phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. bộ nhất
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Nhất".
3. (Tính) Cùng, giống nhau, tương đồng. ◎ Như: "nhất mô nhất dạng" 一模一樣 hoàn toàn giống nhau, "đại tiểu bất nhất" 大小不一 lớn nhỏ không như nhau. ◇ Trung Dung 中庸: "Cập kì thành công nhất dã" 及其成工一也 Nên công cùng như nhau vậy.
4. (Tính) Chuyên chú. ◎ Như: "chuyên nhất bất biến" 專一不變 một lòng chuyên chú không đổi.
5. (Tính) Mỗi, mỗi một, từng cái một. ◎ Như: "nhất hiệt lục bách tự" 一頁六百字 mỗi trang sáu trăm chữ.
6. (Tính) Thứ nhất. ◇ Tả truyện 左傳: "Phù chiến, dũng khí dã, nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt" 夫戰, 勇氣也, 一鼓作氣, 再而衰, 三而竭 (Tào Quế luận chiến 曹劌論戰) Sự chiến tranh, nói về dũng khí, (nghe) tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả.
7. (Tính) Cả, toàn, suốt. ◎ Như: "nhất thân thị hãn" 一身是汗 cả người mồ hôi, "nhất sanh" 一生 suốt đời, "nhất đông" 一冬 cả mùa đông.
8. (Tính) Còn có một cái khác là. ◎ Như: "ba gia, nhất danh tây hồng thị" 番茄, 一名西紅柿 cà chua, còn có tên là "tây hồng thị".
9. (Động) Họp thành một. ◇ Đỗ Mục 杜牧: "Lục vương tất, tứ hải nhất" 六王畢, 四海一 (A Phòng cung phú 阿房宮賦) Sáu vua bị diệt, bốn bể thống nhất.
10. (Phó) Vừa mới. ◎ Như: "nhất thính tựu đổng" 一聽就懂 vừa mới nghe là hiểu ngay.
11. (Phó) Một chút, một lát (đặt giữa cùng một động từ dùng hai lần). ◎ Như: "vấn nhất vấn" 問一問 hỏi một chút, "hiết nhất hiết" 歇一歇 nghỉ một lát.
12. (Phó) Đều. ◇ Tuân Tử 荀子: "Nhất khả dĩ vi pháp tắc" 一可以為法則 (Khuyến học 勸學) Đều có thể dùng làm phép tắc.
13. (Phó) Hễ, mỗi khi, cứ mỗi lần. ◇ Tư Mã Thiên 司馬遷: "Cứu binh bất chí, sĩ tốt tử thương như tích, nhiên Lăng nhất hô lạo, quân sĩ vô bất khởi" 救兵不至, 士卒死傷如積, 然陵一呼勞, 軍士無不起 (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư 報任少卿書) Quân cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất đống, vậy mà (Lí) Lăng hễ hô một tiếng ủy lạo, quân sĩ không ai không vùng dậy.
14. (Phó) Mà lại, lại (biểu thị sự không ngờ). ◇ Sử Kí 史記: "Quả nhân chi quá nhất chí thử hồ!" 寡人之過一至此乎 (Hoạt kê truyện 滑稽傳) Lỗi của quả nhân, mà lại đến như thế sao!
15. (Liên) Hoặc, hoặc là. ◇ Trang Tử 莊子: "Nhất dĩ kỉ vi mã, nhất dĩ kỉ vi ngưu" 一以己為馬, 一以己為牛 (Ứng đế vương 應帝王) Hoặc coi mình là ngựa, hoặc coi mình là bò.
16. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh, tăng cường ngữ khí. ◇ Cổ thi 古詩: "Thượng hữu huyền ca thanh, Âm hưởng nhất hà bi" 上有絃歌聲, 音響一何悲 (Tây bắc hữu cao lâu 西北有高樓) Trên lầu có tiếng đàn ca, Âm hưởng sao mà bi thương vậy.
Từ điển Thiều Chửu
② Cùng, như sách Trung Dung nói: Cập kì thành công nhất dã 及其成工一也 nên công cùng như nhau vậy.
③ Dùng về lời nói hoặc giả thế chăng, như vạn nhất 萬一 muôn một, nhất đán 一旦 một mai, v.v.
④ Bao quát hết thẩy, như nhất thiết 一切 hết thẩy, nhất khái 一概 một mực như thế cả, v.v.
⑤ Chuyên môn về một mặt, như nhất vị 一味 một mặt, nhất ý 一意 một ý, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Một lần, một cái, lần thứ nhất: 一鼓作氣,再而衰,三而竭 Đánh trống lần thứ nhất thì binh sĩ hăng lên, đánh lần thứ hai thì lòng hăng hái giảm xuống, đánh lần thứ ba thì không còn hăng nữa (Tả truyện); 于是秦王不懌,爲一擊瓶 Do vậy vua Tần không vui, gõ vào cái lọ đất cho Triệu Huệ vương một cái (Sử kí); 赴皆一作驢鳴 Các khách đi đưa tang đều bắt chước tiếng lừa kêu lên một tiếng (Thế thuyết tân ngữ);
③ Cùng một: 咱們是一家人 Chúng ta là người trong một nhà;
④ Cả, toàn, suốt: 一生 Suốt đời; 一冬 Cả mùa đông; 一國之人皆若狂 Người trong cả nước đều như điên cuồng (Lễ kí);
⑤ Như, giống: 一樣 Như nhau, giống như;
⑥ Một lát, một chút: 歇一歇 Nghỉ một lát;
⑦ Hễ, một khi (dùng như liên từ): 一想起國家建設的突飛猛進就覺得自己的努力太不夠 Hễ nghĩ tới đà xây dựng nhanh chóng của nước nhà thì tôi cảm thấy mình làm còn ít quá; 救兵不至,士卒死傷如積,然陵一呼勞軍,士無不起 Binh cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất thành đống, vậy mà một khi (hễ, chỉ cần) Lăng hô lên một tiếng thì đám quân sĩ mỏi mệt kia không ai là không phấn khởi (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư); 蔡,許之軍, 一失其位,不得列于諸侯 Vua hai nước Thái và Hứa, một khi bị mất ngôi vị thì không được xếp vào hàng chư hầu (Tả truyện); 一聞人 之過,終身不忘 Một khi nghe được lỗi của người khác thì suốt đời không quên (Trang tử);
⑧ Thống nhất: 六王畢,四海一 Sáu vua dứt, bốn biển thống nhất (Đỗ Mục: A Phòng cung phú); 一法度衡石丈尺 Thống nhất các đồ đo lường như cân, thạch, trượng, thước (Sử kí);
⑨ Chuyên nhất: 用心一也 Tâm tư chuyên nhất (Tuân tử);
⑩ liên hợp, hợp nhất: 諸侯不可一 Chư hầu không thể hợp nhất được (Chiến quốc sách);
⑪ Như nhau, giống nhau, đồng nhất: 古今一也 ,人與我同耳 Xưa và nay là một (như nhau), người và ta đều giống nhau (Lã thị Xuân thu);
⑫ Một người nào đó: 一屠暮行,爲狼所逼 Có một tên đồ tể kia đi trong đêm, bị con sói bức hiếp (Liêu trai chí dị);
⑬ Mỗi, mỗi một: 一人一個火把 Mỗi người một bó đuốc (Tam quốc chí diễn nghĩa);
⑭ Còn có một (cái khác) nữa là: 太祖,一名吉利 Thái tổ, còn có tên là Cát Lợi (Tam quốc chí, Ngụy thư, Võ đế kỉ chú);
⑮ Đều, tất cả đều, thảy đều: 一可以爲法則 Đều có thể dùng làm chuẩn mực (cho người khác) (Tuân tử); 參代可爲漢相國,舉事無所變更,一遵蕭何約束 Tào Tham thay cho Tiêu Hà làm tướng quốc nhà Hán, mọi việc không có gì thay đổi, thảy đều tuân theo những quy định cũ của Tiêu Hà (Sử kí); 行營之事,一決都將 Mọi việc trong hành dinh đều do quan Đô tướng quyết định (Cựu Đường thư);
⑯ Vừa mới: 初一交戰,操 軍不利,引次江北 Lúc đầu khi mới giao chiến, quân của Tào Tháo bất lợi, bèn dẫn lui về đóng ở phía bắc Trường Giang (Tư trị thông giám);
⑰ Hoặc giả, hoặc là; có thể (biểu thị ý suy trắc): 不知彼而知 己,一勝一負 Không biết người mà chỉ biết mình thì có thể thắng, có thể bại (Tôn tử: Mưu chính);
⑱ Khi thì (biểu thị sự biến đổi không ngừng của trạng thái hoặc động tác): 七年之中,一予一奪,二三 孰甚馬 Chỉ trong vòng bảy năm, khi thì cho khi thì cướp đi, sự thay đổi thật là quá lắm! (Tả truyện, Thành công bát niên);
⑲ Mà, lại (biểu thị tình huống bất ngờ): 寡人之過,一至此乎! Lỗi của quả nhân, lại đến thế kia sao! (Sử kí); 何令人之景慕,一至于此 耶! Sao khiến người ta ngưỡng mộ lại đến mức như thế! (Lí Bạch: Dữ Hàn Kinh Châu thư);
⑳ Một, cái một (dùng như danh từ): 道生 一,一生二,二生三,三生萬物 Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật (Lão tử);
㉑ Trợ từ, dùng tăng cường ngữ khí (không dịch): 將軍宜一爲天下除患,名揚後世 Tướng quân nên trừ họa cho thiên hạ, danh lừng đến đời sau (Hậu Hán thư);
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 135
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Sửa sang, chỉnh trị, làm cho chỉnh tề ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh lí" 整理 sắp đặt cho ngay ngắn, "tu lí" 修理 sửa sang, "quản lí" 管理 coi sóc. ◇ Lưu Cơ 劉基: "Pháp đố nhi bất tri lí" 法斁而不知理 (Mại cam giả ngôn 賣柑者言) Pháp luật hủy hoại mà không biết sửa.
3. (Động) Làm việc, lo liệu. ◎ Như: "lí sự" 理事 làm việc.
4. (Động) Tấu nhạc, cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm" 隱几焚香理玉琴 (Tức hứng 即興) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
5. (Động) Ôn tập, luyện tập. ◇ Vô danh thị 無名氏: "Tằng lí binh thư tập lục thao" 曾理兵書習六韜 (Nháo đồng đài 鬧銅臺) Đã từng luyện tập binh thư lục thao.
6. (Động) Phản ứng, đáp ứng (đối với lời nói hoặc hành vi của người khác). ◎ Như: "bất lí" 不理 không quan tâm, "lí hội" 理會 thông hiểu.
7. (Danh) Thớ, đường vân. ◎ Như: "thấu lí" 腠理 thớ da thịt, "mộc lí" 木理 vân gỗ.
8. (Danh) Thứ tự, mạch lạc. ◎ Như: "hữu điều hữu lí" 有條有理 có thứ tự mạch lạc.
9. (Danh) Quy luật, ý chỉ của sự vật. ◎ Như: "thiên lí" 天理, "công lí" 公理, "chân lí" 真理, "nghĩa lí" 義理, "định lí" 定理.
10. (Danh) Đời xưa gọi quan án là "lí", cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là "đại lí viện" 大理院.
11. (Danh) Môn vật lí học hoặc khoa tự nhiên học. ◎ Như: "lí hóa" 理化 môn vật lí và môn hóa học.
12. (Danh) Họ "Lí".
Từ ghép 74
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. lý lẽ
3. sửa sang
Từ điển Thiều Chửu
② Sửa sang, trị. Như lí sự 理事 làm việc, chỉnh lí 整理 sắp đặt, tu lí 修理 sửa sang, v.v.
③ Ðiều lí 條理, phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Ðiều 條 là nói cái lớn, lí 理 là nói cái nhỏ, như sự lí 事理, văn lí 文理 đều một nghĩa ấy cả.
④ Ðạo lí 道理, nói về sự nên làm gọi là đạo 道, nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí 理. Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
⑤ Thớ, như thấu lí 腠理 mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu 腠.
⑥ Ðời xưa gọi quan án là lí, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện 大理院.
⑦ Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
⑧ Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí 不理, nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội 理會.
⑨ Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lí học 理學 hay đạo học 道學. Môn triết học 哲學 bây giờ cũng gọi là lí học 理學.
⑩ Lí khoa 理科 một khoa học nghiên cứu về tính vật như vật lí học 物理學, hóa học 化學, v.v.
⑪ Lí chướng 理障 chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lí lẽ: 合理 Hợp lí; 理屈詞窮 Lời cùng lí đuối, đuối lí; 理當如 此 Lẽ ra là thế, đúng phải như vậy;
③ (Vật) lí: 理科 Ngành khoa học tự nhiên; 數理化 Toán lí hóa;
④ Xử sự, quản lí: 處理 Xử lí; 理財 Quản lí tài chánh;
⑤ Chỉnh lí, sắp xếp: 理一理書籍 Sắp xếp lại sách vở;
⑥ Thèm quan tâm đến, đếm xỉa (chỉ thái độ và ý kiến đối với người khác, thường dùng với ý phủ định): 路上碰見了,誰也沒理誰 Gặp nhau giữa đường, chẳng ai thèm hỏi ai; 跟他說了半天,他理也不理 Nói với anh ta cả buổi mà anh ta vẫn dửng dưng chẳng thèm quan tâm; 置之不理 Bỏ mặc không đếm xỉa;
⑦ (văn) Luyện tập, ôn tập: 十年一理,猶不遺忘 Mười năm ôn lại một lần, vẫn không quên mất (Nhan thị gia huấn);
⑧ (văn) Tấu lên, cử nhạc lên: 理正聲,奏妙曲 Cử chính thanh (tiếng nhạc đoan chính), tấu diệu khúc (Kê Khang: Cầm phú); 試理一曲消遣 Đàn chơi một bản để tiêu khiển;
⑨ Lí học (một ngành của triết học Trung Quốc);
⑩ (văn) Sửa ngọc, làm ngọc;
⑪ [Lê] (Họ) Lí.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 26
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. kinh sách
3. trải qua, chịu đựng
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu. ◎ Như: "Thi Kinh" 詩經, "Thư Kinh" 書經, "Hiếu Kinh" 孝經.
3. (Danh) Sách của các tôn giáo. ◎ Như: kinh Phật 佛 có: "Lăng Nghiêm Kinh" 楞嚴經, "Lăng Già Kinh" 楞伽經, "Bát Nhã Kinh" 般若經.
4. (Danh) Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp. ◎ Như: "ngưu kinh" 牛經 sách xem tường trâu và chữa trâu, "mã kinh" 馬經 sách xem tường ngựa và chữa ngựa, "trà kinh" 茶經 sách về trà, "san hải kinh" 山海經 sách về núi non biển cả.
5. (Danh) Đường dọc, sợi dọc.
6. (Danh) Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là "kinh" 經, hướng đông tây gọi là "vĩ" 緯.
7. (Danh) Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là "kinh". ◎ Như: "kinh tuyến" 經線 theo hướng nam bắc, "vĩ tuyến" 緯線 theo hướng đông tây.
8. (Danh) Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
9. (Động) Chia vạch địa giới.
10. (Động) Sửa sang, coi sóc. ◎ Như: "kinh lí" 經理 sửa trị.
11. (Động) Làm, mưu hoạch. ◎ Như: "kinh doanh" 經營 mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, "kinh thương" 經商 buôn bán.
12. (Động) Chịu đựng. ◎ Như: "kinh đắc khởi khảo nghiệm" 經得起考驗 đã chịu đựng được thử thách.
13. (Động) Qua, trải qua. ◎ Như: "thân kinh bách chiến" 身經百戰 thân trải qua trăm trận đánh, "kinh thủ" 經手 qua tay (đích thân làm).
14. (Động) Thắt cổ. ◎ Như: "tự kinh" 自經 tự tử, tự thắt cổ chết. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh" 一日陳暮過荒落之墟, 聞女子啼松柏間, 近臨則樹橫枝有懸帶, 若將自經 (A Hà 阿霞) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.
15. (Tính) Bình thường, tầm thường. ◎ Như: "hoang đản bất kinh" 荒誕不經 hoang đường không bình thường.
16. (Phó) Thường hay. ◎ Như: "tha kinh thường đầu thống" 他經常頭痛 anh ấy thường hay đau đầu.
Từ điển Thiều Chửu
② Kinh sách, như Kinh Thi 詩經, Kinh Thư 書經, Hiếu Kinh 孝經, v.v. Sách của các tôn giáo cũng gọi là kinh, như kinh Phật có các kinh: Lăng Nghiêm 楞嚴經, Lăng Già 楞伽經, Bát Nhã 般若經, v.v. Các sách về các khoa lặt vặt cũng gọi là kinh, như ngưu kinh 牛經 sách xem tướng trâu và chữa trâu, mã kinh 馬經 sách xem tướng ngựa và chữa ngựa, v.v.
③ Ðường dọc, sợi thẳng.
④ Sửa, như kinh lí 經理 sửa trị, kinh doanh 經營 sửa sang, v.v.
⑤ Qua, kinh lịch 經歷 trải qua, kinh thủ 經手 qua tay, v.v.
⑥ Thắt cổ, như tự kinh 自經 tự tử, tự thắt cổ chết.
⑦ Kinh nguyệt 經月, đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh.
⑨ Chia vạch địa giới.
⑩ Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
⑪ Về đường sá thì phía nam bắc gọi là kinh 經, phía đông tây gọi là vĩ 緯.
⑫ Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. Như kinh tuyến 經線 theo hướng nam bắc, vĩ tuyến 緯線 theo hướng đông tây.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (y) Mạch máu, kinh mạch: 經脈 Mạch máu;
③ (địa) Kinh độ, kinh tuyến: 東經110度 110 độ kinh (tuyến) đông;
④ Sửa, sửa sang, phụ trách, làm, quản lí: 經管行政事務 Phụ trách công việc hành chính; 經理 Sửa trị; 經營 Sửa sang;
⑤ Thường: 經常 Thường xuyên;
⑥ (Sách) kinh: 聖經 Kinh thánh; 念經 Tụng kinh;
⑦ Kinh nguyệt: 行經 Hành kinh;
⑧ Qua, trải qua: 經年累月 Năm này qua năm khác;
⑨ Chịu, chịu đựng: 經 不起 Không chịu nổi; 經得起考驗 Đã chịu đựng được thử thách;
⑩ (văn) Thắt cổ: 自經 Tự thắt cổ chết;
⑪ (văn) Chia vạch địa giới;
⑫ (văn) Hướng nam bắc (đối với vĩ là hướng đông tây);
⑬ [Jing] (Họ) Kinh.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 74
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Thực".
3. (Động) Tích tụ, tụ tập. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Khang toại đa thực tài hóa, đại tu cung thất" 康遂多殖財貨, 大修宮室 (Tế Nam An Vương Khang truyện 濟南安王康傳).
4. (Động) Tăng gia, tăng trưởng. ◇ Vương An Thạch 王安石: "Lộc tắc bất thực, kì thư mãn tứ" 祿則不殖, 其書滿笥 (Quảng Tây chuyển vận sử tôn quân mộ bi 廣西轉運使孫君墓碑).
5. (Động) Sinh trưởng, sinh sôi nẩy nở. ◎ Như: "phồn thực" 蕃殖 sinh sôi, nẩy nở.
6. (Động) Trồng trọt. ◎ Như: "khẩn thực" 墾殖 khai khẩn trồng trọt. ◇ Thư Kinh 書經: "Nông thực gia cốc" 農殖嘉穀 (Lữ hình 呂刑).
7. (Động) Dựng, lập ra. ◇ Quốc ngữ 國學: "Thượng đắc dân tâm, dĩ thực nghĩa phương" 上得民心, 以殖義方 (Chu ngữ hạ 周語下).
8. (Động) Kinh doanh, mưu lợi, hóa thực. ◇ Tân ngũ đại sử 新五代史: "Phụ tông thiện thực tài hóa, phú nghĩ vương hầu" 父宗善殖財貨, 富擬王侯 (Vương Xử Trực truyện 王處直傳) Cha ông giỏi kinh doanh buôn bán, giàu có ngang bậc vương hầu.
9. Một âm là "sự". (Danh) Hài (cốt). ◎ Như: "cốt sự" 骨殖 hài cốt, xương xác chết.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. nhiều, đông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Thực".
3. (Động) Tích tụ, tụ tập. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Khang toại đa thực tài hóa, đại tu cung thất" 康遂多殖財貨, 大修宮室 (Tế Nam An Vương Khang truyện 濟南安王康傳).
4. (Động) Tăng gia, tăng trưởng. ◇ Vương An Thạch 王安石: "Lộc tắc bất thực, kì thư mãn tứ" 祿則不殖, 其書滿笥 (Quảng Tây chuyển vận sử tôn quân mộ bi 廣西轉運使孫君墓碑).
5. (Động) Sinh trưởng, sinh sôi nẩy nở. ◎ Như: "phồn thực" 蕃殖 sinh sôi, nẩy nở.
6. (Động) Trồng trọt. ◎ Như: "khẩn thực" 墾殖 khai khẩn trồng trọt. ◇ Thư Kinh 書經: "Nông thực gia cốc" 農殖嘉穀 (Lữ hình 呂刑).
7. (Động) Dựng, lập ra. ◇ Quốc ngữ 國學: "Thượng đắc dân tâm, dĩ thực nghĩa phương" 上得民心, 以殖義方 (Chu ngữ hạ 周語下).
8. (Động) Kinh doanh, mưu lợi, hóa thực. ◇ Tân ngũ đại sử 新五代史: "Phụ tông thiện thực tài hóa, phú nghĩ vương hầu" 父宗善殖財貨, 富擬王侯 (Vương Xử Trực truyện 王處直傳) Cha ông giỏi kinh doanh buôn bán, giàu có ngang bậc vương hầu.
9. Một âm là "sự". (Danh) Hài (cốt). ◎ Như: "cốt sự" 骨殖 hài cốt, xương xác chết.
Từ điển Thiều Chửu
② Sinh lợi, chấn hưng công nghệ để sinh ra tài lợi gọi là thực.
③ Dựng.
④ Nhiều, đông đúc.
⑤ Thực dân 殖民 đem dân đi đến khai thác làm ăn ở nước khác mà vẫn phục tòng pháp luật của nước mình.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đẻ, sinh đẻ: 殖利 Đẻ lãi; 繁殖 Sinh đẻ;
③ Sinh lợi;
④ (văn) Dựng;
⑤ (văn) Nhiều, đông đúc;
⑥ 【殖民】 thực dân [zhímín] Thực dân: 殖民 政策 Chính sách thực dân; 殖民者 Bọn thực dân. Xem 殖 [shi].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 9
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. người Bách Việt
3. bèn, nên
Từ điển trích dẫn
2. (Trợ) Đặt giữa câu, không có nghĩa.
3. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt". Tỉnh "Quảng Đông" 廣東, "Quảng Tây" 廣西 nguyên trước là đất của "Bách Việt" 百粵, nên gọi hai tỉnh ấy là tỉnh "Việt".
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Quảng Đông" 廣東.
Từ điển Thiều Chửu
② Nước Việt, đất Việt, cùng nghĩa như chữ việt 越. Tỉnh Quảng Ðông 廣東, Quảng Tây 廣西 nguyên trước là đất của Bách Việt 百粵, nên Tàu họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đến (giới từ biểu thị thời gian): 粵五日甲子 Đến ngày mùng năm Giáp Tí (Hán thư: Luật lịch chí hạ);
③ [Yuè] Dân tộc Bách Việt thời cổ (dùng như 越, bộ 走);
④ [Yuè] Tỉnh Quảng Đông (gọi tắt);
⑤ Chỉ Quảng Đông, Quảng Tây: 兩粵 Quảng Đông và Quảng Tây.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. cho
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Khen ngợi. ◇ Tuân Tử 荀子: "Ngôn vị giả dữ Dịch Nha, ngôn âm giả dữ Sư Khoáng" 言味者予易牙, 言音者予師曠 (Đại lược 大略, thiên đệ nhị thập thất) Nói về vị thì khen Dịch Nha, nói về nhạc thì khen Sư Khoáng.
3. Một âm là "dư". (Đại) Ta, tôi. § Tiếng xưng của mình đối với người. Cũng như "dư" 余. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Bần bệnh dư lân nhữ, Sơ cuồng nhữ tự dư" 貧病予憐汝, 疏狂汝似予 (Tặng hữu nhân 贈友人) Ta thương anh nghèo và bệnh, Ngông cuồng anh giống ta.
Từ điển Thiều Chửu
② Một âm là dữ 予. Cho.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 2
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Khen ngợi. ◇ Tuân Tử 荀子: "Ngôn vị giả dữ Dịch Nha, ngôn âm giả dữ Sư Khoáng" 言味者予易牙, 言音者予師曠 (Đại lược 大略, thiên đệ nhị thập thất) Nói về vị thì khen Dịch Nha, nói về nhạc thì khen Sư Khoáng.
3. Một âm là "dư". (Đại) Ta, tôi. § Tiếng xưng của mình đối với người. Cũng như "dư" 余. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Bần bệnh dư lân nhữ, Sơ cuồng nhữ tự dư" 貧病予憐汝, 疏狂汝似予 (Tặng hữu nhân 贈友人) Ta thương anh nghèo và bệnh, Ngông cuồng anh giống ta.
Từ điển Thiều Chửu
② Một âm là dữ 予. Cho.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Khen ngợi, tán thành (dùng như 與): 言味者予易牙,言音者予師曠 Nói về vị thì khen Dịch Nha, nói về âm nhạc thì khen Sư Khoáng (Tuân tử: Đại lược). Xem 予 [yú].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Tài sản, của cải. ◎ Như: "gia tư" 家私 tài sản riêng.
3. (Danh) Lời nói, cử chỉ riêng mình. ◇ Luận Ngữ 論語: "Thối nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát. Hồi dã bất ngu" 退而省其私, 亦足以發。回也不愚 (Vi chánh 為政) Lui về suy xét nết hạnh của anh ấy, cũng đủ lấy mà phát huy (điều học hỏi). (Nhan) Hồi không phải là ngu.
4. (Danh) Chỉ chồng của chị hoặc em gái (thời xưa). ◇ Thi Kinh 詩經: "Hình Hầu chi di, Đàm công vi tư" 邢侯之姨, 譚公為私 (Vệ phong 衛風, Thạc nhân 碩人) (Trang Khương) là dì của vua nước Hình, Vua Đàm là anh (em) rể.
5. (Danh) Hàng hóa lậu (phi pháp). ◎ Như: "tẩu tư" 走私 buôn lậu, "tập tư" 緝私 lùng bắt hàng lậu.
6. (Danh) Bộ phận sinh dục nam nữ. ◇ Viên Mai 袁枚: "Nhiên quần liệt tổn, ki lộ kì tư yên" 然裙裂損, 幾露其私焉 (Y đố 醫妒) Áo quần rách nát, để lộ chỗ kín của mình ra
7. (Danh) Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
8. (Danh) Áo mặc thường ngày, thường phục.
9. (Tính) Riêng về cá nhân, từng người. ◎ Như: "tư trạch" 私宅 nhà riêng, "tư oán" 私怨 thù oán cá nhân, "tư thục" 私塾 trường tư, "tư sanh hoạt" 私生活 đời sống riêng tư.
10. (Tính) Nhỏ, bé, mọn.
11. (Tính) Trái luật pháp, lén lút. ◎ Như: "tư diêm" 私鹽 muối lậu, "tư xướng" 私娼 gái điếm bất hợp pháp.
12. (Phó) Ngầm, kín đáo, bí mật. ◇ Sử Kí 史記: "Dữ tư ước nhi khứ" 與私約而去 (Phạm Thư Thái Trạch truyện 范雎蔡澤傳) (Hai người) cùng bí mật hẹn với nhau rồi chia tay.
13. (Phó) Thiên vị, nghiêng về một bên. ◇ Lễ Kí 禮記: "Thiên vô tư phúc, địa vô tư tái, nhật nguyệt vô tư chiếu" 天無私覆, 地無私載, 日月無私照 (Khổng Tử nhàn cư 孔子閒居) Trời không nghiêng về một bên, đất không chở riêng một cái gì, mặt trời mặt trăng không soi sáng cho riêng ai.
14. (Động) Thông gian, thông dâm. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Kiến nhất nữ tử lai, duyệt kì mĩ nhi tư chi" 見一女子來, 悅其美而私之 (Đổng Sinh 董生) Thấy một cô gái tới, thích vì nàng đẹp nên tư thông với nàng.
15. (Động) Tiểu tiện.
Từ điển Thiều Chửu
② Sự bí ẩn, việc bí ẩn riêng của mình không muốn cho người biết gọi là tư. Vì thế việc thông gian thông dâm cũng gọi là tư thông 私通.
③ Riêng một, như tư ân 私恩 ơn riêng, tư dục 私慾 (cũng viết là 私欲) lòng muốn riêng một mình.
④ Cong queo.
⑤ Anh em rể, con gái gọi chồng chị hay chồng em là tư.
⑥ Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
⑦ Các cái thuộc về riêng một nhà.
⑧ Ði tiểu.
⑨ Áo mặc thường.
⑩ Lúc ở một mình.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Không thuộc của công: 私立學校 Trường tư; 公私合營 Công tư hợp doanh;
③ Bí mật và trái phép: 私貨 Hàng lậu; 走私 Buôn lậu;
④ Kín, riêng;
⑤ (văn) Thông dâm.【私通】tư thông [sitong] a. Ngấm ngầm cấu kết với địch, thông đồng với giặc; b. Thông dâm;
⑥ (văn) Cong queo;
⑦ (văn) Anh rể hoặc em rể (của người con gái, tức chồng của chị hoặc chồng của em gái);
⑧ (văn) Bầy tôi riêng trong nhà, gia thần;
⑨ (văn) Áo mặc thường;
⑩ (văn) Lúc ở một mình;
⑪ (văn) Đi tiểu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 34
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh 書經: "Đồng luật độ lượng hành" 同律度量衡 (Thuấn điển 舜典) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du 陸游: "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" 死去元知萬事空, 但悲不見九州同 (Thị nhi 示兒) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" 同甘苦, 共患難 cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" 贊同 chấp nhận, "đồng ý" 同意 có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" 同類 cùng loài, "tương đồng" 相同 giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" 有福同享, 有難同當 có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" 有事同你商量 có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" 我同他一起去看電影 tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" 促進世界大同 tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" 合同 giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ 衕.
Từ điển Thiều Chửu
② Cùng nhau, như đồng học 同學 cùng học, đồng sự 同事 cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 福祿來同 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế 大同之世 cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng 雷同 nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Cùng: 同學 Bạn học; 同去參觀 Cùng đi thăm; 今王與百姓同樂,則王矣 Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【同時】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【同樣】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: 用同樣的方法 Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: 我同他是老朋友 Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: 同船濟水 Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem 衕 [tòng] (bộ 行).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 97
phồn & giản thể
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Việc quan, việc nhà nước. ◎ Như: "tòng chánh" 從政 ra làm việc quan, "trí chánh" 致政 cáo quan.
3. (Danh) Khuôn phép, quy tắc. ◎ Như: "gia chánh" 家政 khuôn phép trị nhà.
4. (Danh) Quan chủ coi về một việc. ◎ Như: "học chánh" 學政 chức coi việc học, "diêm chánh" 鹽政 chức coi việc muối.
5. (Động) Cai trị, trị lí.
6. (Động) Đem ý kiến, văn bài nghị luận của mình nhờ người xem duyệt. ◎ Như: "trình chánh" 呈政 đưa cho xem duyệt.
7. § Cũng đọc là "chính".
Từ điển Thiều Chửu
② Việc quan (việc nhà nước), như tòng chánh 從政 ra làm việc quan, trí chánh 致政 cáo quan.
③ Khuôn phép, như gia chánh 家政 khuôn phép trị nhà.
④ Tên quan (chủ coi về một việc) như học chánh 學政 chức học chánh (coi việc học), diêm chánh 鹽政 chức diêm chánh (coi việc muối).
⑤ Chất chánh, đem ý kiến hay văn bài nghị luận của mình đến nhờ người xem hộ gọi là trình chánh 呈政. Cũng đọc là chữ chính.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (cũ) Việc quan, việc nhà nước: 從政 Làm việc quan; 致政 Cáo quan về;
③ (cũ) Tên chức quan (phụ trách về một việc): 學政 Chức học chính (coi về việc học hành); 鹽政 Chức diêm chính (coi về sản xuất muối);
④ Chất chính: 呈政 Trình ý kiến hay bài viết của mình nhờ người xem và góp ý hoặc sửa giúp;
⑤ [Zhèng] (Họ) Chính, Chánh.
Từ ghép 4
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Việc quan, việc nhà nước. ◎ Như: "tòng chánh" 從政 ra làm việc quan, "trí chánh" 致政 cáo quan.
3. (Danh) Khuôn phép, quy tắc. ◎ Như: "gia chánh" 家政 khuôn phép trị nhà.
4. (Danh) Quan chủ coi về một việc. ◎ Như: "học chánh" 學政 chức coi việc học, "diêm chánh" 鹽政 chức coi việc muối.
5. (Động) Cai trị, trị lí.
6. (Động) Đem ý kiến, văn bài nghị luận của mình nhờ người xem duyệt. ◎ Như: "trình chánh" 呈政 đưa cho xem duyệt.
7. § Cũng đọc là "chính".
Từ điển Trần Văn Chánh
② (cũ) Việc quan, việc nhà nước: 從政 Làm việc quan; 致政 Cáo quan về;
③ (cũ) Tên chức quan (phụ trách về một việc): 學政 Chức học chính (coi về việc học hành); 鹽政 Chức diêm chính (coi về sản xuất muối);
④ Chất chính: 呈政 Trình ý kiến hay bài viết của mình nhờ người xem và góp ý hoặc sửa giúp;
⑤ [Zhèng] (Họ) Chính, Chánh.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 69
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" 知足常樂 biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" 無常 không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西遊記: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" 一個個掩面悲啼, 俱以無常為慮 (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" 常人 người thường, "bình thường" 平常 bình phàm, "tầm thường" 尋常 thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích 劉禹錫: "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" 舊時王謝堂前燕, 飛入尋常百姓家 (Ô Y hạng 烏衣巷) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" 常期 định kì, "thường hội" 常會 hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" 常常 luôn luôn, "thường lai" 常來 đến luôn, hay đến, "thường xuyên" 常川 luôn mãi.
Từ điển Thiều Chửu
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín 仁義禮智信 gọi là ngũ thường 五常 nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân 常人 người thường, bình thường 平常, tầm thường 尋常, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Từng, đã từng (dùng như 嘗, bộ 口): 而勒之曰:主父常游于此 Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); 高祖常繇咸陽 Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: 日常 Ngày thường; 常事 Việc thường;
④ Đạo thường: 五常 Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: 常綠樹 Cây xanh tốt quanh năm.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 44
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.