thi, thỉ
shǐ ㄕˇ

thi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tên (bắn cung)

thỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tên (bắn cung)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái tên (để bắn cung). ◎ Như: "vô đích phóng thỉ" bắn tên không có đích. § Nghĩa bóng: (1) Nói năng hoặc hành động hàm hồ, không có mục đích. (2) Chỉ trích, công kích một cách bừa bãi, không có căn cứ.
2. (Danh) Cái thẻ đầu hồ (cuộc vui ăn uống ngày xưa, có trò chơi ném thẻ để định hơn thua). ◇ Lễ Kí : "Chủ nhân phụng thỉ" (Đầu hồ ) Chủ nhân bưng thẻ đầu hồ.
3. (Danh) Cứt, phân. § Nguyên là chữ "thỉ" ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
4. (Động) Thề. ◎ Như: "thỉ chí bất vong" thề chí không quên.
5. (Động) Bày ra.
6. (Động) Thi hành. ◇ Thi Kinh : "Thỉ kì văn đức, Hợp thử tứ quốc" , (Đại nhã , Giang Hán ) Thi hành văn đức, Hòa hợp bốn miền.
7. (Tính) Ngay thẳng, chính trực. ◇ Thư Kinh : "Xuất thỉ ngôn" (Bàn Canh thượng ) Nói lời ngay thẳng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tên.
② Thề. Nghĩa như phát thệ .
③ Nguyên là chữ thỉ cứt (phân). Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ (Sử Kí , Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
④ Bầy.
⑤ Thi hành ra.
⑥ Chính, chính trực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên (để bắn): Bắn tên có đích;
② Thề: Lời thề; Lời nói như đinh đóng cột; Đến chết thề không đổi khác (Thi Kinh);
③ (văn) Thi thố (dùng như , bộ ): Thi hành ra nền đạo đức văn hóa của ngài, hòa hợp các nước chư hầu ở bốn phương (Thi Kinh: Đại nhã, Giang Hán);
④ (văn) Cái thẻ để đầu hồ: Chủ nhân bưng thẻ đầu hồ lên (Lễ kí: Đầu hồ);
⑤ Như (bộ );
⑥ (văn) Ngay thẳng, chính trực: Cự tuyệt những lời nói ngay thẳng mà không tiếp nhận (Phan Nhạc: Tây chinh phú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mũi tên. Td: Hồ thỉ (cung tên) — Thề thốt — Ngay thẳng — Tên một chữ Hán, tức bộ Thỉ.

Từ ghép 7

thận
shèn ㄕㄣˋ

thận

phồn thể

Từ điển phổ thông

thận trọng, cẩn thận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dè chừng, cẩn thận. ◇ Đỗ Phủ : "Thận vật xuất khẩu tha nhân thư" (Ai vương tôn ) Cẩn thận giữ miệng, (coi chừng) kẻ khác rình dò.
2. (Động) Coi trọng. ◇ Tuân Tử : "Tất tương thận lễ nghi, vụ trung tín nhiên hậu khả" , (Cường quốc ) Ắt phải coi trọng lễ nghi, chuyên chú ở trung tín, thì sau đó mới được.
3. (Phó) Chớ, đừng (dùng với "vật" , "vô" , "vô" ). ◇ Sử Kí : "Cẩn thủ Thành Cao, tắc Hán dục thiêu chiến, thận vật dữ chiến" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hãy giữ Thành Cao cho cẩn mật, nếu quân Hán khiêu chiến, thì chớ đánh nhau với chúng.
4. (Danh) Họ "Thận".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cẩn thận, dè chừng: Cẩn thận; Dè chừng lúc ở một mình; Không thể không dè chừng (Mặc tử); Nghe nhiều nhưng điều gì còn nghi ngờ thì tạm để đó, cẩn thận nói ra những phần khác, thì ít có sai lầm (Luận ngữ: Vi chính);
② (văn) Chớ, đừng (dùng kèm với những từ phủ định như để biểu thị sự ngăn cấm hoặc ngăn cản): ! Tấn đem hết binh lực trong nước để cứu Tống, việc của Tống tuy gấp, nhưng chớ có đầu hàng Sở, binh của Tấn nay đã đến rồi! (Sử kí: Trịnh thế gia); Ông chớ có làm rùm beng, tôi đang rình xét nó đây (Tam thủy tiểu độc: Phi Yên truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ gìn, không dám coi thường — Coi làm trọng — Suy nghĩ.

Từ ghép 4

tăng
zēng ㄗㄥ

tăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái lưới đánh cá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới đánh cá hình vuông có bốn khung.
2. (Động) Dùng lưới đánh cá. ◇ Sử Kí : "Nãi đan thư bạch viết: Trần Thắng vương, trí nhân sở tăng ngư phúc trung" : , (Trần Thiệp thế gia ) Bèn viết chữ son vào lụa: "Trần Thắng làm vua", nhét vào bụng một con cá người ta mới kéo lưới được.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưới rơ (lưới đánh cá).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Lưới đánh cá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lưới đánh cá.
thấu, tốc
sòu ㄙㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ho có đờm
2. mút

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ho (có đờm). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt thính đắc song ngoại hữu nữ tử thấu thanh" (Đệ nhất hồi) Chợt nghe ngoài cửa sổ có tiếng người con gái ho.
2. (Động Mút, hút. ◇ Hán Thư : "Văn Đế thường bệnh ung, Đặng Thông thường vị thượng thấu duyện chi" , (Đặng Thông truyện ) Văn Đế từng có bệnh nhọt, Đặng Thông hút mút nhọt cho vua.
3. (Động) Súc miệng. § Thông "thấu" . ◇ Sử Kí : "... Khổ sâm thang, nhật thấu tam thăng, xuất nhập ngũ lục nhật, bệnh dĩ" ... , , (Biển Thước Thương Công truyện ) ... Lấy thang sâm đắng, mỗi ngày súc miệng ba thăng, khoảng năm sáu ngày, bệnh khỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ho nhổ (ho có đờm).
② Mút.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ho khạc (có đờm);
② (văn) Mút.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ho ( bệnh về hô hấp bất thường ).

Từ ghép 1

tốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng miệng méo xệch khi trúng gió — Một âm là Thấu. Xem Thấu.
lộc
lù ㄌㄨˋ

lộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái sọt cao, cái bễ tre

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòm, rương, sọt (thường làm bằng tre). ◎ Như: "thư lộc" hòm sách.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sọt cao, cái bễ tre.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái hòm tre: Hòm sách;
② Cái sọt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái giỏ hình tròn, cao, đan bằng tre để đựng đồ.
đễ, đệ
dì ㄉㄧˋ, tì ㄊㄧˋ

đễ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Em trai. ◇ Nguyễn Du : "Cố hương đệ muội âm hao tuyệt" (Sơn cư mạn hứng ) Em trai em gái nơi quê nhà, tin tức bị dứt hẳn.
2. (Danh) Con trai, đàn ông trong thân thích, cùng lứa mà nhỏ tuổi hơn mình gọi là "đệ". ◎ Như: "đường đệ" em cùng tổ.
3. (Danh) Ngày xưa, em gái cũng gọi là "đệ". ◇ Mạnh Tử : "Di Tử chi thê, dữ Tử Lộ chi thê huynh đệ dã" , (Vạn Chương thượng ) Vợ của Di Tử, với vợ của Tử Lộ, là chị em.
4. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm tốn) với bạn bè. ◎ Như: "ngu đệ" kẻ đàn em này.
5. (Danh) Tiếng dùng để gọi bạn bè nhỏ tuổi hơn mình. ◎ Như: "hiền đệ" .
6. (Danh) Thứ tự, thứ bậc. ◎ Như: "cao đệ" thứ bậc cao.
7. (Danh) Môn đồ, học trò. ◎ Như: "đệ tử" học trò, "đồ đệ" học trò.
8. (Danh) Họ "Đệ".
9. Một âm là "đễ". (Động) Thuận theo, kính thờ anh. § Cũng như "đễ" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư?" , (Học nhi ) Hiếu đễ là cái gốc của nhân đấy chăng?
10. (Tính) Dễ dãi. ◎ Như: "khải đễ" vui vẻ dễ dãi.
11. (Phó) Vả lại, nhưng. § Dùng như "đãn" , "thả" . ◇ Sử Kí : "Tạ đễ linh vô trảm, nhi thú tử giả cố thập lục thất" , (Trần Thiệp thế gia ) Vả lại có khỏi bị chém đi nữa, thì trong số mười người làm lính thú cũng chết mất sáu, bảy.

Từ điển Thiều Chửu

① Em trai.
② Một âm là đễ. Thuận. Cũng như chữ 'đễ .
③ Dễ dãi, như khải đễ vui vẻ dễ dãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Kính mến anh, vâng lời anh, thuận (dùng như , bộ ): ? Hiếu đễ (hiếu với cha mẹ, kính mến anh) là căn bản của điều nhân ư? (Luận ngữ). Xem [dì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ bậc — Hòa thuận và kính trọng anh chị trong nhà, trọn đạo làm em — Một âm là Đệ. Xem Đệ.

đệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. em trai
2. dễ dãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Em trai. ◇ Nguyễn Du : "Cố hương đệ muội âm hao tuyệt" (Sơn cư mạn hứng ) Em trai em gái nơi quê nhà, tin tức bị dứt hẳn.
2. (Danh) Con trai, đàn ông trong thân thích, cùng lứa mà nhỏ tuổi hơn mình gọi là "đệ". ◎ Như: "đường đệ" em cùng tổ.
3. (Danh) Ngày xưa, em gái cũng gọi là "đệ". ◇ Mạnh Tử : "Di Tử chi thê, dữ Tử Lộ chi thê huynh đệ dã" , (Vạn Chương thượng ) Vợ của Di Tử, với vợ của Tử Lộ, là chị em.
4. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm tốn) với bạn bè. ◎ Như: "ngu đệ" kẻ đàn em này.
5. (Danh) Tiếng dùng để gọi bạn bè nhỏ tuổi hơn mình. ◎ Như: "hiền đệ" .
6. (Danh) Thứ tự, thứ bậc. ◎ Như: "cao đệ" thứ bậc cao.
7. (Danh) Môn đồ, học trò. ◎ Như: "đệ tử" học trò, "đồ đệ" học trò.
8. (Danh) Họ "Đệ".
9. Một âm là "đễ". (Động) Thuận theo, kính thờ anh. § Cũng như "đễ" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư?" , (Học nhi ) Hiếu đễ là cái gốc của nhân đấy chăng?
10. (Tính) Dễ dãi. ◎ Như: "khải đễ" vui vẻ dễ dãi.
11. (Phó) Vả lại, nhưng. § Dùng như "đãn" , "thả" . ◇ Sử Kí : "Tạ đễ linh vô trảm, nhi thú tử giả cố thập lục thất" , (Trần Thiệp thế gia ) Vả lại có khỏi bị chém đi nữa, thì trong số mười người làm lính thú cũng chết mất sáu, bảy.

Từ điển Thiều Chửu

① Em trai.
② Một âm là đễ. Thuận. Cũng như chữ 'đễ .
③ Dễ dãi, như khải đễ vui vẻ dễ dãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Em trai, em: Em ruột; Giết anh và bắt em làm bề tôi (Tuân tử);
② Chú, cậu, em (gọi người con trai ít tuổi hơn mình);
③ Em, đệ (từ tự xưng một cách khiêm tốn, thường dùng trong thư từ);
④ (văn) Thứ tự, thứ bậc (như , bộ ): Thứ bậc cao;
⑤ (văn) Chỉ cần (như , bộ );
⑥ (văn) Dễ dãi: Vui vẻ dễ dãi;
⑦ [Dì] (Họ) Đệ. Xem [tì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Em. Em trai. Trong Bạch thoại, em trai lại gọi là Huynh đệ.

Từ ghép 38

hỗ
hù ㄏㄨˋ

hỗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lẫn nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nhau, lẫn nhau. ◎ Như: "hỗ trợ" giúp đỡ lẫn nhau.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðắp đổi hai bên cùng thay đổi với nhau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với nhau, lẫn nhau: Không can thiệp vào công việc nội bộ lẫn nhau; Kiến giải khác nhau, ý này ý kia đều có chỗ được chỗ mất (Hà Yến); Tiếng hát của dân chài ứng họa lẫn nhau (Phạm Trọng Yêm). 【】hỗ tương [hùxiang] Với nhau, lẫn nhau: Học tập lẫn nhau; Giúp đỡ lẫn nhau;
② Xen kẽ nhau (dùng như phó từ): Núi cao và hang động nổi lên chìm xuống xen nhau (Đỗ Phủ: Bắc chinh);
③ Xen kẽ nhau (dùng như động từ): Tất cả quan lại tụ tập quây quần xen nhau (Hán thư: Cốc Vĩnh truyện);
④ Cái giá treo thịt (dùng như ): Đặt giá (treo thịt) để treo con vật tế thần (Trương Hoành: Tây Kinh phú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Qua lại với nhau. Lẫn nhau — Cái giàn có móc để treo thịt.

Từ ghép 18

xỉ
chǐ ㄔˇ

xỉ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. răng
2. tuổi tác

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng (hoặc vật có hình răng): Mọc răng; Nhổ răng; Răng sữa; Răng cưa;
② (cũ) Tuổi, tuổi tác: Tuổi tác và đức hạnh; Kể tuổi (để định trên dưới); 退 (Tôi) trở về được ăn những món ngon của miền này cho đến hết tuổi đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ (văn) Kể, kể đến, nói tới, coi trọng, kể là cùng một loại người, đặt ngang hàng (dùng với ý phủ định, tỏ ý khinh bỉ): Hành động xấu xa, ai cũng thấy không còn là người nữa; Không đáng kể; Thầy cúng, thầy thuốc, nhạc sư và những người làm thợ các nghề, bậc quân tử không kể họ là cùng một loại (không xếp ngang hàng với mình) (Hàn Dũ: Sư thuyết); Không được nhà mình coi trọng (Tư trị thông giám: Lương kỉ);
④ (văn) Tính số tuổi ngựa;
⑤ (văn) Đụng, chạm: Thịt nát chạm phải gươm bén (Mai Thừa: Thượng thư trùng gián Ngô vương);
⑥ (văn) Con xúc xắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Xỉ .

Từ ghép 6

mạn
màn ㄇㄢˋ

mạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chậm chạp
2. khoan, trì hoãn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lười biếng.
2. (Tính) Vô lễ, kiêu ngạo. ◎ Như: "khinh mạn" khinh nhờn, "vũ mạn" hỗn xược.
3. (Tính) Chậm, không nhanh. ◎ Như: "mạn xa" xe không nhanh, "động tác ngận mạn" động tác rất chậm.
4. (Phó) Thong thả, chậm chạp. ◎ Như: "mạn hành" đi thong thả. ◇ Cao Bá Quát : "Mạn dã mạc sậu yến" (Đạo phùng ngạ phu ) Thong thả đừng vội nuốt.
5. (Phó) Khoan, gượm. ◎ Như: "thả mạn" khoan đã.
6. (Phó) Phóng túng. ◎ Như: "mạn du" chơi phiếm.
7. (Động) Khinh thường, coi thường. ◎ Như: "khinh mạn" khinh nhờn. ◇ Hàn Dũ : "Tuy bất tiếu nhân chí, vị thường cảm dĩ mạo mạn chi" , (Đáp Phùng Túc thư 宿) Dù là kẻ xấu xa đến, chưa từng dám ra vẻ coi khinh.
8. (Danh) Một thể "từ" (đời Tống).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhờn láo, khinh thường. Như đãi mạn lười láo, khinh mạn khinh nhờn, v.v.
② Thong thả, chậm chạp, như mạn tính tính chậm, mạn hành đi thong thả, v.v.
③ Phóng túng, như mạn du chơi phiếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chậm, chậm chạp, thong thả: Anh đi chậm một tí; Tay chân chậm chạp;
② Khoan, đừng vội: Khoan đã; Đừng cho anh ta biết vội;
③ Ngạo mạn, lạnh nhạt, khinh nhờn, coi thường: Ngạo mạn, ngạo nghễ; Ghẻ lạnh; Dùng chính sách khoan dung thì dân chúng sẽ khinh nhờn (Tả truyện).

Từ ghép 10

khóa
kù ㄎㄨˋ, kuā ㄎㄨㄚ, kuǎ ㄎㄨㄚˇ, kuà ㄎㄨㄚˋ

khóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vượt qua, bước qua, nhảy qua
2. cưỡi
3. bẹn, háng
4. gác qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bước, cử bộ. ◎ Như: "hướng hữu hoành khóa nhất bộ" hướng đường bên phải bước một bước.
2. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: tục gọi con hơn cha là "khóa táo" .
3. (Động) Cưỡi. ◎ Như: "khóa mã" cưỡi ngựa. ◇ Lục Du : "Hưng vong câu tạc mộng, Trù trướng khóa lư quy" , (Yết thạch tê miếu ) Hưng vong đều là giấc mộng ngày xưa, Buồn bã cưỡi lừa về.
4. (Động) Thống ngự, chiếm hữu. ◇ Sử Kí : "Thử phi sở dĩ khóa hải nội chế chư hầu chi thuật dã" (Lí Tư truyện ) Đó không phải là cái thuật để thống ngự thiên hạ, khống chế chư hầu vậy.
5. (Động) Kiêm thêm, gồm cả. ◎ Như: "khóa hành" kiêm thêm việc làm. ◇ Tam quốc chí : "Tự Đổng Trác dĩ lai, hào kiệt tịnh khởi, khóa châu liên quận giả bất khả thắng số" , , (Gia Cát Lượng truyện ) Từ Đổng Trác trở đi, hào kiệt cùng nổi dậy, gồm châu đến quận không biết bao nhiêu mà kể.
6. (Động) Gác qua, vắt ngang. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Nhị thủy hợp nhi tây nam, tắc hựu Quan Âm kiều khóa chi" 西, (Từ hà khách du kí ) Hai sông họp ở tây nam, lại có cầu Quan Âm vắt ngang.
7. (Động) Dắt, đeo, gài. ◇ Thủy hử truyện : "Thạch Tú tróc liễu bao khỏa, khóa liễu giải oản tiêm đao, lai từ Phan công" , , (Đệ Tứ thập ngũ hồi) Thạch Tú xách khăn gói, gài dao nhọn, đến chào Phan công.
8. (Danh) Bẹn, háng, chỗ hai đùi giáp mông. § Thông "khóa" . ◇ Hán Thư : "Chúng nhục Tín viết: Năng tử, thứ ngã; bất năng, xuất khóa hạ" : , ; , (Hàn Tín truyện ) Bọn chúng làm nhục (Hàn) Tín, nói rằng: Dám chết, thử đâm tao đây; không dám, thì chui qua háng tao.

Từ điển Thiều Chửu

① Vượt qua. Nhảy qua. Tục gọi con hơn cha là khóa táo .
② Cưỡi. Như khóa mã cưỡi ngựa, ngày xưa gọi kẻ khai vào sổ gian để thi cả hai chỗ là khóa khảo , giữ chân nơi hiểm yếu để chèn cả các nơi gọi là khóa chế .
③ Bẹn, háng, chỗ hai đùi giáp mông.
④ Gác qua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bước: Bước vào cửa, bước vào nhà;
② Cưỡi: Cưỡi trên mình ngựa. (Ngr) Bắc qua, gác qua, vắt ngang, chạy: Chiếc cầu vắt ngang sông Hồng;
③ Vượt, nhảy, xuyên (qua): Vượt ra ngoài một tỉnh;
④ (văn) Bẹn, háng, trôn (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Cưỡi lên — Ngồi xổm.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.