khiếu
jiào ㄐㄧㄠˋ

khiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kêu, gọi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kêu, hót, rống. ◎ Như: "đại khiếu nhất thanh" kêu to một tiếng. ◇ Nguyễn Du : "Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai" (Vọng quan âm miếu ) Khắp núi bóng chiều rơi, vượn kêu thương.
2. (Động) Gọi bảo, kêu lại. ◇ Thủy hử truyện : "Đương hạ nhật vãn vị hôn, Vương Tiến tiên khiếu Trương bài nhập lai" . (Đệ nhị hồi) Hôm đó lúc trời chưa tối, Vương Tiến trước hết gọi tên lính canh họ Trương vào.
3. (Động) Gọi là, tên là. ◇ Thủy hử truyện : "Tiểu đích khiếu Cao Cầu" (Đệ nhị hồi) Tiểu nhân tên Cao Cầu.
4. (Động) Bị, được (dùng trong thể thụ động). ◎ Như: "cổ thụ khiếu đại phong xuy đảo" cổ thụ bị gió lớn thổi ngã.

Từ điển Thiều Chửu

① Kêu, như đại khiếu nhất thanh kêu to một tiếng. Tục viết là là nhầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gọi: Bên ngoài có người gọi anh; Gọi lại đây;
② Kêu: Kêu to một tiếng; Đêm qua đứa trẻ cứ kêu đau bụng;
③ Kêu, gáy, hót, sủa, rống, gầm: Gà gáy; Chim hót; Chó sủa; Bò rống; Hổ gầm...;
④ Bảo: Mẹ bảo em đến tìm anh; Bảo sao làm vậy;
⑤ Là, gọi là: ? Tên anh là gì?;
⑥ Bị: Mái nhà bị bão cuốn mất rồi; Nó tự tiện phá hoại của công, bị mọi người phê bình cho một trận;
⑦ Thuê, mua và gọi mang đến (tận nơi): Thuê tắc xi; Gọi món ăn; Mua một xe than;
⑧ (đph) Đực, sống, trống: Gà trống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi — Kêu ca.

Từ ghép 13

báng, bảng
bǎng ㄅㄤˇ, bàng ㄅㄤˋ, bēng ㄅㄥ, páng ㄆㄤˊ, pèng ㄆㄥˋ

báng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẩy thuyền đi — Một âm khác là Bảng.

bảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chèo thuyền
2. đánh đập
3. bảng, danh sách
4. công văn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mái chèo. Cũng mượn chỉ thuyền. ◇ Lí Hạ : "Thôi bảng độ Ô giang" (Mã ) Giục mái chèo qua Ô giang.
2. (Danh) Bảng yết thị, thông cáo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất bảng chiêu mộ nghĩa binh" (Đệ nhất hồi ) Treo bảng chiêu mộ nghĩa binh.
3. (Danh) Bảng tên những người thi đậu. ◇ Đỗ Mục : "Đông đô phóng bảng vị hoa khai, Tam thập tam nhân tẩu mã hồi" , (Cập đệ hậu kí Trường An cố nhân ). § "Đông đô" chỉ Lạc Dương ở phía đông Trường An; Đỗ Mục làm bài thơ này nhân vừa thi đậu tiến sĩ, tên đứng hàng thứ năm trên bảng vàng.
4. (Danh) Tấm biển (có chữ, treo lên cao). ◇ Kỉ Quân : "Tiên ngoại tổ cư Vệ Hà đông ngạn, hữu lâu lâm thủy, bảng viết "Độ phàm"" , , "" (Duyệt vi thảo đường bút kí , Loan dương tiêu hạ lục tứ ).
5. (Danh) Tấm gỗ, mộc phiến.
6. (Danh) Cột nhà.
7. (Danh) Hình phạt ngày xưa đánh bằng roi, trượng.
8. (Động) Cáo thị, yết thị. ◇ Liêu trai chí dị : "Chí miếu tiền, kiến nhất cổ giả, hình mạo kì dị, tự bảng vân: năng tri tâm sự. Nhân cầu bốc phệ" , , , : . (Vương giả ) Đến trước miếu, thấy một người mù, hình dáng kì dị, tự đề bảng là biết được tâm sự người khác. Bèn xin xem bói.
9. (Động) Chèo thuyền đi. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hiểu canh phiên lộ thảo, Dạ bảng hưởng khê thạch" , (Khê cư) ) Sớm cày lật cỏ đọng sương, Đêm chèo thuyền vang khe đá.
10. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "bảng lược" đánh trượng. ◇ Sử Kí : "Lại trị bảng si sổ thiên" (Trương Nhĩ, Trần Dư truyện ) Viên lại quất mấy nghìn roi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chèo thuyền lên, cho nên gọi lái đò là bảng nhân .
② Ðánh, hình đánh trượng gọi là bảng lược .
③ Cái bảng yết thị. Phàm thi cử học trò, kén chọn quan lại hay công cử các nghị viên, ai được thì yết tên họ lên bảng cho mọi người đều biết đều gọi là bảng cả. Hai bên cùng tâng bốc nhau gọi là hỗ tương tiêu bảng đều theo cái ý nghĩa bộc lộ cho mọi người biết cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bảng, danh sách: Bảng danh dự; Danh sách cử tri;
② (văn) Đánh: Hình phạt đánh trượng;
③ (văn) Chèo thuyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ để uốn cung nỏ — Tấm ván, tấm gỗ mỏng, dùng để viết hoặc dán giấy — Cái mái chèo.

Từ ghép 17

thảo
tǎo ㄊㄠˇ

thảo

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh, trừng phạt người có tội
2. dò xét
3. đòi lại của cải
4. bỏ đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, trừng trị kẻ có tội. ◎ Như: "thảo tặc" đánh dẹp quân giặc.
2. (Động) Giết, tru sát.
3. (Động) Sửa trị, cai trị, trị lí. ◇ Tả truyện : "Kì quân vô nhật bất thảo quốc nhân nhi huấn chi" (Tuyên Công thập nhị niên ) Vua không ngày nào mà không sửa trị dân trong nước để giáo huấn.
4. (Động) Tìm xét, nghiên cứu. ◎ Như: "thảo luận" bàn bạc xem xét.
5. (Động) Đòi, đòi lấy của cải gì của người. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân thảo tiền quá lai ngộ kiến ân nhân" (Đệ thập hồi) Nhân đi đòi tiền mà gặp ân nhân.
6. (Động) Tìm kiếm, dò hỏi. ◇ Ngô Tổ Tương : "Đề trước miệt lam, đái trước tiễn đao, đáo thảo bình thượng thảo dã thái" , (San hồng , Thập bát) Xách giỏ tre, mang dao kéo, đến chỗ đất bằng phẳng tìm rau mọc ngoài đồng.
7. (Động) Lấy vợ. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Nhất cá nguyện thảo, nhất cá nguyện giá" , (Mại du lang độc chiếm hoa khôi ) Một người muốn lấy vợ, một người muốn lấy chồng.
8. (Động) Mua. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Yếu thảo ta dược lai phục" (Quyển cửu) Muốn mua ít thuốc để uống.
9. (Động) Mướn, thuê. ◇ Thiên vũ hoa : "Thùy tri nhất thai tam nữ, thả hỉ đại tiểu bình an, thảo liễu tam cá nhũ mẫu" , , (Đệ ngũ hồi) Ai ngờ một thai ba gái, cũng mừng lớn nhỏ bình an, thuê được ba bà vú nuôi.
10. (Động) Bỏ đi, trừ khử.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, đánh giết kẻ có tội gọi là thảo.
② Tìm xét, dò xét.
③ Ðòi, tục gọi sự đòi lấy của cải gì của người là thảo.
④ Bỏ đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh dẹp, trị tội: Đánh nam dẹp bắc;
② Xét tìm, nghiên cứu: Nghiên cứu, hội thảo;
③ Đòi, xin: Bắt (đòi) phải trả nợ máu; Cầu xin;
④ Làm cho, khiến cho: Làm cho người ta thích;
⑤ Lấy, cưới: Lấy vợ;
⑥ (văn) Đổi (lấy của cải);
⑦ (văn) Bỏ đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem quân đánh kẻ có tội. Đánh giặc, Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu « — Tìm tòi xem xét.

Từ ghép 8

miễn, vấn
miǎn ㄇㄧㄢˇ, wèn ㄨㄣˋ

miễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỏ, miễn, khỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, cởi. ◎ Như: "miễn quan" trật mũ, cởi mũ.
2. (Động) Thoát, tránh. ◎ Như: "miễn tử" thoát chết. ◇ Tây du kí 西: "Miễn đắc giá mãn san chư súc tao tru" 滿 (Đệ tứ hồi) Tránh cho các thú khắp núi bị tàn sát.
3. (Động) Khỏi, trừ, không phải chịu. ◎ Như: "miễn phí" không thu lệ phí, "miễn thuế" khỏi phải đóng thuế, "miễn trừ" trừ bỏ.
4. (Động) Truất, cách, bãi. ◎ Như: "miễn quan" cách chức quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Công thích dĩ ngỗ thượng quan miễn, tương giải nhậm khứ" , (Diệp sinh )
5. (Danh) Họ "Miễn".
6. Một âm là "vấn". (Danh) Một thứ áo tang ngày xưa. § Cũng như "vấn" . ◎ Như: "đản vấn" áo tang để trầy tay ra.
7. (Động) Bỏ mũ, bó tóc, mặc áo tang. Cũng như "vấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ, như miễn quan trật mũ.
② Khỏi, như miễn tử thoát khỏi chết.
③ Truất, cách, như miễn quan cách chức quan.
④ Một âm là vấn, như đản vấn áo tang để trầy tay ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Miễn, bỏ, bãi, truất, cách: Miễn thuế; Mọi lễ tục đều bỏ hết; Bãi (cách) chức quan;
② Khỏi phải: Phải chuẩn bị kĩ càng, trước khi làm để khỏi phải bối rối.【】miễn bất đắc [miănbude] Không tránh khỏi (được), thế nào cũng: Trên con đường tiến tới, thế nào cũng gặp phải khó khăn; Con nít mới biết đi, khó tránh khỏi bị ngã; 【】 miễn bất liễu [miănbuliăo] Như ;【】miễn đắc [miănde] Để khỏi phải, để tránh khỏi: Hỏi thêm vài câu, để khỏi phải đi nhầm đường; Tôi xin nói lại lần nữa, để khỏi hiểu nhầm;
③ Không được, đừng: Không có việc xin đừng vào; Xin đừng mở mồm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thoát khỏi, tránh khỏi — Trừ bỏ đi — Một âm là Vấn. Xem Vấn.

Từ ghép 33

vấn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, cởi. ◎ Như: "miễn quan" trật mũ, cởi mũ.
2. (Động) Thoát, tránh. ◎ Như: "miễn tử" thoát chết. ◇ Tây du kí 西: "Miễn đắc giá mãn san chư súc tao tru" 滿 (Đệ tứ hồi) Tránh cho các thú khắp núi bị tàn sát.
3. (Động) Khỏi, trừ, không phải chịu. ◎ Như: "miễn phí" không thu lệ phí, "miễn thuế" khỏi phải đóng thuế, "miễn trừ" trừ bỏ.
4. (Động) Truất, cách, bãi. ◎ Như: "miễn quan" cách chức quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Công thích dĩ ngỗ thượng quan miễn, tương giải nhậm khứ" , (Diệp sinh )
5. (Danh) Họ "Miễn".
6. Một âm là "vấn". (Danh) Một thứ áo tang ngày xưa. § Cũng như "vấn" . ◎ Như: "đản vấn" áo tang để trầy tay ra.
7. (Động) Bỏ mũ, bó tóc, mặc áo tang. Cũng như "vấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ, như miễn quan trật mũ.
② Khỏi, như miễn tử thoát khỏi chết.
③ Truất, cách, như miễn quan cách chức quan.
④ Một âm là vấn, như đản vấn áo tang để trầy tay ra.
tổ
qū ㄑㄩ, zǔ ㄗㄨˇ

tổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây tơ mỏng và to bản
2. liên lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây thao (để đeo ấn tín ngày xưa). ◇ Sử Kí : "Tử Anh dữ thê tử tự hệ kì cảnh dĩ tổ, hàng Chỉ Đạo bàng" , (Lí Tư truyện ) Tử Anh cùng vợ con tự buộc dây thao vào cổ, đầu hàng ở đất Chỉ Đạo.
2. (Danh) Mượn chỉ chức quan. ◎ Như: "giải tổ" từ bỏ chức quan.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị vật phẩm hoặc người: bộ, nhóm, tổ. ◎ Như: "nhất tổ trà cụ" một bộ đồ trà, "phân lưỡng tổ tiến hành" chia làm hai nhóm tiến hành.
4. (Động) Cấu thành, hợp thành. ◎ Như: "tổ thành nhất đội" hợp thành một đội.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây thao, đời xưa dùng dây thao để đeo ấn, cho nên gọi người bỏ chức quan về là giải tổ .
② Liên lạc, như tổ chức liên lạc nhau lại làm một sự gì, một bộ đồ cũng gọi là nhất tổ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, tổ chức (lại): Hợp (tổ chức) thành một đội;
② Tổ, nhóm, bộ: Nhóm (tổ) đọc báo; Nhóm từ;
③ Dây thao (ngày xưa dùng để đeo ấn): Cổi bỏ dây thao (bỏ chức quan về).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây tơ — Giải mũ — Nối lại. Kết lại — Một nhóm người kết hợp lại. Td: Tiểu tổ.

Từ ghép 14

đàng, đường
táng ㄊㄤˊ

đàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ ghép 2

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gian nhà chính (ở giữa), nhà lớn. ◇ Luận Ngữ : "Do dã thăng đường hĩ, vị nhập ư thất dã" , (Tiên tiến ) (Học vấn) của anh Do vào hạng đến phòng chính rồi, mà chưa vào nội thất (nghĩa là đã khá lắm, chỉ chưa tinh vi thôi).
2. (Danh) Nhà, phòng dành riêng cho một việc. ◎ Như: "lễ đường" nhà để tế lễ, "Phật đường" nhà thờ Phật, "khóa đường" lớp học, "kỉ niệm đường" nhà kỉ niệm.
3. (Danh) Tiếng tôn xưng mẹ của người khác. ◎ Như: "tôn đường" mẹ của ngài, "lệnh đường" mẹ của ông. ◇ Phù sanh lục kí : "Khủng đường thượng đạo tân nương lãn nọa nhĩ" (Khuê phòng kí lạc ) Sợ mẹ (chồng) bảo rằng cô dâu mới lười biếng thôi.
4. (Danh) Cùng một ông nội (tổ phụ). ◎ Như: "đồng đường huynh đệ" anh em chú bác (gọi tắt là "đường huynh đệ" ), "tụng đường" anh em cùng một cụ, "tái tụng đường" cùng một kị.
5. (Danh) Cung điện, phủ quan làm việc, chỗ để cử hành cúng tế. ◎ Như: "miếu đường" , "triều đường" , "chánh sự đường" .
6. (Danh) Chỗ núi bằng phẳng.
7. (Danh) Tiếng dùng trong tên hiệu các tiệm buôn. ◎ Như: "Đồng Nhân đường" , "Hồi Xuân đường" .
8. (Danh) Lượng từ: (1) Bộ (vật phẩm). ◎ Như: "nhất đường từ khí" một bộ đồ sứ. (2) Khóa học. ◎ Như: "nhất đường khóa" một khóa học.
9. (Tính) Rực rỡ, oai vệ. ◎ Như: "đường đường" oai vệ hiên ngang, "đường hoàng" bề thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Gian nhà chính giữa, cái nhà để làm lễ.
② Rực rỡ, như đường đường , đường hoàng , v.v.
③ Mình gọi mẹ người cũng gọi là đường, như tôn đường , lệnh đường , v.v.
④ Anh em cùng một tổ gọi là đồng đường huynh đệ gọi tắt là đường huynh đệ anh em cùng một cụ gọi là tụng đường , cùng một kị gọi là tái tụng đường , v.v.
⑤ Cung điện, như miếu đường , triều đường , v.v.
⑥ Chỗ núi bằng phẳng cũng gọi là đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lớn, gian nhà chính (ở giữa): Nhà kỉ niệm; Lễ đường; Lớp học;
Công đường (nơi xét xử thời xưa): Ra tòa;
③ Cùng họ, cùng một gốc tổ: Anh em cùng đầu ông cố; Anh em cùng đầu ông sơ; Anh em họ; Chị em họ;
④ (văn) Tiếng để gọi mẹ người khác: Tôn đường; Lệnh đường;
⑤ (văn) Cung điện: Miếu đường;
⑥ (văn) Chỗ núi bằng phẳng;
⑦ (văn) Rực rỡ: Đường đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, ngôi nhà chính — Người thân cùng chung một ông tổ — Chỉ người mẹ, hoặc cha mẹ. Chẳng hạn Huyên đường ( người mẹ ) — Cao — Sáng sủa — Chỗ bằng phẳng rộng rãi trên núi.

Từ ghép 51

trận
zhèn ㄓㄣˋ

trận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trận đánh
2. trận, cơn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hàng lối quân lính bày theo binh pháp. ◇ Sử Kí : "Tần nhân bất ý Triệu sư chí thử, kì lai khí thịnh, tướng quân tất hậu tập kì trận dĩ đãi chi" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Quân Tần không ngờ quân Triệu tới đây, họ kéo tới khí thế hùng mạnh, tướng quân phải tập trung quân ngũ mà đối phó.
2. (Danh) Khí thế. ◎ Như: "bút trận" khí thế của bút.
3. (Danh) Mặt trận, chiến trường. ◇ Đỗ Phủ : "Thử mã lâm trận cửu vô địch, Dữ nhân nhất tâm thành đại công" , (Cao đô hộ thông mã hành ) Ngựa này ra trận từ lâu là vô địch, Cùng với người một lòng lập nên công lớn.
4. (Danh) Lượng từ: trận, cơn, làn, mẻ, đợt. ◎ Như: "nhất trận phong" một cơn gió. ◇ Hàn Ác : "Tạc dạ tam canh vũ, Kim triêu nhất trận hàn" , (Lãn khởi ) Đêm qua mưa ba canh, Sáng nay lạnh một cơn.
5. (Danh) Giai đoạn thời gian, lúc, hồi, dạo. ◎ Như: "tha giá trận tử ngận mang" ông ấy có một dạo rất bận rộn.
6. (Động) Đánh nhau, tác chiến. ◇ Sử Kí : "Tín nãi sử vạn nhân tiên hành xuất, bối thủy trận" 使, (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cho một vạn quân tiến lên trước, quay lưng về phía sông (*) mà đánh. § Ghi chú: (*) Tức giàn trận cho quân lính ngoảnh lưng xuống sông, bắt buộc phải quyết chiến, không được lùi.

Từ điển Thiều Chửu

① Hàng trận, hàng lối quân lính. Cho nên chia bày đội quân gọi là trận. Nói rộng ra thì tả cái khí thế của cán bút viết cũng gọi là bút trận . Phàm cái gì mà khí thế nó dồn dập đến nối đuôi nhau thì mỗi một lần nó dồn đến gọi là trận. Như ta nói trận gió, trận mưa, v.v. Đánh nhau một bận gọi là trận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trận, hàng trận (quân lính): Ra trận, xuất trận; Bố trận;
② Đánh trận, trận đánh;
③ (loại) Trận, cơn, làn, mẻ: Một cơn (làn, trận) gió; Đau từng cơn; Phê bình cho một mẻ (trận);
④ Giai đoạn, thời gian, lúc, hồi, dạo: Dạo (lúc, hồi, thời gian) này đang bận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quân lính dàn thành hàng lối để đánh giặc — Cuộc đánh giặc. Đoạn trường tân thanh : » Thì thùng trống trận rập rình nhạc quân « — Một lần đánh giặc, đụng độ với quân giặc. Đoạn trường tân thanh : » Đánh quen trăm trận sức dư muôn người « — Sự việc nổi trong một lúc rồi thôi. Thơ Tản Đà: » Trận gió thu phong rụng lá vàng «.

Từ ghép 19

do, dứu
yáo ㄧㄠˊ, yóu ㄧㄡˊ

do

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. con do (giống khỉ)
2. vẫn còn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con "do", giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống. § Ghi chú: Vì thế mới nói hay ngờ, không quả quyết là "do dự" .
2. (Danh) Mưu kế, mưu lược. § Thông "du" . ◇ Thi Kinh : "Vương do duẫn tắc, Từ phương kí lai" , (Đại nhã , Thường vũ ) Mưu lược của vua sung mãn, Nước Từ đã lại thuận phục.
3. (Danh) Họ "Do".
4. (Tính) Càn bậy. § Thông "dũ" .
5. (Động) Giống như. ◎ Như: "do tử" cháu (con chú bác, nghĩa là giống như con đẻ), "tuy tử do sanh" chết rồi mà giống như còn sống. ◇ Luận Ngữ : "Quá do bất cập" (Tiên tiến ) Thái quá giống như bất cập.
6. (Phó) Còn, mà còn, vẫn còn. ◇ Nguyễn Du : "Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long" (Thăng Long ) Đầu bạc rồi còn được thấy Thăng Long.
7. (Giới) Bởi, do. § Cùng nghĩa với chữ "do" .
8. (Liên) Ngõ hầu.
9. Một âm là "dứu". (Danh) Chó con.

Từ điển Thiều Chửu

① Con do, giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống, vì thế mới gọi những người hay ngờ, không quả quyết là do dự .
② Giống, như do tử cháu con chú bác, nghĩa là cùng giống như con đẻ.
③ Cũng như.
④ Còn.
⑤ Ngõ hầu.
⑥ Mưu, cùng nghĩa với chữ du .
⑦ Càn bậy, cùng nghĩa với chữ .
⑧ Bởi, do, cùng nghĩa với chữ do .
⑨ Một âm là dứu. Chó con.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Con do (một loài giống như khỉ, tính hay ngờ vực);
② Như, cũng như, giống như: Chết mà như vẫn sống; Dân theo về với điều nhân, cũng giống như nước chảy xuống chỗ trũng vậy (Mạnh tử).【】do như [yóurú] Như, cũng như, giống như: Cũng như ban ngày;【】do nhược [yóuruò] Như ;【】do chi hồ [yóuzhihu] Như, cũng như: Người không thể rời khỏi đất, cũng như cá không thể rời khỏi nước;
③ Còn, mà còn, vẫn còn: Lời nói vẫn còn bên tai; Còn nhớ rõ ràng; Tùng cúc vẫn còn đó (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); Lúc thần trẻ tuổi, còn chẳng bằng người, nay đã già rồi, không thể làm được gì (Tả truyện).【】do hoặc [yóuhuò] Như ;【】do thả [yóu qiâ] Vẫn, vẫn còn, vẫn là: Quả nhân vẫn còn vui chơi phóng túng không biết dừng, oán tội chồng chất lên trăm họ (Án tử Xuân thu); 【】do thượng [yóu shàng] Vẫn, vẫn còn: ? Quả nhân có ba điều sai lầm lớn, như thế mà vẫn còn trị nước được ư? (Quản tử);
④ Chỉ (biểu thị sự giới hạn): Văn chương kém cỏi không đáng được khắc in, chỉ có thể gởi cho bạn bè xem (Kiếm Nam thi cảo);
⑤ Nếu, nếu như: Nếu có quỷ thần, nhất định sẽ gia tội cho họ (Tả truyện: Tương công thập niên);
⑥ Ngõ hầu;
⑦ Mưu tính (dùng như , bộ );
⑧ Càn bậy (dùng như , bộ );
⑨ Do, bởi (dùng như , bộ );
⑩ Trách, quở trách: Cùng nhau hòa hợp, không quở trách nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tư can);
⑪ Lúc lắc, đung đưa: Ngâm vịnh thì đung đưa, đung đưa thì nhảy múa (Lễ kí: Đàn cung hạ);
⑫ [Yóu] (Họ) Do.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống như — Còn. Lại còn — Ấy là.

Từ ghép 6

dứu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con "do", giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống. § Ghi chú: Vì thế mới nói hay ngờ, không quả quyết là "do dự" .
2. (Danh) Mưu kế, mưu lược. § Thông "du" . ◇ Thi Kinh : "Vương do duẫn tắc, Từ phương kí lai" , (Đại nhã , Thường vũ ) Mưu lược của vua sung mãn, Nước Từ đã lại thuận phục.
3. (Danh) Họ "Do".
4. (Tính) Càn bậy. § Thông "dũ" .
5. (Động) Giống như. ◎ Như: "do tử" cháu (con chú bác, nghĩa là giống như con đẻ), "tuy tử do sanh" chết rồi mà giống như còn sống. ◇ Luận Ngữ : "Quá do bất cập" (Tiên tiến ) Thái quá giống như bất cập.
6. (Phó) Còn, mà còn, vẫn còn. ◇ Nguyễn Du : "Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long" (Thăng Long ) Đầu bạc rồi còn được thấy Thăng Long.
7. (Giới) Bởi, do. § Cùng nghĩa với chữ "do" .
8. (Liên) Ngõ hầu.
9. Một âm là "dứu". (Danh) Chó con.

Từ điển Thiều Chửu

① Con do, giống như con khỉ, tính hay ngờ, nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới lại xuống, vì thế mới gọi những người hay ngờ, không quả quyết là do dự .
② Giống, như do tử cháu con chú bác, nghĩa là cùng giống như con đẻ.
③ Cũng như.
④ Còn.
⑤ Ngõ hầu.
⑥ Mưu, cùng nghĩa với chữ du .
⑦ Càn bậy, cùng nghĩa với chữ .
⑧ Bởi, do, cùng nghĩa với chữ do .
⑨ Một âm là dứu. Chó con.
họa, hoạch
huà ㄏㄨㄚˋ

họa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vẽ
2. bức tranh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vẽ. ◎ Như: "họa nhất phúc phong cảnh" vẽ một bức tranh phong cảnh.
2. (Danh) Bức tranh vẽ. ◎ Như: "san thủy họa" tranh sơn thủy. ◇ Tô Thức : "Giang san như họa, nhất thì đa thiểu hào kiệt" , (Niệm nô kiều , Đại giang đông khứ từ ) Non sông như tranh vẽ, bao nhiêu hào kiệt một thời.
3. Một âm là "hoạch". (Động) Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi. ◎ Như: "phân cương hoạch giới" vạch chia bờ cõi.
4. (Động) Ngừng lại, kết thúc, đình chỉ. ◇ Luận Ngữ : "Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế, kim nhữ hoạch" , , (Ung dã ) Kẻ không đủ sức, (đi được) nửa đường thì bỏ, còn anh (không phải là không đủ sức), anh tự ngừng lại.
5. (Động) Trù tính. § Thông "hoạch" . ◎ Như: "mưu hoạch" mưu tính.
6. (Danh) Nét (trong chữ Hán). ◎ Như: "á giá cá tự hữu bát hoạch" chữ có tám nét.
7. (Danh) Họ "Hoạch".
8. (Phó) Rõ ràng, ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh tề hoạch nhất" chỉnh tề ngay ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Vạch, vẽ. Bức tranh vẽ cũng gọi là họa.
② Một âm là hoạch. Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi gọi là hoạch, như phân cương hoạch giới vạch chia bờ cõi.
③ Ngăn trở, như hoạch địa tự hạn vạch đất tự ngăn, ý nói học vấn không cầu tiến bộ hơn, được chút đỉnh đã cho là đầy đủ.
④ Mưu kế, như mưu hoạch , kế hoạch , v.v.
⑤ Nét, nét ngang của chữ gọi là hoạch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, họa: Một bức tranh, một bức họa;
② Vẽ: Vẽ tranh;
③ Nét: "" Chữ "nhân" có 2 nét;
④ Như [huà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hình ảnh — Vẽ ra. Vẽ thành hình ảnh — Một âm là Hoạch. Xem Hoạch.

Từ ghép 36

hoạch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dùng dao rạch ra
2. vạch ra, phân chia
3. nét ngang
4. bàn tính, hoạch định
5. chèo thuyền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vẽ. ◎ Như: "họa nhất phúc phong cảnh" vẽ một bức tranh phong cảnh.
2. (Danh) Bức tranh vẽ. ◎ Như: "san thủy họa" tranh sơn thủy. ◇ Tô Thức : "Giang san như họa, nhất thì đa thiểu hào kiệt" , (Niệm nô kiều , Đại giang đông khứ từ ) Non sông như tranh vẽ, bao nhiêu hào kiệt một thời.
3. Một âm là "hoạch". (Động) Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi. ◎ Như: "phân cương hoạch giới" vạch chia bờ cõi.
4. (Động) Ngừng lại, kết thúc, đình chỉ. ◇ Luận Ngữ : "Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế, kim nhữ hoạch" , , (Ung dã ) Kẻ không đủ sức, (đi được) nửa đường thì bỏ, còn anh (không phải là không đủ sức), anh tự ngừng lại.
5. (Động) Trù tính. § Thông "hoạch" . ◎ Như: "mưu hoạch" mưu tính.
6. (Danh) Nét (trong chữ Hán). ◎ Như: "á giá cá tự hữu bát hoạch" chữ có tám nét.
7. (Danh) Họ "Hoạch".
8. (Phó) Rõ ràng, ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh tề hoạch nhất" chỉnh tề ngay ngắn.

Từ điển Thiều Chửu

① Vạch, vẽ. Bức tranh vẽ cũng gọi là họa.
② Một âm là hoạch. Vạch, vạch cho biết đến đâu là một khu một cõi gọi là hoạch, như phân cương hoạch giới vạch chia bờ cõi.
③ Ngăn trở, như hoạch địa tự hạn vạch đất tự ngăn, ý nói học vấn không cầu tiến bộ hơn, được chút đỉnh đã cho là đầy đủ.
④ Mưu kế, như mưu hoạch , kế hoạch , v.v.
⑤ Nét, nét ngang của chữ gọi là hoạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nét vạch, nét chữ, Trong chữ Trung Hoa, mỗi nét gọi là một Hoạch — Chia vạch ra — Giới hạn. Ranh giới — Tính toán sắp đặt. Chẳng hạn. Kế hoạch — Một âm là Họa. Xem Họa.

Từ ghép 10

tê, tễ
jǐ ㄐㄧˇ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tụ tập đông đúc, dồn lại một chỗ. ◎ Như: "tễ xa" dồn lên xe. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lão đích, thiếu đích, thượng đích, hạ đích, ô áp áp tễ liễu nhất ốc tử" , , , , (Đệ tứ thập tam hồi) Già trẻ, trên dưới, đến chật ních cả nhà.
2. (Động) Gạt, đẩy, chen, lách. ◎ Như: "bài tễ" chèn ép, "nhân giá ma đa, hảo bất dong dị tài tễ tiến lai" , người đông thế này, không phải dễ mà chen lấn đi tới được.
3. (Động) Bóp, nặn, vắt, vặn. ◎ Như: "tễ ngưu nãi" vắt sữa bò, "tễ nha cao" bóp kem đánh răng.
4. (Tính) Chật ních, đông nghẹt. ◎ Như: "hỏa xa trạm ngận ủng tễ" trạm xe lửa này đông nghẹt.
5. § Cũng đọc là "tê".

Từ điển Thiều Chửu

① Gạt, đẩy.
② Bài tễ đè lấn, cũng đọc là chữ tê.

tễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

gạt, đẩy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tụ tập đông đúc, dồn lại một chỗ. ◎ Như: "tễ xa" dồn lên xe. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lão đích, thiếu đích, thượng đích, hạ đích, ô áp áp tễ liễu nhất ốc tử" , , , , (Đệ tứ thập tam hồi) Già trẻ, trên dưới, đến chật ních cả nhà.
2. (Động) Gạt, đẩy, chen, lách. ◎ Như: "bài tễ" chèn ép, "nhân giá ma đa, hảo bất dong dị tài tễ tiến lai" , người đông thế này, không phải dễ mà chen lấn đi tới được.
3. (Động) Bóp, nặn, vắt, vặn. ◎ Như: "tễ ngưu nãi" vắt sữa bò, "tễ nha cao" bóp kem đánh răng.
4. (Tính) Chật ních, đông nghẹt. ◎ Như: "hỏa xa trạm ngận ủng tễ" trạm xe lửa này đông nghẹt.
5. § Cũng đọc là "tê".

Từ điển Thiều Chửu

① Gạt, đẩy.
② Bài tễ đè lấn, cũng đọc là chữ tê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bóp, nặn: Nặn thuốc đánh răng;
② Vắt: Vắt sữa bò;
③ Chật: Nhà chật quá;
④ Chen, lách: ? Người đông thế này, có chen qua được không?;
⑤ Dồn lại: Công việc bị dồn lại một chỗ; Dồn thành một đống;
⑥ (văn) Gạt, đẩy: Đè lấn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẩy tới trước — Chê bỏ.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.