hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không có thực
2. trống rỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không: Vượt lên khoảng không;
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không — Không có — Không sát với sự thật — Thiếu, không đủ. Td: Huyết hư ( thiếu máu ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Khư.

Từ ghép 29

khư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái gò lớn (như , bộ );
② Thành cũ, chốn hoang tàn;
③ Chợ;
④ Chỗ ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — Một âm là Hư.
tàng, tạng
cáng ㄘㄤˊ, zāng ㄗㄤ, zàng ㄗㄤˋ

tàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa, trữ
2. giấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩn núp, giấu: Nó núp sau cánh cửa; Chôn giấu;
② Cất, chứa cất: Cất giữ; Chứa cất vào kho Xem [zàng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cất dấu — Cất chứa — Một âm khác là Tạng. Xem Tạng.

Từ ghép 30

tạng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kho chứa đồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giấu, ẩn núp. ◎ Như: "tàng đầu lộ vĩ" giấu đầu hở đuôi, "hành tàng" lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ. ◇ Lí Bạch : "Tửu tứ tàng danh tam thập xuân" (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.
2. (Động) Dành chứa, tồn trữ. ◎ Như: "thu tàng" nhặt chứa, "trân tàng" cất kĩ. ◇ Tuân Tử : "Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng" , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.
3. (Động) Giữ trong lòng, hoài bão. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.
4. (Danh) Họ "Tàng".
5. Một âm là "tạng". (Danh) Kho, chỗ để chứa đồ. ◇ Liêu trai chí dị : "Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên" , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.
6. (Danh) Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là "Kinh Tạng" , "Luật Tạng" và "Luận Tạng" . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng" (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.
7. (Danh) Nội tạng. § Thông "tạng" . ◇ Hoài Nam Tử : "Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã" , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.
8. (Danh) Gọi tắt của "Tây Tạng" 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ . ◎ Như: "Mông Tạng" Mông Cổ và Tây Tạng.
9. (Danh) Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là "Thổ phiên" .

Từ điển Thiều Chửu

① Giấu. Như tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi. Lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ gọi là hành tàng .
② Dành chứa. Như thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ, v.v.
③ Một âm là tạng. Kho tàng, chỗ để chứa đồ.
④ Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Ðộ .
⑤ Kinh Phật. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng và Luận Tạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kho, kho tàng: Kho tàng quý báu;
② Tạng (kinh): Kinh đại tạng;
③ [Zàng] Tây Tạng (gọi tắt): Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng;
④ [Zàng] Dân tộc Tạng: Đồng bào Tạng. Xem [cáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa — Như chưa Tạng — Kinh sách của Phật — Một âm là Tàng. Xem Tàng.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Người phạm tội làm nguy hại quốc gia (về phương diện tổ chức chính trị). ◇ Ba Kim : "Lợi Na, nhĩ yếu tri đạo đệ tam sảnh tựu thị mật thám bộ, chuyên môn đối phó chánh trị phạm đích" , , (Lợi Na , Đệ thập nhị phong tín ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người làm hại tới sự sắp đặt yên ổn trong nước.

Từ điển trích dẫn

1. Biến hóa lạ lùng, không lường được. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lượng tự Khổng Minh, đạo hiệu Ngọa Long tiên sanh, hữu kinh thiên vĩ địa chi tài, xuất quỷ nhập thần chi kế" , , , (Đệ tam thập cửu hồi) Lượng tự Khổng Minh, tên hiệu Ngọa Long tiên sinh, có tài ngang trời dọc đất, có mưu xuất quỷ nhập thần.
cân, căn, ngân
gēn ㄍㄣ

cân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gót chân
2. đi theo chân
3. với, và
4. như, giống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gót chân. ◎ Như: "cước hậu cân" gót chân. ◇ Tiêu Cám : "Đầu dưỡng tao cân, vô ích ư tật" , (Dịch lâm , Kiển chi cách ).
2. (Danh) Gót, đế hoặc phần sau (giày, dép, đồ vật...). ◎ Như: "cao cân hài" giày cao gót.
3. (Động) Đi theo, theo chân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thị thì Tào Tháo tự cân Hoàng Phủ Tung thảo Trương Lương" (Đệ nhị hồi) Bấy giờ Tào Tháo đang theo Hoàng Phủ Tung đánh Trương Lương.
4. (Động) Ngày xưa chỉ đày tớ hầu hạ chủ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã Bồi Mính cân Nhị da giá kỉ niên, Nhị da đích tâm sự, ngã một hữu bất tri đạo đích" , , (Đệ tứ tam hồi).
5. (Động) Chỉ con gái lấy chồng. ◇ Chu Lập Ba : "Ngã môn nha đầu na thì tài thập lục, nhĩ tứ thập tam liễu. Nhĩ khiếu tha cân nhĩ, tha bất nguyện ý" , . , (Bạo phong sậu vũ , Đệ nhất bộ thập nhị).
6. (Động) Sánh, kịp, ngang bằng. ◇ Quản Hoa : "Thất thập cửu tuế lão đệ lạp trường thanh điệu thuyết: Khí xa tựu thị bất cân phi cơ khoái nha" 調: (Tỉnh đài thượng ).
7. (Giới) Và, cùng. ◎ Như: "ngã cân tha nhất đồng thướng học" tôi và nó cùng đi học.
8. (Giới) Hướng về, đối. ◎ Như: "nhĩ cân thùy thuyết thoại" anh nói chuyện với ai.
9. § Ta quen đọc là "ngân".

Từ điển Thiều Chửu

① Gót chân.
② Đi theo chân.
③ Ta quen đọc là chữ ngân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gót (chân): Gót chân; Giày cao gót;
② Theo chân: Anh ấy chạy nhanh quá, tôi theo không kịp;
③ Với: Tôi cùng làm việc với anh ấy; Tôi đã nói với anh ấy rồi.

căn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gót chân — Đi theo — Và. Với.

Từ ghép 1

ngân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gót chân. ◎ Như: "cước hậu cân" gót chân. ◇ Tiêu Cám : "Đầu dưỡng tao cân, vô ích ư tật" , (Dịch lâm , Kiển chi cách ).
2. (Danh) Gót, đế hoặc phần sau (giày, dép, đồ vật...). ◎ Như: "cao cân hài" giày cao gót.
3. (Động) Đi theo, theo chân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thị thì Tào Tháo tự cân Hoàng Phủ Tung thảo Trương Lương" (Đệ nhị hồi) Bấy giờ Tào Tháo đang theo Hoàng Phủ Tung đánh Trương Lương.
4. (Động) Ngày xưa chỉ đày tớ hầu hạ chủ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã Bồi Mính cân Nhị da giá kỉ niên, Nhị da đích tâm sự, ngã một hữu bất tri đạo đích" , , (Đệ tứ tam hồi).
5. (Động) Chỉ con gái lấy chồng. ◇ Chu Lập Ba : "Ngã môn nha đầu na thì tài thập lục, nhĩ tứ thập tam liễu. Nhĩ khiếu tha cân nhĩ, tha bất nguyện ý" , . , (Bạo phong sậu vũ , Đệ nhất bộ thập nhị).
6. (Động) Sánh, kịp, ngang bằng. ◇ Quản Hoa : "Thất thập cửu tuế lão đệ lạp trường thanh điệu thuyết: Khí xa tựu thị bất cân phi cơ khoái nha" 調: (Tỉnh đài thượng ).
7. (Giới) Và, cùng. ◎ Như: "ngã cân tha nhất đồng thướng học" tôi và nó cùng đi học.
8. (Giới) Hướng về, đối. ◎ Như: "nhĩ cân thùy thuyết thoại" anh nói chuyện với ai.
9. § Ta quen đọc là "ngân".

Từ điển Thiều Chửu

① Gót chân.
② Đi theo chân.
③ Ta quen đọc là chữ ngân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gót (chân): Gót chân; Giày cao gót;
② Theo chân: Anh ấy chạy nhanh quá, tôi theo không kịp;
③ Với: Tôi cùng làm việc với anh ấy; Tôi đã nói với anh ấy rồi.

Từ điển trích dẫn

1. Cơ sở. ◇ Lí Chí : "Hữu điền địa phương hữu căn cơ, khả dĩ vi ốc chủng điền" , (Lục độ giải ) Có ruộng đất mới có cơ sở, có thể làm nhà trồng trọt canh tác.
2. Duyên do.
3. Đức hạnh, phẩm hạnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã phụ thân mỗi nhật vi lưỡng vị di nương thao tâm, yếu tầm lưỡng cá hựu hữu căn cơ, hựu phú quý, hựu thanh niên, hựu tiếu bì đích lưỡng vị di đa, hảo sính giá giá nhị vị di nương đích" , , , , , (Đệ lục thập tam hồi) Cha cháu ngày nào cũng nghĩ đến hai dì, muốn tìm được hai người vừa có đức hạnh, vừa giàu sang, vừa trẻ, vừa đẹp để giạm hỏi chỗ xứng đáng mà gả hai dì.
4. Phật giáo dụng ngữ: căn tính, đạo căn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá cá Tán Hoa bồ tát, căn cơ bất thiển, đạo hạnh phi thường" , , (Đệ nhất bách nhất hồi) Vị bồ tát Tán Hoa đó, đạo căn sâu dày, đạo hạnh phi thường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rễ cây và nền nhà, chỉ cái cơ sở chính yếu để nương tựa.

Từ điển trích dẫn

1. Đạo lí mà người đời công nhận. ◇ Văn minh tiểu sử : "Hôn nhân khả dĩ tự do, nãi thị thế giới thượng đích công lí" , (Đệ nhị thập hồi) Hôn nhân phải là được tự do, đó là lẽ đương nhiên mọi người công nhận trên đời. ☆ Tương tự: "chánh lí" , "chánh nghĩa" . ★ Tương phản: "cường quyền" .
2. Trong khoa học, chỉ chân lí căn bản, không cần chứng minh. ◎ Như: "kỉ hà công lí" công lí môn hình học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Công đạo — Còn chỉ pháp luật.
cổn
gǔn ㄍㄨㄣˇ

cổn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuộn, lăn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cuồn cuộn (nước chảy). § Thường dùng từ kép "cổn cổn" . ◎ Như: "cổn cổn Hoàng Hà" sông Hoàng Hà chảy cuồn cuộn. ◇ Đỗ Phủ : "Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há, Bất tận Trường giang cổn cổn lai" , (Đăng cao ) Lá cây rụng ào ào dường như không bao giờ hết, Sông Trường giang cuồn cuộn chảy không ngừng.
2. (Động) Lăn, xoay, viên, nặn. ◎ Như: "đả cổn" lăn quay trên mặt đất, "cổn tuyết cầu" lăn bóng tuyết (trò chơi).
3. (Động) Cút, bước, xéo. ◎ Như: "cổn xuất khứ" cút đi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khoái khoái đích cổn bãi, hoàn đẳng oa tâm cước ni!" , (Đệ cửu thập lục hồi) Mau mau cút đi ngay, còn chờ mấy cái đá nữa à!
4. (Động) Sôi (dùng cho chất lỏng). ◎ Như: "thủy cổn" nước sôi.
5. (Động) Viền (để trang sức trên quần áo). ◎ Như: "tại y bi thượng cổn nhất đạo hồng biên" ở trên phần dưới áo viền một đường viền đỏ.
6. (Phó) Rất, lắm, quá. ◎ Như: "cổn nãng" nóng bỏng, "cổn viên" tròn xoay. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã gia lí thiêu đích cổn nhiệt đích dã kê, khoái lai cân ngã cật tửu khứ" , (Đệ nhị thập hồi) Bên nhà tôi nấu chim trĩ còn nóng hổi, hãy mau sang uống rượu với tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chảy cuồn cuộn.
② Nước sôi.
③ Lặn đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước chảy cuồn cuộn. Cũng nói là Cổn cổn — Nước xoáy — Sôi sùng sục.

Từ ghép 2

chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.