đông
dōng ㄉㄨㄥ

đông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùa đông

Từ điển phổ thông

tiếng trống đánh tùng tùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùa đông. § Theo lịch ta từ tháng mười đến tháng chạp gọi là mùa đông. Theo lịch tây thì từ tháng chạp tây đến tháng hai tây là mùa đông. ◎ Như: "đông thiên" tiết đông, mùa đông.
2. (Danh) Thời gian bằng một năm (tiếng dùng ở Đài Loan). ◎ Như: "lưỡng đông" hai năm, "tam đông" ba năm.
3. (Danh) Họ "Đông".

Từ điển Thiều Chửu

① Mùa đông. Theo lịch ta từ tháng mười đến tháng chạp gọi là mùa đông. Theo lịch tây thì từ tháng chạp tây đến tháng hai tây là mùa đông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mùa đông;
② (thanh) Thùng thùng, thình thình (tiếng trống, tiếng gõ cửa);
③ [Dong] (Họ) Đông.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thanh) (Tiếng trống) thùng thùng, tùng tùng: Tùng tùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùa đông, mùa cuối cùng trong năm, từ tháng 10 tới tháng 12.

Từ ghép 14

khiết
jié ㄐㄧㄝˊ

khiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

trong sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sạch, trong. ◎ Như: "tinh khiết" trong sạch. ◇ Vương Bột : "Thị tri nguyên khiết tắc lưu thanh, hình đoan tắc ảnh trực" , (Thượng lưu hữu tương thư ) Mới biết rằng nguồn sạch thì dòng nước trong, hình ngay thì bóng thẳng.
2. (Tính) Trong sạch, thanh liêm, đoan chính. ◎ Như: "liêm khiết" thanh bạch, không tham lam.
3. (Động) Làm cho sạch. ◎ Như: "khiết tôn" rửa sạch chén (để đón tiếp khách, ý nói rất tôn kính).
4. (Động) Sửa trị, tu dưỡng. ◎ Như: "khiết thân" sửa mình, làm cho mình trong sạch tốt đẹp. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ hôn ám, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Thanh khiết.
② Giữ mình thanh bạch không thèm làm các sự phi nghĩa gọi là khiết.
③ Sửa trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sạch, trong sạch: sạch sẽ: Tấm lòng trong trắng;
② (văn) Làm cho sạch, giữ mình trong sạch: Muốn giữ cho mình trong sạch mà làm loạn đại luân (Luận ngữ);
③ (văn) Sửa trị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong — Sạch sẽ — Làm cho tốt đẹp.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. Lồng chim, cũi. ◇ Cát Hồng : "Hồng côn bất năng chấn sí ư lung tráo chi trung" (Bão phác tử , Bị khuyết ).
2. Bao trùm, che phủ. ◇ Cát Hồng : "Kì cao tắc quan cái hồ cửu tiêu, kì khoáng tắc lung tráo hồ bát ngung" , (Bão phác tử , Sướng huyền ).
3. Vượt hơn, siêu việt. ◇ Trần Thư : "Từ Hiếu Mục đĩnh ngũ hành chi tú, bẩm thiên địa chi linh, thông minh đặc đạt, lung tráo kim cổ" , , , (Từ Lăng truyện luận ).
4. Khái quát, thống lĩnh. ◇ Chương Học Thành : "Cái "Văn Tâm" lung tráo quần ngôn, nhi "Thi phẩm" thâm tòng lục nghệ" , (Văn sử thông nghĩa , Thi thoại ).
5. Khống chế, lung lạc. ◇ Minh sử : "Việt tư biểu kì vĩ (...) tưởng bạt sĩ loại, lung tráo hào tuấn, dụng tài nhược lưu thủy, dĩ cố nhân lạc vi dụng" 姿(...), , , (Vương Việt truyện ).
6. Bắt giữ, tróc nã.
trục
zhóu ㄓㄡˊ, zhòu ㄓㄡˋ, zhú ㄓㄨˊ

trục

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái trục xe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trục bánh xe (thanh ngang đặt ở giữa bánh xe để cho cả bộ phận xoay quanh). ◎ Như: "xa trục" trục xe.
2. (Danh) Trục cuốn (sách). § Sách vở ngày xưa viết bằng lụa đều dùng trục cuốn nên gọi sách vở là "quyển trục" , cuốn tranh vẽ gọi là "họa trục" .
3. (Danh) Phàm vật gì quay vòng được thì cái chốt giữa đều gọi là "trục". ◎ Như: quả đất ở vào giữa nam bắc cực gọi là "địa trục" ; khung cửi cũng có cái thoi cái trục, thoi để dệt đường ngang, trục để dệt đường dọc.
4. (Danh) Lượng từ: cuộn (đơn vị dùng cho sách hoặc tranh vẽ). ◎ Như: "nhất trục san thủy họa" một cuộn tranh sơn thủy.
5. (Tính) Cốt yếu, trung tâm. ◎ Như: "trục tâm quốc" nước ở vào địa vị trung tâm.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái trục xe.
② Cái trục cuốn. Làm cái trục tròn để cuốn đồ đều gọi là trục. Sách vở ngày xưa viết bằng lụa đều dùng trục cuốn nên gọi sách vở là quyển trục , cuốn tranh vẽ gọi là họa trục , v.v.
③ Phàm vật gì quay vòng được thì cái chốt giữa đều gọi là trục. Như quả đất ở vào giữa nam bắc cực gọi là địa trục . Khung cửi cũng có cái thoi cái trục, thoi để dệt đường ngang, trục để dệt đường dọc.
④ Ở cái địa vị cốt yếu cũng gọi là trục. Vì thế nên người cầm quyền chính nước gọi là đương trục .
⑤ Bệnh không đi được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trục: Trục xe đạp; Trục máy;
② Lõi, cốt lõi, trục: Lõi chỉ; Trục cuộn tranh;
③ (loại) Cuộn (tranh): Một cuộn tranh;
④ (văn) Bệnh không đi được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gỗ hoặc sắt tròn xỏ vào bánh xe để bánh xe quay xung quanh. Ta cũng gọi là trục — Cây tròn để lăn, cán — Sách vở, giấy tờ cuộn tròn lại. Hát nói của Cao Bá Quát: » Cao sơn lưu thuỷ thi thiên trục « ( Núi cao nước chảy thơ ngàn cuốn, ngàn bài ).

Từ ghép 7

hoàn, phàm
fán ㄈㄢˊ

hoàn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một cách viết của chữ Hoàn .

phàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, bình thường, tục
2. đại khái, chung

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nói chung, đại khái, hễ. ◎ Như: "phàm thị hữu sanh mệnh chi vật, đô xưng sanh vật" , mọi vật hễ có mạng sống, đều gọi là sinh vật.
2. (Phó) Gồm, tổng cộng, hết thảy. ◇ Sử Kí : "Hán Vương bộ ngũ chư hầu binh, phàm ngũ thập lục vạn nhân, đông phạt Sở" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hán Vương dẫn quân năm nước, gồm năm mươi sáu vạn người, tiến sang đông đánh Sở.
3. (Tính) Hèn, tầm thường, bình thường. ◎ Như: "phàm dân" dân hèn, "phàm nhân" người thường.
4. (Tính) Thuộc về trần gian, thế tục. ◇ Tây du kí 西: "Khứ thì phàm cốt phàm thai trọng, Đắc đạo thân khinh thể diệc khinh" , (Đệ nhị hồi) Lúc đi xương tục mình phàm nặng, Đắc đạo rồi thân thể đều nhẹ nhàng.
5. (Danh) Cõi phàm, khác nơi tiên cảnh. ◎ Như: "tiên phàm lộ cách" cõi tiên và cõi đời cách xa nhau.
6. (Danh) Một kí hiệu ghi nhạc của dân Trung Quốc.

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, lời nói nói tóm hết thẩy.
② Hèn, như phàm dân dân hèn, phàm nhân người phàm.
③ Cõi phàm, khác nơi tiên cảnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thường: Tầm thường;
② Trần tục, chốn trần tục, cõi phàm, cõi trần gian: Lòng tục; Tiên trên trời xuống cõi trần gian;
③ Tất cả, hết thảy, gồm: 滿 Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử; Bộ sách gồm có 20 cuốn; Hết thảy những người đời nay không ai bằng anh em (Thi Kinh). 【】phàm thị [fánshì] Phàm, phàm là, hễ là, tất cả, mọi: Tất cả những sự vật mới sinh ra;
④ (văn) Đại khái, tóm tắt;
⑤ Một nốt nhạc dân tộc của Trung Quốc (tương đương nốt "pha" hiện nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói chung, có ý gồm tất cả — Tầm thường. Thấp kém. Cung oán ngâm khúc có câu: » Gan chẳng đá khôn đường khá chuyển, mặt phàm kia dễ đến Thiên thai «.

Từ ghép 17

tái, tắc
Sāi ㄙㄞ, sài ㄙㄞˋ, sè ㄙㄜˋ

tái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỗ canh phòng ngoài biên ải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở, cách trở. ◎ Như: "đổ tắc" ngăn trở, "trở tắc" cách trở, "bế tắc" trở ngại không thông.
2. (Động) Lấp kín. ◇ Nguyễn Trãi : "Kình du tắc hải, hải vi trì" (Long Đại nham ) Cá kình bơi lấp biển, biển thành ao.
3. (Động) Nghẽn, kẹt. ◎ Như: "tắc xa" nghẽn xe, kẹt xe.
4. (Động) Đầy đủ, sung mãn. ◎ Như: "sung tắc" sung mãn.
5. (Động) Làm qua loa, cẩu thả. ◎ Như: "đường tắc" làm qua loa, "tắc trách" làm cẩu thả cho xong.
6. (Động) Bổ cứu. ◇ Hán Thư : "Kim thừa tướng, ngự sử tương dục hà thi dĩ tắc thử cữu?" , (Vu Định Quốc truyện ) Nay thừa tướng, ngự sử định lấy gì bù đắp cho điều lầm lỗi này?
7. (Danh) Bức che cửa. ◎ Như: "bình tắc" bức bình phong.
8. Một âm là "tái". (Danh) Đất hiểm yếu. ◇ Hán Thư : "Hung Nô đại phát thập dư vạn kị, nam bạng tái, chí Phù Hề Lư san, dục nhập vi khấu" , , , (Triệu Sung Quốc truyện ) Hung Nô đem đại quân hơn mười vạn kị binh, phía nam dựa vào đất hiểm yếu, đến Phù Hề Lư sơn, định vào cướp phá.
9. (Danh) Chỗ canh phòng ngoài biên giới. § Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là "tái thượng" . ◇ Đỗ Phủ : "Tái thượng phong vân tiếp địa âm" (Thu hứng ) Nơi quan ải, gió mây nối liền đất âm u.
10. (Động) Đáp trả tạ ơn thần minh. ◇ Hàn Phi Tử : "Tần Tương Vương bệnh, bách tính vi chi đảo. Bệnh dũ, sát ngưu tái đảo" , . , (Ngoại trữ thuyết hữu hạ ) Tần Tương Vương bệnh, trăm họ cầu đảo cho. Bệnh khỏi, giết bò tế đáp tạ ơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp kín.
② Ðầy dẫy.
③ Ðất hiểm yếu.
④ Bế tắc, vận bĩ tắc.
⑤ Một âm là tái. Chỗ canh phòng ở nơi ngoài ven nước gọi là tái. Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là tái thượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chỗ hiểm yếu (ở biên giới), chỗ canh phòng ngoài biên giới, biên ải: Cửa ải hiểm yếu, yếu địa, nơi xung yếu; Ngoài biên ải. Xem [sai], [sè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vùng đất xa, ngoài biên giới. Td: Biên tái — Một âm là Tắc. Xem Tắc — Họ người.

Từ ghép 7

tắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhét, nhồi, nút, bịt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngăn trở, cách trở. ◎ Như: "đổ tắc" ngăn trở, "trở tắc" cách trở, "bế tắc" trở ngại không thông.
2. (Động) Lấp kín. ◇ Nguyễn Trãi : "Kình du tắc hải, hải vi trì" (Long Đại nham ) Cá kình bơi lấp biển, biển thành ao.
3. (Động) Nghẽn, kẹt. ◎ Như: "tắc xa" nghẽn xe, kẹt xe.
4. (Động) Đầy đủ, sung mãn. ◎ Như: "sung tắc" sung mãn.
5. (Động) Làm qua loa, cẩu thả. ◎ Như: "đường tắc" làm qua loa, "tắc trách" làm cẩu thả cho xong.
6. (Động) Bổ cứu. ◇ Hán Thư : "Kim thừa tướng, ngự sử tương dục hà thi dĩ tắc thử cữu?" , (Vu Định Quốc truyện ) Nay thừa tướng, ngự sử định lấy gì bù đắp cho điều lầm lỗi này?
7. (Danh) Bức che cửa. ◎ Như: "bình tắc" bức bình phong.
8. Một âm là "tái". (Danh) Đất hiểm yếu. ◇ Hán Thư : "Hung Nô đại phát thập dư vạn kị, nam bạng tái, chí Phù Hề Lư san, dục nhập vi khấu" , , , (Triệu Sung Quốc truyện ) Hung Nô đem đại quân hơn mười vạn kị binh, phía nam dựa vào đất hiểm yếu, đến Phù Hề Lư sơn, định vào cướp phá.
9. (Danh) Chỗ canh phòng ngoài biên giới. § Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là "tái thượng" . ◇ Đỗ Phủ : "Tái thượng phong vân tiếp địa âm" (Thu hứng ) Nơi quan ải, gió mây nối liền đất âm u.
10. (Động) Đáp trả tạ ơn thần minh. ◇ Hàn Phi Tử : "Tần Tương Vương bệnh, bách tính vi chi đảo. Bệnh dũ, sát ngưu tái đảo" , . , (Ngoại trữ thuyết hữu hạ ) Tần Tương Vương bệnh, trăm họ cầu đảo cho. Bệnh khỏi, giết bò tế đáp tạ ơn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lấp kín.
② Ðầy dẫy.
③ Ðất hiểm yếu.
④ Bế tắc, vận bĩ tắc.
⑤ Một âm là tái. Chỗ canh phòng ở nơi ngoài ven nước gọi là tái. Bên Tàu từ ngoài tràng thành trở ra gọi là tái thượng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấp kín, bịt: 窿 Lấp cái lỗ đi; Bịt chặt lỗ hổng;
② Nhét: Nhét quần áo vào ba lô;
③ Đầy rẫy;
④ Cái nút: Nút chai; Nút bần. Xem [sài], [sè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như [sai] nghĩa ①;
② Bị tắc, bế tắc: Bí, tắc, bế tắc; Bị nghẹt; Nghẹt đường, kẹt xe. Xem [sai], [sài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bị lấp. Lấp lại — Không thông. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: Xuân sầu mang tắc thiên địa ( mối sầu xuân mênh mông lấp trời đất ) — Một âm là Tái. Xem Tái.

Từ ghép 14

thất
shī ㄕ

thất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lỡ, sai lầm
2. mất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất. ◎ Như: "di thất" bỏ mất, "thất nhi phục đắc" mất rồi mà lấy lại được, "thất hồn lạc phách" hết hồn hết vía, "tam sao thất bản" ba lần chép lại thì đã làm mất hết cả gốc, ý nói mỗi lần chép lại là mỗi lần sai đi.
2. (Động) Làm sai, làm trái. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Công thiết vật thất tín" (Đệ thập nhất hồi) Xin ông chớ sai hẹn.
3. (Động) Lạc. ◎ Như: "mê thất phương hướng" lạc hướng.
4. (Động) Để lỡ, bỏ qua. ◎ Như: "thác thất lương ki" để lỡ cơ hội tốt, "ki bất khả thất" cơ hội không thể bỏ qua (cơ hội nghìn năm một thuở).
5. (Danh) Lầm lỗi, sơ hở. ◎ Như: "quá thất" sai lầm, "trí giả thiên lự tất hữu nhất thất" người trí suy nghĩ chu đáo mà vẫn khó tránh khỏi sai sót.
6. § Có khi dùng như chữ "dật" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mất.
② Lỗi.
③ Bỏ qua.
④ Có khi dùng như chữ dật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mất: Đánh mất, sót mất; Nhận của đánh mất; Để mất dịp tốt;
② (Ngr) Sai lầm, làm trái ngược: Không giữ lời hứa, thất tín; Sai hẹn, lỡ hẹn;
③ Lạc: Chim lạc đàn; Lạc hướng, mất phương hướng;
④ Không cẩn thận, lỡ, nhỡ: Lỡ bước, trượt chân; Lỡ lời;
⑤ Không đạt mục đích, thua thiệt: Bất đắc ý, thất ý, chán nản; Thất vọng, chán nản;
⑥ Sai lầm, lầm lẫn, sơ hở: Suy nghĩ chu đáo thế mà vẫn có chỗ sơ hở;
⑦ Dáng bộ thất thường: Khóc không ra tiếng (nức nở); Thất sắc, tái mặt;
⑧ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Td: Tổn thất — Thua ( trái với được ). Td: Thất trận — Lầm lỗi. Sai quấy.

Từ ghép 56

mâu
móu ㄇㄡˊ

mâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con ngươi mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ngươi mắt. § Cũng như "nhãn châu" .
2. (Danh) Mắt. ◎ Như: "minh mâu hạo xỉ" mắt sáng răng trắng. ◇ Trần Nhân Tông : "Tam thiên thế giới nhập thi mâu" (Đại Lãm Thần Quang tự ) Ba nghìn thế giới thu vào mắt (nhà) thơ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mâu tử con ngươi mắt. Cũng gọi là nhãn châu .

Từ điển Trần Văn Chánh

Con mắt, con ngươi: Mắt sáng răng trắng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngươi mắt.
hoang, hoảng
huāng ㄏㄨㄤ, huǎng ㄏㄨㄤˇ

hoang

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gấp rút, nóng nảy — Khốn quẫn — Một âm là Hoảng. Xem Hoảng.

Từ ghép 1

hoảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vội vã, vội vàng
2. hoảng sợ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vội vàng, hấp tấp. ◎ Như: "hoảng mang" vội vàng hấp tấp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ phàn khúc lan, vọng hà hoa trì tiện khiêu. Lã Bố hoảng mang bão trụ" , 便. (Đệ bát hồi) (Điêu Thuyền) tay vịn bao lơn, mắt nhìn ra ao sen định nhảy xuống, Lã Bố vội vàng ôm lấy.
2. (Động) Sợ hãi. ◎ Như: "khủng hoảng" hãi sợ, "kinh hoảng" kinh sợ. ◇ Thủy hử truyện : "Hưu hoảng! Thả khán bần đạo đích bổn sự" ! (Đệ thập bát hồi) Chớ có hoảng sợ! Hãy xem tài của bần đạo đây.
3. (Trợ) Quá, lắm, không chịu được. ◎ Như: "muộn đắc hoảng" buồn quá, "luy đắc hoảng" mệt không chịu được. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đầu kỉ thiên háo tử nháo đắc hoảng" (Đệ nhất ○ tam hồi) Mấy hôm trước đây, chuột phá dữ lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Lờ mờ, như hoảng hốt .
② Vội vàng, như hoảng mang vội vàng hấp tấp.
③ Sợ hoảng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lật đật, tất tả, vội vàng, hấp tấp, bấn: Bấn cả chân tay; Vội vàng hấp tấp;
② Bối rối, hoảng hốt: Trong lòng bối rối; Hãy bình tĩnh, đừng hoảng hốt;
③ Quá, không chịu được: Mệt không chịu được; Đói không chịu được; Buồn quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Hoảng , .

Từ ghép 3

sam
chān ㄔㄢ

sam

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nâng đỡ
2. để lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sắc, bén, nhọn.
2. (Động) Đâm, cắm vào. ◇ Tô Thức : "Thiên chu ngọc sóc sam vân lập, Nhất tuệ châu lưu lạc kính hàn" , (Phật nhật san vinh trưởng lão phương trượng ).
3. (Động) Châm biếm, mỉa mai, chế nhạo. ◇ Lí Văn Úy : "Xảo ngôn tương hí, lãnh ngữ tương sam" , (Tương thần linh ứng , Đệ nhị chiệp).
4. (Động) Chiếm lấy, đoạt. ◇ Lương Khải Siêu : "Hỗ sam hỗ đoạt, nhi chủ quyền như dịch kì hĩ" , (Trung quốc chuyên chế chánh trị tiến hóa sử luận , Đệ nhị chương) Mà chủ quyền chiếm đoạt lẫn nhau như cuộc cờ vậy.
5. (Động) Pha trộn, trộn lẫn, hỗn hợp. ◎ Như: "nê lí sam trước thạch hôi" trộn vôi với bùn.
6. (Động) Chen vào, dự vào.
7. (Động) Kéo dắt, nâng đỡ, dìu. ◎ Như: "sam phù" dìu dắt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cô nương tài hảo liễu, ngã khiếu Thu Văn muội muội đồng trước nhĩ sam hồi cô nương, hiết hiết khứ bãi" , , (Đệ cửu thập lục hồi) Cô mới khỏe, để tôi bảo em Thu Văn cùng chị dìu cô về nghỉ thôi.
8. (Danh) Tên sao.

Từ điển Thiều Chửu

① Keo dắt, nâng đỡ.
② Bỏ lẫn lộn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dìu, vực, nâng đỡ: Anh dìu cụ ấy đi đi;
② Pha, trộn, độn: Rượu có pha nước; Trộn vôi; Đừng trộn lẫn kê với gạo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đâm vào. Chích vào.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.