tri, trí
zhī ㄓ, zhì ㄓˋ

tri

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. quen nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết, hiểu. ◇ Cổ huấn "Lộ diêu tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm" , Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới thấy lòng người.
2. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Loan tử chi tương tự giả, duy kì mẫu năng tri chi" 孿, (Tu vụ ) Con sinh đôi thì giống nhau, chỉ có mẹ chúng mới phân biệt được.
3. (Động) Biết nhau, qua lại, giao thiệp. ◎ Như: "tri giao" giao thiệp, tương giao.
4. (Động) Nhận ra mà đề bạt, tri ngộ. ◇ Sầm Tham : "Hà hạnh nhất thư sanh, Hốt mông quốc sĩ tri" , (Bắc đình tây giao 西) May sao một thư sinh, Bỗng được nhờ bậc quốc sĩ nhận ra (tài năng).
5. (Động) Làm chủ, cầm đầu, chưởng quản. ◇ Quốc ngữ : "Hữu năng trợ quả nhân mưu nhi thối Ngô giả, ngô dữ chi cộng tri Việt quốc chi chánh" 退, (Việt ngữ ) Ai có thể giúp quả nhân mưu đánh lùi quân Ngô, ta sẽ cùng người ấy cai trị nước Việt.
6. (Danh) Kiến thức, học vấn. ◎ Như: "cầu tri" tìm tòi học hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
7. (Danh) Ý thức, cảm giác. ◇ Tuân Tử : "Thảo mộc hữu sanh nhi vô tri" (Vương chế ) Cây cỏ có sinh sống nhưng không có ý thức, cảm giác.
8. (Danh) Bạn bè, bằng hữu, tri kỉ. ◎ Như: "cố tri" bạn cũ.
9. Một âm là "trí". (Danh) Trí khôn, trí tuệ. § Thông "trí" . ◇ Luận Ngữ : "Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân yên đắc trí?" , (Lí nhân ) Chỗ ở có đức nhân là chỗ tốt, chọn chỗ ở mà không chọn nơi có đức nhân thì sao gọi là sáng suốt được (tức là có trí tuệ)?
10. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, tri thức. Phàm cái gì thuộc về tâm mình nhận biết, biện biệt, phán đoán, toan tính, ghi nhớ được đều gọi là tri.
② Biết nhau, bè bạn chơi với nhau gọi là tri giao .
③ Hiểu biết.
④ Muốn.
⑤ Ghi nhớ.
⑥ Sánh ngang, đôi.
⑦ Khỏi.
⑧ Làm chủ, như tri phủ chức chủ một phủ, tri huyện chức chủ một huyện, v.v.
⑨ Tri ngộ, được người ta biết mà đề bạt mình lên gọi là thụ tri .
⑩ Một âm là trí. Trí khôn, trí tuệ, cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết: Theo (chỗ) tôi biết; Biết lỗi;
② Cho biết: Thông tri, thông báo cho biết;
③ Tri thức, sự hiểu biết: Vô học thức, kém hiểu biết; Tri thức khoa học; ? Ai cho ngươi là có sự biết nhiều? (Liệt tử);
④ (văn) Người tri kỉ: Ngậm nước mắt mà tìm những người tri kỉ mới (Bão Chiếu: Vịnh song yến);
⑤ (văn) Tri giác, cảm giác: Những thứ như tay có thể có cảm giác đau đớn ngứa ngáy nhưng không thể có khả năng phân biệt phải trái được (Phạm Chẩn: Thần diệt luận);
⑥ (văn) Qua lại, giao thiệp: Vì vậy đoạn tuyệt qua lại với các tân khách (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư);
⑦ (văn) Chủ trì, trông coi: Có lẽ Tử Sản sẽ chủ trì chính sự (Tả truyện: Tương công nhị thập lục niên);
⑧ (văn) Biểu hiện ra ngoài, hiện ra: Văn Hầu không vui, hiện ra nét mặt (Lã thị Xuân thu);
⑨ (cũ) Tên chức quan đứng đầu một phủ hay một huyện: Tri phủ, quan phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết — Sự hiểu biết — Một âm là Trí, dùng như chữ Trí .

Từ ghép 42

trí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết, hiểu. ◇ Cổ huấn "Lộ diêu tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm" , Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới thấy lòng người.
2. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Loan tử chi tương tự giả, duy kì mẫu năng tri chi" 孿, (Tu vụ ) Con sinh đôi thì giống nhau, chỉ có mẹ chúng mới phân biệt được.
3. (Động) Biết nhau, qua lại, giao thiệp. ◎ Như: "tri giao" giao thiệp, tương giao.
4. (Động) Nhận ra mà đề bạt, tri ngộ. ◇ Sầm Tham : "Hà hạnh nhất thư sanh, Hốt mông quốc sĩ tri" , (Bắc đình tây giao 西) May sao một thư sinh, Bỗng được nhờ bậc quốc sĩ nhận ra (tài năng).
5. (Động) Làm chủ, cầm đầu, chưởng quản. ◇ Quốc ngữ : "Hữu năng trợ quả nhân mưu nhi thối Ngô giả, ngô dữ chi cộng tri Việt quốc chi chánh" 退, (Việt ngữ ) Ai có thể giúp quả nhân mưu đánh lùi quân Ngô, ta sẽ cùng người ấy cai trị nước Việt.
6. (Danh) Kiến thức, học vấn. ◎ Như: "cầu tri" tìm tòi học hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
7. (Danh) Ý thức, cảm giác. ◇ Tuân Tử : "Thảo mộc hữu sanh nhi vô tri" (Vương chế ) Cây cỏ có sinh sống nhưng không có ý thức, cảm giác.
8. (Danh) Bạn bè, bằng hữu, tri kỉ. ◎ Như: "cố tri" bạn cũ.
9. Một âm là "trí". (Danh) Trí khôn, trí tuệ. § Thông "trí" . ◇ Luận Ngữ : "Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân yên đắc trí?" , (Lí nhân ) Chỗ ở có đức nhân là chỗ tốt, chọn chỗ ở mà không chọn nơi có đức nhân thì sao gọi là sáng suốt được (tức là có trí tuệ)?
10. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khôn ngoan, thông minh, trí tuệ, trí (dùng như , bộ ): Kẻ trí thấy trước được sự việc lúc chưa phát sinh (Thương Quân thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Trí — Xem Tri.

Từ ghép 3

trạc, trục
zhú ㄓㄨˊ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

trạc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết chân — Dấu vết — Xem Trục.

trục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nao núng, do dự
2. vết chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dấu vết, tung tích. ◇ Khâu Đan : "Ngưỡng mộ hiền giả trục" (Kinh trạm trường sử thảo đường ) Ngưỡng mộ tung tích của bậc hiền tài.
2. (Danh) Tỉ dụ hành vi của bậc tiền hiền, công tích. ◎ Như: "kế tiền trục" nối dõi công tích người trước.
3. (Động) Giẫm, đạp.
4. (Phó) "Trịch trục" : xem "trịch" , .

Từ điển Thiều Chửu

① Trịch trục luẩn quẩn, quẩn chân không đi lên được.
② Dấu vết. Như cao trục vết cao, phương trục vết thơm, đều là tiếng gọi các hành vi, dấu vết của nguời ẩn dật cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nao núng, do dự: Luẩn quẩn một chỗ. Xem ;
② Vết chân: Vết thơm (của người ẩn dật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không dứt đi được. Td: Trịch trục ( dùng dằn ) — Một âm khác là Trạc.

Từ ghép 3

võng
wǎng ㄨㄤˇ

võng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái lưới
2. vu khống, lừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới, chài. ◇ Tô Thức : "Cử võng đắc ngư, cự khẩu tế lân" , (Hậu Xích Bích phú ) Cất lưới được cá, miệng to vảy nhỏ.
2. (Danh) Mạng (chỉ chung cái gì kết thành từng mắt như cái lưới). ◎ Như: "thù võng" mạng nhện.
3. (Danh) Hình dung cái để ràng buộc người và vật. ◎ Như: "trần võng" lưới trần, ý nói sự đời nó ràng buộc người như thể phải bị mắc vào lưới vậy, "văn võng" pháp luật, "thiên la địa võng" lưới trời khó thoát.
4. (Danh) Hệ thống, tổ chức, bộ máy (bao trùm, phân bố như cái lưới). ◎ Như: "giao thông võng" hệ thống giao thông, "thông tấn võng" mạng lưới thông tin.
5. (Động) Bắt bằng lưới. ◎ Như: "võng tinh đình" bắt chuồn chuồn (bằng lưới), "võng liễu nhất điều ngư" lưới được một con cá.
6. (Động) Tìm kiếm. ◇ Hán Thư : "Võng la thiên hạ dị năng chi sĩ" (Vương Mãng truyện ) Tìm khắp những bậc tài năng khác thường trong thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưới, cái chài.
② Phàm cái gì kết thành từng mắt đều gọi là võng, như thù võng mạng nhện.
③ Cái để ràng buộc người và vật, như trần võng lưới trần, ý nói sự đời nó ràng buộc người như thể phải bị mắc vào lưới vậy, vì thế nên gọi pháp luật là văn võng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưới, chài: Lưới bắt cá. (Ngr) Bủa vây để bắt: Lưới trời khó thoát, thiên la địa võng;
② Mạng: Mạng nhện; Mạng điện;
③ Hệ thống, mạng lưới, bộ máy: Hệ thống thông tin;
④ Đánh bắt bằng lưới: Đánh được một con cá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lưới đánh cá — Chỉ chung các loại lưới, hoặc vật giống như cái lưới.

Từ ghép 13

trí
zhī ㄓ, zhì ㄓˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trí tuệ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khôn, hiểu thấu sự lí. Trái với "ngu" . ◎ Như: "trí giả thiên lự tất hữu nhất thất" người khôn suy nghĩ chu đáo mà vẫn khó tránh khỏi sai sót.
2. (Tính) Nhiều mưu kế, tài khéo.
3. (Danh) Trí khôn, trí tuệ, hiểu biết. ◎ Như: "tài trí" tài cán và thông minh, "túc trí đa mưu" đầy đủ thông minh và nhiều mưu kế, "đại trí nhược ngu" người thật biết thì như là ngu muội. ◇ Sử Kí : "Ngô ninh đấu trí, bất năng đấu lực" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Ta thà đấu trí, chứ không biết đấu lực.
4. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Thiều Chửu

① Khôn, trái với chữ ngu , hiểu thấu sự lí gọi là trí, nhiều mưu kế tài khéo cũng gọi là trí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông minh, khôn, giỏi giang, tài trí: Vô cùng giỏi giang và gan dạ; Đa mưu túc trí, lắm mưu trí; Tài giỏi, khôn khéo;
② [Zhì] (Họ) Trí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng suốt, hiểu biết nhau — Sự hiểu biết.

Từ ghép 38

tật
jí ㄐㄧˊ

tật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: tật lê )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Tật lê" cỏ tật lê, hoa vàng, quả có gai, dùng làm thuốc. ◎ Như: "tật lê sa thượng dã hoa khai" cỏ tật lê trên cát nở hoa dại, ý nói anh tài mai một.

Từ điển Thiều Chửu

① Tật lê cỏ tật lê, hoa vàng, quả có gai, dùng làm thuốc. Tật lê sa thượng dã hoa khai ý nói anh tài mai một.

Từ điển Trần Văn Chánh

】tật lê [jílí] Cỏ tật lê, cây củ ấu (quả có gai, thường dùng làm thuốc).

Từ ghép 2

tai, tư, tứ
sāi ㄙㄞ, sī ㄙ, sì ㄙˋ

tai

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhớ, mong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ: Suy nghĩ cho kĩ rồi mới làm; Suy trước tính sau;
② Nhớ, nhớ nhung: Nhớ người thân (người nhà); Cùng nhớ nhau;
③ Ý nghĩ, ý tứ, cách nghĩ, mối nghĩ, tâm tư, tâm tình: Ý nghĩa mùa xuân; Ý văn; Trời bể ý buồn đang mênh mang (Liễu Tôn Nguyên: Đăng Liễu Châu thành lâu);
④ (văn) Trợ từ ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (không dịch): Ngựa đều rất mạnh khỏe (Thi Kinh); Rượu ngon thật tốt (Thi Kinh); Nay ta trở về, tuyết rơi lất phất (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ. Suy nghĩ. Nghĩ tới — Nhớ tới — Một âm là Tứ. Xem Tứ.

Từ ghép 29

tứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhớ, mong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ. ◎ Như: "tam tư nhi hậu hành" suy nghĩ kĩ rồi mới làm. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.
2. (Động) Nhớ, nhớ nhung, hoài niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương tư" cùng nhớ nhau, "tư thân" nhớ cha mẹ, "tư gia" nhớ nhà. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
3. (Động) Thương xót. ◎ Như: "tư thu" thương xót mùa thu.
4. (Danh) Tâm tình, mối nghĩ, ý niệm, ý kiến. ◎ Như: "sầu tư" nỗi buồn, "tâm tư" điều suy nghĩ trong lòng.
5. (Trợ) Đặt ở đầu câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Tư nhạo Phán thủy, Bạc thái kì cần" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) Yêu thích sông Phán, Chút hái rau cần.
6. (Trợ) Dùng ở giữa câu. Không có nghĩa. ◇ Thi Kinh : "Vô tư bất phục, Hoàng vương chưng tai" , (Đại nhã , Văn vương hữu thanh ) Không ai là không phục tòng, Vũ vương xứng đáng là bậc vua thay.
7. (Trợ) Dùng cuối câu. Tương đương với "a" . ◇ Thi Kinh : "Hán hữu du nữ, Bất khả cầu tư" , (Chu nam , Hán quảng ) Sông Hán có những người con gái dạo chơi, (Mà) không thể cầu mong chi (vì họ đã trở thành đoan trang).
8. Một âm là "tứ". (Danh) Ý. ◎ Như: "thi tứ" ý thơ, "văn tứ" ý văn.
9. Lại một âm là "tai". (Tính) Nhiều râu. ◎ Như: "vu tai" râu xồm xoàm, nhiều râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghĩ ngợi, phàm các sự tác dụng thuộc về tâm như tưởng tượng suy xét ghi nhớ đều gọi là tư.
② Nghĩ đến.
③ Mến nhớ như tương tư cùng nhớ nhau.
④ Thương.
⑤ Tiếng dứt câu, như bất khả vịnh tư chẳng khá lội vậy.
⑥ Một âm là tứ. Ý tứ, như thi tứ ý tứ thơ, văn tứ ý tứ văn, v.v. Chữ này ngày xưa viết chữ tín dưới chữ tâm là ngụ ý rằng óc với tim có quan hệ thông với nhau, các nhà khoa học bây giờ bảo nghĩ ở óc, thật là đúng với người xưa.
⑦ Lại một âm là tai. Vu tai râu xồm xoàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ: Suy nghĩ cho kĩ rồi mới làm; Suy trước tính sau;
② Nhớ, nhớ nhung: Nhớ người thân (người nhà); Cùng nhớ nhau;
③ Ý nghĩ, ý tứ, cách nghĩ, mối nghĩ, tâm tư, tâm tình: Ý nghĩa mùa xuân; Ý văn; Trời bể ý buồn đang mênh mang (Liễu Tôn Nguyên: Đăng Liễu Châu thành lâu);
④ (văn) Trợ từ ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (không dịch): Ngựa đều rất mạnh khỏe (Thi Kinh); Rượu ngon thật tốt (Thi Kinh); Nay ta trở về, tuyết rơi lất phất (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ý nghĩ — Một âm là Tư. Xem Tư.

Từ ghép 9

nãng
nǎng ㄋㄤˇ

nãng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đâm bằng dao
2. đẩy mạnh

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xô, đẩy.
2. (Động) Đâm, chọc. ◎ Như: "tha bị nãng liễu nhất đao" nó bị đâm một nhát dao.
3. (Tính) Hồ đồ, ngu đần (tiếng mắng chửi). ◎ Như: "cẩu nãng đích nô tài" đồ chó má khốn kiếp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðẩy mạnh.
② Ðàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đâm (bằng dao găm);
② (văn) Đẩy mạnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng tay mà đẩy — Dùng dao mà đâm — Con dao.
du
yóu ㄧㄡˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mưu kế
2. đạo
3. vẽ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưu lược, kế hoạch. ◇ Nguyễn Du : "Tẫn hữu du vi ưu tướng tướng" (Bùi Tấn Công mộ ) Có thừa mưu lược làm tướng văn tướng võ tài giỏi.
2. (Danh) Đạo lí, phép tắc. ◇ Thi Kinh : "Trật trật đại du, Thánh nhân mạc chi" , (Tiểu nhã , Xảo ngôn ) Trật tự đạo lớn, Thánh nhân định ra.
3. (Danh) Họ "Du".
4. (Động) Mưu định. ◇ Thượng Thư : "Cáo quân nãi du dụ" (Quân thích ) Ông nên ở lại mưu toan làm cho (dân) giàu có.
5. (Thán) Ôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưu kế.
② Ðạo.
③ Vẽ.
④ Dùng làm tiếng than thở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mưu kế, kế hoạch, tính toán, mưu tính: Kế hoạch lớn lao;
② Đạo, phép tắc;
③ Vẽ;
④ (thán) Ôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưu tính — Con đường phải theo.
chuyên
zhuān ㄓㄨㄢ

chuyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chú ý hết cả vào một việc
2. chỉ có một, duy nhất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tập trung tâm chí, chú ý hết sức vào một việc. ◎ Như: "chuyên tâm" tâm chí tập trung vào một việc. ◇ Vương An Thạch : "Phù nhân chi tài, thành ư chuyên nhi hủy ư tạp" , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ).
2. (Tính) Một mình, đơn độc. ◎ Như: "chuyên mĩ" đẹp có một, "chuyên lợi" lợi chỉ một mình được; quyền hưởng lợi cho người phát minh sáng chế (luật).
3. (Tính) Đặc biệt. ◎ Như: "chuyên trường" sở trường chuyên môn, học vấn tài năng đặc biệt về một ngành.
4. (Tính) Chính.
5. (Tính) Nhỏ hẹp. ◇ Diệp Thích : "Địa hiệp nhi chuyên, dân đa nhi bần" , (Túy nhạc đình kí ).
6. (Tính) Trung hậu, thành thật. ◇ Diệp Thích : "Cái kì tục phác nhi chuyên, hòa nhi tĩnh" , (Trường khê tu học kí ).
7. (Tính) Đầy, mãn. ◇ Tư Mã Quang chế chiếu : "Khanh văn học cao nhất thì, danh dự chuyên tứ hải" (Tứ tham tri chánh sự Vương An Thạch khất thối bất duẫn phê đáp 退).
8. (Tính) Béo dày, phì hậu. ◇ Nghi lễ : "Dụng chuyên phu vi chiết trở" (Sĩ ngu lễ ).
9. (Tính) Ngay, đều.
10. (Động) Chủ trì.
11. (Động) Chiếm riêng, nắm trọn hết. ◎ Như: "chuyên chánh" nắm hết quyền chính, độc tài. ◇ Hán Thư : "Quang chuyên quyền tự tứ" (Hoắc Quang truyện ) Quang chiếm riêng hết quyền hành, tự tiện phóng túng.
12. (Phó) Một cách đặc biệt. ◎ Như: "hạn thì chuyên tống" thời hạn phân phát đặc biệt.
13. (Phó) Một cách đơn độc, chỉ một. ◎ Như: "chuyên đoán" độc đoán hành sự.
14. (Danh) Họ "Chuyên".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú: Chuyên (môn) làm công tác nghiên cứu; Người này chuyên lừa lọc người khác; Có người họ Tưởng, chuyên về mối lợi đó đã ba đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); Mong ông chuyên chú vào việc đánh Tề, đừng lo nghĩ gì khác (Chiến quốc sách);
② Riêng, đặc biệt, chỉ có một, độc chiếm;
③ (văn) Chuyên quyền, lộng quyền: Thái Trọng chuyên quyền, Trịnh Bá lo về việc đó (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự mình — Một mình — Riêng về việc gì — Chăm chỉ — Thành thật — Danh từ quân sự thời cổ, một đoàn xe đánh trận, gồm 81 chiếc, gọi là một chuyên.

Từ ghép 35

sấm
chèn ㄔㄣˋ, chuǎng ㄔㄨㄤˇ

sấm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ló đầu ra
2. xông pha

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Dáng ngựa chạy ra khỏi cổng.
2. (Tính) Dáng ló đầu ra.
3. (Động) Xông vào. ◎ Như: "sấm tịch" xông vào mâm ngồi ăn, vào dự tiệc nửa chừng. ◇ Tây du kí 西: "Ngộ Không tài án hạ vân đầu, kính sấm nhập triều môn lí" . (Đệ tam hồi) (Tôn) Ngộ Không bèn từ trên mây xuống, xông thẳng vào cung điện.
4. (Động) Xông pha, lăn lộn, lịch luyện, chạy vạy kiếm sống. ◎ Như: "sấm giang hồ" vùng vẫy bôn tẩu chốn giang hồ, "sấm đãng" phiêu bạt.
5. (Động) Xảy ra thình lình, bất ngờ. ◎ Như: "sấm họa" họa xảy đến bất ngờ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ló đầu ra.
② Tục gọi sự xông vào là sấm. Như sấm tịch xông vào mâm ngồi ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xông vào, xông tới, vượt: Xông vào nhà; Xông vào chiếu ngồi ăn; Xông vào trong; Vượt khó khăn;
② Xông pha, lăn lộn. 【】 sấm giang hồ [chuăng jianghú] Xông pha đây đó, lăn lộn khắp đó đây, vùng vẫy chốn giang hồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ló đầu ra — Thình lình — Sấn vào, đi bừa vào.

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.