọng, cẩn thận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dè chừng, cẩn thận. ◇ Đỗ Phủ : "Thận vật xuất khẩu tha nhân thư" (Ai vương tôn ) Cẩn thận giữ miệng, (coi chừng) kẻ khác rình dò.
2. (Động) Coi trọng. ◇ Tuân Tử : "Tất tương thận lễ nghi, vụ trung tín nhiên hậu khả" , (Cường quốc ) Ắt phải coi trọng lễ nghi, chuyên chú ở trung tín, thì sau đó mới được.
3. (Phó) Chớ, đừng (dùng với "vật" , "vô" , "vô" ). ◇ Sử Kí : "Cẩn thủ Thành Cao, tắc Hán dục thiêu chiến, thận vật dữ chiến" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hãy giữ Thành Cao cho cẩn mật, nếu quân Hán khiêu chiến, thì chớ đánh nhau với chúng.
4. (Danh) Họ "Thận".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cẩn thận, dè chừng: Cẩn thận; Dè chừng lúc ở một mình; Không thể không dè chừng (Mặc tử); Nghe nhiều nhưng điều gì còn nghi ngờ thì tạm để đó, cẩn thận nói ra những phần khác, thì ít có sai lầm (Luận ngữ: Vi chính);
② (văn) Chớ, đừng (dùng kèm với những từ phủ định như để biểu thị sự ngăn cấm hoặc ngăn cản): ! Tấn đem hết binh lực trong nước để cứu Tống, việc của Tống tuy gấp, nhưng chớ có đầu hàng Sở, binh của Tấn nay đã đến rồi! (Sử kí: Trịnh thế gia); Ông chớ có làm rùm beng, tôi đang rình xét nó đây (Tam thủy tiểu độc: Phi Yên truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ gìn, không dám coi thường — Coi làm trọng — Suy nghĩ.

Từ ghép 4

tổ
qū ㄑㄩ, zǔ ㄗㄨˇ

tổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây tơ mỏng và to bản
2. liên lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây thao (để đeo ấn tín ngày xưa). ◇ Sử Kí : "Tử Anh dữ thê tử tự hệ kì cảnh dĩ tổ, hàng Chỉ Đạo bàng" , (Lí Tư truyện ) Tử Anh cùng vợ con tự buộc dây thao vào cổ, đầu hàng ở đất Chỉ Đạo.
2. (Danh) Mượn chỉ chức quan. ◎ Như: "giải tổ" từ bỏ chức quan.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị vật phẩm hoặc người: bộ, nhóm, tổ. ◎ Như: "nhất tổ trà cụ" một bộ đồ trà, "phân lưỡng tổ tiến hành" chia làm hai nhóm tiến hành.
4. (Động) Cấu thành, hợp thành. ◎ Như: "tổ thành nhất đội" hợp thành một đội.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây thao, đời xưa dùng dây thao để đeo ấn, cho nên gọi người bỏ chức quan về là giải tổ .
② Liên lạc, như tổ chức liên lạc nhau lại làm một sự gì, một bộ đồ cũng gọi là nhất tổ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, tổ chức (lại): Hợp (tổ chức) thành một đội;
② Tổ, nhóm, bộ: Nhóm (tổ) đọc báo; Nhóm từ;
③ Dây thao (ngày xưa dùng để đeo ấn): Cổi bỏ dây thao (bỏ chức quan về).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây tơ — Giải mũ — Nối lại. Kết lại — Một nhóm người kết hợp lại. Td: Tiểu tổ.

Từ ghép 14

kế, kết
jì ㄐㄧˋ, jiē ㄐㄧㄝ, jié ㄐㄧㄝˊ

kết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thắt nút
2. kết, bó
3. liên kết
4. kết hợp
5. ra quả, kết quả

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thắt nút dây. ◎ Như: "kết võng" thắt lưới, "kết thằng" thắt mối dây. Đời xưa chưa có chữ, cứ mỗi việc thắt một nút dây để làm ghi gọi là "kết thằng chi thế" hay "kết thằng kí sự" .
2. (Động) Cùng gắn bó với nhau. ◎ Như: "kết giao" làm bạn với nhau, "kết hôn" gắn bó làm vợ chồng.
3. (Động) Xây dựng, lập nên. ◎ Như: "kết lư" làm nhà.
4. (Động) Cấu thành, hình thành. ◎ Như: "kết oán" , "kết hận" đều nghĩa là gây ra sự oán hận cả. § Nhà Phật cũng gọi những mối oan thù kiếp trước là "kết".
5. (Động) Đông lại, đọng lại. ◎ Như: "kết băng" nước đóng lại thành băng, "kết hạch" khí huyết đọng lại thành cái hạch.
6. (Động) Ra trái, ra quả. ◇ Tây du kí 西: "Tiên đào thường kết quả" (Đệ nhất hồi) Đào tiên thường ra quả.
7. (Động) Thắt gọn, tóm lại. ◎ Như: "tổng kết" tóm tắt lại, thắt gọn lại bằng một câu, "cam kết" làm tờ cam đoan để cho quan xử cho xong án.
8. (Danh) Nút, nơ. ◎ Như: "đả kết" thắt nút, "hồ điệp kết" nơ hình con bướm.
9. (Danh) Giấy cam đoan, bảo chứng. ◎ Như: "bảo kết" tờ cam kết.

Từ điển Thiều Chửu

① Thắt nút dây. Ðời xưa chưa có chữ, cứ mỗi việc thắt một nút dây để làm ghi gọi là kết thằng chi thế hay kết thằng kí sự . Tết dây thao đỏ lại để làm đồ trang sức cũng gọi là kết.
② Cùng kết liên với nhau, như kết giao kết bạn với nhau, kết hôn kết làm vợ chồng, v.v.
③ Cố kết, như kết oán , kết hận đều nghĩa là cố kết sự oán hận cả. Nhà Phật cũng gọi những mối oan thù kiếp trước là kết.
④ Ðông lại, đọng lại. Như kết băng nước đóng lại thành băng, kết hạch khí huyết đọng lại thành cái hạch, v.v.
⑤ Kết thành quả, các loài thực vật ra hoa thành quả gọi là kết quả .
⑥ Thắt gọn, như tổng kết tóm tắt lại, thắt gọn lại bằng một câu; cam kết làm tờ cam đoan để cho quan xử cho xong án, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thắt, đan, tết, buộc: Thắt mối dây; Đan lưới; Treo đèn kết hoa; Buộc dây giày;
② Nút: Thắt nút;
③ Kết liền, kết lại, kết tụ, tụ lại, đóng lại: Kết lại từng mảng; Đóng băng; Kết oán;
④ Kết thúc, chấm dứt, cuối cùng, xong xuôi: Kết toán; ! Thế thì xong xuôi cả rồi!; Tổng kết;
⑤ Giấy cam kết, tờ cam kết. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

Kết quả, ra trái, có quả. Xem [jié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buộc thắt hai sợi dây vào với nhau — Họp lại thân thiết với nhau — Cuối cùng. Td: Chung kết ( sau cùng ) — Tạo nên. Td: Kết cấu — Phần chót của bài văn — Cây cối đơm trái gọi là Kết.

Từ ghép 48

cơ quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơ quan, tổ chức

Từ điển trích dẫn

1. Then chốt, bộ phận điều khiển cỗ máy.
2. Mưu kế. ◇ Lão Xá : "Tha bất tái hòa Cao Đệ đàm tâm liễu, phạ thị tẩu liễu chủy, tiết lộ liễu cơ quan" , , (Tứ thế đồng đường , Ngũ nhị) Bà sẽ không nói chuyện tâm sự với Cao Đệ (con gái cả của chồng) nữa, sợ lỡ miệng, để lộ mưu kế.
3. Tổ chức, cơ cấu.
4. Chỉ miệng. § Nguồn gốc: ◇ quỷ Cốc Tử : "Cố khẩu giả, cơ quan dã, sở dĩ bế tình ý dã" , , (Quyền thiên ). ◇ Tiêu Cám : "Cơ quan bất tiện, bất năng xuất ngôn" 便, (Dịch lâm , Tiểu súc chi mông ).
5. Khớp xương, đốt xương (trên thân thể người ta). ◇ Tố Vấn : "Cơ quan bất lợi giả, yêu bất khả dĩ hành, hạng bất khả dĩ cố" , , (Quyết luận ) Khớp xương mà không trơn tru, hông không đi được, gáy không quay đầu được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận điều khiển toàn bộ máy — Nơi điều khiển công việc.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.